PHẦN MỞ ĐẦU
Trong phát triển du lịch, để đáp ứng được yêu cầu của du khách là muốn tham quan nhiều nơi, đòi hỏi các đơn vị kinh doanh
trong ngành du lịch phải xây dựng được các chương trình du lịch qua nhiều địa phương, kết nối các điểm thu hút của các địa phương
để xây dựng nên các tuyến du lịch chủ đề khác nhau, không còn rào cản của địa phương này với địa phương khác, giữa vùng này với
vùng khác.
Với mong muốn thúc đẩy du lịch Việt Nam nói chung, du lịch miền Trung nói riêng phát triển hơn nữa, trên cơ sở tiềm năng
thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của mình, được sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch và nhiều địa phương, tuyến du lịch chủ đề "Con đường di
sản thế giới" được hình thành với Quảng Nam & Đà Nẵng là hai trong nhiều tâm điểm chính của tuyến.
Quảng Nam & Đà Nẵng là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch. Tại đây hội tụ của nhiều bãi biển đẹp, khu nghỉ mát nổi tiếng, đặc
biệt, là nơi duy nhất tại Việt Nam có đến 2 di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận
vào năm 1999. Đây là một tiềm năng vô cùng to lớn và quý giá để du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng phát triển.
Tuy du lịch Quảng Nam & Đà Nẵng trong thời gian qua có những bước phát triển nhất định, song kết quả kinh doanh chưa
xứng với tiềm năng vốn có, còn đang thiếu sự đầu tư cho các khu, điểm du lịch, thiếu sự liên kết để cùng nhau có thể thu lợi lợi ích
lớn hơn.
Để góp phần vào sự phát triển du lịch của Quảng Nam & Đà Nẵng, tôi thực hiện đề tài:
"Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" nhằm phục vụ cho việc phát triển
du lịch tại Quảng Nam & Đà Nẵng"
Đề tài dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm ra các giải pháp hợp lý cho việc khai thác, phát triển tuyến tại Quảng
Nam & Đà Nẵng, nhằm tạo ra những kết quả kinh doanh cao hơn cho mỗi địa phương.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận chung về tuyến du lịch chủ đề.
Phần 2: Thực trạng khai thác tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" & tiềm năng phát triển du lịch tại Quảng Nam
& Đà Nẵng.
Phần 3: Một số giải pháp khai thác, phát triển tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới" nhằm phục vụ phát triển du
lịch tại Quảng Nam & Đà Nẵng.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo - Tiến sĩ Trương Sĩ Quý đã giúp đỡ phát triển đề tài một cách tốt nhất cùng quý cơ
quan Đại diện văn phòng Tổng cục du lịch tại miền Trung đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc xâm nhập thực tế để hoàn thành tốt đề
tài này.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN PHỤC VỤ CHO ĐỀ TÀI:
1.1.1. Tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở phát triển của ngành du lịch.
Theo Pháp lệnh du lịch: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần
khôi phục thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng phục vụ cho nhu
cầu gián tiếp và trực tiếp của việc sản xuất dịch vụ du lịch.”
Tài nguyên du lịch có hai dạng là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch có đặc điểm:
Khối lượng các nguồn tài nguyên là cơ sở xây dựng tiềm năng du lịch.
Việc khai thác tài nguyên du lịch mang tính thời vụ, đặc biệt là tài nguyên du lịch ở dạng tự nhiên.
Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác nơi được phân bố.
Nếu biết tôn tạo, bảo vệ, trùng tu thì các tài nguyên du lịch có khả năng được sử dụng lâu dài và bền vững.
1.1.2. Điểm du lịch :
Điểm du lịch là một nơi, một khu vực, một vùng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân cư ngoài địa phương và gây ra những
thay đổi nhất định trong đời sống kinh tế của vùng đó do hoạt động kinh doanh du lịch tạo ra.
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị phân vùng du lịch, có quy mô nhỏ, diện tích, không gian riêng biệt. Điểm
du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa lịch sử, kinh tế xã hội …) hay một loại công trình nhân tạo hoặc
là sự kết hợp cả hai yếu tố trên phục vụ du lịch.
Ví dụ: Điểm du lịch Ngũ Hành Sơn, phố cổ Hội An…
Điểm du lịch tồn tại dưới hai dạng là điểm du lịch tài nguyên và điểm du lịch chức năng.
