Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Chính sách nhập khẩu phế liệu hợp lý đề Việt Nam không là bãi rác của thế giới pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.39 KB, 36 trang )

Lời mở đầu

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của nền kinh tế Thế giới, các nước chuyển từ
đối đầu sang đối thoại, hợp tác, quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng nhau phát
triển kinh tế. Xu thế này đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của một
số nước trên thế. Đặc biệt là đối với Việt Nam, thực trạng nền kinh tế sau chiến tranh
giành độc lập hoàn toàn, tiến tới xây dựng, ổn định và từng bước phát triển kinh tế:
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn quá
thấp so với các nước trên thế giới. Tình hình đó đòi hỏi nước ta phải có sự đổi mới cho
phù hợp với xu thế chung của thế giới. Quan điểm mở rộng hợp tác kinh tế của Việt
Nam được thể hiện rõ trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII: Thực hiện đường
lối kinh tế đối ngoại theo hướng mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên
nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Thực hiện đa phương hóa, đa
dạng hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu thực hiện mục tiêu “ Dân giàu,nước mạnh, xã
hội công bằng và văn minh”.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước được thực hiện thông qua việc mở
rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, tín dụng nước ngoài… Trong
đó, hoạt động xuất nhập khẩu có tầm quan trọng hơn cả, là yếu tố quan trọng thúc đẩy
nền kinh tế phát triển nhanh. Nhập khẩu là để bù đắp những mặt hàng còn thiếu mà
nền trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu
trong nước. Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu bao gồm những mặt hàng sau:
máy móc thiết bị, khoa học kĩ thuật, công nghệ mới và nguyên vật liệu phục vụ cho
phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta.
Trong giai đoạn trước đây, thép là mặt hàng quan trọng trong cơ cấu nhập khẩu của
nước ta vì đây là mặt hàng cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp, xây dựng nhà
xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhiều ngành sản xuất nói chung. Tuy nhiên, việc
nhập khẩu thép thành phẩm chỉ là biện pháp trước mắt và tình thế. Do đó, vấn đề đặt ra
cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất theo
hướng ngày càng nâng cao chất lượng và sản lượng thép. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho
các doanh nghiệp luyện kim nói chung là nguồn nguyên liệu đầu vào cho luyện kim mà
chủ yếu là thép phế liệu sẽ đuợc lấy ở đâu khi mà tổng sản lượng thu gom được trong


nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, vậy để đảm bảo sản xuất thép trong nước được
ổn định thì 70% nhu cầu thép phế này phải được nhập khẩu từ nước ngoài (theo thống
kê của Bộ Công nghiệp Việt Nam). Vì vậy, việc nhập khẩu thép phế liệu góp phần tích
cực vào sự ổn định và phát triển ngành luyện thép ở nước ta, từ đó thúc đẩy quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là động lực tích cực để xây dựng và cải tạo cơ
sở của Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2010.
Kết hợp giữa nhận thức nói trên và đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã chọn đề tài
“Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép
phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền” làm đề tài cho bài thu hoạch
thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của bài viết gồm có 2 chương:
Chương I. Thực trạng nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô
Quyền
Chương II. Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế
liệu của Công ty.
Mặc dù bài viết chỉ đề cập tới tình hình riêng của Công ty công nghiệp tàu thuỷ
Ngô Quyền về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu, nhưng em cũng hy vọng độc giả qua
bài viết này có thể hiểu thêm phần nào về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu nói chung
của thị trường Việt Nam và từ đó có được sự quan tâm hơn nữa đối với vấn đề này.
Hoàn thành được bài báo thu hoạch này, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ tận tình, đầy trách nhiệm của Thạc sỹ Phạm Thị Mai Khanh và các anh, chị phòng
kinh doanh tổng hợp cùng những cán bộ Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền.
Nhưng vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, tài liệu tham khảo còn hạn chế nên bài viết
này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp chân thành của các thầy, cô giáo và các độc giả để giúp em hoàn thiện bài
viết này.
Chương I: thực trạng nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy ngô
quyền
I.giới thiệu chung về Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền
1/Sự hình thành và phát triển của Công ty

Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập trực
thuộc Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (một trong 17 Tổng Công ty lớn
nhất của Nhà nước) được thành lập theo quyết định số 69/TTg do Thủ tướng chính phủ
ký và ban hành ngày 31/01/1996, trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ
Việt Nam). Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Viet Nam Shipbuilding
Industry Corporation - Vinashin) được thành lập theo quyết định số 69/TTg do Thủ
tướng chính phủ ký và ban hành ngày 31/01/1996, trên cơ sở tổ chức lại ngành công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Vinashin hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm: 29 đơn vị hạch
toán độc lập, 7 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 4 đơn vị liên doanh; tổng số công nhân
viên lên tới trên có khoảng 13000 cán bộ công nhân viên. Các đơn vị thành viên của
Vinashin nằm trên khắp đất nước trải dài từ Bắc tới Nam.
Tiền thân của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền là Xưởng phá dỡ tàu cũ và sản
xuất khí công nghiệp, hiện nay trụ sở chính của Công ty: số 234 - Lê Thánh Tông -
Ngô Quyền- Hải Phòng, với tổng số công nhân viên là gần 200 người có trình độ
chuyên môn từ bậc trung học, đại học và một số đã tốt nghiệp cao học, Công ty làm ăn
rất có hiệu quả (doanh thu hàng năm đạt 30%/năm). Hơn nữa, Công ty cũng được sự
quan tâm và đầu tư đúng đắn từ các cấp có thẩm quyền và ban lãnh đạo nên hiện giờ
Công ty cũng đã có những dây truyền công nghệ đáp ứng được nhu cầu sản xuất .
2)Cơ cấu tổ chức
Trong Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền, người có thẩm quyền cao nhất là
Giám đốc điều hành. Vì đây là một đơn vị hạch toán độc lập nên tùy thuộc vào tình
hình thực tế của Công ty mà Giám đốc đưa ra các quyết định cho phù hợp. Giám đốc
có toàn quyền chủ động quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
với sự giúp việc của Phó giám đốc và bộ phận tham mưu giúp việc trong 4 phòng hành
chính nghiệp vụ. Giám đốc ra chỉ thị và truyền đạt thông tin trực tiếp xuống các phòng
ban tham mưu, và các phòng ban tham mưu này lại xuống các xưởng trực thuộc mình
quản lý (xem sơ đồ 1).
3/Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Như đã trình bày ở trên, trong giai đoạn trước khi chuyển thành Công ty, với chức năng
là một Xưởng sản xuất thuộc Tổng công ty Vinashin, Xưởng chủ yếu tập trung vào 2

