Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng từ vốn lưu động sang tài sản cố định pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.96 KB, 79 trang )

Lời Mở Đầu
Hiện nay, vốn là vấn đề quang trọng và rất cần thiết đối với quá trình sản
xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp.Bỡi lẽ, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến
hành sản xuất kinh doanh điều trước tiên là phải có một lượng vốn nhất định để đầu
tư xây dựng nhà xưởng mua nguyên vật liệu, trả công,nộp thuế vốn cố định là nền
tảng cho sự hình thành và phát triển các hoạt động doanh nghiệp, vốn lưu động là
nhân tố trực tiếp quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng là một doanh nghiệp nhà nước ra đời dã hơn
chục năm, trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi
công ty ngày càng năng động sáng tạo trong quá trình kinh doanh cũng như việc sử
dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh
của mình. Tuy nhiên,tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty trong
những năm qua chưa được tốt thể hiện ở khả năng thanh toán, mức doanh lợi vốn
lưu động còn thấp tye lệ khoản phải thu còn cao mặc khác lượng vốn chủ sở hữu
đầu tư vào tài sản lưu động còn quá ít nên kinh doanh phải vay vốn ngân hàng, chi
phí lãi vay khá cao.
Trong quá trình thực tập tại công ty, kết hợp với kiến thức được trạng bị ở
trường em thực hiện chuyên đề thực tập với đề tài “Phân tích tình hình quản lý và
sử dụng vốn lưu động tại Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng”.
Chuyên đề gồm ba phần chính:
PHẦN I: Những Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn Lưu
Động.
PHẦN II: Phân Tích Tình Hình Quản Lý Và Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công
Ty Hữu Nghị Đà Nẵng.
PHẦN III: Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hơn Nữa Hiệu Quả Sử Dụng
Vốn Lưu Động Tại Công Ty.
Chuyên đề được thực hiện với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn, các cô
chú phòng kế toán công ty và nổ lực của bản thân.Tuy nhiên, do thời gian và kiến
thức có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi sự thiếu sót và hạn chế nhất định, rất
mong sự phê bình và góp ý của thầy cô và các bạn đẻ chuyên đề được hoàn chỉnh
hơn.


Đà Nẵng, ngày 10 tháng 05 năm 2003
Sinh viên thực hiện
Lê Văn Giới.
PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG
I/ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1/ Khái niệm vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá tiền tệ ngoài tư liệu
lao động, các doanh nghiệp cũng cần phải có đối tượng lao động và sức lao động.
Nghĩa là ngoài những tư liệu lao động đã có (máy móc thiết bị nhà xưởng ), doanh
nghiệp cần phải có một lượng vốn đủ lớn để mua sắm đối tượng lao động và trả
lương cho nhân viên, lương vốn này gọi là vốn lưu động. Như vậy vốn lưu động của
doanh nghiệp là khoản đầu tư vào tài sản nắgn hạn như: tiền mặt, các khỏan đầu tư
tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu hàng tồn kho và tài sản lưu động khác, có
khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm.
Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với
nợ ngắn hạn, chỉ số cân bằng này thể hiện cách thức. Sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp.
2/ Kết cấu vốn lưu động
Đối tượng lao động trong một doanh nghiệp được biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau ở nhiều khâu khác nhau trong cả một chu kỳ sản xuất, ở khâu dự trữ, đó
là những vật tư, nguyên vật liệu, dự trữ cho sản xuất và kinh doanh, ở khâu sản xuất
đó là những vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm đang trong quá trình sản xuất ở khâu
lưu động đó là thành phẩm vốn bằng tiền.
Do đó vốn lưu động của doanh nghiệp dùng để mua sắm đối tượng lao động cũng
có kết cấu phức tạp và được chia thành những bộ phận chính sau:
a/ Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn
Tiền là lượng tiền mà doanh nghiệp có được do ngân sách cấp, do tự có, hoặc do bổ
sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc do đi vay. Nó tồn tại dưới hình thức tiền
mặt, tiền quỹ và tiền gữi Ngân hàng và nó có vai trò rất quan trọng đối với doanh

nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận lợi và liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh
và trong quá trình mua bán hàng hoá.
Đầu tư tài chính ngắn hạn: là việc doanh nghiệp bỏ vốn để mua các chứng khoán có
giá trị đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư bất động sản có thể thu hồi trong thời hạn
không quá 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh (như tín phiếu kho bạc, ký phiếu
Ngân hàng , cổ phần háo của những Công ty khác)
b/ Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho của doanh nghiệp lưu động tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để sản
xuất hoặc bán ra sau này hàng tồn kho của doanh nghiệp thường bao gồm nguyên
vật liệu, phụ tùng thay thế hàng hoá thành phẩm hayb một số công cụ dụng cụ dùng
cho sản xuất kinh doanh. Tất cả các doanh nghiệp đều có hàng tồn kho bởi vì quá
trình sản xuất kinh doanh luôn biến động vì phải chịu sự tác động của yếu tố môi
trường bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp. do vậy để quá trình sản xuất
kinh doanh diễn ra liên tục và bình thường, tránh sự thiếu hụt và ứ đọng vốn không
hợp lý thì doanh nghiệp cần phải có lượng hàng tồn kho nhất định
c/ Các khỏan phải thu:
Trong các khoản phải thu thì khoản trhu khách hàng là quan trọng nhất và chiếm
tỷ lệ đáng kể, do đó ta chỉ nghiên cứu phải thu khách hàng .
Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận thuộc TSLĐ của doanh nghiệp phát sinh
do doanh nghiệp bán chịu hàng hoá hoặc dịch vụ cho khách hàng của mình. Bởi vì
do yếu tố cạnh tranh cũng như nhu cầu tăng doanh số bán ra, các doanh nghiệp
luôn phải chấp nhận bán hàng theo phương thức tín dụng, cho nên các khoản phải
thu là một tất yếu được xác định trong vốn lưu động của doanh nghiệp bán hàng
theo phương thức tín dụng được các doanh nghiệp sử dụng như là điều kiện thanh
toán, điều kiện bán hàng với khách hàng đồng thời nó cũng là công cụ của doanh
nghiệp trong quá trình cạnh tranh.
d/ Tài sản lưu động khác
Vốn lưu động của doanh nghiệp ngoài những thành phần chính trên còn tồn tại
trong các khoản khác như: các khoản tạm ứng, tạm chi tạm gữi theo những nguyên
tắc riêng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi thanh toán và xử lý

3/ Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng
một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn và tồn tại dưới những hình thức khác
nhau, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra và diễn ra một cách liên
tục không bị gián đoạn. Do đó ta có thể nói nói rằng : vốn lưu động là điều kiện cần
và đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vai trò vô cùng to
lớn này nên việc sử dụng vốn lao động trong doanh nghiệp là một công việc đòi hỏi
sự tính toán chính xác và hợp lý giữa các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản
xuất kinh doanh thì mới có thể phát huy hết tác dụng và mang lại hiệu quả thiết
thực cho doanh nghiệp.
Mặc khác trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật
tư mà chủ yếu là vốn lưu động, do đó vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và
kiểm tra qui trình vận động của vật tư. Nghĩa là trong doanh nghiệp vốn lưu động
nhiều hay ít thể hiện số lượng vật tư hay hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít,
hoặc là vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm thi phản ánh vật tư được sử dụng
có tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở các khâu trong sản xuất và lưu động sản
phẩm có hợp lý hay không. Vì vậy qua tình hình luân chuyển vốn lao động, chúng
ta có thể kiểm tra một cách tòan diện đối với việc cung ứng, sản xuất và tiêu thụ của
doanh nghiệp.
Tóm lại: vốn lưu động ó vai của trò vô cùng quan trọng quyết định đến sự sống còn
của doanh nghiệp, việc khai thác sử dụng nguồn vốn này ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nếu khai thác xu hướng và hợp lý thì hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và ngược lại. Điều này đòi hỏi
các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh của mình cần phải định hướng đúng
đắng qui mô cơ cấu của lượng vốn này, đồng thời phân bổ hợp lý thiếu hụt vốn hay
dư thừa dẫn đến lãng phí. Có như vậy, sẽ phát huy hết các tác dụng của vốn lưu
động trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh .
II/ NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
1/ Dự toán vốn lưu động
a/ Sự cần thiết phải dự toán vốn lưu động

Trước mỗi kỳ kinh doanh, mỗi doanh nghiệp luôn dự tính khối lượng sản phẩm sản
xuất theo nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp, theo đó để quá
trình sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành đúng kế hoạch, đúng sản
lượng đồng thời diễn ra một cách liên tục và hiệu quả thì doanh nghiệp không thể
không dự toán trước nguồn vốn lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình .
Do vậy, việc dự toán vốn lưu động của doanh nghiệp là một việc làm vô cùng cần
thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu đọng của doanh nghiệp, tiết kiệm
tránh lãng phí vốn và đảm bảo nguồn vốn cho doanh nghiệp thường xuyên.
Việc dự toán vốn lưu động là công việc cần thiết trong công tác quản lý sử dụng
vốn lưu động, tuy nhiên để dự toán vốn lưu động hợp lý và phù hợp với yêu cầu
thực tế của kỳ sản xuất kinh doanh khi dự toán vốn lưu động. Các doanh nghiệp
phải sử dụng một chỉ tiêu có cơ sở khoa học, đồng thời lựa chọn và áp dụng các
phương pháp thích hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp. nếy dự toán
nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ gây nên tình trạng ứ động vật tư, hàng hoá, lãng
phí vốn, vòng quay vốn chậm và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý như chi phí
bảo quản, sử dụng vốn làm giá thành sản phẩm tăng cao ảnh hưởng không tốt đến
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. ngược lại nếu dự toán nhu cầu vốn lưu động
quá thấp se xgây nên tình trạng trì tuệ trong sản xuất kinh doanh hayt trong thanh
toán sẽ làm cho uy tín của doanh nghiệp giảm đi và có thể dẫn đến tình trạng ngừng
sản xuất.
b/ Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn lưu động
Lượng vốn lưu động cần thiết cho mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau, điều này ảnh
hướng đến rất nhiều nhân tố, như qui mô, uy tiïn của doanh nghiệp , quan hệ của
doanh nghiệp trong kinh doanh, đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp đang kinh
doanh và điều kiện kinh tế chính trị của mõi quốc gia
c/ Một số nguyên tắc khi xác định nhu cầu vốn lưu động
+ Khi xác định nhu cầu vốn lưu động phải xuất phát từ sản xuất, từ tình hình thực tế
của doanh nghiệp để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất một cách hợp lý. Bởi vì một
doanh nghiệp vào những giai đoạn kinh doanh khác nhau, ở những thời kỳ khác

