Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐỒ ÁN ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG_ CHƯƠNG 4 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.92 KB, 18 trang )

ĐỒ ÁN ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC
THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT
TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG GIAO DỊCH VÀ THANH TOÁN CỦA NHÀ
MÁY TRONG NHỮNG NĂM QUA
4.1. Tình hình giao dịch:
4.1.1. Đối với khách hàng:
Nhà máy thực hiện cải cách bằng phương pháp lắng nghe và tìm hiểu khách
hàng theo các nhu cầu và định hướng như sau:
Bảng 05: Bảng mục đích cải tiến và tìm hiểu khách hàng:
STT Mục đích cải tiến Nội dung cải tiến
1 Đánh giá thái độ mua sắm của
khách hàng đối với nhà máy
Tham gia nhiều hơn nữa các hội
chợ chuyên ngành: VietBuild,
Hàng Việt Nam chất lượng
cao,…
2 Giúp khách hàng liên hệ và Tham gia vào website của Công
ph
ản hồi ý kiến dễ d
àng.

ty Xây L
ắp.

3 Giải quyết nhanh hơn thủ tục
nhận hàng.
Nối mạng điện thoại nội bộ toàn
nhà máy và nối mạng máy tính


các phòng ban.
(Nguồn: “Báo cáo tự đánh giá” của nhà máy)
Sau khi lắng nghe và tìm hiểu các yêu cầu, mong đợi của khách hàng và thị
trường, nhà máy đã xây dựng mối quan hệ với khách hàng như sau:
 Xây dựng mối quan hệ: nhà máy đã thiết lập các cách tiếp cận sau để
tạo điều kiện cho khách hàng tìm kiếm thông tin, sự trợ giúp, tiến hành
kinh doanh, cũng như việc khiếu nại như sau:
o Vai trò của nhân viên bán hàng rất quan trọng trong việc thiết lập
quan hệ với khách hàng. Sự hiểu biết của họ về thị trường, khách
hàng là căn cứ để phòng Kinh doanh hoạch định kế hoạch quan
hệ khách hàng dài lâu nên họ được tập huấn kỹ lưỡng và định kỳ
về nghiệp vụ bán hàng theo kế hoạch đào tạo hàng năm.
o Hàng năm nhà máy tổ chứ hội nghị khách hàng để lắng nghe các
ý kiến, yêu cầu mới nhất của khách hàng một cách rộng rãi.
o Ngoài ra nhà máy cũng in địa chỉ website, hotline, email, trên
bao bì sản phẩm của nhà máy để giúp khách hàng dễ dàng trong
việc tìm kiếm thông tin khuyến mãi,…
Tất cả những vấn đề trên chỉ do phòng Kinh doanh thực hiện trong khi phụ
trách bên mãng này chỉ có 3 nhân viên (2 nhân viên bán hàng 1 nhân viên
marketing). Như thế chỉ có 3 nhân viên chủ chốt về phục vụ tiếp thị khách hàng mà
địa bàn hoạt động của nhà máy thì rộng lớn. Từ đó chúng ta có thể nhận thấy rằng
rất khó khăn để thực hiện đạt các yêu cầu như trên. Website hiện tại của nhà máy
trực thuộc Công ty Xây Lắp An Giang và nó thực sự chỉ là trang web thông thường
giới thiệu rất sơ sài về nhà máy và thiếu hẵn tính chuyên nghiệp của một website
TMĐT.
Để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng lúc ban đầu, cũng như đáp ứng
thoả mãn yêu cầu của khách hàng khi đã thiết lập quan hệ và đồng thời làm
cho khách hàng gắn bó lâu dài, nhà máy đã thực hiện đồng bộ các yếu tố sau:
Cung cấp sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu (TCVN 6260:1997), phù hợp với
thị trường; Giá cả cạnh tranh nhất so với các sản phẩm cùng loại, phương thức