nhiệm vụ chính do Tổng công ty giao cho, đó là: phá dỡ tàu cũ để lấy thép phế liệu và
sản xuất khí công nghiệp. Sau quyết định 94/1996- TCT của Vinashin về “Thành lập
Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô quyền” được Tổng giám đốc ký và ban hành ngày
20/2/1996, Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền đã và đang thực hiện tốt các chức
năng sản xuất kinh doanh theo ngành nghề được phép như sau:1. Đóng mới và sửa
chữa tàu thuỷ; 2.Sản xuất khí công nghiệp để phục vụ công nghiệp trong tổng Công ty,
trong ngành và tiêu thụ sản phẩm cho nhu cầu thị trường; 3. Kinh doanh vật tư trang
thiết bị cho các phương tiện thuỷ; 4.Tổ chức thực hiện các dịch vụ hàng hải; 5.Nhập
khẩu thép phế liệu phục vụ cho ngành đóng tàu truyền thống của Tổng Công ty và đáp
ứng nhu cầu trong nước đối với mặt hàng này
Trong đó, Công ty đặc biệt chú trọng tới 2 hoạt động chính phù hợp với chức năng và
chuyên môn của mình, đó là: Nhập khẩu thép phế liệu và sản xuất khí công nghiệp.
Doanh thu từ các hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty.
Sơ đồ 1: mô hình tổ chức của Công ty CNTT Ngô Quyền
II. tình hình nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy ngô quyền
1) Quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu thép phế liệu
Phù hợp với tình hình thực tế nước ta đang trong giai đoạn cất cánh, trước năm 1998
công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi số lượng thép lớn. Trong giai đoạn này, thép
là mặt hàng nhập khẩu quan trọng trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta vì đây là mặt
hàng cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp (đặc biệt là ngành công nghiệp nặng),
ngành xây dựng… Theo thống kê của Bộ công nghiệp: để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
thép trong nước thì cần phải nhập khẩu 70%.
Tuy nhiên, nhập khẩu không phải là biện pháp hiệu quả và lâu dài cho các nền kinh tế
nói chung. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã đẩy mạnh hoạt động
sản xuất theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng và sản lượng thép để đáp ứng nhu
cầu trong nước thay cho nhập khẩu, và nguyên liệu chính dùng cho luyện thép là thép
phế liệu nhập khẩu chứ không phải là quặng khai thác được ở trong nước. Theo thống
kê của Bộ công nghiệp hơn nửa lượng thép tiêu thụ trong nứoc là từ sản xuất trong
nước, một nửa còn lại là nhập khẩu, trong đó 80% thép sản xuất trong nứơc là từ nguồn
phôi nhập khẩu, trong số phôi thép sản xuất trong nước lại phụ thuộc tới 70% nguyên

liệu nhập khẩu từ ngoài vào. Như vậy, Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường
bên ngoài từ thép thành phẩm, bán thành phẩm cho tới nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất. Sang năm 1998, nhà nước ta đã cho phép nhập khẩu thép phế liệu: Điều 3.5 của
Thông tư 01/1998- TM- XNK (ngày 4/2/1998 Thông tư về cơ chế điều hành xuất nhập
khẩu ) có quy định “ Thép phế liệu và thép phá dỡ tàu cũ khi nhập khẩu phải có ý kiến
của Bộ công nghiệp”. Việc cho phép nhập khẩu đã làm cho sản lượng thép phế liệu
nhập khẩu vào nước ta tăng mạnh ở giai đoạn sau: Theo thống kê của Cục hải quan
1998 là: trên 50000 tấn, 2000 là: 170000 tấn, đến năm 2002 là: 261389 tấn, và theo dự
báo: nếu các lò luyện kim cùng đưa vào hoạt động và ngành thép đạt công suất 2 triệu
tấn phôi thép/năm thì nhu cầu đối với thép phế liệu để phục vụ ngành luyện kim là rất
lớn. Thưc trạng này đã biến Việt Nam từ một nước nhập khẩu phôi thép và thép thành
phẩm trở thành một thị trường nhập khẩu thép phế liệu để phục vụ cho sản xuất phôi
thép. Chính vì vậy, chỉ một trở ngại nhỏ cản trở thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam
sẽ làm cho các lò luyện thép bị đình trệ vì đói nguyên liệu. Để việc nhập khẩu thép phế
được tiến hành thuận lợi hơn , theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sưa – Viện trưởng Viện luyện
kim đen: “ Nhà nước cần ban hành tiêu chuẩn về thép phế liệu cũng như các văn
bản pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thép nhập khẩu thép
phế liệu” 1, theo ông Phạm Chí Cường- Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: “ Nhà
nước cần nhanh chóng xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho thép phế liệu nhập khẩu
dựa trên tiêu chuẩn quốc tế thông dụng”2. Nhưng về phía Bộ tài nguyên và môi trường,
ông Nguyễn Khắc Kinh – Vụ trưởng Vụ thẩm định và đánh giá tác động tài nguyên
môi trường lại cho rằng: “Không thể cứ nhập khẩu bừa thép phế liệu hoặc mua tàu cũ
về phá dỡ tràn nan ở Việt Nam để lấy thép phế. Việc thực hiện mục tiêu 1,5 triệu tấn
phôi/ năm là cần thiết nhưng không phải làm ra thép bằng mọi giá”3. Cũng theo ông
Kinh: “ năng lực xủ lý chất thải của Việt Nam hiện còn quá kém, nay lại để chất thải
ngoại tràn vào thì Việt Nam sớm trở thành bãi giác”4. Như vậy, nguy cơ đói nguyên
liệu cho ngành sản xuất thép đang dần lộ diện bởi sự khập khễnh giữa tiêu chuẩn thép
phế liệu của Việt Nam với tiêu chuẩn Thế giới. Trong khi đó, giá thép trên thị trường
thế giới có những biến động mạnh (giá các nguyên liệu cho luyện thép như: quặng,
gang, thép phế, than cốc ) giá phôi thép; giá thành phẩm thép xây dựng, thép tấm, lá

