Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Quản trị tài chính và các vấn đề về quản trị các hình thức tài chính trong doanh nghiệp - 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.23 KB, 42 trang )


hơn cả là các khoản nợ ngắn hạn sắp đến hạn thanh toán. Đây là một gánh nặng cho
Công ty khi mà những năm lại đây Công ty đang hoạt động có hiệu quả nhưng chưa
cao, các khoản chi phí vượt quá khả năng nên Công ty cần phải có thời gian hơn nữa
để giải quyết vấn đề này. Nguyên nhân của việc tăng cao của nợ ngắn hạn là do các
khoản nợ dài hạn đến hạn trả, một phần là do Công ty vay nợ để thanh toán cho nhà
cung cấp nguyên vật liệu với chi phí cao và trang trải các chi phí bên trong lẫn bên
ngoài và nhưng chi phí có liên quan.
4.2. Phân tích các thông số tài chính.
a. Các thông số thanh toán:
Bảng phân tích thông số khả năng thanh toán
Đây là các thông số hoán chuyển tiền mặt, vì nó bao hàm khả năng chuyển đổi
các tài sản thành tiền trong khoản thời gian ngắn nhất. Với một chỉ số như vậy Công ty
có 1,05 đồng tài sản lưu động để sẵn sàng đối phó với một đồng nợ ngắn hạn, việc duy
trì tỷ lệ này thì Công ty đang có lợi thế vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa đưa một
phần tiền mặt vào lưu thông tạo ra thêm lợi nhuận. Đây là sự thành công trong quản trị
tiền mặt, nó bắt nguồn từ lợi nhuận của năm tăng lên.
Khả năng thanh toán nhanh là 1,12 là mức trung bình chung của ngành công
nghiệp, như vậy là Công ty đã giữ ở xát mức ngành, nguyên nhân là do hàng tồn kho
có tăng nhưng tốc độ tăng lại thấp dần và các khoản phải thu được cải thiện hơn biểu
hiện ở tốc độ quay vòng các khoản phải thu. Tuy nhiên, nếu có một tỷ trọng lớn các
khoản thu bị quá hạn ta có thể quá cường điệu khả năng thanh toán của Công ty khi chỉ
nhìn vào các thông số thanh toán kể trên.
b. Các chỉ số đòn bẩy:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Bảng phân tích chỉ số đòn bẩy
Thông số Đvt Công thức tính 2001 2002 2003
Nợ trên tổng tài sản % Tổng nợ phải trả/tổng tài sản 87.5 96.5 95.1
Thông số đòn bẩy Nợ dài hạn/(nợ dài hạn + vốn CSH) 0.81 0.95
Khi doanh số thay đổi do những điền kiện kinh doanh khác nhau thì khoản thu


lớn nhất của Công ty bị ảnh hưởng. Các chi phí ít nhiều cũng bị ảnh hưởng theo, dù
trong nợ trên tổng tài sản là 0,38 điều này cho thấy khoản nợ của Công ty phải đối mặt
không thật quá lớn và nó có thể nằm trong tầm kiểm soát được của Công ty. Với thông
số đòn bẩy đã khuyếch đại rõ cho ta thấy sự dao động của sản lượng đến lợi nhuận
trước thuế và lãi là 0,068 lần vào năm 2003.
c. Các chỉ số hoạt động:
Bảng phân tích chỉ số hoạt động.
Vòng quay kp thu vòng Tổng doanh thu / khoản phải thu 3.7 3.6 8.1 8.1
Vòng quay tồn kho vòng Giá vốn hàng bán / tồn kho bình quân 3.8 5.1 6.3
Kỳ thu tiền bquân ngày (khoản phải thu*360)/tổng doanh thu 96 100
Kỳ dự trữ bquân ngày 360ngày/Vquay tồn kho 94.7 70.6 57
Vòng quay tài sản vòng Lợi nhuận thuần / tổng tài sản 0.59 0.67 1.22
Vòng quay khoản phải thu của Công ty là 8,1, đây là tốc độ quay vòng cao. Nếu
như tốc độ quay vòng của nganh là 8,1 thì Công ty đã đạt được một thông số rất tốt.
Tuy nhiên, một mặt nó là cho đồng tiền của Công ty có khả năng chuyển hoá nhanh,
nhưng nó lại bắt nguồn từ việc sử dụng chính sách tín dụng hạn chế của Công ty. Thời
hạn thanh toán của khách hàng đối với các khoản phải thu ngắn làm cho khả năng cạnh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

tranh của Công ty giảm xuống làm giảm kỳ vọng của khách hàng đối với Công ty khi
mà họ mong muốn có được thời hạn thanh toán rộng rãi hơn đối với họ.
Tốc độ quay vòng tồn kho tăng lên và vượt quá mức trung bình ngành. Đây là
điều rất tốt, điều này cho thấy lượng tiêu thụ lớn hơn lượng tồn kho của Công ty,
nguyên nhân là do Công ty đã có những chính sách tiêu thụ mới tiöm kiếm khách hàng
mới và dựa trên chất lượng hàng hoá mà Công ty đang sản xuất được khách hàng ưa
chuộng.
Vòng quay tài sản của Công ty đang có dấu hiệu tăng dần từ năm 2001 đến năm
2003làm cho vòng quay tài sản đang tiến dần về mức trung bình chung của ngành.
Nguyên nhân của việc tăng này là do moothq mang lại từ hoạt động kinh doanh của
Công ty, nó tỷ lệ thuận với doanh số khi mà doanh số tăng lên thì vòng quay tài sản

cũng tăng lên, hiệu quả kinh doanh được thể hiện rõ nét nhất.
d. Các thông số tỉ suất sinh lợi:
Bảng phân tích thông số tỉ suất sinh lợi
Thông số Đvt Công thức tính 2001 2002 2003
Lợi nhuận gộp biên % Lợi nhuận gộp /doanh thu thuần 6.6 7.7 9.9
Lợi nhuận ròng biên % Lợi nhuận ròng / doanh thu thuần 0.03 0.12
Thu nhập/tài sản % Lợi nhuận ròng / tổng tài sản 0.02 0.15
Thu nhập/vốn CSH % Lợi nhuận ròng / vốn chủ sở hữu 0.71 3
Thông số nợ trên tài sản ròng hơi giảm, chứng tỏ có sự tiến bộ trong điền kiện chung
theo quan điểm của các nhà phân tích tín dụng. Lợi nhuận ròng biên và lợi nhuận gộp
biên dao động theo thời gian, tuy nhiên đến năm2003 2 thông số này diễn tả những
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