thanh toán linh hoạt; Giao hàng kịp thời; Hỗ trợ xúc tiến chương trình bán
hàng bằng các chương trình quãng cáo, khuyến mãi và thực hiện chăm sóc
khách hàng thường xuyên bằng điện thoại của đội ngũ tiếp thị, để đáp ứng và
xử lý nhanh chóng các yêu cầu về hàng hoá, cũng như những thắc mắc khiếu
nại của khách hàng. Thông tin kịp thời đến khách hàng những chương trình
khuyến mãi mới hoặc sự thay đổi về giá cả,….
 Tạo điều kiện cho khách hàng tìm kiếm thông tin, thực hiện kinh
doanh, khiếu nại và cải tiến theo nhu cầu và định hướng kinh doanh:
o Để khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin về nhà máy, nhân
viên bán hàng sẽ trực tiếp tiếp xúc giới thiệu với khách hàng về
hàng hoá, các phương thức liên hệ (thanh toán, đặt hàng, giao
nhận, khiếu nại,…). Đồng thời cung cấp hình ảnh giới thiệu nhà
máy thông qua các tờ bướm quảng cáo, các chứng nhận về chất
lượng hàng hoá, các giải thưởng đã đạt được (Hàng Việt Nam
chất lượng cao, cúp vàng chất lượng,…).
o Sau khi khách hàng đã chấp thuận thiết lập quan hệ với nhà máy,
việc triển khai các yêu cầu của khách hàng đến tất cả những
người và quá trình liên quan sẽ được thực hiện theo.
o Nhà máy thực hiện việc quản lý khiếu nại theo “Thủ tục giải
quyết khiếu nại và thu thập thông tin khách hàng”. Điều này làm
cho khiếu nại được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng, tối đa
hoá sự thoả mãn của khách hàng.
 Xác định sự thoả mãn của khách hàng: Sử dụng phương pháp đo
lường từng nhóm khách hàng khác nhau
Bảng 06: Khảo sát sự thoả mãn của từng nhóm khách hàng khác nhau:
Nhóm
KH
PP đo
lường
Dữ liệu

So với đối
thủ
Cải tiến theo
định hướng
kinh doanh
Nhà P.
Phối
Khảo sát
KH
Giá bán Thấp hơn Khuyến mãi
Đại lý Khảo sát
KH
Phương thức
thanh toán
Linh hoạt
như nhau
Khen thưởng
vượt chỉ tiêu
Người
tiêu dùng
Hội chợ Chất lượng Đạt TCVN
6260:1997

(Nguồn: “Báo cáo tự đánh giá” của nhà máy)
Theo như thông tin từ nhà máy thì chỉ số thoã mãn khách hàng đối với nhà
máy nói chung là 3.78 điểm (thuộc mức Khá trong tiêu chí đánh giá riêng của nhà
máy).
 Cách thức nhà máy theo dõi thái độ của khách hàng đối với sản phẩm
để đạt được sự phản hồi kịp thời và hữu ích là:
o Thăm viếng khách hàng ít nhất 01 lần/tháng.

o Khảo sát toàn bộ khách hàng 06 tháng/lần.
o Đặt hộp thư góp ý tại phòng khách của phòng Kinh doanh.
o Mời các nhà phân phối và đại lý dự hội nghị khách hàng hàng
năm.
o Mở địa chỉ email, tham gia vào website của Công ty Xây Lắp.
Như vậy chúng ta thấy rằng nhà máy cũng đưa ra được những chính sách về
giao dịch với khách hàng như: chăm sóc khách hàng, chính sách khuyến mãi, tiếp
thị, giới thiệu nhà máy, thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng,…nhằm làm
tăng tối đa sự thoả mãn khách hàng. Tuy nhiên toàn bộ những vần đề trên do chỉ
phòng Kinh doanh phụ trách, mà phòng này lại ít nhân viên phụ trách các mãng
quan trọng như đã đề cập ở trên. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy được rằng sự
thoả mãn của khách hàng không tốt (3.78 điểm), khả năng tiếp cận của nhà máy tới
khách hàng và thị trường chưa cao do đó doanh thu của nhà máy trong năm 2005
giảm là điều tất yếu. Nhà máy cũng chú ý đến khả năng trợ giúp của internet trong
việc tiếp cận khách hàng là một yếu tố rất tốt. Song hiện nay website này thuộc
Công ty Xây Lắp quản lý, khả năng tương tác của website chưa cao đối với nhu
cầu của khách hàng do thông tin cung cấp về nhà máy còn thiếu nhiều, nội dung
quá đơn điệu, nó chưa là website thực sự của nhà máy. Chính vì vậy nếu như có
trường hợp khách hàng phản ảnh hay liên hệ với nhà máy thì thông tin này có thể
bị loãng và thậm chí có thể sai lệch.
4.1.2. Đối với giao dịch hàng hoá:
Nhà máy luôn tìm nhiều biện pháp để thực hiện, bố trí những xe chuyên dụng
để chở xi măng đến tận công trình phục vụ khách hàng. Đối với những khách hàng
ở xa, nhà máy sẽ thuê phương tiện thủy để vận chuyển nhằm làm giảm chi phí cho
khách hàng.
Nhà máy đã nghiên cứu và đầu tư xây dựng hệ thống băng tải để thay thế
công nhân bốc xếp ở khâu xuất hàng theo ý kiến của khách hàng và kết quả là thời
gian giao hàng trễ của năm 2004 giảm 1 % so với năm năm 2003. Đây là một trong
những bước cải tiến nhằm thỏa mãn khách hàng.
Bảng 07: Bảng đánh giá mức độ thoả mãn của khách hàng trong việc