liên tục tăng.
Trước tình hình đó, các chuyên gia ngành thép cảnh báo sản lượng thép toàn cầu
sẽ sụt giảm hàng loạt sau những đợt nguyên liệu đầu vào tăng chóng mặt. Cung- cầu
thép đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, không có đủ cung để đáp ứng cầu đang tăng quá
nhanh. Theo dự kiến, đến năm 2004, nhu cầu sẽ là 936triệu tấn, tăng 5% so với 2003
và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Các chuyên gia ngành thép còn cho biết nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do Trung Quốc đang bước vào xây dựng cơ sở
hạ tầng cơ bản làm cho nhu cầu về thép tăng (2003 là 35 triệu tấn phôi, trong đó nhu
cầu trong nước là trên 25 triệu tấn). Ngoài ra, Mỹ đã xoá bỏ thuế nhập khẩu (thuế nhập
khẩu= 0% ) đối với mặt hàng thép làm cho nhu cầu thép của nước này cũng tăng mạnh.
Đây là những nguyên nhân chính gây lên sự biến động lớn cho thị trường thép trên thế
giới, vì Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia lớn và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thị
trường Thế giới.
Tình hình trong nước và thế giới như vậy đã gây nên sự biến động lớn về giá thép ở
Việt Nam: Đầu quý I/2004 là 6,4-6,5 triệu/tấn thép, vậy mà đến cuối quý I- đầu quý
II/2004 đã là 8,5- 9,3 triệu/tấn. Chỉ trong một thời gian ngắn giá thép đã tăng chóng
mặt. Để bình ổn lại thị trường, Hiệp hội thépViệt Nam, Tổng Công ty thép, tổ điều
hành thị trường trong nước đã họp và kiến nghị với chính phủ 4 biện pháp: 1.Thúc đẩy
sản xuất phôi thép trong nước; 2.Tháo gỡ vấn đề nhập khẩu thép phế liệu để sản xuất
phôi; 3.Kiểm tra mạng luới phân phối để tránh đầu cơ; 4.Nhập khẩu thép thành phẩm
khi nguồn cung trong nứơc chưa đủ đáp ứng. Bộ công nghiệp cũng có kiến nghị chính
phủ sớm điều chỉnh các quy định về việc nhập khẩu thép phế liệu theo hướng coi thép
phế liệu là nguyên liệu cơ bản của ngành thép.
Vì thép phế liệu là mặt hàng phế liệu, có ảnh hưởng tới môi trường Việt Nam, nên hoạt
động nhập khẩu thép phế liệu vào nước ta sẽ do Bộ Tài nguyên – Môi trường toàn
quyền quản lý, trên cơ sở đó Bộ ra quyết định số 03/2004/QĐ- BTN-MT ban hành
ngày 02/04/2004 –“Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường về việc ban
hành quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản
xuất”, theo Quyết định này: “Các cơ sở sản xuất thuộc các ngành thép, giấy, thuỷ tinh
và nhựa đều được nhập khẩu phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất”. Quy định này

nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động có nguồn ngyên liệu giá rẻ hơn để phục vụ sản
xuất thép làm giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, không thể tiến hành nhập khẩu phế
liệu bừa b•i, phế liệu nhập về phải đảm bảo tiêu chuẩn sau: “không lẫn tạp chất nguy
hại; không lẫn chất thải, trừ tạp chất không nguy hại còn bám dính hoặc bị rời ra trong
quá trình vạn chuyển, bốc xếp”. Quyết định này cũng quy định một số điều kiện đối
với các doanh nghiệp được phép nhập khẩu - chỉ những tổ chức, cá nhân có kho, bãi
dành riêng cho việc tập kết phế liệu nhập khẩu đảm bảo các điều kiện về môi trường
trong quá trình lưu giữ phế liệu nhập khẩu; có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm
với phế liệu nhập khẩu mới được phép nhập khẩu phế liệu.
Như vậy, hoạt động nhập khẩu thép phế đã được các Bộ, Ngành có liên quan quan tâm
và tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhằm giúp các doanh nghiệp được thuận lợi hơn
khi tiến hành hoạt động kinh doanh này. Sẽ không có một trở ngại quá lớn nào về mặt
pháp lý gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiến hành nhập khẩu thép phế vào Việt
Nam:
. Văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp và hiện hành đối với nhập khẩu thép phế liệu
của Nhà nước ta là Quyết định số 03/ 2004/QĐ- BTN- MT của Bộ tài nguyên môi
trường ban hành ngày 02/04/2004
. Thép phế liệu nằm trong danh mục những mặt hàng được phép nhập khẩu theo quy
định của Nhà nước.
. Hiện nay Nhà nước không có quy định hạn ngạch nhập khẩu đối với thép phế.
. Thuế nhập khẩu thép phế liệu là 0%.
2) Kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền
2.1) Động cơ của hoạt động nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy
Ngô Quyền
* Xuất phát từ nhu cầu thị trường:
Sắt thép được coi là một trong những mặt hàng có tầm quan trọng chiến lược
trong công cuộc xây dựng đất nước. Đặc biệt ở nước ta hiện nay, trong sự nghiệp công
nghiệp hoá- hiện đại hoá, nhu cầu ngày càng cao đối với mặt hàng thép. Khi kinh tế –
xã hội phát triển thì nhu cầu của con người đòi hỏi ngày càng cao, có thể nói nhu cầu
của con người là không giới hạn. Hiện nay, nước ta còn lạc hậu, kém xa các nước trên