nhau do điều kiện sản xuất kinh doanh thay đỏi thì nhu cầu vốn sẽ thay đổi.
+ Trong quá trình xác định nhu cầu vốn lưu động cần phải đìeu tra, phân tích tình
hình thực tế của các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông phát hiện những vấn đề tồn
đọng để có thể xử lý kịp thời những lãng phí về vốn, để lfm sqao có thể sử dụng vốn
một cách tiết kiệm nhất, cố gắng giảm bớt số lượng vốn chiếm dùng để có thể đảm
bảo nhu cầu cho sản xuất với nhu cầu và thấp nhất
+ Xuất phát từ những tốu thiểu cần thiết của cacs kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung
cấp vật tư kỹ thuật, kế hoạch giá thành, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó tổ
chức huy động đủ nguồn vốn để đảm bảo cho việc thực hiện tốt các kế hoạch nói
trên và đề ra các giải pháp tiết kiệm các nguồn vốn. Từ đó tổng hợp nhu cầu vốn và
cân đối giữa các bộ phận kế hoạch, nhằm cân đối giữa các bộ phận cấu thành nguồn
vốn của doanh nghiệp.
+ Nguyên tắc thiết thực và quan trọng hơn nữa là cần phải có được sự tham gia
đóng góp ý kiến của các đơn vị trực thuộc như các phân xưởng, phòng ban, cán bộ
phục vụ, cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, trong công tác xác định nhu
cầu vốn lưu động. Bởi vì vốn lao động có tác động trong phạm vi rộng và hẹp suốt
trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không như vậy việc kiểm toán vốn
lưu động của doanh nghiệp sẽ thiếu cơ sở thực tế, kém, tính chính xác và không
được hợp lý ở các bộ phận, các khâu trong sản xuất kinh doanh.
d/ Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Có thể nói không có một nhu cầu vốn chung trong doanh nghiệp, ở mỗi doanh
nghiệp tùy thuộc theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, tìu thêo hoàn cảnh cụ thể mà
lựa chọn phương pháp xác định thích hợp với qui sản xuất kinh doanh của mình. Có
các phương pháp xác định nhu cầu như sau:
• Phương pháp hồi quy:
Phương pháp này được xây dựng trên lý thuyết tương quan toán học. Nội dung của
phương pháp này là tập hợp các tài liêu trong thực tế về vốn lưu động và doanh thu
tiêu thụ sản phẩm qua nhiều năm đê xác định tính quy luật về mối quan hệ biến
động giữa chúng từ đó suy ra nhu cầu vốn lưu động ở thời điểm cần biết.
Phương pháp này có ưu điểm là để thực hiện , nhưng cũng phát sinh nhiều nhược

điểm đó là:
+ Thời điểm cần xác định nhu cầu vốn lưu động càng xa thì càng kém chính xác
+ Số liệu được sử dụng là số liệu lịch sử của thực tế kinh doanh nào chứa đựng nên
chứa đựng nhiều yếu tố bất hợp lý, để làm sai lệch thông tin
+ Có những kghoản vốn lưu động không trực tiếp, chịu sự ảnh hưởng của việc tăng
doanh thu nên dẫn đến kết quả dự đoán kém chính xác
• Phương pháp tỷ lệ
Là phương pháp ước tính nhiệm vụ vốn lưu động bằng tỷ lệ (%) lên doanh thu,
nghĩa là căn cứ vào tỷ lệ % giữa vốn lưu động và doanh thu của năm trước để xác
định mức vốn lưu động năm nay thông qua số doanh thu kế hoạch, nhưng chỉ dự
đoán đối với những khoản vốn chịu sự biến động trực tiếp của doanh thu.
Phương pháp này tương đối dể làm và đơn giản nhưng nó chỉ thấy được sự biến
động của vốn thông qua doanh thu nên không thể đảm bảo tính chính xác được
• Phương pháp trực tiếp
Căn cứ vào quá trình sản xuất kinh doanh ta có thể chia vốn lưu động ra làm ba loại
lớn.
+ Vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ sản xuất:
Gồm các khoản vốn nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng, vật rẻ
tiền, mau hỏng, bao bì
+ Vốn nằm trong khâu sản xuất
Gồm các khoản vốn sản xuất đang chế tạo bán thành phẩm tự chế chi phí đội phân
bổ
+ Vốn lưu tông: bao gồm vốn thành phẩm, hàng hoá, tiền tệ
Trên cơ sở phân tích như vậy, áp dụng các công thức, chỉ tiêu thích hợp để dự đoán
vốn tại các khâu, sau đó tổng hợp lại ta có nhu cầu vốn lao động cần thiết cho cả
quá trình sản xuất kinh doanh.
2/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động
a/ Thông số khả năng thanh toán
Bao gồm các chỉ tiêu đánh giá khả năng của doanh nghiệp, đó là:
* Khả năng thanh toán hiện hành = TSLĐ + Đầu tư ngắn hạn

Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển
ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng
thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao, tuy nhiên kinh phí cho thấy chỉ
tiêu khoảng bằng 2 là vừa phải, vì quá lớn cũng chưa hẵn tốt vì hiệu quả sử dụng tài
sản không tốt
* Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ * ĐTNH- Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Vì hàng tồn kho là tài sản dự trữ thường xuyên cho kinh doanh và giá trị cũng như
thời gina hóan chuyển thành tiền là không chắc chắn nhất trong các loại tài sản lưu
động, nên khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp phải trừ đi bộ phận này
* Khả năng thanh toán tức thời = Tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này chỉ xem xét đến các khoản mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thanh
toán một cách nhanh nhất đó là vốn bằng tiền của doanh nghiệp.
b/ Thông số khả năng hoạt động:
Là tất cả các chỉ tiêu đánh gía khả năng hoạt động của vốn lưu động và các bộ phận
cấu thành nên vốn lưu động
Thông số về hàng tồn kho
+ Số vòng quay
hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán (ngày/vòng)
Số dư bình quân hàng tồn kho
+ Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = Số dư bình qụân hàng tồn kho x
360(ngày/vòng)
Giá vốn hàng bán
Thông số về khoản phải thu khách hàng
+ Số vòng quay
khoản phải thu = Doanh thu (vòng/kỳ )
Số dư bình quân nợ phải thu
+ Số ngày 1 vòng quay nợ phải thu = Số dư bình qụân nơ phải thu x

360(ngày /vòng)
Doanh thu
Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp
+ Số vòng quay
vốn lưu động = Doanh thu thuần (vòng/kỳ )
Vốn lưu động bình quân
+ Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động = Số dư bình qụân nơ phải thu x
360(ngày /vòng)
Doanh thu thuần
+ Hệ số đảm nhận của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
Thông số về khả năng sinh lợi của vốn lưu động
+ Mức doanh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế x 100%
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
3/ Các cơ sở quản lý và sử dụng vốn lưu động
Với thành phần cơ bản là hàng tồn kho, các khoản phải thu và tiền mặt nên việc
quản lý và sử dụng vốn lưu động chính là quản lý và sử dụng hàng tồn kho, các
khoản phải thu và tiền mặt, do dó ta sẽ đi nghiên cứu từng bộ phận cấu thành này.
a/ Quản lý vốn bằng tiền:
Trong mọi doanh nghiệp luông tồn tại một lượng vốn bằng tiền nhất định, và nó có
vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp . sở dĩ tiền có vai trò quan trọng là
vì nó tồn tại trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho 3 hoạt động của doanh nghiệp
đó là: hoạt động, mua sắm, thanh toán, hoạt động dự phòng và hoạt động đầu tư.
Hoạt động mua sắm thanh toán là một việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hoá, vật
liệu và thanh toán các khoản chi phí cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt
động liên tục, lương tiền phục vụ cho hoạt động này là việc sử dụng tiền đê mua
sắm hàng hoá, vật liệu và thanh toán các chi phí cần thiết đảm bảo cho doanh
nghiệp hoạt động liên tục. Lượng tiền phục vụ cho hoạt động này của doanh nghiệp
là lượng tiền chiếm phần lớn và các vai trò chỉ đảo đối với hoạt động của doanh
nghiệp.