giao hàng cho khách hàng:
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Đáp ứng kịp
thời
% 93 76 70
Chậm trễ % 7 11 10
Không ý kiến % 0 13 20
(Nguồn: “Báo cáo tự đánh giá” của nhà máy)
Nhìn vào bảng ta thấy rằng thời gian đáp ứng qua các năm có sự biến đổi theo
xu hướng giảm dần. Nguyên nhân này là do trong năm qua nhà máy không còn làm
ca đêm, đơn đặt hàng không đều, lúc tăng lúc giảm, nguồn hàng dự trữ không đáp
ứng kịp thời. Còn một nguyên nhân nữa là do tình hình tiếp xúc và thu thập thông
tin về sự biến động của thị trường chưa có độ chính xác cao. Hơn nữa do tình trạng
chưa có cách tiếp xúc khách hàng linh hoạt nên việc xác định các đơn hàng và số
lượng đặt hàng của các khách hàng là đại lý và nhà phân phối chưa chính xác. Độ
chậm trễ vì thế cũng ảnh hưởng theo là điều tất yếu. Như vậy đây có thể coi là hiện
tốt bởi: sự chậm trễ trên nằm trong khoảng cho phép (theo tiêu chí chung của nhà
máy), hơn nữa nó là biểu hiện của tình hình lượng khách hàng đặt hàng nhiều.
4.2. Tình hình thanh toán:
4.2.1. Khách hàng trong nước:
Khi bán hàng, nhà máy sẽ cho khách hàng thiếu trong khoản thời gian nhất
định. Khoản thời gian này tuỳ thuộc vào đại lý cũ hay mới, khách hàng có uy tín
hay không. Sau đó Ban Giám đốc nhà máy cử nhân viên tới tận nơi của khách hàng
để thu tiền. Đây chính là hình thức bán gối đầu nhằm duy trì sự hợp tác của đại lý
và cũng đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh cho nhà máy. Tuy nhiên hình thức này

không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả của nó. Thêm vào đó thị trường của
nhà máy bao gồm các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh Miền Đông
Nam Bộ nên kinh phí cho việc thu tiền này là không nhỏ. Thậm chí nhiều khách
hàng không có tiền thanh toán đúng hẹn, nhân viên phải thực hiện việc truy đòi này
thường xuyên, gây lãng phí rất nhiều cho nhà máy.
4.2.2. Đối với việc giao dịch nước ngoài:
Nhà máy bán hàng chủ yếu cho đối tác nước ngoài là xuất khẩu qua nước
Campuchia. Nhưng để tìm được khách hàng này nhà máy phải nhờ đến những nhà
trung gian ở tại Tp. Hồ Chí Minh tìm kiếm. Sau những giao dịch thành công với
đối tác này nhà máy sẽ trả cho nhà trung gian số tiền hoa hồng là 5% trên toàn bộ
giá trị của hợp đồng bán hàng xuất khẩu. Việc thanh toán này chủ yếu qua phương
thức chuyển tiền thông qua Ngân hàng làm trung gian ở tại Việt Nam là
Vietcombank. Tất nhiên nhà máy cũng phải tốn một khoản phí cho việc thanh toán
trung gian này. Như vậy nhà máy muốn bán hàng ra nước ngoài thì phải lệ thuộc
vào nhà trung gian tìm kiếm đối tác, chưa chủ động trong việc này và thanh toán
chỉ có cách thức chuyển tiền qua ngân hàng, chưa có nhiều cách thanh toán linh
hoạt và chi phí cho việc bán được sản phẩm là tương đối cao: vừa nhà trung gian
vừa phía ngân hàng.
Chúng ta có thể thấy tình hình này qua bảng phân tích tài chính sau đây:
Bảng 08: Các tỷ số tài chính của nhà máy:
STT