Thời gian lưu lại của du khách tại điểm du lịch là tương đối ngắn (1-2 ngày) bởi do hạn chế về đối tượng du lịch chỉ trừ một số
trường hợp là điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ…
Một điểm du lịch tốt cần có môi trường tự nhiên và văn hóa lành mạnh, có các điều kiện đảm bảo dịch vụ tối thiểu cho khách
du lịch như khách sạn, thông tin liên lạc, cửa hàng ăn uống, dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm…
Về mặt không gian, các điểm du lịch được kết nối với nhau bằng tuyến du lịch và được tổ chức thuận tiện, khoa học và mang
tính kinh tế cao.
1.1.3. Tuyến du lịch:
Tuyến du lịch là sự tập hợp các điểm thu hút, hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ trên một tuyến hành trình tạo nên các
chương trình du lịch phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.
Các tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt dựa vào các điểm hút; các cửa khẩu kinh tế quan trọng; hệ thống
đường bộ, đường sắt, đường không, đường thuỷ; hệ thống đô thị; các cơ sở lưu trú cũng như giá trị đặc biệt của các điểm du lịch để
hình thành nên các chương trình du lịch theo tuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong vùng, trong nước và quốc
tế. Do vậy, có thể xem tuyến du lịch là đơn vị tổ chức không gian du lịch được tạo bởi nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức
năng, sự đa dạng của các đối tượng du lịch khác nhau trên một lãnh thổ.
Cơ sở tiền đề cho tuyến du lịch là điểm du lịch và hệ thống giao thông bao gồm tuyến đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và
đường hàng không.
Về mặt lãnh thổ, trong một quốc gia, tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng hoặc tuyến liên vùng.Trong một tỉnh có tuyến du
lịch nội tỉnh và tuyến du lịch ngoại tỉnh.
1.1.4. Tuyến du lịch chủ đề:
Tuyến du lịch chủ đề là tập hợp các điểm thu hút, hệ thống các cơ sở dịch vụ trên tuyến hành trình khai thác trên cơ sở một loại
hình hay một nét đặc trưng thu hút nào đó.
Trong một vùng du lịch, nơi có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có khả năng phát triển nhiều điểm du lịch thường
xuất hiện các cụm du lịch. Các cụm du lịch là sự kết hợp về mặt lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại với một trung
tâm liên kết du lịch có điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đảm bảo thời gian lưu trú của khách từ 2-3 ngày.
Ví dụ: Tuyến du lịch “Con đường rượu Vang”- Pháp đã đi qua nhiều vùng trồng nho dùng nấu rượu đặc sắc của Pháp.
Tuyến du lịch “Con đường lịch sử KanSai”- Nhật đã đi qua nhiều di tích lịch sử nổi tiếng của Nhật.
1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHỦ YẾU KHI XÂY DỰNG TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ:
1.2.1. Giá trị của các loại tài nguyên du lịch phục vụ cho tuyến du lịch theo chủ đề:
Giá trị của các tài nguyên du lịch trên tuyến du lịch chủ đề chính là cơ sở tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo đặc thù riêng
cho tuyến, có ý nghĩa đặc biệt về mặt thu hút khách du lịch.
Tính thống nhất theo chủ đề và sự đa dạng của tài nguyên du lịch để bổ sung cho chủ đề thể hiện qua:
Tính độc đáo của di sản thể hiện trong phong cách kiến trúc, loại hình kiến trúc, chức năng công trình cũng như tính
riêng có, duy nhất của công trình.
Các loại hình hoạt động văn hóa và nội dung của nó như lễ hội, âm nhạc, nghề thủ công, lối sống, cách sinh hoạt của
cộng đồng.
Điều kiện cảnh quan tự nhiên trên tuyến du lịch chủ đề.