Hoạt động dự phòng là việc dự trữ tiền nhằm mục đích thanh toán ác khoản có tính
chất bất thường mà doanh nghiệp không lường trước được. Tuy vậy, trong thực tế
các doanh nghiệp ít chú ý đến lượng tiền dành cho hoạt động này.
Hoạt động đầu tư là việc sử dụng tiền để đầu tư nhằm mục đích sinh lời, thông
thường việc tính lũy tiền chjo đầu tư ở các doanh nghiệp là rất ít và điều này tùy
thuộc vào cá tính của nhà đầu tư
Để việc quản lý sử dụng tiền có hiệu quả các doanh nghiệp cần phải dự toán chính
xác nhu cầu vốn bằng tiền. Việc dự toán vốn bừng tiền chủ yếu dựa vào nhu cầu của
ba hoạt động trên của doanh nghiệp. ngoài ra cần có nhắc đến sự cân bằng trong cơ
cấu tiền cho hợp lý giữa các hoạt động, cân nhắc đến sự cần thiết và tiền của cá hoạt
động, có vậy thì việc quản lý tiền của doanh nghiệp mới tránh được lãngg phí và có
hiệu quả
Ngoài ra để giảm đến mức thấm nhất việc đầu tư về tiền tại doanh nghiệp nhằn
tránh lãngh phí ta cần phải giảm sự lâuna chuyển về tiền. Luân chuyển là việc các
khoản vốn lưu hành từ nơi này đến nơi khác cách xa. Việc luan chuyển tiền từ
khách hàng đến doanh nghiệp như vậy sẽ bị kéo dài và làm tiền đến chậm với
doanh nghiệp hơn, sự luân chuyển của tiền là do các nguyên nhân : do chuyển tiền
đi và thời gian chuyển tiền cần thiết để thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng, ngoài ra
còn phải chịu phí Ngân hàng. Để tránh tình trạng này các doanh nghiệp hiện nay
đều phải có mã số tài khoản riêng, thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại các
quan hệ thanh toán, giữa doanh nghiệp với khách hàng sẽ được rút ngắn thời gian
từ đó tạo thuận thuận lợi cho doanh nghiệp và khách hàng tiền công việc kinh
doanh.
b/ Quản lý và sử dụng hàng tồn kho
Vì giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị TSLĐ, mặc khác hàng
tồn kho có mặt hầu hết trong các công đoạn mua, sản xuất và bán, bảo đảm cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được diễn ra liên tục và có hiệu
quả nên việc quản lý hàng tồn kho và đưa ra quyết định đầu tư hàng tồn kho là một
công việc rất quan trọng của doanh nghiệp.
Tuy vậy, việc dự trữ hàng tồn kho luôn phải tốn kém chi phí liên quan đến việc dự

trữ hàng tồn kho đó là chi phí đặt hàng và chi phí lưu giữ hàng. Chi phí đặt hàng
lưu động những chi phí cố định cho mỗi lần mua hàng chi phí này baqo gồm: chi
phí giấy tờ, chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch và một số chi phí khác. còn chi phí
lưu giữ hàng tồn kho nghĩa lưu động những chi phí tăng giảm phụ thuộc vào lượng
hàng tồn kho nhiều hay ít với việc dự trữ hàng tồn kho luôn ẩn chứa 2 loại chi phí
trên và mục đích của việc ưl hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí lưu
giữ và chi phí đặt hàng để làm sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất, do đó ta
cần phải tìm ra mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả, đó chính là mô hình EOQ,
mô hình này có nội dung như sau:
- Gọi Q là lượng hàng tồn kho cho mỗi lần đặt hàng. Tại thời diểm đầu kỳ lượng
hàng tồn kho là Q và cuối kỳ là O nên lượng hàng tồn kho bình quân trong kỳ là:

Gọi C là chi phí lưu giữ cho mỗi đơn vị hàng tồn, khi đó tổng chi phí hàng tồn kho
là:

- Gọi S là lượng hàng tiêu thụ trong kỳ nên số lần đặt hàng trong kỳ là:
- Gọi O là chi phí cho mỗi lần đặt hàng thì tổng chi phí đặt hàng trong kỳ là
- Gọi T : là tổng chi phí tồn kho, khi đó
- Gọi Q* là lượng hàng dự trữ tối ưu, nghĩa là tại Q* thì lượng hàng tòn kho
cho chi phí thấp nhất, khi đó:
Q*2 =
Như vậy, với lượng hàng dự trữ Q* ở công thức (1) thì sẽ cho chi phí tồn kho là
thấp nhất lưu động mức tồn kho là tối ưu
Mô hình tồn kho Q* trên đây chỉ mang tính chất hướng dẫn và vẫn còn là lý thuyết,
việc quản lý và quyết định đầu tư hàng tồn kho còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế
của mõi doanh nghiệp. do vậy trong từng điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà
xây dựng những mô hình quản lý tồn kho có hiệu quả trên cơ sở của mô hình tồn
EOQ.
c/ Quản lý các khoản phải thu
Trong khâu tiêu thụ của doanh nghiệp, vì yếu tố cạnh tranh cũng như tăng doanh số