tiến bộ đáng kể. Không có sự chệnh lệch đáng kể nào giữa hai thông số để có thể kết
luận sự kém hiệu quả trong quản trị sản xuất.
Thu nhập trên tài sản dao động đã làm nhiều nhận xét về khả năng tăng thu
nhập trên tài sản, tuy nhiên từ năm 2002 đến 2003 đã tăng lên khi lợi nhuận ròng biên
đã có sự tiến bộ. Để đạt được khả năng sinh lợi lớn theo nghĩa tuyệt đối Công ty đã
phải gia tăng tài sản, chính điều này đã làm giảm thu nhập trên tổng tài sản.
5. Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh:
Nhận xét: Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty dưới
đây ta thấy rằng, Công ty đang ngày càng hoạt động có hiệu quả. Doanh thu thuần tăng
lên đồng thời doanh thu hàng xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể do Công ty mở rộng thị
trường may mặc ra nước ngoài.
Doanh thu thuần tăng lên và chiếm tỷ lệ cao 68,9%, điều này có nghĩa là Công
ty đã dần đi vào hoạt động có hiệu quả. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay Công ty
sẽ dần chiếm được lòng tin ở thị trường mới ở trong nước và nước ngoài và sẽ dần
chiếm lại những thị trường đã mất.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp từ lợi nhuận âm (< 0) trong năm 2001,
nhưng đến năm 2003 thì lợi nhuận sau thuế đã tăng 267.456.000 đồng và chiếm tỉ

trọng 503% so với năm 2002, đây là kết quả tất yếu của quá trình cơ cấu lại ngành
nghề sản xuất.
1.DT Thuần 78917 127932 216031 49015 162.1 88099 168.9
2. Giá vốn h bán. 73740 118067 194593 44327 160.1 76526 164.8
3.LN gộp. 5177 9865 21438 4688 190.6 11573 217.3
4. Cphí bhàng 589 1650 6139 1061 280.1 4489 372.1
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

5. Cphí QLDN 4562 4913 9623 351 107.7 4710 195.9
6.Ln từ HĐKD. 25 -948 -1757 -973 -3792.0 -809 185.3
7. TN tài chính 21 1082 21 1061 5152.4
8. Chi phí TC. 4271 8516 4271 4245 199.4
9.LN từ HĐTC -4250 -7434 -4250 -3184 174.9
10.TN bất thường 1651 2219 1651 568 134.4
11.Cp bất thường 659 193 659 -466 29.3
12. LN bất thường -25 992 2025 1017 -3968.0 1033 204.1
13. LN trước thuế 0 44 267 44 223 606.8
14. Thuế TNDN 0 0 0 0 0
15. LN sau thuế 0 44 267 44 223 606.8
Với sản lượng tiêu thụ cao và doanh thu lớn nên giá vốn hàng bán cũng tăng lên
76 tỉ đồng. Nhưng xét về mặt tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu vẫn là 0,9%,
điều này có nghĩa là giá vốn hàng bán so với một đơn vị sản phẩm vẫn không thay đổi.
Như vậy, với tỷ lệ không thay đổi này cho ta kết luận rằng: mặc dù chi phí nguyên vật
liệu có tăng nhưng giá thành sản phẩm vẫn không thay đổi hay chi phí sản xuất cho 1
đơn vị vẫn không thay đổi và sẽ có khả năng giảm xuống trong các kỳ sản xuất tiếp
theo, đây là điều rất khả quan của Công ty vì đã quản lý tốt trong khâu sản xuất và đạt
kế hoạch trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm. tỷ lệ giá vốn hàng bán so với năm
2002 giảm 92,3% - 90,1% = 2,2%, nên đã làm cho lợi nhuận năm 2003 tăng lên. Trong
khi đó chi phí bán hàng năm 2003 so với năm 2002 tăng 2,84% - 1,29% =1,55%,
nguyên nhân là do Công ty đã sản xuất nhiều mặc hàng mới và cần có những chiến

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

lược Marketing mới trong tiêu thụ, nên có đòi hỏi phải có một chi phí đủ lớn và thích
hợp để kích cầu và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Chi phí quản lý cũng tăng lên so với năm 2002 là 0,7%, tuy có tăng nhưng
không đáng kể. Nguyên nhân của việc tăng chi phí quản lý là do Công ty đã lắp đặt
nhiều hệ thống máy vi tính mới với mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 mỗi nhân viên sẽ
có một máy vi tính, trang bị văn phòng đang trong giai đoạn nâng cấp và chi phí văn
phòng phẩm ngày càng tăng lên, hệ thống quản lý ngày càng hiện đại đòi hỏi phải có
sự đầu tư đúng mức.
Thu nhập từ hoạt động tài chính cũng tăng lên là do Công ty trong năm qua đã
thanh lý một sản lượng lớn máy móc thiết bị đã không còn hiệu quả sản xuất, giải thể
và thanh lý một số tài sản cố định của các nhà máy xí nghiệp hoạt động không hiệu
quả.
6. Phân Tích Khối và Phân Tích Chỉ Số:
Nhận xét: Khi phân tích khối sẽ làm rõ hơn sự biến động của các khoản phải
thu mà chúng ta cần quan tâm để giải quyết.
Qua bảng phân tích dưới đây ta thấy khoản phải thu giảm mạnh vào năm 2003còn
14,8% trong khi vào năm 2002 tỷ lệ này là 20%, so với năm 2001 là 15,9%. Trong khi
đó ngân quỹ lại tăng mạnh vào năm 2003từ 0,1% lên 0,9%, tài sản cố định giảm dần
trong những năm gần đây chứng tỏ mức khấu hao thấp.
Khoản phải thu giảm có lẽ do các khoản nợ tích luỹ của khách hàng với Công
ty đã thu được, các khoản nợ tới hạn đã thanh toán và thêm vào đó các khoản trả trước
cho Công ty cũng tăng lên. Vay ngân hàng và nợ dài hạn tăng trong năm 2003 nhưng
không đáng kể vẫn ở mức tương đương với năm 2001 và 2002, và đây cũng có thể là
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