thế giới (một phần là do bị chiến tranh tàn phá trong một thời gian dài). Vì vậy, đất
nước cần phải chuyển mình, đổi mới nền kinh tế - xã hội để bắt kịp với xu thế phát
triển của toàn thế giới. Nhưng để đạt được mục tiêu đó, vấn đề cơ bản và cũng là nền
tảng là phải xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc để từ đó đặt nền móng cho đất nước đi
lên (như một ngôi nhà muốn vươn cao, vươn xa thì trước hết phải tạo được móng nhà
vững chắc). Trong đó sắt thép đóng vai trò quan trọng, chiến lược trong sự nghiệp cách
mạng cải cách cơ cấu kinh tế - xã hội của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhu
cầu về thép ngày càng tăng, trong khi nền công nghiệp khai thác quặng ở nước ta còn
thấp kém chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của ngành luyện kim. Hơn nữa,
thị trường thép trên thế giới đang có sự biến động mạnh (giá cả tăng chóng mặt) khiến
cho giá nhập khẩu thép vào nước ta cao. Trước tình hình đó, giải pháp trước mắt và
cũng là lâu dài cho ngành thép ở nước ta là : nhập khẩu thép phế liệu về để sản xuất
phôi thép phục vụ cho ngành luyện thép đáp ứng nhu cầu thép đang ngày càng gia tăng
ở Việt Nam.
*Đối với Công ty:
Hoạt động nhập khẩu thép phế liệu là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty-
Ngành nghề truyền thống và cũng là xuất phát điểm của Công ty là nhập khẩu tàu cũ về
để đóng mới và sửa chữa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài.
Cùng với việc nhập khẩu tàu cũ từ nước ngoài về, thay vì vận chuyển tàu không, Công
ty vận chuyển thêm sắt thép phế nhập khẩu trên những con tàu nhập khẩu đó, tránh sự
lãng phí và tiết kiệm được chi phí nhập khẩu . Hơn nữa, hoạt động đóng mới và sửa
chữa tàu thuỷ của Công ty cũng cần sử dụng lượng sắt thép phế liệu lớn, do đó thay vì
mua lại ở thị trường trong nước, Công ty nhập khẩu trực tiếp thì giá sẽ thấp hơn.
Như vậy, hoạt động nhập khẩu thép phế liệu không chỉ giúp cho Công ty tăng
doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh mà còn đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường
góp phần bình ổn lại thị trường thép trong nước và cũng không trái với quy định pháp
luật Việt Nam.
2.2 Kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền
a) Giai đoạn 1996 –1999:
Như đã trình bày ở trên, tiền thân của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền là

Xưởng phá dỡ tàu cũ và sản xuất khí công nghiệp thuộc Tổng công ty Vinashin, với
chức năng đó thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xưởng đều phải dựa trên chỉ
tiêu, mệnh lệnh của Tông công ty, chưa thực sự tự ý thức và phát huy tối đa mọi tiềm
năng có được để đạt hiệu quả cao. Sau khi có quyết định thành lập Công ty công
nghiệp tàu thủy Ngô Quyền và trở thành một trong 29 đơn vị hạch toán độc lập, Công
ty đã chủ động trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của
mình. Công ty đã có nhiều đổi mới, phát huy tối đa mọi nguồn lực có thể có để từng
bước nâng cao chất lượng kinh doanh nói chung và kinh doanh thép phế liệu nhập khẩu
nói riêng.
Bảng 1 cho thấy sản lượng và kim ngạch nhập khẩu của Công ty nhìn chung tăng từ
năm 1996 đến năm 1999. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này là không đều giữa các năm:
giai đoạn 1996 – 1997 tăng thấp - sản lượng tăng 20%, KNNK tăng 22%, 1997 – 1998
tăng mạnh - sản lượng tăng 70%, KNNK tăng 79%, 1998 – 1999 sản lượng tăng 33%,
KNNK tăng 37%. Năm 1998 có sự tăng trưởng mạnh như vậy là do Nhà nước đ• cho
phép nhập khẩu mặt hàng này và từ năm nay sản lượng nhập khẩu vào Việt Nam nhìn
chung tăng cao do nhu cầu nguyên liệu cho ngành thép lớn. Qua phân tích cũng cho
thấy mức độ tăng sản lượng và KNNK không bằng nhau- KNNK thường tăng cao hơn
sản lượng trong cùng một thời kì, nguyên nhân chủ yếu là do giá thép phế liệu trên thị
trường trong nước và Thế giới đang biến động theo xu hướng ngày càng tăng.
Trong giai đoạn đầu thành lập, ngành kinh doanh “nhập khẩu thép phế liệu của
Công ty còn non trẻ, chủ yếu thực hiện theo phương thức “nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ
để sản xuất sắt thép. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh “ thép phế liệu nhập
khẩu” trong giai đoạn này chưa thực sự làm ăn có hiệu quả, doanh thu thấp, hình9thức
kinh doanh còn manh mún, nhỏ bé, phân tán. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh này
chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty, do đó chỉ có thể được tính
gộp vào là doanh thu chung của ngành “ phá dỡ tàu”.
* Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do:
1. Do mới thành lập nên vốn của Công ty còn hạn hẹp, nên không thể thực hiện
các hợp đồng lớn về nhập khẩu tàu cũ được, mà sản lượng thép phế liệu hoàn toàn dựa
vào số lương tàu cũ nhập về để phá dỡ. Điều này dẫn đến sản lượng thép phế liệu của