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005


1 Khả năng thanh toán nhanh lần 1.12 1.13 1.08
2 Khả năng thanh toán hiện thời

lần 1.64 1.75 1.63
3 Tỷ số nợ % 44 45 49
4 Kỳ thu tiền bình quân ngày 65 74 92
5 Doanh lợi tiêu thụ % 7 4 2
(Nguồn: Phòng kinh doanh nhà máy)
 Khả năng thanh toán nhanh: tỷ số khả năng thanh toán nhanh của nhà
máy nhìn chung có xu hướng giảm qua từng năm (2003 đến năm 2005).
Tỷ số thanh toán nhanh của năm 2004 so với năm 2005 giảm, chứng tỏ
mức tồn kho sản phẩm tăng, điều này có nghĩa là nhà máy cũng có lượng
tiền mặt dự trữ tăng. Đến năm 2005 tỷ số này tiếp tục giảm so với năm
2004, chứng tỏ tồn kho giảm và dự trữ tiền mặt giảm. Khả năng thanh
toán chưa tốt.
 Khả năng thanh toán hiện thời: tỷ số khả năng thanh toán hiện thời
của nhà máy nhìn chung có xu hướng giảm, tuy năm 2004 tăng so với
năm 2003. Như vậy nó đưa đến mức nợ lưu động cao hơn, dự trữ tài sản
cũng cao hơn năm 2003. Đây có thể coi như là hiện tượng tốt. Nhưng
đến năm 2005 thì tình hình có xu hướng đảo ngược lại: mức dự trữ tài
sản và mức nợ lưu động của nhà máy cao nhưng tỉ số thanh toán hiện
thời của nhà máy thấp hơn năm 2004. Đây là hiện tượng không tốt.
 Tỷ số nợ: nhìn chung tỉ số nợ tăng dần theo các năm. Năm 2004 tỷ số
nợ cao hơn năm 2003 và năm 2005 tỷ số này lại cao hơn năm 2004.
Nguyên nhân do nhà máy đã giảm bớt nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy
với tỉ số nợ theo xu hướng này khi cần huy động thêm vốn chỉ còn cách
đi vay.
 Kỳ thu tiền bình quân: nhìn chung chúng ta thấy số ngày cho kỳ thu
tiền bình quân ngày càng tăng. Nó cũng phần nào thể hiện tình trạng
khách hàng còn nợ lại nhà máy rất nhiều và nhà máy có thể chưa có biện