bán các doanh nghiệp luôn phải chấp nhận bán hàng theo phương thức tín dụng ,
nên các khoản phải thu là một tất yếu được xác định trong vốn lưu động
Việc quản lý các khoản phải thu nhằm xác định thời hạn tín dụng đối với khách
hàng một cách hiệu quả nhất trên cơ sở nghiên cứu , đánh giá khả năng tài chính
của khách hàng. Tiêu chuẩn tín dụng đưa ra luôn chứa động 2 mặt: rủi ro và tính
sinh lời, rủi ro là việc khách hàng không thể trả được tiền và tính sinh lời đó là sự
gia tăng được doanh số bán, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận, từ điều kiện tín
dụng đó.
Từ các nguyên nhân trên, ta có thể dthấy được vai trò to lớn đối với việc quản lý các
khoản phải thu mà cụ thể là việc xây dựng và dưa ra Chính sách tin hiệu quả phù
hợp với từng khách hàng. Công việc chíh yếu trong việc hìh thành Chính sách tín
dụng là việc phân tích đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng, việc phân tích đánh
giá tín dụng được tiến hành dựa trên một số đặc tính của khách hàng như sau:
+ Tư cách tín dụng:
Là tư cách riêng hay thái độ tự nguyện đối với các nghĩa vụ trả nợ và được đánh
giá trên cơ sở dữ liệu về những lần mua chịu trước đó.
+ Năng lực trả nợ:
Là khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ và được đánh giá trên cơ sở khả năng
thanh toán hiện tại cũng như việc thanh toán các món nợ trong tương lai.
+ Vốn:
Là sự đo lường về sức mạnh tài chính dài hạn của khách hàng được đánh giá bằng
việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng
+ Thế chấp:
Là bất cứ tài sản nào của khách hàng có thể sử dụng để đảm bảo cho các khoản nợ.
+ Điều kiện kinh tế:
Là điều kiện đề cập đến xu thế phát triển của ngành kinh doanh hoặc tiềm năng
của ngành kinh tế
Việc phân tích vị thế tín dụng khách hàng nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tín dụng sẽ
đảm bảo cho doanh nghiệp giảm thấp rủi ro tiền việc thu tiền cũng như tăng được
doanh số bán. Do vậy doanh số bán của doanh nghiệp có thể bị tác động khi tiêu

chuẩn tín dụng thay đổi. Cụ thể khi các tiêu chuẩn tín dụng tăng lên ở mức cao hơn
dẫn đến doanh số bán sẽ giảm và ngược lại khi tiêu chuẩn tín dụng được hạ thấp
thường sẽ thu hút được nhiều khách hàng có tiềm lực tài chính yếu. Cho nên khi
quyết định thay đổi tiêu chuẩn tín dụng phải dựa trên cơ sở phân tích chi phí và
lợi nhuận trước và sau khi thay đổi các tiêu chuẩn tín dụng. Nếu việc thay đổi đem
lại lợi nhuận cao hơn thì doanh nghiệp nên thay đổi, bằng không thì nên giữ
nguyên.
Ngoài việc thiết lập Chính sách tín dụng việc quản lý khopản ơ thu còn xem xét đến
việc thường xuyên đôn đốc và áp dụng các biện pháp cần thiết để nhăìm thu hồi nợ.
Đồng thời cần phải quan tâm đến việc mở sổ theo dõi chi tiết tất cả các khoản công
nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp, thường xuyên theo dõi và định kỳ phải đói
chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình công nợ phải thu. Đặc biệt là các khoản nợ quá
hạn và các khoản ợ phải đòi.
d/ Quản lý và sử dụng khoản phải trả
Khoản phải trả hay mua chịu là một vấn đề quan trọng trong quản lý và sử dụng
vốn lưu động, bởi vì đây là một khoản tài trợ cần thiết rất mềm dẻo phát sinh liên
tục tiền quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. các khoản tài trợ này càng quan
trọng hơn đói với cscs doanh nghiệp nhỏ tìm kiếm nguồn tài trợ ở các nơi khác nên
dựa nhiều vào mau chịu.
Việc mua chịu có thể nói là con dao hai lưỡi đói với doanh nghiệp. nó vừa là người
tín dụng để tài trợ việc mua hàng, vừa là phương thức cung ứng nhu cầu để tài trợ
việc bán chịu cho khách hàng, do vậy doanh nghiệp doanh nghiệp tận dụng việc
mua chịu như một nguồn tài trợ, đồng thời phải giảm tối thiểu vốn của mình nằm
tiền các khoản phải thu bằng các biện pháp bằng cách quản lý hiệu quả.
Thông thường có 3 hình thức mua hàng thường xảy ra tiền quá trình kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp đó là:
- Mua hàng trả tiền ngay
- Mua hàng trả tiền khi giao hàng
- Mua hàng trả tiền sau khi giao hàng
Tiền quản lý và sử dụng tối ưu khoản phải trả, ta chỉ chú trọng đến việc mua hàng