Tài nguyên du lịch được kiểm kê bao gồm cả hai dạng là tài nguyên du lịch thiên nhiên (khí hậu, hệ động thực vật, địa hình,
nguồn nước…) và tài nguyên du lịch nhân văn (di tích lịch sử, di tích văn hóa, lễ hội, làng nghề…)
1.2.2. Thị trường khách du lịch quan tâm đến sản phẩm của tuyến du lịch chủ đề:
Khi xây dựng tuyến du lịch chủ đề cần xác định rõ đối tượng khách muốn hướng đến (những khách hàng đó là ai?; thuộc loại
khách hàng nào?; họ có đặc điểm gì?…).Từ những phân tích về khách hàng, căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, người ta xây dựng
những sản phẩm du lịch cho phù hợp. Thường thì các đối tượng khác nhau có nhu cầu khác nhau về từng loại sản phẩm du lịch.
Những sản phẩm du lịch chuyên đề về lịch sử, về văn hoá, về sinh thái… được tạo ra cho phù hợp với từng loại thị trường khách du
lịch. Những thị trường khách du lịch là những người có sự hiểu biết cao và có thu nhập cao thường quan tâm đến sản phẩm du lịch
của tuyến du lịch chủ đề hơn.
1.2.3. Cơ sở hạ tầng & điều kiện sẵn sàng đón tiếp trên tuyến du lịch chủ đề:
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành phải đảm bảo như giao thông thuận tiện, cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn,
vận chuyển đủ độ an toàn…Đồng thời phải đạt được những yêu cầu sau:
Phù hợp đặc điểm khách hàng nghĩa là các cơ sở kinh doanh du lịch phải đáp ứng được yêu cầu của khách, phù hợp
với đặc điểm tâm lí cũng như khả năng chi trả của khách.
Phù hợp với quy mô đoàn khách tức là phải có khả năng đón tiếp, chất lượng phục vụ đảm bảo tốt cho nhiều đoàn
khách trong cùng một thời điểm.
Cơ sở hạ tầng tại điểm lưu trú và dừng chân phải có khả năng phục vụ tốt cho mọi mục đích du lịch của du khách như
tình trạng hoạt động tốt của hệ thống giao thông, đường xá, thông tin liên lạc, nhất là các trung tâm giải trí, vui chơi.
Việc nối liền các điểm thu hút với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được lựa chọn một cách khéo léo sẽ tạo nên sự cân
đối và hợp lý về không gian cũng như thời gian cho cả tuyến du lịch chủ đề.
1.2.4. Đội ngũ nhân viên phục vụ & hướng dẫn viên trên tuyến du lịch chủ đề:
Đội ngũ nhân viên phục vụ và hướng dẫn viên phải đảm bảo về số lượng và giỏi về nghiệp vụ. Bởi vì những nhân viên phục vụ ở
khu vực tiền sảnh, khu nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch được xem là người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khách du lịch, là
những người quyết định phần lớn chất lượng của các dịch vụ, các chương trình du lịch trên tuyến cũng như việc trở lại với tuyến trong
các lần đi du lịch sau. Do đó, đây là đội ngũ nhân viên cần chú trọng trong việc đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề
nghiệp.
1.3. NHỮNG NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG & KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ:
1.3.1. Kiểm kê và đánh giá tài nguyên du lịch trên tuyến du lịch chủ đề:
Kiểm kê tài nguyên du lịch phục vụ cho một tuyến du lịch chủ đề người ta chú ý nhiều đến loại hình du lịch khai thác, các bộ
phận cấu thành các tài nguyên, tập hợp các điểm thu hút xung quanh chủ đề thể hiện được những giá trị nhất định và khả năng phù
hợp với khách hàng.
Để kiểm kê một cách đầy đủ và có hệ thống, hiểu rõ bản chất sức lôi cuốn của các tài nguyên du lịch cần phải phân loại và sắp
xếp chúng theo từng loại, thứ, kiểu theo bảng sau:
Bảng 1.3.1: Kiểm kê & đánh giá tài nguyên du lịch trên tuyến du lịch chủ đề
Loại hình thu
hút
Thứ thu hút
Kiểu thu hút
Điểm thu
hút
Tài nguyên du
lịch tự nhiên
Thắng cảnh & các bộ
phận hợp thành
1. Địa chất
2. Khí hậu
3. Thuỷ văn
4. Địa hình
5. Hệ động thực vật
Tài nguyên du
lịch nhân văn
Những điểm thu hút
của quá khứ
Thời kỳ hiện đại
1. Lịch sử
2. Nghệ thuật
3. Truyền thống
1. Khoa học kỹ thuật
2. Nghệ thuật ẩm thực
3. Nhân vật nổi tiếng
Du lịch giải trí
Những thiết bị giải trí
Trình diễn văn hoá
Trình diễn thương mại
Những thu hút mô phỏng
Những công viên giải trí
Đánh giá tài nguyên du lịch đang được khai thác trước hết cần đánh giá khả năng hấp dẫn, lôi cuốn thông qua giá trị của các tài
nguyên, tính thời sự, những lợi ích mà nó đem lại cho du khách. Bên cạnh đó, đánh giá khả năng khai thác kinh doanh của một điểm
thu hút thông qua số lượng du khách muốn và có thể thực hiện việc tham quan điểm thu hút cùng với khả năng chi trả của du khách
tại điểm thu hút đó.