pháp nào đòi tiền từ khách hàng hiệu quả. Như đã nói ở những phần trên,
do thị trường phân phối của nhà máy hoạt động rộng lớn nên phần nào
cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ là điều tất nhiên. Đây là một hiện
tượng không tốt.
 Doanh lợi tiêu thụ: nhìn chung tỉ lệ này giảm đều qua các năm. Như
vậy với cùng một số tiền đầu tư ban đầu qua các năm doanh thu sẽ ngày
càng giảm dần (từ năm 2003 đến 2005). Nhìn chung doanh thu của nhà
máy giảm cũng tập trung chủ yếu vào chi phí tăng cao: chi phí quản lý
doanh nghiệp, chi phí sản xuất,…nó phản ánh sự quản lý của nhà máy
chưa tốt. Đây cũng là hiện tượng không tốt.
Chúng ta vừa điểm qua một vài tỷ số tài chính phản ánh về khả năng thanh
toán và tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang trong 3
năm từ 2003 đến 2005. Nhìn chung những số liệu này đều nói lên những khó khăn
mà nhà máy đang đối mặt, tuy cũng có vài yếu tố tích cực nhưng mức tác động của
nó không đáng kể.
4.3. Xu hướng phát triển của công ty:
Theo định hướng phát triển của nhà máy trong năm tới (2007) nhà máy sẽ
tiến hành việc cổ phần hoá, việc cổ phần hoá này cũng không nằm ngoài mục tiêu
là nhằm cải thiện tình hình kinh doanh hiện tại và phát triển nhà máy theo hướng
hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
cũng là chủ chương chung của Nhà nước và của tỉnh nhằm mục đích khôi phục lại
những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Do sự cạnh tranh quyết liệt với các nhà
máy khác và việc chia sẽ thị phần nên trong năm tới nhà máy có chiến lược hướng
sang thị trường xuất khẩu và tìm đối tác nước ngoài thu ngoại tệ, đặc biệt là thị
trường Camphuchia. Bên cạnh đó nhà máy cũng có kế hoạch củng cố vị thế của
mình trên thương trường bằng cách quảng bá thương hiệu, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tìm mọi cách giảm tối đa các khoản chi phí không cần thiết và tối đa hoá lợi
nhuận.
4.4. Những thuận lợi và khó khăn:
Qua những vấn đề như đã phân tích như trên chúng ta có thể rút ra được

những thuận lợi, khó khăn về tình hình giao dịch và thanh toán của nhà máy trong
những năm qua.
4.4.1. Thuận lợi:
 Ban Giám đốc nhà máy có cũng muốn tìm kiếm nhiều cách thức tiến
hành trong giao dịch sao cho thích hợp nhất.
 Nhà máy cũng có danh tiếng và thị trường tương đối lớn.
 Định hướng phát triển chung của nhà máy cũng cho khách hàng sự
thoả mãn tối đa bằng nhiều hình thức tiếp cận, trong đó có hình thức
thông qua website của Công ty Xây Lắp An Giang.
 Có các phương tiện chuyên chở chuyên nghiệp: xà lan dùng cho việc
vận chuyển bằng đường thuỷ; xe tải nhẹ và nặng dùng cho việc vận
chuyển đường bộ.
4.4.2. Khó khăn:
 Chưa chủ động và có cách tiếp cận khách hàng nước ngoài thích hợp:
phụ thuộc nhà trung gian trong việc tìm đối tác xuất khẩu.
 Việc tiếp thị và tiếp xúc khách hàng chưa được thực hiện tốt, thị
trường lớn nhưng nhân viên phụ trách ít. Website của Công ty Xây Lắp
chưa thật sự phát huy được những ưu điểm của nhà máy và việc vận
dụng nó vào kinh doanh chưa cao.
 Chỉ có hình thức thanh toán duy nhất là thanh toán thông qua ngân
hàng trung gian tại Việt Nam là Vietcombank.
4.5. Các vấn đề cần thiết cho việc áp dụng TMĐT cho nhà máy xi măng An
Giang:
4.5.1 Khách quan:
Do xu thế của thế giới ngày càng hướng đến sự hoàn thiện trong cuộc sống
và tối ưu hoá cách thức làm ăn cách thức tìm kiếm kiếm đối tác. Vì vậy, nếu chúng
ta không thích nghi được cùng nhịp điệu này thì sẽ lâm vào cảnh tục hậu so với thế
giới. Hơn lĩnh vực nào khác trong kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang
cũng đã cho chúng ta cái nhìn này: doanh thu bị giảm qua các năm, các chi phí đầu
vào không ngừng tăng cao, thị trường trong nước ngày càng mang tính cạnh tranh