trả tiền sau vì tiền hình thức này cũng nảy sinh hai vấn đề là : trả tiền đúng hạn
không có sự giảm giá và trả tiền trước thời hạn có sự giảm giá. Điều quan trọng của
mỗi doanh nghiệp là nghiên cứu kỹ điều kiện giảm giá khi trả tiền cân nhắc kỹ
lưởng của lợi ích việc được hưởng giảm giá và chi phí cho việc trả tiền trước thời
hạn.
Việc quản lý và sử dụng các khoản phải trả là công việc quan trọng và bị ảnh
hưởng bởi rất nhiều yếu tố, chẳng hạn doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh,
có uy tín thì công việc quản lý và sử dụng các khoản phải trả dể dàng và thuận lợi,
còn ngược lại rất khó khăn. Nhưng nói chung yếu tố quen biết, làm ăn lâu dài giữa
các doanh nghiệp với nhau được ổn định thì thuận lợi cho các doanh nghiệp tiền
việc quản lý va sử dụng các khoản phải trả.
4/ Phương hướng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
a/ Ý nghgiã của việc tăng tốc độ vốn lưu động
Việc tăng tốc độü luân chuyển vốn lưu động có một số ý nghĩa thiết thực sau đây:
+ Tiết kiệm được vốn lưu động tiền luân chuyển giảm bớt số vốn lưu động chiếm
dùng, tránh lãng phí do rúy ngắn thời gian vốn lưu động tiền các lĩn vực dự trữ sản
xuất, và lưu thông.
+ Số vốn lưu động cần thiết của mỗi doanh nghiệp nhiều hay ít tiền điều kiện sản
xuất kinh doanh không đổi phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Do đó, thông qua việc tăng tốc luân chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp có thể
giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng nhưng ẫn đảm bảo được quy mô sản xuất
kinh doanh như cũ, hoặc có thể với số vốn như cũ, doanh nghiệp có thể mở rộng
được quy mô sản xuất kinh doanh mà không cần tăng thêm vốn.
+ Việc tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng nhanh còn ảnh hưởng tích cực đến
việc hạ tháp giá thành và chi phí lưu thông, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ
vốn thỏa mãn nhu cầu sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ, nộp các khoản phải nộp cho
ngân sách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong cả nước.
b/ Phướng hướng và biện pháp tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, cầìn phải thực hiện các phương hướng
và biện pháp sau đây:

- Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động khâu dự trữ sản xuất bằng cách: chọn điểm
cung cấp hợp lý để rút ngắn số ngày hàng đi trên đường, só ngày cung cấp cách
nhau, căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động đã xác định trước và tình hình cung cấp vật
tư tổ chức hợp lý việc mua sắm, dự trữ vật liệu nhằm rút bớt số lượng dự trữ luân
chuyển thường ngày, kịp thời phát hiện và giải quyết những vật tư ứ đọng để giảm
vốn ở khâu này.
- Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu bằng cách áp dụng công nghệ sản xuất
kinh doanh hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá
thành sản phẩm để giảm vốn lưu động .
- Tăng tốc độ luân chuyển vốn tiền khâu lưu thông bằng cách nâng cao chất lượng
sản phẩm sản xuất, làm tốt công tác tiếp thị để rút ngắn số ngày dựk trữ thàh phẩm
ở kho, thực hiện được kế hoạch trung tâm. Đồng thời, theo dõi tình hình thanh toán
nhằm rút ngắn số ngày sản xuất vận chuyển và thanh toán thu tiền hàng kịp thời,
tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu lưu thông này.
PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG TẠI CÔNG TY
A.ĐẶT ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY HỮU NGHỊ ĐÀ NẴNG:
I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:
1.Quá trình hình thành và phát triển:
Tiền thân của Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng là xí nghiệp tẩy nhuộm in hoađược
thành lập vào ngày 02- 03- 1977,đến năm 1982 sáp nhập với xí nghiệp dệt Hòa
Khánh và xí nghiệp gia công Dệt QN-ĐN hợp thành xí nghiệp liên hợp Dệt Quãng
Nam Đà Nẵng.Vào tháng 10 năm 1986,do sắp xếp lại sản xuất ,xí nghiệp liên hợp
Dệt QN- ĐN tách ra thành hai đơn vị xí nghiệp Dệt Hòa Khánh và nhà máy Dệt
nhuộm Quãng Nam Đà Nẵng.
Đến 1992,trước bối cảnh ngành dệt may và giày cuả tỉnh QNĐN đang đứng
trước những khó khăn nghiêm trọng do thay đổi về thị trường(thị trường ngành dệt
may lúc bây giờ chủ yếu là các nước Liên Xô cũ) và thay đổi về cơ chế quản lý tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường,nhà máy Dệt nhuộm QNĐN
cùng với hai xí nghiệp Dệt kim và xí nghiệp Giày da của tỉnh đang co nguy cơ tan