Đối với tài nguyên du lịch tiềm năng, ngoài việc đánh giá dung lượng thị trường cần đánh giá thêm về nhu cầu vốn; độ dài thời
gian cần thiết để cải tạo, xây dựng, nâng cấp; các tác động đến đời sống văn hóa của cư dân địa phương.
1.3.2. Kiểm kê và đánh giá cơ sở hạ tầng trên tuyến du lịch chủ đề:
Khi khai thác và phát triển tuyến du lịch chủ đề, ngành du lịch đã sử dụng rất nhiều các phương tiện của cơ sở hạ tầng chung
của xã hội.
Thực hiện một chuyến du lịch luôn gắn liền với việc đi lại. Hệ thống giao thông bao gồm các công trình đầu mối như phi
trường, bến cảng, nhà ga, bến xe… và mạng lưới đường sá (đường bộ, đường thuỷ, đường không). Gắn liền với các tuyến đường,
phục vụ đắc lực cho tuyến du lịch chủ đề là các bảng chỉ đường, chỉ hướng, khoảng cách đến các điểm thu hút, cũng như thông tin về
các khách sạn, nhà hàng…, các bảng yết bản đồ các tỉnh thành mà tuyến đi qua.
Ngoài hệ thống giao thông, không kém phần quan trọng trong việc phục vụ khai thác tuyến là các trạm xăng, trạm sửa chữa xe,
nhà vệ sinh, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cung cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại, mạng lưới y tế…
Khả năng phục vụ của hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông cho việc khai thác tuyến được đánh giá thông
qua: khả năng sử dụng nhiều loại phương tiện khác nhau phù hợp với từng phân đoạn thị trường; sức tải tối đa của các công trình vào
mùa đông khách du lịch; khả năng đảm bảo số lượng và chất lượng các công trình…
1.3.3. Kiểm kê và đánh giá điều kiện đón tiếp trên tuyến du lịch chủ đề:
Cơ sở lưu trú: Để kiểm kê và đánh giá hệ thống cơ sở lưu trú tại một điểm du lịch, trước hết cần phân loại chúng.
Căn cứ vào chức năng sử dụng, khách sạn được chia thành khách sạn nghỉ mát, khách sạn thành phố và khách sạn quá
cảnh.
Căn cứ vào quy mô khách sạn, có 3 loại: khách sạn quy mô lớn (>300 phòng), trung bình (150-250 phòng), nhỏ (<75
phòng).
Căn cứ vào vị trí cảnh quan, vẻ đẹp kiến trúc, trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, số lượng và chất lượng đội ngũ nhân
viên… khách sạn được chia theo các cấp hạng từ 1 đến 5 sao.
Việc đánh giá và kiểm kê cơ sở lưu trú dựa vào quy mô của hệ thống cơ sở lưu trú, khả năng lưu trú thông qua số lượng buồng
giường. Ngoài ra, còn có một số chỉ tiêu khác như diện tích sử dụng, trang thiết bị …
Cơ sở phục vụ ăn uống: Cũng như cơ sở lưu trú, phân bố mạng lưới nhà hàng rất quan trọng trong quá trình kiểm kê và
đánh giá hệ thống nhà hàng.
Cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung khác: Việc kiểm kê và đánh giá thông qua chỉ tiêu quy mô bao gồm số chỗ, diện tích, mức
luân chuyển hàng hoá…
Lực lượng lao động trên tuyến du lịch chủ đề: Việc đánh giá và kiểm kê lực lượng lao động trên tuyến du lịch chủ đề là vô
cùng khó khăn. Tùy vào mỗi công việc cần có những tiêu chuẩn tuyển chọn và đánh giá khác nhau. Chẳng hạn như việc đánh giá và
tuyển chọn nhân viên tiếp xúc trực tiếp không chỉ căn cứ vào giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hóa… mà còn chú ý đến tuổi tác, hình
thức bên ngoài, tình trạng gia đình, sẵn sàng phục vụ, tính kiềm chế và lòng trung thực
1.3.4. Phát triển tuyến du lịch chủ đề:
Trong phát triển du lịch, để đáp ứng được yêu cầu của du khách là muốn thăm thú nhiều nơi, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch
phải xây dựng cho được các tuyến du lịch qua nhiều địa phương, không có rào cản của địa phương này đối với địa phương khác, giữa
vùng này với vùng khác, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho du lịch phát triển, đưa du khách đến các điểm thu hút trong vùng. Vì vậy,
việc phát triển tuyến du lịch chủ đề là xu thế tất yếu của thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa, của xu thế nền kinh tế toàn cầu hóa,
khu vực hóa.
Phát triển tuyến du lịch chủ đề cách tốt nhất là đặt tuyến trong mối quan hệ tổng thể với các tuyến điểm trong cả nước, mở rộng
quan hệ với các tuyến du lịch quốc tế, kết nối các điểm du lịch trong khu vực nhằm mục tiêu tăng trưởng du lịch của các địa phương,
quốc gia, khu vực có tuyến đi qua với tốc độ nhanh và bền vững.
Phát triển tuyến du lịch chủ đề đòi hỏi hình thành rõ chức năng phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh thành; thành lập hiệp
hội phối hợp du lịch của vùng nhằm khắc phục sự chia cắt, sự riêng lẻ trong hoạt động du lịch của các địa phương. Bên cạnh đó, phát
triển du lịch chủ đề còn dựa vào sự phát triển đồng bộ của kết cấu hạ tầng của các địa phương, phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế, phát triển bền vững và khai thác hiệu quả nguồn nhân lực của từng địa phương.
Phát triển tuyến du lịch chủ đề đặt trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành chuyên môn hoá khác nhau trong
du lịch. Thành phần trong mối quan hệ cơ bản và chủ yếu này là các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú, các tổ chức vận chuyển,
các điểm ăn uống, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại… mối quan hệ giữa các doanh nghiệp này được thắt chặt trên
cơ sở thiết lập các hợp đồng gởi khách và cung ứng dịch vụ, kết hợp nhau trong công tác nghiên cứu thị trường để đưa ra các chiến
lược marketing phù hợp trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch trên tuyến đem lại lợi nhuận tối đa cho mỗi
ngành. Không chỉ vậy, phát triển tuyến du lịch chủ đề còn là cơ hội cho việc liên kết các doanh nghiệp trong cùng một ngành chuyên
môn với nhau để có đủ thế và lực trong cạnh tranh, tạo một sự đồng bộ, ăn khớp trong việc nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo lợi
ích tối đa của từng doanh nghiệp.
Phát triển tuyến du lịch chủ đề còn là sự kết nối giữa ngành du lịch với các ngành khác để tận dựng tối đa được lợi thế so sánh
của từng ngành tạo sự phát triển bền vững.
1.3.5. Tổ chức bán các chương trình du lịch khai thác từ tuyến du lịch chủ đề:
1.3.5.1. Xác định nguồn khách:
Khi xây dựng các chương trình du lịch từ tuyến du lịch chủ đề, người xây dựng thường đã xác định các thị trường mục tiêu chủ
yếu cho sản phẩm của mình.
Theo đánh giá và kết quả nghiên cứu sơ bộ thì các nguồn khách quan trọng của thị trường du lịch Việt Nam được sắp xếp như
sau:
Khách quốc tế:
1. Các công ty lữ hành gửi khách quốc tế và trong nước.
2. Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
3. Các công ty, xí nghiệp liên doanh hoặc có quan hệ kinh tế với nước ngoài.
4. Các mối quan hệ cá nhân.
5. Các đối tượng khách đi lẻ, khách tự đến.
Khách nội địa:
1. Các công ty lữ hành trong nước.
2. Các công ty, xí nghiệp, trường học…
3. Các tổ chức xã hội, đoàn thể.
4. Các đối tượng khách trực tiếp
5. Các mối quan hệ khác.
1.3.5.2. Quan hệ giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với nhau & với khách du lịch:
Đối với tuyến du lịch chủ đề kéo dài qua nhiều địa phương vấn đề không chỉ là giữa doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm mà còn ở chỗ:
Giữa tất cả các loại hình doanh nghiệp du lịch trong nỗ lực quảng bá chung cho tuyến, cho việc đảm bảo chất lượng
phục vụ của từng doanh nghiệp nhằm đảm bảo uy tín chung cho cả tuyến.