khốc liệt. Do vậy việc tìm kiếm hình thức kinh doanh khác ngoài cách truyền thống
đó là áp dụng TMĐT và kinh doanh.
Trong tương lai không xa (chậm nhất là năm 2007) nước ta sẽ chính thức là
thành viên của WTO – một môi trường kinh doanh đang mở ra trước mắt. Tuy
nhiên khó khăn và thách thức là không tránh khỏi, nhà máy xi măng An Giang sẽ
cố gắng tận dụng những mặt lợi thế của mình để phát triển và thích nghi với môi
trường mới này. Việc hội nhâp sẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia khác
nhau trên thế giới muốn tìm kiếm đối tác cho mình ở một quốc gia khác có lợi thế
so sánh hơn ở quốc gia mình. Đây chính là những cơ hội cho nhà máy xi măng An
Giang quảng bá mình và nắm lấy cơ hội tìm đối tác xuất khẩu thu ngoại tệ. Nhưng
muốn quảng bá được thì trước hết phải xây dựng hệ thống website TMĐT giới
thiệu mình cho mọi người biết.
Chính phủ và các cấp lãnh đạo cũng nhận thấy vai trò và tiềm năng của hoạt
động TMĐT và coi nó như là ngành kinh doanh trọng yếu trong tương lai. Chúng
ta cũng có các cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động này như luật Giao dịch điện
tử (bao gồm luật TMĐT và Luật này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/03/206)
đây cũng được xem như là một yếu tố làm nên sự phát triển của hình thức kinh
doanh mới mẽ này.
Tình hình phá triển intenret trong nước và mức cước sử dụng intenet trong
nước có xu hướng ngày càng giảm với nhiều hình thức kết nối đa dạng phù hợp với
từng đối tượng và từng doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng intenret trong nước cũng
tương đối và phát triển trong những năm qua và có xu hướng ngày càng hoàn thiện
hơn. Băng thông kết nối quốc tế của Việt Nam không ngừng mở rộng và tình hình
sử dụng internet trong nước của các cá nhân và doanh nghiệp trong nước không
ngừng tăng cao. Đây là bảng số liệu về tình hình này trong tháng 6/2003 và tháng
4/2006:
Bảng 09: Số liệu phát triển intenret Việt Nam tháng 6/2003
Tình hình phát triển Internet tháng 6/2003
Số lượng thuê bao qui đổi 466139
Số người sử dụng 1812126

Tỉ lệ số dân sử dụng Internet 2.27 %
Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của
Việt Nam
348.5 Mbps
Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung
chuyển VNIX
- Gbytes
Tổng số tên miền .vn 2907
Tổng số địa chỉ IP đã cấp 76288
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam)
Bảng 10: Số liệu phát triển intenret Việt Nam tháng 4/2006
Tình hình phát triển Internet tháng 4/2006
Số lượng thuê bao qui đổi 3431372
Số người sử dụng 12533273
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet 15.08 %
Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của
Việt Nam
3770 Mbps
Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung
chuyển VNIX
3207076
Gbytes
Tổng số tên miền .vn 17571
Tổng số địa chỉ IP đã cấp 757504
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam)
Theo thông tin từ VNNIC – Trung tâm Internet Việt Nam, dịch vụ thuê bao
ADSL của Việt Nam đã lên tới trên 227.000 thuê bao. Dịch vụ ADSL của Việt
Nam chỉ chính thức hoạt động trong tháng 6/2003 lúc này chỉ có 3 nhà cung cấp
ISP với tổng cộng vỏn vẹn có 183 thuê bao. Nhưng đến đầu năm 2006 đã có 5 nhà
cung cấp ISP với tổng số thuê bao lên đến 227.000 thuê bao. Tổng thuê bao interet