để phục vụ cho việc tăng tài sản cố định. Lợi nhuận sau thuế giảm dần vào năm 3002
do chi phí bán hàng tăng từ 1,3% lên 2,8% làm giảm lợi nhuận đáng kể. Thuế thu nhập
của Công ty bằng 0 là do các năm trước năm 2002 Công ty hoạt động không có hiệu

quả lợi nhuận luôn âm, nhưng năm 2002 và 2003 tuy có lợi nhuận ròng song vẫn
không bù đắp đủ nợ tích luỹ của các năm lợi nhuận âm. Vì vậy mà thuế thu nhập của
doanh nghiệp bằng 0, đây cũng là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với Công ty có
lợi nhuận âm. Thuế thu nhập bằng 0 nên các yếu tố còn lại làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Hai loại chi phí này đều
tăng làm cho lợi nhuận giảm xuống.
Chỉ tiêu Phân tích khối Phân tích chỉ số
2001 2002 2003 2001 2002 2003
1. Tiền mặt 0.6% 0.1% 0.9% 100% 34.2% 226.1%
2. Khoản phải thu 15.9% 20.0% 14.8% 100% 168.8% 126.5%
3. Tồn kho 14.8% 14.8% 19.4% 100% 133.7% 178.0%
4. Tài sản Có lưu động 31.3% 35.0% 35.1% 100% 149.7% 152.7%
5. Tài sản cố định ròng 68.7% 65.0% 64.9% 100% 126.5% 128.3%
6. Tổng tài sản Có 100.0% 100.0% 100.0% 100% 133.8%
7. Khoản phải trả 87.4% 96.2% 95.1% 100% 147.3% 148.0%
8. Nợ ngắn hạn 33.7% 33.2% 31.9% 100% 132.0% 128.6%
9. Nợ dài hạn 12.6% 3.8% 4.9% 100% 39.9% 52.9%
10. Nợ lưu động 53.7% 63.0% 63.2% 100% 156.9% 160.1%
11. Tổng Nợ 100.0% 100.0% 100.0% 100% 133.8% 136.0%
12. Doanh số 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 162.1%
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

13. Chi phí bán hàng 0.7% 1.3% 2.8% 100.0% 280.1% 1042.3%
14. Chi phí QLDN 5.8% 3.8% 4.5% 100.0% 107.7% 210.9%
15. Lợi nhuận trước thuế 93.5% 94.9% 92.7% 100.0% 164.5% 271.5%
16. Thuế TNDN 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0%
17. Lợi nhuận sau thuế 93.5% 94.9% 92.7% 100.0% 164.5% 271.5%
Phân tích chỉ số cũng cho ta hình ảnh tương tự, ngân quỹ tăng rất nhanh, khoản phải
thu giảm nhanh, tồn kho lại tăng nhanh lên 178%, tài sản cố định ròng tăng nhẹ và
không đáng kể. Khoản phải trả vẫn giữ ở mức tương đương so với năm 2002, nợ dài

hạn tăng chậm lên 3,2%, nợ ngắn hạn giảm nhẹ, doanh số năm 2003 tăng rất cao, đây
là hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên theo sau vẫn
là các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, vì thế mà đã làm
giảm lợi nhuận. Tóm lại, phân tích khối và phân tích chỉ số cho ta một cách phân tích
các báo cáo tài chính sâu sắc hơn theo các dọc và ngang của bảng báo cáo tài chính, từ
đó giúp cho nhà phân tích tài chính thấy rõ hơn những vấn đề cần được giải quyết.
B. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY.
I. HOẠT ĐỘNG BÁN TÍN DỤNG HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY.
1. Đối Tượng Khách Hàng Bán Tín Dụng:
Cùng với sự phát triển và mở rộng thị trường, sự phụ thuộc giữa các doanh
nghiệp với thị trường cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau càng chặt chẽ, doanh
nghiệp nào biết khai thác tốt thị trường cũng như các mối quan hệ với khách hàng
được bền chặt thì doanh nghiệp đó có cơ hội phát triển kinh doanh. Muốn hoạt động
kinh doanh có hiệu quả cao doanh nghiệp phải biết tận dụng cơ hội, hạn chế khó khăn ,
tránh các cạm bẩy muốn vậy doanh nghiệp phải giải quyết tốt các mối quan hệ với
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

khách hàng. Khách hàng là đối tượng duy nhất mà doanh nghiệp phải tận tuỵ phục vụ
và thông qua đó doanh nghiệp mới có cơ hội gia tăng doanh số. Việc lựa chọn đối
tượng khách hàng bán tín dụng là điều cần được cân nhắc hàng đầu để mở rộng tín
dụng, việc so sánh, phân tích để tìm kiếm đối tượng khách hàng là việc rất kho khăn.
Bảng tổng hợp khoản nợ phải thu. (ĐVT : đồng)
Tên đối tượng 2002 2003 Số tuyệt đối Stđ %
Phải thu của khách hàng 30.427.263.522 13.352.497.558 -17.074.765.964
1. Khách hàng Tp HCM
2. Khách hàng Tp Hà Nội
3. Khách hàng Tp Đà Nẵng
4. Khách hàng khác 8.226.919.765
Hiện nay đối tượng của việc thanh toán bằng tín dụng vẫn là các Công ty nước ngoài,
tỷ lệ này chiếm 1/4 trong tổng doanh thu bán hàng và một số khác ở trong nước và còn

lại là thanh toán không qua thanh toán tín dụng.
Do đặc điểm về địa lý, phong tục kinh doanh nên hầu như các khách hàng
nước ngoài đều mở tín dụng thanh toán và cũng nhằm mục đích đảm bảo hợp đồng
được thực hiện đúng và hợp lý
2. Chính Sách Tín Dụng của Công ty.
2.1. Tiêu chuẩn tín dụng:
Để đánh giá tiêu chuẩn cho khách hàng, Công ty chủ yếu dựa vào thành tích tín
dụng quá khứ của khách hàng.
Khách hàng mà Công ty bán chịu chủ yếu là những khách hàng truyền thống,
bạn hàng quan hệ lâu năm trên cơ sở ký kết các hợp đồng kinh tế.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