Công ty thấp. Ngoài ra, mới thành lập cũng là nguyên nhân tạo ra sự bất lợi về thời
gian và điều kiện gia nhập thị trường chưa đủ để tạo lập cho mình một vị trí và chỗ
đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy Công ty chưa khẳng định được uy tín
của mình, Điều này khiến cho công việc kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó
khăn: khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng nhập khẩu tàu cũ (khó khăn trong khâu
đầu vào), các doanh nghiệp trong nước còn ít biết đến sự tồn tại của Công ty hoặc nếu
có biết thì vẫn chưa có cơ sở để họ đặt niềm tin để kí các hợp đồng mua sắt thép phế
liệu của Công ty (khó về đầu ra).
3. Nhiệm vụ đóng tàu gặp nhiều khó khăn, dẫn đến sản lượng thép phế liệu thấp:
Do từ sau khi Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được phép phá dỡ tàu cũ để lấy sắt
thép phế liệu, khiến cho ngày càng có nhiều doanh nghiệp phá dỡ tàu cũ nên việc mua
tàu cũ bị căng giá.
4. Việc làm thủ tục mua bán còn nhiều phiền toái, phụ phí cao, nhất là đối với
tàu cũ của nước ngoài. Nhiều khi bế tắc sản xuất do khâu thủ tục phải “qua” nhiều “
cửa”, nhiều “dấu”, đối tác mất niềm tin, Công ty mất nguồn cung.
5.Mặt khác, lúc bấy giờ quy trình công nghệ phá dỡ tàu để sản xuất sắt thép phế
liệu còn rất xa lạ đối với Việt Nam. Các doanh nghiệp vừa tự sản xuất vừa tự rút ra quy
trình công nghệ sản xuất cho mình. Do vậy năng suất thấp, việc quản lý lao động rất
khó khăn, khó giao chỉ tiêu, khó đạt mức khoán, khó quản lý sản phẩm và tài sản dễ
dẫn đến lãng phí, hao hụt, mất mát
6. Giá phế liệu không ổn, do việc cung cấp sản phẩm khi thì dồn dập, khi thì
khan hiếm
7.Chất lượng công nhân viên làm việc chưa có chuyên môn kĩ năng cao dẫn đến
năng suất lao động thấp, sản lượng thép phế liệu thấp.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc kinh doanh “ thép phế liệu nhập khẩu” nói
riêng và hiệu quả kinh doanh của cả Công ty nói chung chưa cao. Tính cho tới cuối
năm 1999, doanh thu của cả ngành “phá dỡ tàu cũ” ước tính đạt trên 20 tỷ VNĐ.
Thực trạng trên đòi hỏi Công ty phải có sự đổi mới từ công tác tổ chức, quản lý, nâng
cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ cho tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công nhân viên trong Công ty.

* Giai đoạn 2000- 2004
Trước thực trạng làm ăn kém hiệu quả như vậy, Công ty đã phải sử dụng nhiều
biện pháp khác nhau để góp phần cải thiện lại tình hình. Trước hết phải kể đến sự đổi
mới trong phương thức kinh doanh: thay vì nhập khẩu thép phế liệu hoàn toàn dưới
hình thức “ nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ để sản xuất thép phế liệu”, nay Công ty đã tiến
hành nhập khẩu trực tiếp thông qua thu mua thép phế liệu. Điều này giúp cho sản
lượng thép phế liệu mà Công ty nhập khẩu tăng cao.
Từ bảng trên cho thấy, số lượng thép phế liệu Công ty nhập khẩu tăng nhanh trong giai
đoạn 2000- 2004, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đồng đều giữa các năm: 2000-
2001 tăng 3500 tấn (tăng trên 40%), 2001- 2002 tăng 2000 tấn( tăng 18%), 2002- 2003
tăng 3000 tấn (tăng 24%), 2003- 2004 tăng 5000 tấn (tăng 30%). Mặc dù, sự tăng sản
lượng thép phế nhập khẩu của Công ty trong những năm qua là không đồng đều cả về
số lượng và tỷ lệ tăng trưởng giữa các năm, nhưng nhìn chung sản lượng thép phế nhập
khẩu của Công ty đã tăng khá cao từ năm đầu giai đoạn (năm2000) cho tới năm kết
thúc giai đoạn (năm 2004) từ 7.500tấn lên tới 21.000tấn ( tăng 180%). Cùng với sự
tăng lên về số lượng thì KNNK đối với mặt hàng này cũng tăng với mức tăng cao hơn.
Đặc biệt là trong giai đoạn 2001 – 2004, KNNK tăng tới mức chóng mặt (tăng
5.600.000 – tương ứng trên 660%). Nguyên nhân chủ yếu là do giá thép trong giai đoạn
này tăng cao( tăng từ 77USD/tấn năm 2001 lên tới 307USD/tấn năm 2004),và một
phần cũng là do sản lượng tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2005, sản lựong thép phế
liệu nhập khẩu của Công ty đạt 16.450tấn, đạt 57% kế hoạch năm, KNNK đạt trên
5triệu USD. Mặc dù con số này còn rất nhỏ so với tổng KNNK của Việt Nam nhưng
nó cũng góp phần bình ổn lại thị trường đang trong tình trạng hỗn loạn cung – cầu về
thép. Nếu tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng như vậy việc hoàn thành và vượt mức chỉ
tiêu năm nay của Công ty sẽ là tất yếu.
Từ bảng 2 cũng cho ta thấy sự thay đổi đáng kể về thị trường nhập khẩu của
Công ty, chuyển dịch từ nhập khẩu thép phế liệu hoàn toàn từ Châu Âu (năm 2000,
2001 nhập khẩu 100%) dần sang nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Châu á ( hiện nay
lượng thép phế nhập khẩu từ châu á chiếm trên 70%).
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi trên? Trước đây, bạn hàng truyền