Giữa các doanh nghiệp cùng loại hình trên các địa phương khác nhau của tuyến:
* Khách sạn ở Đà Nẵng với Hội An trong gởi nhận khách lẫn nhau.
* Thậm chí giữa các doanh nghiệp thuê xe: thuê xe gắn máy ở Hội An ra Đà Nẵng rồi trả xe tại Đà nẵng và ngược lại
…
Đối với khách du lịch, khi các doanh nghiệp du lịch tổ chức thu hút khách trực tiếp cho các chương trình du lịch được xây
dựng sẵn theo tuyến du lịch chủ đề hoặc khách du lịch tự đến với các chương trình du lịch của tuyến thì hoạt động bán các chương
trình đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Các doanh nghiệp sẽ tận dụng được hầu hết các kênh phân phối sản phẩm trong du lịch và
giữa du khách với doanh nghiệp sẽ được kết nối với nhau thông qua một bản hợp đồng thoả thuận về việc thực hiện chương trình.
1.3.6. Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trên tuyến du lịch chủ đề:
Quá trình thực hiện các chương trình du lịch bao gồm hai mảng lớn:
Mảng thứ nhất là toàn bộ những công việc từ chuẩn bị, bố trí, điều phối theo dõi, kiểm tra…của các phòng ban chức
năng. Bộ phận điều hành có vai trò chủ đạo trong mảng công việc này.
Mảng thứ hai gồm các công việc của các hướng dẫn viên du lịch từ khi đón khách cho đến khi tiễn khách và kết thúc
chương trình du lịch.
Việc thực hiện các chương trình theo tuyến du lịch chủ đề phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như số lượng khách, thời gian thực
hiện chương trình, nguồn gốc phát sinh của chương trình…
1.3.7. Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm của chương trình du lịch trên tuyến du lịch chủ đề:
Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm thông qua việc kiểm tra, đánh giá chất lượng thiết kế sản phẩm và chất lượng thực hiện
thông qua các tiêu thức như:
Tính hấp dẫn và độc đáo của các tài nguyên du lịch có trong chương trình
Uy tín và chất lượng của các sản phẩm từ các nhà cung cấp
Mức giá hợp lý của các dịch vụ du lịch.
Điều kiện môi trường tự nhiên xã hội
Chất lượng hướng dẫn viên
Sự hài lòng của khách du lịch …
Chất lượng sản phẩm thể hiện phần lớn qua phương thức, thái độ phục vụ của các đội ngũ nhân viên đối với khách du lịch, vì
vậy chất lượng phục vụ đóng vai trò quan trọng tới chất lượng sản phẩm. Quá trình xây dựng và quản lý chất lượng phục vụ được chia
thành năm nhóm công việc cơ bản là:
Tìm hiểu khách hàng mục tiêu - tiền đề của chất lượng phục vụ
Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng phục vụ
Xây dựng đội ngũ nhân viên nhằm thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ
Hệ thống kiểm tra thường xuyên: hệ thống đo lường dịch vụ, hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin từ phía khách
hàng, hệ thống tiếp nhận báo cáo và ý kiến của nhân viên.
Tạo dựng bầu không khí tích cực, dân chủ trong khi làm việc cho toàn thể nhân viên.
1.3.8. Tổ chức các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền cho tuyến du lịch chủ đề:
Tất cả các hoạt động quảng cáo đều nhằm khơi dậy nhu cầu của du khách đối với các điểm thu hút, các sản phẩm du lịch thuộc
tuyến du lịch chủ đề. Các sản phẩm quảng cáo phải tạo ra được sự phù hợp giữa các chương trình du lịch trên tuyến với nhu cầu,
mong muốn và nguyện vọng của khách du lịch.