ADSL của năm 2005 so với năm 2004 tăng gần 300% một tỉ lệ tăng hết sức ấn
tượng. Thuê bao ADSL tăng nhanh, một phần do chính sách hỗ trợ phát triển
internet của Nhà nước phù hợp, giá cả cạnh tranh, chất lượng đường truyền dịch vụ
được cải thiện đáng kể và cũng góp mặt nhiều loại hình dịch vụ gia tăng trên
internet. Qua các số liệu trên cho thấy đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho các
doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh TMĐT.
Hệ thống ngân hàng trong nước ngày càng hoàn thiện đáp ứng cho yêu cầu
của việc thanh toán liên ngân hàng trong nước và vươn ra làm ăn với nước ngoài.
Việc này có ý nghĩa quan trọng trong thanh toán vì đây là khâu khá quan trọng
trong toàn bộ qui trình vận hành của TMĐT. Nếu doanh nghiệp nước ngoài chấp
nhận giao dịch với ngân hàng trong nước thì nhà máy xi măng An Giang nếu tìm
được khách hàng là đối tác nước ngoài, khâu thanh toán sẽ diễn ra đơn giản hơn và
dễ kiểm soát hơn so với thanh toán thông qua nhà trung gian thứ ba.
Do ở bản thân của loại hình thức kinh doanh TMĐT là một lợi thế: người ta
đã chứng minh được rằng áp dụng TMĐT thì doanh nghiệp sẽ mang lại rất nhiều
lợi ích như: giảm chi phí, dễ tìm kiếm đối tác làm ăn hơn, lợi nhuận mang lại nhiều
hơn, là cách tốt nhất để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu cho mọi người thông
qua môi trường internet đầy tiềm năng. Dưới đây là những thông tin đáng giá cho
nhà máy xi măng An Giang nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung tham
khảo trước khi tham gia vào kinh doanh TMĐT:
1. Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi
phí cực thấp: Với TMĐT, chỉ với những khoản chi phí thấp nhất (phí
duy trì hoạt động trang web) doanh nghiệp có thể đưa thông tin quảng
cáo của doanh nghiệp đến với vài trăm triệu người xem từ các nơi trên
thế giới. Đây là điều mà chỉ có TMĐT làm được cho doanh nghiệp. Thử
so sánh với một quảng cáo trên báo Tuổi Trẻ Online với vài triệu độc
giả, mỗi lần quảng cáo doanh nghiệp phải trả ít nhất từ 700.000 VND
đến vài chục triệu, còn nếu doanh nghiệp có một website của mình,
doanh nghiệp có thể quảng cáo thông tin 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi
tuần, 365 ngày trong năm và lượng độc giả của doanh nghiệp là hàng

trăm triệu người từ mọi nơi trên thế giới
2. Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: Với TMĐT doanh nghiệp có thể
cung cấp catalogue, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng
một cách cực kỳ nhanh chóng, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho
khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng,… Nói tóm lại, TMĐT
mang lại cho doanh nghiệp các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi
trong thời đại ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc, không ai có
đủ kiên nhẫn phải chờ đợi thông tin trong vài ngày. Hơn nữa, ngày nay
chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng
trong việc tìm và giữ khách hàng. Nếu doanh nghiệp không xử lý yêu
cầu thông tin của đối tượng quan tâm một cách nhanh chóng, họ sẽ
không kiên nhẫn mà chờ đợi, trong khi đó có biết bao đối thủ cạnh tranh
đang săn đón họ.
3. Tăng doanh thu: Với TMĐT, đối tượng khách hàng của nhà máy giờ
đây đã không còn bị giới hạn về mặt địa lý, hay thời gian làm việc.
Doanh nghiệp không chỉ có thể bán hàng cho cư dân trong thành phố của
doanh nghiệp, mà doanh nghiệp còn có thể bán hàng trong toàn bộ nước
Viêt Nam hoặc các nước khác trên thế giới. Doanh nghiệp không ngồi
chờ khách hàng tự tìm đến với doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang tích
cực và chủ động đi tìm khách hàng, đối tác cho chính mình. Vì thế, chắc
chắn rằng số lượng khách hàng của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể
dẫn đến doanh thu nhảy vọt. Đó là điều mà doanh nghiệp nào cũng mơ
ước. Tuy nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào chất lượng và giá cả sản
phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có tốt không, nếu không, TMĐT
cũng không giúp gì được cho doanh nghiệp.
4. Giảm chi phí hoạt động: Với TMĐT, doanh nghiệp không phải tốn
kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên phục
vụ, doanh nghiệp cũng không cần phải đầu tư nhiều cho kho chứa, Chỉ
cần một khoản đầu tư hợp lý xây dựng một website bán hàng qua mạng.
Nếu website của doanh nghiệp chỉ là trưng bày thông tin, hình ảnh sản