thống của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền là các nước nằm trong khu vực
Châu Âu, Công ty chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh ở khu vực thị trường
này, do đó việc thép phế liệu được nhập khẩu 100% từ đây là hoàn toàn phù hợp . Tuy
nhiên đó chỉ mang tính tạm thời và tình thế. Xuất phát từ mục tiêu tăng doanh thu và
lợi nhuận, đòi hỏi Công ty phải chủ động tìm kiếm những khu vực thị trường mới có
giá rẻ hơn, có nhiều lợi thế đối với công việc kinh doanh của mình. Thị trường Châu á
bao gồm các nước nằm trong cùng khu vực địa lý, có cùng chung đường bờ biển, hoặc
là những nước có đường biên giới giáp với Việt Nam, vì vậy thuận lợi rất nhiều cho
các hoạt động giao lưu kinh tế văn hoá giữa ta với các nước bạn nói chung và cho hoạt
động nhập khẩu của Công ty nói riêng. Điều này giúp cho Công ty tiết kiệm được chi
phí và thời gian từ khâu nghiên cứu thị trường, kí kết hợp đồng và cuối cùng là vận
chuyển thép phế liệu về nước. Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước Châu á là
tương đối gần so với Châu âu, vì vậy ta có bắt thể nắm bắt tình hình thị trường và có
thông tin nhanh về sự thay đổi của thị trường này giúp ta có sự điều chỉnh nhanh, chính
xác và kịp thời. Ngoài ra, lợi thế có chung đường bờ biển sẽ tạo lợi thế cho việc tiến
hành mua bán ngoại thương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, do việc vận
chuyển dễ dàng, mà thép phế liệu do Công ty tàu thuỷ Ngô Quyền nhập khẩu được coi
là mặt hàng cồng kềnh, có trọng tải lớn nên phương tiện vận chuyển chủ yếu là bằng
tàu thuỷ. Trên cơ sở đó cho thấy quyết định chuyển hướng thị trường này của Công ty
là đúng đắn, phù hợp với thực tế kinh doanh của Công ty.
3. Cơ cấu, giá, chất lượng và thị trường nhập khẩu thép phế liệu của Công ty
* Về cơ cấu nhập khẩu: Do chính sách bảo hộ ngành thép của Nhà nước nên hoạt động
nhập khẩu thép phế liệu có những bước phát triển đáng kể nhằm đáp ứng thị trường về
cơ cấu, chủng loại, chất lượng. Trong số các mặt hàng được phép nhập khẩu vào Việt
Nam theo quy định của pháp luật, cơ cấu nhập khẩu của Công ty chủ yếu tập trung vào
2 mặt hàng sau: Thép phế liệu dùng cho cán kéo chiếm 48% tổng KNNK, thép phế
liệu dùng cho nấu chảy chiếm 45% tổng KNNK của Công ty.
* Về giá nhập khẩu: Cũng như hầu hết các đơn vị kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là
lợi nhuận thì việc xem xét và lựa chọn giá trước khi kí hợp đồng mua bán là rất cần
thiết. Đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu, giá cả ở một số thị trường lớn đóng

vai trò quyết định và là cơ sở để người mua chấp nhận giá từ phía chào hàng đưa ra.
Đối với Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền cũn vậy: Sau khi nhận được đơn
chào hàng của nước ngoài chào bán, cơ sở để tính giá nhập khẩu của Công ty là giá ở
một số thị trường thép phế liệu lớn trên thế giới, hoặc có thể tham khảo giá của bạn
hàng truyền thống Châu Âu hay giá trên các tạp chí , bản tin có uy tín trên thế giới. Tuy
nhiên, Công ty không thể không tính đến giá đầu ra cho mặt hàng này nhằm đảm bảo
thu lợi nhuận và làm ăn có hiệu quả. Để đi đến quyết định có chấp nhận giá của phía
chào hàng đưa ra hay không, Công ty phải tính toán phần chênh lệch giữa giá thép phế
liệu nhập khẩu và giá bán lại ở thị trường trong nước, sau khi trừ đi các khoản chi phí
có liên quan có thu được lợi nhuận không và khoản lợi nhuận thu được này có được coi
là hiệu quả kinh doanh hay không? Hiện nay, giá nhập khẩu và giá bán lại thép phế trên
thị trường Việt Nam của Công ty: Tuỳ từng chủng loại mà Công ty sẽ nhập khẩu và
bán lại với các mức giá khác nhau:
- Loại thép phế liệu dùng cho Cán kéo: Công ty nhập khẩu với giá là 270- 280
USD/ tấn giá CNF Cảng Hải Phòng (chưa có thuế VAT, bảo hiểm, phí mở L/C, phí
giao nhận bốc xếp Cảng, phí giám định ), giá bán loại này trên thị trường hiện nay: từ
4.800.000đ/tấn đến 5.400.000đ/tấn tuỳ thuộc vào kích thước và chủng loại cụ thể.
- Loại thép phế liệu dùng cho nấu chảy: giá nhập khẩu là 225 USD/tấn giá CNF
Hải Phòng (chưa có thuế VAT, bảo hiểm, phí mở L/C ), giá bán 3.900.000đ/tấn-
4.100.000đ/tấn( chỉ bán cho các lò luyện phôi thép, như: Công ty gang thép Thái
nguyên, Thép Hoà Phát ).
Ngoài việc thụ động chờ phía chào hàng đưa ra đơn giá, sau đó so sánh và đưa
ra quyết định có chấp nhận giá đó hay không, Công ty cũng đẩy mạnh công tác nghiên
cứu, tìm hiểu thị trường để chuyển mình sang thế chủ động tìm đến những thị trường
mới có giá thấp và đảm bảo cung cấp ổn định, lâu dài cho Công ty.
* Về chất lượng thép phế liệu nhập khẩu: Chất lượng là một trong những điều khoản
của hợp đồng nhập khẩu. Vì vậy, phải đề cập chi tiết, cụ thể về chất lượng và quy cách
phẩm chất của hàng hoá để tránh xảy ra sự tranh chấp giữa người bán và người mua.
Mỗi một mặt hàng có những quy định riêng về tiêu chuẩn phẩm chất và ở mỗi nước lại
có những quy định khác nhau về mặt hàng đó, đối với thép phế liệu nhập khẩu vào Việt