+ Với khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước thì mức độ tin tưởng cao hơn so
với các doanh nghiệp ngoài quốc dân và có thể có những doanh nghiệp Nhà nước
không phải ký cược, ký quỹ như những doanh nghiệp khác.
+Những khách hàng mới mà không qua sự giới thiệu của những khách hàng
quen thuộc thì bắt buột phải có thế chấp.
+Với những khách hàng mới mà Công ty thiết lập quan hệ thông qua tiếp thị để
đánh giá tiêu chuẩn tín dụng, Công ty cũng dựa vào những yếu tố sau:
+Thành tích tín dụng của khách hàng: thông qua thu thập thông tin từ nhiều nguồn.
+Thế chấp để đảm bảo cho những khoản nợ của khách hàng.
+Vốn: dựa vào báo cáo tài chính để xác định khả năng thanh toán nợ hiện tại của
khách hàng.
Tuy nhiên, cũng xét trong tính chất của những mặt hàng mà Công ty kinh doanh,
những mặt hàng như sợi 20Pe/es và sợi 20 Cotton/es thì bắt buột khách hàng nào cũng
phải đặt cược trước.
Hiện nay, tiêu chuẩn tín dụng không đơn thuận áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà
nước mà đã mở rộng ra cho nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Cũng như các doanh
nghiệp khác Công ty cũng đã hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng đến mức mà tính sinh lợi của
lượng bán thêm vượt quá chi phí của khoản phải thu tăng thêm. Lợi nhuận khi mở

rộng chính sách tín dụng là do tận dụng lợi thế theo quy mô.
Những chi phí mà Công ty thường đưa vào chi phí quản lý nợ là những chi phí khi
doanh nghiệp đi thu nợ tính % trên donh số nợ./ nợ khó đòi được tính một tỷ lệ % theo
doanh số, Công ty dựa vào các tỷ lệ nợ khó đòi của 3 năm gần nhất, từ đó tính tỷ lệ nợ
khó đòi năm hiện tại bằng tỷ lệ nợ khó đòi bình quân của 3 năm gần nhất.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

2.2. Thời Hạn Tín Dụng:
thời hạn tín dụng xác định độ dài thời kỳ tín dụng và thời hạn trong đó sẽ chấp
nhận một tỷ lệ giảm giá. Công ty không phân biệt khách hàng cũ hay mới ký hợp đồng
thời hạn là 30 ngày.
Do khách hàng của Công ty phân tán khắp nơi trong cả nước và khách hàng
nước ngoài, ngoài nhu cầu cung cấp, thanh toá, điền kiện thanh toán khác nhau nên
Công ty thường chia ra từng nhóm khách hàng theo khu vực để tính thời hạn tín dụng.
* Mô hình số dư khoản phải thu: để theo dõi tình hình thu nợ của khách hàng theo
khu vực, Công ty đo lường phần doanh số bán chịu của mỗi tháng vẫn chưa thu được
tiền tại thời điểm cuối tháng đó và tại thời điểm kết thúc tháng tiếp theo.
Bảng theo dõi công nợ.
Tháng bán hàng Tỷ lệ các khoản phải thu còn tồn đọng đến trước cuối tháng.
Tháng hiện tại 75% 80% 60% 55%
Trước 01 tháng 30% 60% 50% 55%
Trước 02 tháng 20% 25% 20% 35%
Trước 03 tháng 5% 10% 0% 5%
Công ty đang áp dụng mô hình này phù hợp với đặc điểm của Công ty. Mô hình
này không bị chi phối bởi yếu tố doanh số bán theo mùa vụ, có tháng tiêu thụ rất
mạnh, có tháng tiêu thu rất ít. Để doanh số của các tháng trước mà chưa thu được
tháng này phải ghi theo tháng hiện tại và tương tự tháng hiện tại lại ghi theo tháng tiếp
theo để phân bổ một phần giữa các tháng với nhau, khoản phải thu khách hàng của các
tháng ít biến động khi ghi trên sổ sách kế toán.
2.3. Chính sách chiết khấu:

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Công ty áp dụng một tỷ lệ chiết khấu cho mọi khách hàng và tỷ lệ này chủ yếu
dựa vào tỷ lệ của các đối thủ cạnh tranh và tỷ lệ lãi suất ngân hàng mà không phụ
thuộc vào mục tiêu của Công ty, không phân biệt khách hàng cũ hay mới. Tiền chiết
khấu ít trả trước cho khách hàng khi khách hàng hạch toán chuyển tiền cho Công ty thì
Công ty mới quyết toán.
Trước đây Công ty không áp dụng bất kỳ hình thức chiết khấu nào cho khách
hàng mà chỉ cho khách hàng nợ trong một thời hạn nhất định và khi các khoản nợ quá
hạn thì Công ty áp dụng tính lãi theo lãi suất ngân hàng, điều này đã không làm kích
thích khách hàng trả nợ đúng hạn nên các khoản vốn của Công ty bị khách hàng chiếm
dụng rất lớn. Trong những năm lại đây khi mà kinh tế thị trường mở cửa hình thức
thanh toán cũng được phát triển mạnh hơn, nên việc áp dụng chính sách tín dụng và
chiết khấu trong tín dụng được xem như là hình thức đắc lực nhất trong việc kích thích
khách hàng trả nợ sớm để được hưởng chiết khấu, nó đã mang lại hiệu quả cho Công
ty và kỳ thu tiền bình quân cũng được rút ngắn hơn.
Chiết khấu chỉ được áp dụng cho khách hàng trả tiền ngay trong thời hạn được
hưởng chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu mà Công ty áp dụng được biểu hiện qua công thức
sau:
Lãi suất TGNH < lãi suất chiết khấu < lãi suất của đối thủ cạnh tranh < lãi suất
tiền vay.
Với việc đưa ra mục tiêu như vậy Công ty đảm bảo được tính sinh lợi trong các
khoản phải thu khi khách hàng trả tiền ngay. Tuy nhiên, với việc áp dụng chiết khấu
dựa vào đối thủ cạnh tranh lại là những khó khăn mà Công ty cần phải giải quyết, với
tỷ lệ chiết khấu của đối thủ cạnh tranh ta không thể biết trước họ sẽ chiết khấu cho
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

khách hàng với tỷ lệ là bao nhiêu và nó sẽ thay đổi như thế nào theo khối lượng hàng
mua của khách hàng
2.4. Phương thức thanh toán và chính sách thu nợ:

Công ty ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài tính theo đồng USD với tỉ
giá vào lúc thanh toán hợp đồng do ngân hàng công thương Đà Nẵng công bố. Bởi vì,
theo xu hướng các năm gần đây giá cả nguyên vật liệu tăng lên, đồng USD cũng tăng
lên so với VND, tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ với đồng nội tệ tăng lên, như vậy
Công ty sẽ thu được nhiều VND hơn đồng tiền ghi trên bảng cân đối kế toán, nhưng
nếu tỷ giá này giảm xuống Công ty sẽ phải chịu thiệt.
Trong chính sách thu nợ của Công ty có chính sách thu nợ bằng pháp luật khi
các khoản nợ quá hạn và không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên Công ty ít áp dụng
phương pháp này vì sẽ làm giảm uy tín của khách hàng làm mất lòng khách hàng nên
chỉ áp dụng khi các công ty sắp bị phá sản và các khách hàng luôn luôn trễ hạn kéo
dài.
Công ty còn xem xét cả giá trị và thời hạn trễ hạn. Nếu giá trị không lớn lắm và
thời hạn không trễ nhiều lắm thì Công ty không hối thúc đòi nợ mà chỉ nhắc nhở thời
hạn thanh toán để không chạm lòng tự ái cũng như tình cảm của khách hàng đối với
Công ty.
Việc định mức giá ghi trong hợp đồng dựa vào thoả thuận của 2 bên, Công ty
định mức giá = định mức chi phí + tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí. Tuy nhiên giá thành
nguyên vật liệu biến động liên tục, kèm theo các chi phí khác tăng như: điện năng,
xăng, dầu có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, trong hợp đồng có thoả thuận nếu giá
trị chi phí biến động thêm 5% thì phải điều chỉnh lại theo nguyên tắc mỗi bên hưởng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

lợi nhuận tăng thêm hay chi phí tăng thêm là 50%, nhưng tỷ lệ lợi nhuận vẫn theo chi
phí cũ. Nghĩa là, nếu chi phí tăng thêm 5% thì khách hàng sẽ chịu 2,5% trong chi phí
tăng thêm đó, khi khách hàng đã chịu chi phí tăng thêm rồi thì nếu tỷ lệ lợi nhuận tăng
thêm nữa họ sẽ chịu thiệt hơn. Ngược lại, nếu giá cả nguyên vật liệu giảm thấp 5% thì
khách hàng hưởng 2,5% thì họ sẽ không được hưởng khi giảm đi nữa, đây là điều cần
phải xem xét lại.
Phân tích tình hình khoản phải thu tại Công ty (ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002

Khoản phải thu 15.524 30.427 13.352 14.902 196% -17.074 -56%
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản phải thu biến động mạnh
so với 2001 là 196%. Nguyên nhân là do các khoản phải thu tích luỹ của các năm
trước đây là các khoản nợ khó đòi và do Công ty đã quản trị không tốt các khoản phải
thu. Trong khi đó lượng hàng hoá trong năm 2002 biến động và tăng lên rất lớn so với
năm 2001, cũng trong năm này Công ty đã thoáng rộng hơn trong các thời hạn thu nợ
kích thích được phần lớn các khách hàng truyền thống của Công ty mua hàng. Sang
năm 2003 tỷ lệ các khoản phải thu giảm đáng kể chỉ còn 14.902.967.000 đồng so với
năm 2002. Đây là yếu tố quan trọng để Công ty tiếp tục theo đuổi chính sách thu nợ
của mình trong những năm đến.
Một số khách hàng của Công ty được phép mua chịu hàng hoá trong một thời
gian nhất định và chỉ thanh toán bằng chuyển khoản hoặc thu trực tiếp bằng tiền mặt,
trong thời gian cho khách hàng nợ tiền nếu khách hàng quá hạn thanh toán sẽ áp dụng
lãi suất để tính lãi trên khoản tiền mà bị khách hàng chiếm dụng đó, và bằng từ 60%-
>80% lãi suất do ngân hàng công thương công bố.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY.
1. Ưu Điểm:
Với chính sách thu nợ như hiện nay của Công ty áp dụng đã phần nào mang lại
hiệu quả làm giảm các khoản phải thu, vừa đảm bảo thu được nợ giảm tối đa các
khoản nợ khó đòi nhưng vẫn đẩm bảo về mọi mặt cho Công ty như: uy tín, các mối
quan hệ làm ăn lâu dài, khuyến khích khách hàng trả nợ, xây dựng tình cảm tốt đẹp
giữa Công ty với khách hàng đảm bảo bí mật tài chính cho khách hàng và kích thích
khách hàng đặt mua hàng hoá nhiều hơn nữa đảm bảo vị thế cạnh tranh của Công ty và
tạo thông tin tốt cho các khách hàng mới tiềm năng muốn hợp tác làm ăn với Công ty
trong tương lai.
Với chính sách bán tín dụng giản đơn như hiện nay Công ty đang áp dụng đã
làm cho Công ty tiết kiệm được các khoản chi phí do việc bán hàng và các chi phí
quản lý. Ngoài ra với chính sách tín dụng này Công ty đã làm cho kỳ thu tiền bình

