BÀI 5: Tập nặn tạo dáng
NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I.
MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
-
Nhận biết được hình dáng, đặc điểm một số con vật.
-
Biết cách nặn, nặn được con vật theo ý thích.
-
Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật.
II.
CHUẨN BỊ
1.
Giáo viên
-
Giáo án.
-
Tranh ảnh về các con vật quen thuộc.
-
Một số tượng con vật (nếu có).
2. Học sinh
-
Sách, đất nặn, tranh ảnh con vật (nếu có).
3. Phương pháp dạy học
-
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, hoạt động nhóm.
III.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
-
Ổn định lớp:
-
Kiểm tra bài cũ:
HĐ
NỘI
DUNG
CƠ BẢN
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG
HS
1
Quan sát
nhận xét
-
Giới thiệu bài
-
Giới thiệu tranh ảnh một số
con vật quen thuộc.
-
Gợi ý một số câu hỏi:
Tên con vật?
Gồm có những bộ phận
nào?
Khi con vật di chuyển,
hình dáng thay đổi ntn?
So sánh sự khác nhau
giữa các con vật?
-
Quan sát
-
Trả lời
Đầu,
thân, …
2
3
Cách
nặn
Thực
hành
Kể thêm những con vật
khác mà em biết?
Chọn con vật sẽ nặn, mô
tả hình dáng, đặc điểm?
-
Hướng dẫn cách nặn:
Nhớ lại hình dáng, đặc
điểm con vật định nặn.
Chọn màu đất phù hợp.
Nhào đất cho mềm, dẻo.
Có thể nặn theo 2 cách:
Cách 1:
Nặn từng bộ phận rồi
ghép dính lại.
Cách 2:
Nặn hình dáng chính từ 1
thỏi đất, thêm chi tiết phụ.
-
Một số HS
trả lời
-
Quan sát
-
Tiếp thu
-
Làm bài tập.
4
Nhận xét
– Đánh
giá
-
Thực hành theo nhóm, sắp
xếp thành một đề tài.
-
Hướng dẫn cụ thể từng nhóm.
-
Chú ý giữ vệ sinh bàn ghế,
quần áo.
-
Nhận xét bài nặn của các
nhóm về:
Đặc điểm, hình dáng con
vật, đề tài?
-
Đánh giá chung.
-
Tập nhận xét,
rút kinh
nghiệm.
IV.
CỦNG CỐ – LIÊN HỆ THỰC TẾ
-
Nhắc lại các bước tiến hành nặn con vật.
-
Nhắc nhở HS có ý thức bảo vệ, chăm sóc tốt vật nuôi.
V.
DẶN DÒ
-
Tìm, quan sát một số hoạ tiết trang trí.