Nam cũng vậy. Nhưng khi tham gia vào buôn bán ngoại thương thì phải sử dụng những
tiêu chuẩn mang tính quốc tế.
Đối với việc nhập khẩu thép phế liệu, Nhà nước ta vẫn chưa có văn bản pháp lý cụ thể
quy định về tiêu chuẩn đối với mặt hàng này. Vì vậy khi nhập khẩu thép phế các doanh
nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì họ chưa có một tiêu chuẩn nào để dựa vào đó mà
xem xét, xác định thép phế liệu do doanh nghiệp mình nhập khẩu về có đạt tiêu chuẩn
chất lượng hay không. Do đó, đã có nhiều ý kiến kiến nghị về vấn đề này, trong đó
đáng kể nhất là ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Văn Sưa - kiến nghị Nhà nước cần đưa ra
các tiêu chuẩn về thép phế và của ông Phạm Chí Cường- kiến nghị Nhà nước cần xây
dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho sắt thép phế dựa trên tiêu chuẩn quốc tế. Những ý
kiến này được đưa ra đều nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc xác
định tiêu chuẩn chất lượng đối với thép phế nhập khẩu, khiến cho hoạt động nhập khẩu
được dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu thép phế nói riêng và nhập khẩu các phế phẩm vào
Việt Nam nói chung luôn phải đảm bảo quy định của Bộ Tài nguyên - môi trường, đó
là: “không biến Việt Nam thành bãi giác của thế giới”.
Hiện nay, chất lượng thép phế do Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền nhập khẩu
không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của Việt Nam theo quy
định pháp luật (Quyết định số 03/QD- BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường) đối với
mặt hàng này mà còn phù hợp và có thể phục vụ cho công nghiệp đóng mới và sửa
chữa tàu thuỷ của Tổng Công ty, các loại thép có khả năng tái chế được để phục vụ cho
sản xuất.
* Về thị trường nhập khẩu: Xây dựng thị trường nhập khẩu ổn định vững chắc và lâu
dài có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhập khẩu trước mắt cũng như lâu dài. Làm tốt
phương châm này là góp phần tích cực vào sự phát triển của Công ty nói riêng và của
Tổng Công ty Vinashin nói chung. Do vậy mà Công ty luôn duy trì những thị trường
nhập khẩu ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh của mình.
Trong giai đoạn đầu của công cuộc xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của ta vận hành theo
cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp thì bạn hàng chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước
thuộc khối SEV. Trong đó tổng sản lượng thép nhập khẩu từ các nước này chiếm 90 -

95%. Sau một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế của ta còn
nghèo nàn, lạc hậu - cơ sở hạ tầng còn thấp kém, công nghệ kĩ thuật chưa phát triển
khiến cho nền sản xuất của ta còn yếu kém, chưa thể tự mình đáp ứng được những nhu
cầu trong nước, do đó việc nhập khẩu thép thành phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước là
phù hợp và không thể tránh khỏi.
Từ năm 1986 trở lại đây, Việt Nam thực hiện cơ chế đổi mới, từng bước tiến
hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá, ngành sản xuất thép trong nước đã có sự chuyển
mình. Thay cho nhập khẩu thép thành phẩm , Việt Nam nhập khẩu phôi thép và thép
phế liệu về để phục vụ cho ngành luyện kim, từ đó tự mình sản xuất thép và từng bước
đáp ứng nhu cầu trong nước. Đây là kết quả đáng mừng cho sự phát triển của nền kinh
tế nói chung và cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta nói riêng- Việt
Nam từ chỗ là một nước nhập khẩu thành phẩm là chính nay đã trở thành một thị
trường nhập khẩu nguyên liệu về để tự mình sản xuất
Cơ chế mở cửa đã giúp Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế với các
nước trên thế giới, thực hiện phương châm của Đảng “ Việt Nam muốn trở thành bạn
của tất cả các nước trên thế giới”. Trên cơ sở đó, bạn hàng của Việt Nam không còn chỉ
hạn chế là Liên Xô cũ và các nước thuộc khối SEV mà đã mở rộng ra ở tất cả các nước
trong khu vực và thế giới. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có nhiều cơ
hội để lựa chọn và xác định bạn hàng cho phù hợp với nhu cầu và ngành nghề kinh
doanh của mình, hơn nữa còn giúp cho Công ty có điều kiện tiến hành phân tích kỹ
lưỡng và phân loại thị trường nào sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho mình.
Phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, Công ty nhập khẩu thép phế liệu chủ yếu
từ thị trường Châu á và các nước thuộc khu vực Châu Âu và một số lượng nhỏ từ các
nước khác (Nhập khẩu từ Châu á chiếm 70%, Châu Âu và các nước khác chiếm trên
30% tổng sản lượng thép phế liệu nhập khẩu của Công ty). Các yếu tố dẫn tới việc
quyết định lựa chọn thị trường của Công ty: giá cả, chất lượng, số lượng và một vài
yếu tố khác.
4. Tình hình tiêu thụ thép phế liệu nhập khẩu của Công ty
Thị trường trong nước hiện nay, cầu luôn luôn lớn hơn cung, vì vậy mà số lượng
thép phế Công ty nhập về luôn được tiêu thụ hết, Công ty bán lại sản phẩm này với

mức giá vừa phải, phù hợp với giá bán trên thị trường và đảm bảo Công ty làm ăn có
ãi. Tuỳ thuộc vào từng loại mà giá bán chúng có sự khác nhau, ví dụ: thép dùng cho
cán kéo giá bán là 4.800.000đ/tấn- 5.400.000đ/tấn, thép phế liệu dùng cho nấu chảy từ
3.900.000đ đến 4.100.000đ/tấn
4.1. Thị trường tiêu thụ thép phế của Công ty:
- Các Công ty có chức năng kinh doanh sắt thép phế liệu ở Hải Phòng.
- Làng cán kéo thép Đa hội- Bắc Ninh.
- Làng nghề Nam Định.
- Một số cơ sở cán kéo thép ở Hải Phòng, Hà Nội.
- Công ty gang thép Thái Nguyên.
- Công ty cổ phần thép Hoà Phát
4.2. Hình thức tiêu thụ
- Bán cả lô cho một đơn vị hoặc nhà máy.
- Bán chọn lọc từng phần nhỏ trong lô hàng nhập khẩu về cho các đơn vị cá nhân, làng
nghề theo nhu cầu người mua hàng.
- Bán hàng trên Bill khi hàng đang trên đường về.
4.3 Phương thức tiêu thụ:
- Bán thanh toán 100% tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Bán giao hàng và thu tiền dần, người mua phải chịu lãi suất của số tiền chậm
trả theo mức lãi suất của ngân hàng.
- Bán theo bảo lãnh ngân hàng của người mua ( nếu người mua là lần đầu hoặc
chưa có uy tín trên thị trường).
Như vậy, Công ty đã tận dụng mọi hình thức và phương thức bán hàng để tiêu
thụ hàng với số lượng lớn nhất có thể, và chúng phải đảm bảo khả năng an toàn cho
công tác bán hàng của Công ty tránh những rủi ro có thể xảy ra gây thất thoát và thiệt
hại cho Công ty.
5. Kết quả kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô
Quyền
Trong 5 năm gần đây, nhìn chung tình hình sản xuất của Công ty ổn định và phát triển,
doanh thu năm sau tăng 30% so với năm trước. Hoạt động nhập khẩu thép phế liệu của