quân giảm đi rõ rệt, quản lý khoản phải thu cũng dễ dàng hơn.
2. Nhược Điểm:
Với chính sách thu nợ hiện nay của Công ty thì quá mềm dẽo đó lại có tác dụng
ngược lại đối với những khách hàng thường xuyên trễ hạn, các khoản tiền bị khách
hàng chiếm dụng quá lớn trong một thời gian dài làm mất đi chi phí cơ hội rất lớn, các
khoản nợ tính theo lãi suất tăng thêm đối với khách hàng không mở tín dụng thường
thấp và không mang về lợi ích cho Công ty.
Ngoài chế tài cưỡng chế bằng pháp luật đối với Công ty thì Công ty không còn
một chế tài nào khác có hiệu quả hơn để buộc khách hàng trả tiền.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Với chính sách bán tín dụng hạn chế như hiện nay, Công ty đã không thể cạnh
tranh nổi với các Công ty khác trên thị trường, chưa góp phần nâng cao vị thế cạnh
tranh, gia tăng thị phần và các chính sách thường ít hấp dẫn hơn.
Chính sách tín dụng của Công ty xây dựng một cách giản đơn chủ quan chưa
thấy hết được lợi ích cũng như thiệt hại từ các chính sách tín dụng đó, không dựa trên
sự phân tích cân nhắc ảnh hưởng nào cả đến lợi nhuận của Công ty.
Chính sách thu nợ không chặt chẽ dẫn đến mất mát, thất thoát cho Công ty. Do
đó, khi một bộ phận khách hàng trì hoãn thanh toán hoặc không thanh toán gây tổn
thất cho Công ty.
3. Nhận Xét Chung:
Phương thức bán hàng hiện nay là mua đứt bán đoạn, song trong quá trình
thanh toán Công ty vẫn chấp nhận cho khách hàng trả chậm với thời hạn không ổn
định.
Chưa chú trọng đến việc phân tích yêu cầu tín dụng, đặc điểm tín dụng của
Công ty chỉ đưa ra thời hạn tín dụng rất ngắn, tiêu chuẩn tín dụng cao, chưa nắm bắt
theo dõi đặc điểm tín dụng của khách hàng.
Chính sách tín dụng chủ yếu hiện nay vẫn là các doanh nghiệp quốc dân có rất
ít tín dụng được mở cho khách hàng ngoài quốc dân và việc thu tín dụng chỉ có
phương pháp kích thích mà không có hình thức bắt buộc.

Với mục tiêu ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh, gia tăng thị phần và có hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh, Công ty cần xây dựng một cách hoàn thiệt hơn, phù
hợp với chính sách bán tín dụng, để quản trị khoản phải thu có hiệu quả nhằm tăng
cường cạnh tranh và gia tăng doanh số hơn nữa.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HOÀ THỌ.
I. CÁC CĂN CỨ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU.
1. Căn Cứ Vào Các Mục Tiêu Kinh Doanh Của Công Ty.
1.1. Mục tiêu hoạt động sản xuất của Công ty:
Để hoạt động kinh doanh được liên tục và hiệu quả không những cần phải kết
hợp nhiều yếu tố, nhiều công đoạn, nhiều khâu và nhiều bộ phận hơn nữa để mang tính
liên tục từ sản xuất đến tiêu thụ và mục tiêu cuối cùng vẫn là tối đa hoá lợi nhuận.
Trong những năm đến mục tiêu sản xuất của Công ty là đạt sản lượng sản xuất
và tiêu thụ càng cao càng tốt, giảm tối đa lượng tồn kho và chi phí nguyên vật liệu là
thấp nhất. Hiện nay, mặt hàng sợi của Công ty có chất lượng cao và có uy tín được
khách hàng trong nước và nước ngoài tin dùng, sản lượng sản xuất sợi tăng lên không
ngừng và mục tiêu đặt ra sẽ tăng vào năm 2004 là từ 150% ->200% để đáp ứng đủ nhu
cầu tiêu dùng và dự trữ. Ngành dệt may ít ưu thế hơn nên mục tiêu dặt ra chỉ từ 110% -
>130% so với năm 2003. Với máy móc thiết bị mới sẽ hoạt động 100% công suất thiết
kế và các mục tiêu đề ra hoàn toàn thực hiện được và có khả năng sẽ vượt kế hoạch.
1.2. Mục tiêu tài chính:
Trong năm tới mục tiêu thị phần của Công ty đặt ra là tăng từ 6,3% lên 7,2%
vào năm 2004 và tỷ lệ gia tăng tỷ suất sinh lợi là 6,5% dựa trên tình hình kinh doanh
của Công ty trong 3 năm qua và triển vọng kinh doanh của Công ty trong năm tới. Một
vấn đề lớn của Công ty là tiếp tục mở rộng và xây dựng thêm nhà máy sợi phân xưởng
III, với 40000 cọc sợi để sản xuất các loại sợi như: sợi Cotton, T/C sợi Polyester và
các loại sợi khác nhưng vốn đầu tư lại rất hạn hẹp. Vì vậy, Công ty cần phải thu hồi
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


vốn nợ càng nhanh càng tốt để đầu tư vào tài sản cố định. Vì điền kiện của Công ty thì
không cho phép nguồn vốn bị chiếm dụng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh nhưng sẽ cho khách hàng nợ bao nhiêu còn phụ thuộc vào chính sách
tín dụng, thời hạn và chất lượng tín dụng của Công ty như thế nào. Đây là yếu tố để
Công ty xem xét và quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.
2. Căn Cứ Vào Đối Thủ Cạnh Tranh:
Việc các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng của Công ty,
tuy không lớn nhưng cũng có tác dụng ít nhiều đến chất lượng tín dụng mà Công ty
đang thực hiện. Việc xác định mức chiết khấu cho khách hàng bao nhiêu % dựa vào
công thức sau:
Lãi suất TGNH < CKđt < CKct < lãi suất tiền vay.
Trong đó: CKđt : là lãi suất chiết khấu của đối thủ cạnh tranh.
CKct : là lãi suất chiết khấu của Công ty.
Việc xác định như công thức trên luôn cho ta một lãi suất chiết khấu cho khách
hàng lớn hơn lãi suất của đối thủ cạnh tranh nhưng lại nhỏ hơn lãi suất tiền vay vừa
kích thích khách hàng đến với chính sách tín dụng của Công ty vừa đảm bảo lợi ích
trong chính sách chiết khấu. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để biết được lãi suất
chiết khấu của đối thủ áp dụng cho khách hàng. Mọi công ty đều muốn tăng thị phần
của mình trên thị trường và luôn muốn có những khách hàng trung thành, thì việc chiết
khấu căn cứ vào đối thủ cạnh tranh phải đi đôi với việc đảm bảo quyền lợi của Công ty
một cách tốt nhất và an toàn nhất.
3. Căn Cứ Vào Khách Hàng:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Khách hàng là người trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu thụ sản phẩm của Công ty và
là người trực tiếp được Công ty cấp tín dụng. Để đưa ra một quyết định tín dụng hợp
lý cho khách hàng, Công ty cần phải phân nhóm từng loại khách hàng, từng đặc điểm,
cách thức mua hàng, uy tín và tài chính của khách hàng đó. Việc phân nhóm và chọn
lựa khách hàng để cấp tín dụng là điều hết sức khó khăn nó vừa đảm bảo quyền lợ cho