phẩm, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí in ấn catalogue và cả chi phí
gửi bưu điện những ấn phẩm này. Và đặc biệt nếu doanh nghiệp doanh
nghiệp làm hàng xuất khẩu, doanh nghiệp có thể ngồi ở nhà và tìm kiếm
khách hàng qua mạng, không cần phải tốn kém quá nhiều cho những
chuyến tìm đối tác từ nước ngoài.
5. Lợi thế cạnh tranh: Việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi”
cho sự sáng tạo, nơi đây, doanh nghiệp tha hồ áp dụng những ý tưởng
hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị,… Và một khi
tất cả các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đều áp dụng TMĐT, thì
phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho
doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được
khách hàng.
Tầm ảnh hưởng của internet tới đời sống của mọi người. Ngày nay nhiều
công ty hay doanh nghiệp, có xu hướng tìm kiếm nhiều nguồn tài nguyên từ môi
trường mạng và tất nhiên trong đó có tìm cả đối tác làm ăn. Người dân ngày nay có
xu hướng thích mua sắm qua mạng hay chí ít cũng tìm kiếm nguồn hàng hoá thông
qua mạng trước khi tìm kiếm cho mình đối tác chính thức. Lấy thí dụ, chị A đang
có nhu cầu xây dựng ngôi nhà mới nhưng chị không biết chọn loại xi măng của
hãng nào tốt, chị không có quá nhiều thời gian để tìm hiểu hết các cửa hàng và
internet là lựa chọn của chị A. Chính vì vậy tận dụng intenret làm môi trường kinh
doanh sẽ nhanh chóng thu hút được sự chú ý của khách hàng, đối tác.
4.5.2. Chủ quan:
Trước hết cần phải nói đến là Ban lãnh đạo nhà máy đã có những mặt tích
cực trong việc áp dụng hình thức kinh doanh mới này. Đây cũng là yếu tố chính và
chủ đạo quyết định đến sự thành công của nhà máy xi măng An Giang. Bởi vì hiện
nay tình hình kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang đang gặp khó khăn mà
Ban Giám đốc nhà máy không có những chiếc lược và hướng đi mang tính quyết
định thì khó có khả năng cải thiện tình hình hiện tại và thành công trong TMĐT.
Điều này cũng góp phần thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say và mạnh dạn đưa ra
những ý kiến và đóng góp để phát triển nhà máy, cũng góp phần phát huy khả năng

sáng tạo tối đa của nhân viên và điều này đúng với mục tiêu hoạt động của nhà.
Nhân viên nhà máy có trình độ cao, có khả năng điều hành và khả năng hợp
tác giao tiếp tốt với người nước ngoài, do vậy nếu khả năng mở rộng hình thức hợp
tác với đối tác là người nước ngoài cũng mang lại lợi thế cho nhà máy. Hơn nữa
trình độ tin học của nhân viên tương đối tốt và nhận thức cũng như khả năng bảo
đảm tín toàn vẹn của thông tin một khi xây dựng thêm hình thức kinh doanh có
môi trường mới là internet cũng là lợi thế nội tại của nhà máy.
Nhà máy có hệ thống cơ sở hạ tầng về máy tính hiện có và có nhân viên kỹ
thuật chịu trách nhiệm về những vấn đề sự cố máy tính trong nhà máy.
Tóm lại, về yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhà máy đều có những
tiêu chí có khả năng áp dụng hình thức kinh doanh mới này. Như vậy vấn đề còn
lại là tiến hành áp dụng vào thực tế của nhà máy mà thôi. Thành công của TMĐT
đòi hỏi không chỉ đơn thuần là lập trang web mua bán hàng thế là xong mà còn đòi
hỏi rất nhiều các yếu tố khác như bảo mật, quảng bá trang web, đăng ký vào các bộ
máy tìm kiếm, khả năng phòng thủ trước sự tấn công của hacker, các chính sách về
bán hàng, giao hàng, tìm kiếm đối tác,…. Chính vì vậy nó đòi hỏi phải có những
bước đi thật cụ thể và thật chi tiết và phải có kế hoạch vạch ra cho từng bước đi
này. Có như thế mới có thể đảm bảo khả năng thành công của nhà máy một khi
tham gia vào kinh doanh TMĐT.


×