Công ty đã hỗ trợ rất nhiều cho các đơn vị luyện thép trong nước, cung cấp đầu vào
cho sản xuất, góp phần tạo môi trường cạnh tranh làng mạnh trong nước. Hàng năm
đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng thông qua việc đóng thuế (thuế doanh
thu, thuế VAT…). Trong đó chủ yếu là 2 ngành kinh doanh chính là : sản xuất khí
công nghiệp; phá dỡ tàu cũ và nhập khẩu thép phế liệu. Trong đó, đóng góp của hoạt
động “ phá dỡ tàu cũ và nhập khẩu thép phế liệu là rất lớn trong tổng doanh thu của cả
Công ty. Để minh chứnh cho điều này, ta có thể làm một phép so sánh đơn giản giữa
doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu với doanh thu từ sản xuất
khí công nghiệp trong cùng kì: Năm 2000 doanh thu từ nhập khẩu thép phế liệu là
17,75 tỷ VNĐ, trong khi đó sản xuất khí công nghiệp chỉ đạt doanh thu 2,7 tỷ (gấp 7
lần); so sánh tương tự, trong năm 2004 nhập khẩu thép phế liệu đạt 84 tỷ VNĐ - gấp 14
lần sản xuất khí công nghiệp (5,85 tỷ VNĐ). Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do: hoạt
đông sản xuất khí công nghiệp chủ yếu phục vụ cho công nghiệp phá dỡ trong Công ty
và Tổng công ty, chỉ phần nhỏ còn lại là đem ra tiêu thụ trên thị trường.
Từ bảng 3 cho ta thấy: doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động “nhập khẩu thép phế liệu”
của Công ty tăng tỷ lệ thuận với mức tăng sản lượng thép phế nhập khẩu. Do nhu cầu
đối với thép phế liệu ở thị trường trong nước ngày càng tăng, cung không đủ đáp ứng
cầu nên lượng thép phế do Công ty nhập về không bị tồn kho, nhập về bao nhiêu lại
xuất ra hết bấy nhiêu. Thông thường, giá tăng sẽ dẫn đến cầu giảm, nhưng vì trong giai
đoạn hiện nay, sắt thép được coi là mặt hàng thiết yếu đối với người dân nên nhu cầu
tiêu dùng sắt thép là cần thiết, mà nguyên liệu chính cho công nghiệp luyện thép lại là
thép phế liệu. Do đó, cầu đối với mặt hàng này không còn phụ thuộc nhiều vào giá cả
nữa (mặc dù giá thép phế liệu tăng cao - trong vòng 3 năm tính từ đầu năm 2001 đ•
tăng lên gấp 3 lần từ 77USD/tấn lên đến 307USD/tấn). Giá thép phế liệu tăng cao là
một trong những nhân tố tạo lên sự tăng nhanh cả về doanh thu và lợi nhuân của Công
ty.
Năm 2000-2001: doanh thu và lợi nhuận tăng 58,4%
Năm 2001-2002: doanh thu và lợi nhuận tăng 47,6%
Năm 2002-2003: doanh thu và lợi nhuận tăng 27,8%
Năm 2003-2004: doanh thu và lợi nhuận tăng 50%

Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động “nhập khẩu thép phế liệu“ của Công
ty đều tăng ở năm sau so với cùng kì năm trước, xét trong cả giai đoạn, doanh thu và
lợi nhuận tăng mạnh( doanh thu từ 18,75 tỷ đồng năm 2000 lên tới 84 tỷ đ vào năm
2004 – tức là tăng 65,25tỷ, lợi nhuận từ 562 triệu đ lên tới 1680 triệu đ)- tăng 348%
doanh thu và 200% lợi nhuận.Tuy nhiên, tỷ suất tăng trưởng không đều giữa các năm,
giai đoạn từ 2000 đến 2003 lại có xu thế giảm (từ 58,4% xuống 47,6% và cuối cùng là
giảm xuống 27,8%), bước sang năm 2004 nó lại tăng mạnh (từ 27,8% lên đến 50%).
Trong 5 năm qua chức năng này được Công ty thực hiện và phát huy tương đối tốt, dựa
trên các lợi thế sau:
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo và sát hạch với tình hình thực tế nhiều.
Công tác này được tiến hành bằng việc mở các lớp, khoá học định kì để đạo tạo và
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với ngành nghề kinh doanh của
Công ty, hướng dẫn cho công nhân viên xuống thị trường để tìm hiểu và bám sát thị
trường từ đó nâng cao hiệu quả công việc
+ Lợi thế về vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong việc vay vốn của các tổ chức tín
dụng. Công ty được thành lập với vai trò là một đơn vị kinh doanh Nhà nước, do Nhà
nước quản lý. Chính vì vậy mà đối với các tổ chức tín dụng, Công ty thuộc diện được
ưu tiên khi xét duyệt việc cấp vốn. Hơn nữa, Công ty Nhà nước được coi là chứa đựng
ít rủi ro nhất, vì vậy việc vay vốn của Công ty thuận lợi hơn.
+ Lợi thế về mặt bằng và công nghệ phá dỡ. Công ty có mặt bằng rộng lớn dành cho
việc phá dỡ, mấy năm gần đây Công ty đã đầu tư 1 dây truyền hiện đại dành cho phá
dỡ tàu, do đó công tác phá dỡ được tiến hành nhanh gọn, an toàn và dễ dàng giúp
nâng cao hiệu quả
+ Uy tín với ngân hàng và các khách hàng trong và ngoài nước: Uy tín với ngân hàng
và khách hàng nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi trong khâu nhập khẩu của Công ty,
các hợp đồng mua bán, thanh toán và mở L/C được thực hiện nhanh.Tạo lập được uy
tín với khách hàng trong nứơc giúp Công ty có được thêm nhiều hợp đồng bán sản
phẩm của mình và ngày càng mở rộng thị trường.

×