bên mua và bên bán thanh toán một cách hợp lý nhất và có lợi nhất. Tuỳ thuộc vào
từng nhóm khách hàng mà Công ty có thể mở rộng chính sách đến mức vẫn có lợi
nhuận ròng biên luôn luôn dương, điều đó sẽ tạo ra lượng sản phẩm tiêu thụ và thu tiền
hiệu quả. Giảm thiểu tối đa tỷ lệ mất mát và vẫn khuyến khích được khách hàng trả nợ
trong thời gian được hưởng chiết khấu.
II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ CƠ HỘI VỐN CỦA CÔNG TY.
1. Xác Định Tỷ Trọng Vốn:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc ra quyết định đầu tư vào lĩnh vực
này hay lĩnh vực khác đòi hỏi nhà quản trị phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa các cơ hội đầu
tư về khả năng sinh lợi và tính rủi ro của các cơ hội đầu tư đó. Bởi lẽ, nguồn lực của
Công ty thì có giới hạn nhưng các cơ hội đầu tư thì rất nhiều, một quyết định đúng đắn
sẽ mang lại lợi ích tốt nhất ho tính sinh lợi của đồng vốn bỏ ra, nhưng ngược lại sai
lầm sẽ làm tổn hại đến cả một tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy,
phải lựa chọn phương án tốt nhất và lúc đó sẽ từ chối các cơ hội đầu tư khác. Lúc này
chi phí cơ hội được xem như là một thướt đo về tính hiệu quả của mỗi phương án.
+ Chi phí cơ hội thường được xác định dựa trên hai loại vốn: Vốn vay và vốn
chủ sở hữu
+ Đối với vốn vay bao gồm : vốn vay dài hạn và vốn vay ngắn hạn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

- Xét cơ cấu vốn của Công ty năm 2003 có các nguồn vốn chủ yếu sau:
Vốn chủ sở hữu: 8.823.182.000 đồng , chiếm 4,9%. (1)
Vốn vay ngắn hạn: 57.718.479.000 đồng, chiếm 31,86%. (2)
Vốn vay dài hạn: 114.518.804.000 đồng, chiếm 63,2%. (3)
- Tổng vốn vay chiếm 95,06%.
Lãi suất vay ngắn hạn là : 0,65% / tháng
Lãi suất vay dài hạn là : 0,85% / tháng
- Vay ngắn hạn được tính theo công thức:
Trong đó: rd : vốn vay ngắn hạn.
K : lãi suất ngân hàng.

T : tỉ suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vậy chi phí lãi vay ngắn hạn là : rd = 7,8%(1-28%) = 5,62% (4)
+ Xét trên các nguồn vốn thì vốn vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các
nguồn vốn của Công ty. Sự chênh lệch này biểu hiện Công ty đã đầu tư lớn vào tài sản
cố định trong các năm qua.
Chi phí lãi vay dài hạn là: rd = 10,2%(1-28%) = 7,34% (5)
- Chi phí vốn tự có: về mặt lý thuyết chi phí vốn tự có là tỷ suất sinh lợi tối thiểu
phải đạt được trên phần vốn tự có được tài trợ cho kinh doanh.
Việc tính toán phí tổn cơ hội vốn như trên nhằm mục đích nghiên cứu xem xét
các nguồn lực tài chính mà Công ty đang sử dụng để qua đó định hướng các nguồn
vốn chính xác hơn. Tuy nhiên vào mỗi thời điểm khác nhau thì chi phí cơ hội vốn khác
nhau do nhiều yếu tố như: lãi suất vay ngân hàng, tỉ lệ lạm phát, tỉ giá hối đoái , căn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

cứ vào đó để Công ty có thể xem xét mở rộng tín dụng, thời hạn tín dụng cho khách
hàng.
2. Xác Định Doanh Thu Tăng Thêm:
Dựa vào báo cáo sự thoả mãn của khách hàng qua các kỳ kinh doanh, sự mong
muốn của khách hàng về thời hạn tín dụng (trong các báo cáo này có ghi rõ mức mong
muốn của khách hàng về thời hạn tín dụng và doanh số họ có thể mua được , khi
doanh nghiệp đưa ra một thời hạn tín dụng là bao nhiêu) và thông báo với khách hàng
để xác định doanh thu tăng thêm kỳ vọng ứng với mỗi thời hạn tín dụng đưa ra khi mở
rộng chính sách tín dụng.
3. Xác Định và Tập Hợp Chi Phí Biến Đổi:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh chi phí biến đổi gồm:
- Chi phí sản xuất khả biến:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Nguyên vật liệu chính.
• Nguyên vật liệu phụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp:

• Lương của công nhân trực tiếp.
• BHXH, BHYT trích theo lương.
- Chi phí sản xuất chung khả biến:
• Chi phí điện dùng cho sản xuất sản phẩm.
• Chi phí nước dùng trong sản xuất sản phẩm.
- Chi phí khả biến trong hoạt động tiêu thụ:
• Chi phí bốc vác vận chuyển thành phẩm đi tiêu thụ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

• Chi phí bao bì.
• Hoa hồng cho nhân viên bán hàng.
• Chi phí quản lý doanh nghiệp khả biến.
Qua phân tích và tổng hợp các yếu tố của biến phí trong Công ty là : bằng 80% doanh
thu
III. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU .
1. Xác Định Mục Tiêu Quản Trị Khoản Phải Thu:
• Gia tăng doanh số bán hàng, gia tăng lợi nhuận thông qua việc kích thích nhu
cầu người mua và thanh toán nợ trong thời gian ngắn nhất.
• Giảm lượng tồn kho để tiết kiệm khoản chi phí lưu kho và giảm mất mat do tồn
đọng vốn, nhanh chóng quay vòng vốn tạo điền kiện cho Công ty tiếp tục làm tăng
hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh.
• Kéo dài các mối quan hệ bền chặt, kích thích nhu cầu mua hàng của những
khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.
2. Phân Nhóm Khách Hàng:
Theo mục đích kinh doanh:
• Khách hàng bán lại.
• Khách hàng tiêu thụ trực tiếp.
Theo quan hệ khách hàng:
• Khách hàng truyền thống.
• Khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.