Khi quảng cáo cho các điểm du lịch, các sản phẩm của tuyến thường áp dụng các hình thức quảng cáo:
Quảng cáo bằng các sản phẩm tập gấp, tập sách mỏng, áp-phích…
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, tivi, tạp chí, website…
Qua các hoạt động khuyếch trương như tổ chức các buổi tối quảng cáo, tham gia các hội chợ du lịch…
Trong các hình thức trên, các tập gấp và tập sách mỏng có vai trò đặc trưng:
Khả năng chứa đựng và cung cấp thông tin về các điểm du lịch, các tiện nghi, phương tiện du lịch của tuyến tốt.
Dễ phân phát và dễ chấp nhận
Giá thành rẻ
Đã tồn tại từ lâu và trở nên quen thuộc.
Ngoài tác động hấp dẫn, thu hút khách du lịch, các ấn phẩm quảng cáo (đặc biệt là tập gấp và tập sách mỏng) còn có vai trò
như những căn cứ pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch trên tuyến, nó như một
“bản tự cam kết” của những người xây dựng tuyến với khách du lịch.
Tổ chức các chiến dịch quảng cáo cho các hoạt động nhằm khai thác thác tuyến du lịch chủ đề ngày càng trở nên đa dạng,
phong phú và tốn kém hơn. Để thu hút nhiều khách du lịch, tạo uy tín hoặc tiếng vang lớn cho toàn tuyến, người xây dựng không
ngần ngại tổ chức miễn phí cho các nhà báo, phóng viên cũng như một số khách du lịch. Bởi lẽ, quảng cáo truyền miệng là một hình
thức có tác động rất lớn đến hành vi của du khách trong tương lai.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ "CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI"&
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TUYẾN TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG:
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trong thời gian qua:
2.1.2.1. Thành phố Đà Nẵng:
Bảng 2.1.2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Đà Nẵng 2000-2003
ĐVT: triệu đồng
2001
2002
2003
Chỉ tiêu
2000
Số
lượng
Tđt
( % )
Số
lượng
Tđt
( % )
Số
lượng
Tđt
( % )
1 2 3 4 5 6 7 8
Tổng doanh thu
255.626
297.80
0
16,5
338.83
8
13,7
8
338.00
0
-0,25
- Khách sạn
130.230
160.90
0
23,55
188.70
0
17,2
8
181.03
3
-4,06
- Lữ hành
80.572
84.400
4,75
89.600
9,72
98.223
6,07
- Vận chuyển
30.820
32.400
5,13
35.388
9,07
37.586
6,36
- Ăn uống
9.336
13.400
42,95
16.800
10,8
9
14.095
-4,76
- Khác
4.668
6.754
23,30
7.100
5,12
6.963
-1,93
Tổng chi phí
215.237
249.25
8
23,30
282.53
9
13,3
5
283.92
0
4,89
Lợi nhuận
19.939
24.542
23,30
29.140
18,7
4
27.343
-0,30
Nộp ngân sách
20.450
24.000
17,36
27.159
13,1
6
26.737
-1,55
Nguồn: Đại diện văn phòng TCDL tại miền Trung
Hoạt động du lịch của Đà Nẵng thời gian qua có bước tăng trưởng khá. Tốc độ tăng bình quân về doanh thu đạt 10,01% / năm.
Các chỉ tiêu về lợi nhuận và nghĩa vụ đối với Nhà nước tăng khá, trong đó tổng chi phí cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn.
Kết quả khích lệ trên là nhờ việc đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, giao thông, chỉnh trang đô thị có nhiều thay đổi tích cực. Công tác
đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch mới cũng như chất lượng phục vụ được chú trọng. Thành phố
cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động an ninh, an toàn cho du khách. Hiện
tượng bu bám, chèo kéo khách du lịch, các hành động gây ô nhiễm môi trường du lịch… đều giảm. Việc nâng cấp dịch vụ lưu trú và
mở thêm dịch vụ bổ sung trong khách sạn được chú ý. Các công ty lữ hành nổ lực quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương và các
tỉnh lân cận. Các doanh nghiệp vận chuyển chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách bằng cách kiện toàn đội ngũ lái xe vừa
chuyên nghiệp vừa có tác phong nghiệp vụ du lịch cao và trang bị thêm nhiều xe du lịch mới đưa vào phục vụ. Đặc biệt, khu du lịch
Furama Resort hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, các chương trình du lịch của tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” với
các sự kiện văn hoá - du lịch như: Nghỉ biển Đà Nẵng, hay chương trình liên hoan du lịch “Gặp gỡ Bà Nà”… đã thu hút được một số
lượng khách khá lớn. Ngành du lịch cũng đã phối hợp với hãng hàng không mở các đường bay mới đi Bangkok, Hongkong…và năm
2001, Đà Nẵng đón được 56 tàu du lịch với lượng khách lớn làm tăng tổng doanh thu toàn ngành. Đội xích lô du lịch đã được thành
lập và đưa vào hoạt động.