rã.Trước tình hình này,UBND Tỉnh QNĐN đã có chủ trương sắp xếp lại ngành Dệt
may và giày để duy trì sản xuất .Từ đó công ty Hữu Nghị ra đời theo quyết định số
2994/QĐ-UB ngày 24/10/1992 trên cơ sở hợp nhất hai xí nghiệp Dệt và xí nghiệp
May.
Ngay từ khi mới thành lập,công ty phải giải quyết hàng loạt những khó khăn về
công ăn việc làm cho hơn 700 lao động,về chiến lược sản phẩm chưa định hình,thị
trường chưa có bên cạnh đó thiết bị nhà xưởng quá lạc hậu và cũ nát.Qua nhiều
lần khảo sát,nghiên cứu thị trường lãnh đạo công ty đã xác định đưọc mặt hàng
trước mắt là vỏ chăn xuất khẩu sang thị trường Nhật để tận dụng các cơ sở may và
dệt hiện có,đồng thời xác định chiến lược sản phẩm với mặt hàng cơ bản và lâu dải
là giày vải và giày thể thao xuất khẩu sang thị trường Châu Âu thông qua các công
ty của Hàn Quốc.Từ đó công ty tập trung vào việc đầu tư dây chuyền sản xuất giày
vải(năm 1993,1994) và dây chuyền giày thể thao(năm 1995) trên tinh thần tự tổ
chức nghiên cứu,học hỏi để tiến hành đào tạo đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật
với sự hướng dẫn của các chuyên gia Hàn Quốc.
Sau khi đầu tư dây chuyền sản xuất,trong khoảng thời gian hơn 3 năm,tập thể
cán bộ CNV tronh toàn công ty với sự hỗ trợ của tỉnh,các ngân hàng trong tỉnh,công
ty đã từng bước khắc phục những hậu quả tồn tại của 3 xí nghiệp trước đây và đi
vào tổ chức sản xuất,giải quyết đưọc việc làm cho hơn 2500 lao động.Đến nay,công
ty có được một số thị trường và khách hàng ổn định với doanh thu và kim ngạch
xuất khẩu qua các năm như sau:
- Năm 1999 : 119,30 (tỷ đồng) (8,71 triệu USD)
- Năm 2000 : 171,31 (tỷ đồng) (12,06 triệu USD)
- Năm 2001 : 210,22 (tỷ đồng) (14,52 triệu USD)
- Năm 2002 : 181,54 (tỷ đồng) (12,19 triệu USD)
Với những cố gắng vượt bậc,công ty đã đứng vững được trong nền kinh tế thị
trường, từng bước trưởng thành và lớn mạnh, uy tín sản phẩm của công ty vượt ra
khỏi quốc gia và được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao như Nhật, Hàn Quốc,
Đài Loan, các nước Châu Âu công ty ngày càng có nhiều khách hàng nước ngoài
đến ký kết hợp đồng và quan hệ mua bán.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:
a/ Nhiệm vụ:
- Là doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng hoàn tất từ khâu đầu đến khâu cuối
cùng của sản phẩm dệt,sản xuất sản phẩm này nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Ngày càng hoàn thiện công nghệ sản xuất ,đảm bảo sản xuất ngày càng cao
trên cơ sở sản xuất các mặt hàng tẩy trắng,nhuộm in hoa các loại vải,sản xuất sản
phẩm và giày xuât khẩu.
- Mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả,tự bù đắp chi phí,bảo toàn và phát
triển vốn,có nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ và tập trung năng lực sản xuất địa
phương,ứng dụng khoa học công nghệ.
b/ Quyền hạn:
- Là đơn vị kinh tế cơ sở, là đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa có kế
hoạch nhằm đáp ứnh nhu cầu thị trường ngày càng tăng, có tư cách pháp nhân và
hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ kinh doanh, được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Được quyền mở rộng,chủ động mọi hình thức kinh doanh, liên kết với các cơ quan
nghiên cứu, các tập thể cá nhân hay tổ chức khoa học để có thể áp dụng các công
nghệ mới.
- Chủ động xác định các nguồn vốn để thực hiện các chương trình sản xuất kinh
doanh,dược liên hoàn liên kết với các sản xuất kinh doanh khác,đưọc quyền vay,
mua bán ngoại tệ tại Ngân hàng ngoại thương,được huy động cổ phần,vay ở các
Ngân hàng nước ngoài và cán bộ công nhân viên trong công ty,
- Có quyền tự cân đối năng lực sản xuất,hoàn thiện cơ cấu sản xuất và nâng cao
chất lượng sản phẩm.
- Có quyền tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu qủa nhất,tự chủ
động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT ,QUẢN LÝ VÀ QUY TRÌNH CÔNG
NGHỆ TẠI CÔNG TY:
1/ Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:
a/ Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng là một doanh nghiệp sản xuất,sản phẩm chính của công

ty gồm có:giày vải xuất khẩu và giày thể thao xuất khẩu.Tại công ty,hoạt động tổ
chức sản xuất được thực hiện tại các xí nghiệp trực thuộc,cụ thể gồm hai xí nghiệp
như sau:
+ Xí nghiệp I: Sản xuất giày vải các loại,ngoài ra còn tổ chức khấu tẩy nhuộm các
loại vải theo yêu cầu của thị trường.
+ Xí nghiệp II: Sản xuất giày thể thao các loại.
Ngoài ra,công ty còn có một số xí nghiệp được bố trí rãi ráctại địa bàn thành phố Đà
Nẵng và tỉnh Quãng Nam.
b/ Quy mô kinh doanh:(cơ sở vật chất kỹ thuật)
Đối với công ty,máy móc thiết bị là điều kiện cần thiết để hoạt động sản xuất.Trong
năm qua,tình hình máy móc thiết bị của công ty như sau:
Tên máy móc thiết bị Số lượng Số ca Công suất
(sp/máy/ca) Công suất máy sử dụng Hiệu suất
(%)
I.Xí nghiệp may 300
1.May may một kim
2.May may hai kim
3.Máy vắt sổ
4.Máy cắt
5.Máy cắt khuy
6.Máy chính
7.Máy zích zắc 210
II.Xí nghiệp giày
1.Máy may
2.Dây chuyền
3.Máy cán luyện
4.Lò hơi
5.Lò lưu hóa 400

×