3. Đặc Điểm Tín Dụng Của Khách Hàng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Để thiết lập các nguyên tắc, các tiêu chuẩn tín dụng, từ chối hay chấp nhận mở
tín dụng đối với yêu cầu của khách hàng, công ty phải xem xét khả năng thanh toán,
thời gian thanh toán chậm hay tỷ lệ mất mát thông qua quá trình xác định vị thế tín
dụng của từng khách hàng. Thực chất là xem xét phẩm chất tín dụng của khách hàng
thông qua tài liệu báo cáo của Công ty đó, thu thập thông tin từ các tổ chức tài chính
và quá khứ mua hàng của khách hàng với Công ty trong thời gian các năm trước, một
số dữ liệu khác thì thu thập từ phía khách hàng. Để từ đó lập phiếu theo dõi khách
hàng theo từng chỉ tiêu.
Bản chất tín dụng của khách hàng.
Các điền kiện thế chấp.
Các điền kiện về tài chính.
Các điền kiện có liên quan.
Qua đó có thể tính toán được tỷ lệ mất mát, mức độ rủi ro, điền kiện đảm bảo để đề
ra các tiêu chuẩn cấp xét tín dụng, các phương án thời hạn có thể có và các biến số
khác của chính sách tín dụng.
Với số lượng khách hàng đông đảo, ta sẽ chọn được 15 khách hàng tiêu biểu để
việc nghien cứu được tập trung hơn (theo phương pháp chọn số ngẫu nhiên)
3.1. Đặc điểm về bản chất tín dụng:
Thông tin đặc điểm tín dụng trong quá khứ cho biết đặc điểm, bản chất và
những xử sự của khách hàng trong quá khứ giúp cho Công ty xác định được vị thế tín
dụng của khách hàng như: khách hàng lớn hay nhỏ, khách hàng truyền thống hay
khách hàng mới, khách hàng thường xuyên hay không thường xuyên, họ có giữ được
mối quan hệ lâu dài hay không ? họ có hay thường xuyên trả chậm hay không? Tỷ lệ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

mất mát với các khoản nợ có lớn hay không? để từ đó giúp nhà quản trị tài chính
nên mở tín dụng đến những khách hàng nào là tốt nhất cho Công ty để mức lợi nhuận

ròng biên luôn luôn lớn hơn 0.
Tuỳ thuộc vào số ngày trả nợ của khách hàng mhanh hay chậm và đánh giá tỷ lệ
mất mát trên tổng số nợ của khách hàng đó phải trả cho Công ty, sẽ đánh giá bản chất
của khách hàng đó.
Bảng tổng hợp bản chất tín dụng của khách hàng (ĐVT : 1000 đồng)
3.2. Đặc điểm tình hình tài chính của khách hàng:
Thông tin này giúp xác định sức mạnh tài chính của khách hàng, xác định vốn
của khách hàng, có thể là vốn tự có, vốn vay ngân hàng hay vốn cổ phần, vốn liên
doanh liên kết vốn đó thể hiện giá trị thực tế của hàng hoá tronh thời gian hàng hoá
kinh doanh của họ.
Do đó, muốn xác định được vốn của khách hàng ta phải nắm được lượng hàng
hoá thực tế mà họ đang có. Vì thế, khách hàng nào đi vay vốn mà vốn vay lớn hơn
hoặc nhỏ hơn vốn vay thì phản ánh được khả năng thanh toán và tự chủ về vốn của
công ty đó. Số vốn thể hiện qua thông số nợ trên tổng vốn, đồng thời cũng thể hiện
mức rủi ro của họ.
Khi thiết lập các tiêu chuẩn tín dụng ta phải nghiên cứu thông số nợ này để dự
đoán mức rủi ro có thể xảy đến với công ty mình.
Nếu thông số nợ/tổng vốn chiếm tỷ lệ từ 0% ->15 %. Khách hàng đó có khả
năng tự chủ về tài chính cao, vốn vay hay nợ nần thấp thì xếp loại tốt.
Nếu thông số nợ/tổng vốn chiếm tỷ lệ từ 16% ->30 %. Thì xếp loại khá.
Nếu thông số nợ/tổng vốn chiếm tỷ lệ từ 31% ->50 %. Thì xếp loại trung bình.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Nếu thông số nợ/tổng vốn chiếm tỷ lệ từ > 50 %. Thì xếp loại yếu.
3.3. Điều kiện thế chấp:
Đây là điền kiện tối thiểu mà dù vay vốn hay nợ vốn đều phải có thế chấp, đây
là phần đảm bảo chắc chắn cho các khoản nợ của khách hàng có thể trả cho Công ty.
Công ty có nhiệm vụ xác định xem tài sản thế chấp có giá trị bao nhiêu phần trăm giá
trị của một đơn đặt hàng, hình thức thế chấp như thế nào? Khả năng thế chấp ra sao?
Qua thăm dò hình thức thế chấp bằng sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu chiếm

73% còn các hình thức khác chiếm 27%. Như vậy khả năng thu hồi công nợ sẽ dễ
dàng hơn.
Đối với khách hàng có giá trị thế chấp lớn hơn hoặc = 80% số hàng hoá mua tín
dụng của Công ty thì xếp loại tốt.
Đối với khách hàng có giá trị thế chấp = 60% thì xếp loại khá.
Đối với khách hàng có giá trị thế chấp = 40% thì xếp loại trung bình.
Đối với khách hàng không có thế chấp nào thì xếp loại yếu.
4. Thông TinPhản Ứng của Khách Hàng về Chính Sách Tín dụng Mới:
Chính sách tín dụng mà Công ty đưa ra có đạt hiệu quả thành công hay không
phụ thuộc vào phản ứng của khách hàng, khách hàng có thể chấp nhận tín dụng hoặc
không chấp nhận phụ thuộc vào điều kiện hay tính chất của tín dụng đó như thế nào.
Chính vì vậy, Công ty cần nghiên cứu phản ứng của khách hàng, công ty có thể thông
báo chính sách tín dụng mới để phù hợp với từng nhóm khách hàng và trực tiếp nhận
thông tin phản ứng của từng nhóm khách hàng đó.
Chính sách tín dụng mới phải mang lại lợi ích cho cả 2 bên. Công ty cấp tín
dụng thương mại cho khách hàng khách hàng trong một thời gian nào đó để gia tăng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×