Tuy nhiên, mức chi tiêu bình quân của khách tại Đà Nẵng còn thấp, thời gian lưu trú lại chưa cao do chất lượng dịch vụ chưa
hoàn hảo, sản phẩm du lịch còn hạn chế chưa kích thích được nhu cầu chi tiêu của khách. Bên cạnh đó, năm 2003, đại dịch SARS
hoành hành gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến việc kinh doanh du lịch tại Đà Nẵng, làm tổng doanh thu của ngành giảm nhẹ.
2.1.2.2. Tỉnh Quảng Nam:
Bảng 2.1.2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Quảng Nam 2000-2003
ĐVT: triệu đồng
2001
2002
2003
Chỉ tiêu
2000
Số
lượng
Tđt
( %)
Số
lượng
Tđt
( % )
Số
lượng
Tđt
( % )
1 2 3 4 5 6 7 8
Tổng doanh thu
43.515
78.782
81,05
121.10
8
53,7
3
120.000
-0,91
- Khách sạn
27.048
47.053
73,95
75.960
61,4
3
73.840
-2,79
- Lữ hành
767
1.485
93,61
2.330
56,9
0
2.220
-4,72
- Vận chuyển
936
1.383
47,76
1.711
23,7
2
1.624
-5,08
- Ăn uống
6.589
15.265
131,6
7
24.830
62,6
6
22.516
-9,32
Bảng 2.1.2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Quảng Nam 2000-2003
ĐVT: triệu đồng
2001
2002
2003
Chỉ tiêu
2000
Số
lượng
Tđt
( %)
Số
lượng
Tđt
( % )
Số
lượng
Tđt
( % )
1 2 3 4 5 6 7 8
- Khác
8.175
13.596
66,31
16.277
19,7
2
19.800
21,64
Tổng chi phí
36.890
74.931
86,63
111.72
7
54,8
4
109.200
-2,26
Lợi nhuận
1.874
1.506
24,44
2.702
44,1
8
3.175
17,5
Nộp ngân sách
4.751
3.345
42,03
6.679
40,5
8
7.625
14,16
Nguồn: Đại diện văn phòng TCDL tại miền Trung
Du lịch Quảng Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng bình quân về doanh thu là 44,62% / năm. Đây là mức tăng kỷ lục
và khá cao so với Đà Nẵng.
Qua số liệu thống kê trên, ta nhận thấy rằng: Doanh thu lữ hành chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, khoảng 1,85% trên tổng doanh
thu của toàn ngành, song tốc độ tăng trưởng khá cao xấp xỉ bằng 48,60% / năm và năm sau cao hơn năm trước. Lợi nhuận từ kinh
doanh du lịch không ngừng tăng qua các năm, nhưng so với tốc độ tăng doanh thu thì còn thấp, tỷ lệ so với doanh thu còn khiêm tốn,
khoảng 2,68%. Chi phí quảng bá lớn dẫn đến tổng chi phí tăng cao làm tổng lợi nhuận tăng chậm lại. Do doanh thu tăng nhanh nên
đóng góp vào Ngân sách Nhà nước tăng đáng kể, tốc độ tăng bình quân 32,26% / năm.
Kết quả được như trên là nhờ các doanh nghiệp du lịch đã chú trọng hơn trong việc đầu tư xây dựng, nâng cấp trang thiết bị,
mở thêm nhiều dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách tốt hơn. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc
tiến du lịch, mở rộng thị trường cho chương trình du lịch của tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” cùng hai di sản văn