Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG - CHƯƠNG 2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.08 KB, 7 trang )


Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống


16
Phần 1: THỰC HÀNH MÔ HÌNH HÓA DỮ LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
(PRACTICAL DATA MODELLING FOR DATABASE DESIGN)
Chương 2 .
CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH HÓA DỮ LIỆU
(DATABASES AND DATA MODELLING)
Tóm tắt: Chương này trình bày lý do của việc thiết kế CSDL cho Hệ thống thông tin quản lý của một tổ
chức, so sánh sự tiếp cận dựa trên tập tin truyền thống để giải quyết các vấn đề của hệ thống thông tin
với sự tiếp cận dựa trên Cơ sở dữ liệu hiện đại, và đề ra các bước công việc của việc phân tích, mô hình
hóa và thiết kế có tính hệ thống để thực hiện các giải pháp csdl cho các vấn đề của doanh nghiệp
Đến cuối chương này, bạn có thể:
-
so sánh giữa sự tiếp cận dựa trên tập tin truyền thống với sự tiếp cận hiện đại dựa trên csdl để
giải quyết các vấn đề tích hợp.
-
nhận diện được những tồn tại cơ bản của tiếp cận dựa trên tập tin truyền thống.
-
nắm được những khái niệm căn bản của csdl quan hệ
-
thấy được những lợi ích trong việc dùng csdl quan hệ
-
nắm được các bước công việc của việc phân tích, mô hình hóa, thiết kế và thực hiện các giải pháp
csdl quan hệ cho các vấn đề doanh nghiệp
I HỆ THÔNG TIN THEO LỐI CŨ (INFORMATION SYSTEM)

Trong nhiều năm, công nghệ tính toán và thông tin phát triển từ những hệ thống lớn, đắt tiền, độc quyền
đến các hệ thống mở mạnh và vừa phải không đắt tiền. Sự phát triển này mang lại lợi ích to lớn cho


người dùng cuối bởi sự phát triển của các gói ứng dụng số như xử lý văn bản, bảng tính điện tử, văn
phòng xuất bản, hệ quản lý csdl, máy tính trợ giúp công nghệ phần mềm là những ví dụ.
Trước khi máy tính hóa csdl đươc giới thiệu, dữ liệu được lưu trữ theo kiểu điện tử thành nhiều tập tin
riêng biệt, sử dụng hệ tập tin theo lối cũ. Những tập tin này được xử lý bằng các ngôn ngữ thế hệ thứ
ba như COBOL, FORTRAN, PASCAL và ngay cả BASIC để tạo ra các giải pháp cho các vấn đề của
doanh nghiệp. Mỗi ứng dụng, chẳng hạn như hệ tính lương, hệ kho hay hệ thống kế toán sẽ có một tập
các tập tin riêng chứa dữ liệu riêng. Những ứng dụng khác nhau:
-
được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau.
-
hoạt động với loại và cấu trúc tập tin riêng
-
thường được thực hiện trên các hệ máy tính khác nhau.
Khi những hệ thống này phát triển, những khiếm khuyết cơ bản bắt đầu tự bộc lộ.
-
cùng một dữ liệu bò trùng lắp ở nhiều hệ thống, hậu quả là phải chi phí thêm cho phần lưu trữ
-
sự không nhất quán gia tăng khi dữ liệu trùng lắp được sửa nơi này nhưng nơi kia thì không
-
Nếu ứng dụng được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau, sử dụng cấu trúc tập tin khác nhau,
phương pháp xử lý khác nhau, lưu trữ trong các hệ thống khác nhau thì việc chuyển đổi dữ liệu
giữa các ứng dụng thuận lợi nhất cũng rất cồng kềnh, nặng nề, xấu nhất thì rất khó khăn.
-
Việc xử lý dữ liệu không dễ và rất khó tạo ra các truy vấn, báo cáo không chuẩn mực.
Do vậy, người sử dụng ít có cơ may trực tiếp xử lý dữ liệu hay ứng dụng. Những hệ thống này được điều
hành bởi đội ngũ các chuyên viên máy tính trong áo choàng trắng, cư ngụ trên các văn phòng cửa khóa
và thẻ an ninh.

Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống



17
Người sử dụng có nhu cầu thực hiện một ứng dụng phải gởi một bảng yêu cầu cho phòng xử lý dữ liệu.
Thường, những yêu cầu này sẽ nằm ở khay phòng xử lý dữ liệu hàng tháng, nếu không phải là năm.
Cuối cùng, nếu yêu cầu này được thực hiện, một lập trình viên ứng dụng phải thiết kế, lập trình để rút
trích, cập nhật dữ liệu liên quan. Thông thường hệ thống bò quá hạn khi giao cho người sử dụng
Những hệ thống thông tin này, thường được xem như một gia sản, rất nặng nề trong sử dụng và không
đáp ứng yêu cầu người sử dụng.
1
Hệ tập tin theo lối cũ
Trong quá trình tạo ra các hệ thống thông tin, người lập trình phải chọn loại tập tin thích hợp (tuần tự,
tương đối, tuần tự theo chỉ mục ), sự lựa chọn loại tập tin phụ thuộc vào các yếu tố sau:
-
Ngôn ngữ lập trình được sử dụng.
-
Yêu cầu của ứng dụng.
-
phần cứng máy tính/ hệ điều hành sử dụng.
Bất kể tiếp cận nào xảy ra, vấn đế cơ bản vẫn tồn tại trong tất cả loại tập tin và tất cả ngôn ngữ thế hệ
thứ ba. Tồn tại sự gắn bó giữa:
-
cấu trúc luận lý, vật lý của tập tin với
-
chương trình ứng dụng xử lý tập tin này
Sự phụ thuộc của chương trình ứng dụng vào cấu trúc tập tin mà nó xử lý, tạo ra hệ thống thông tin rối
rắm, và tốn thời gian tạo dựng do vậy tốn kém trong bảo trì. Nếu cấu trúc mẫu tin của tập tin bò thay đổi
(ví dụ, một cột hay một qui tắc được thêm hay được thay đổi) tất cả chương trình xử lý tập tin này phải
được sử đổi.
-
Mỗi chương trình phải được chỉnh sửa (trừ khi phần thay đổi được tạo trong phần thư viện

chung) để phản ánh cấu trúc tập tin mới.
-
Mỗi chương trình phải được biên dòch và liên kết lại.
-
mỗi chương trình phải được thử lại.
-
Dữ liệu tồn tại trong hệ thống cũ phải được chuyển đổi thành hệ thống mới, thông thường bằng
cách viết thêm chương trình để thực hiện sự chuyển đổi này.
-
Hệ thống sản xuất phải ngưng hoạt động để cài đặt phần mềm mới.
Những vấn đề trên kết hợp với nhau do một thực tế là trong một tổ chức lớn một ứng dụng được tạo và
được bảo trì độc lập với nhau, sử dụng phần cứng và phần mềm khác nhau. Do mỗi ứng dụng có riêng
các tập tin, nên một dữ liệu cần cho nhiều ứng dụng phải được trùng lắp nghóa là nhiều tập tin chứa
cùng dữ liệu sẽ được tạo
2
Một ví dụ về trùng lắp dữ liệu (data redundancy)
Dữ liệu trùng lắp hay dư thừa (nơi mà một sự kiện được lưu hơn một lần) thì thường thấy trong hệ thống
cũ. Một ví dụ mẫu mực về điều này là hệ quản lý nguồn nhân lực. Hệ quản lý nguồn nhân lực bao gồm
ba hệ chính:
1.
Hệ lương, hệ này duy trì ngày công và lương cho tất cả nhân viên.
2.
Hệ nhân sự. Hệ này duy trì lý lòch cá nhân, dữ liệu về tổ chức, công việc đào tạo và vò trí thăng
tiến.
3.
Hệ hưu. Hệ này quản trò các qui tắc liên quan đến nghỉ hưu, loại nghỉ hưu. Chi tiết về hưu của
từng nhân viên
Vấn đề phức tạp là Hệ lương thông thường được quản lý bởi phòng tài chánh, trong khi Hệ lý lòch và Hệ
Quản lý hưu được quản lý bởi phòng tổ chức.


Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống


18
Rõ ràng, có nhiều dữ liệu về nhân viên là chung cho cả ba hệ. Thường những hệ này được thực hiện và
bảo trì riêng biệt, kể cả nguồn tài nguyên riêng và chúng tạo sự trùng dữ liệu nhân viên mà chúng dùng
II TIẾP CẬN CƠ SỞ DỮ LIỆU

Khởi đầu, sự giới thiệu csdl và hệ quản trò csdl nhằm vào một số vấn đề gắn liền với hệ dựa trên các tập
tin theo lối cũ. Điều này tạo ra việc xử lý, phát triển trên hai mươi lăm năm qua với một hệ quan hệ
thương mại xuất hiện cuối những năm thập niên 70 và các năm đầu của thập niên 80
Trước khi xem xét CSDL và hệ quản trò csdl quan hệ giải quyết một vài vấn đề này như thế nào chúng
ta cần làm rõ vài khái niệm.
1
Cơ sở dữ liệu là gì?
Một csdl có thể đònh nghóa tạm như sau: một chỗ chứa có tổ chức tập hợp các tập tin, các mẫu tin và các
cột dữ liệu có liên quan.
Ngày nay csdl tồn tại trong mỗi ứng dụng thông dụng, ví dụ:
-
Hệ kho và kiểm kê.
-
Hệ đặt chỗ máy bay.
-
Hệ nguồn nhân lực.
-
hệ dòch vụ công cộng như cấp nước, điện, khí đốt.
-
Điều khiển quá trình chế tạo và sản xuất.
Danh sách thì vô tận.
2

Hệ quản trò CSDL (DBMS: database management system)
Một hệ quản trò csdl (HQTCSDL) là:
-
một tập các phần mềm quản lý csdl và cung cấp các dòch vụ xử lý csdl cho các những người
phát triển ứng dụng và người dùng cuối.
-
HQTCSDL cung cấp một giao diện giữa người sử dụng và dữ liệu.
-
HQTCSDL biến đổi csdl vật lý thành csdl logic.

3
Các loại HQTCSDL
Các HQTCSDL có thể được phân lớp theo một số cách. Một phương pháp phổ biến trong việc phân lớp
là dựa vào cấu trúc bên trong của HQTCSDL. Hiện có năm loại hệ QTCSDL đang dùng:
-
loại phân cấp như hệ IMS của IBM
-
loại mạng IDMS của Cullinet Software
-
Loại tập tin đảo như ADABAS của Software AG
-
Loại quan hệ như như ORACLE của Oracle, DB2 của IBM, ACCESS của Microsoft Access
-
Loại đối tượng. Loại này là một tiếp cận khá mới trong thiết kế HQTCSDL và việc sử dụng hệ
loại này sớm trở nên phổ biến.

Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống


19

Hiện tại, loại HQTCSDL chính được sử dụng trong công nghệ là loại HQTCSDL quan hệ (RDBMS).
Loại này đã chiếm lónh trong công nghệ trên 10-15 năm cuối cùng khi đánh bật loại HQTCSDL phân
cấp và gần đây là HQTCSDL mạng.
III CSDL, HQTCSDL VÀ NGƯỜI DÙNG (USER)

Người dùng khai thác csdl (thông qua HQTCSDL) có thể phân lớp thành ba loại:
-
Người quản trò CSDL (administrator)
-
Người phát triển ứng dụng và lập trình (programer)
-
Người dùng cuối (end user)
¾
Người quản trò CSDL
Hàng ngày, người QTCSDL chòu trách nhiệm quản lý và bảo trì csdl như:
-
sự chính xác và toàn vẹn của dữ liệu và ứng dụng trong csdlsự an ninh của csdl.
-
lưu phòng hờ và phục hồi csdl.
-
giữ liên lạc với người phát triển ứng dụng, người lập trình và người dùng cuối.
-
hoạt động trôi chảy và hiệu quả của csdl và HQTCSDL
¾
Người phát triển và lập trình ứng dụng là những người chuyên nghiệp về máy tính có trách nhiệm
thiết kế, tạo ra và bảo trì hệ thông tin cho người dùng cuối.
¾
Người dùng cuối không phải là những người chuyên nghiệp vể máy tính nhưng họ là các chuyên gia
trong các lãnh vực khác có trách nhiệm cụ thể trong tổ chức. Họ khai thác csdl quan hệ thông qua hệ
được phát triển bởi người phát triển ứng dụng hay các công cụ truy vấn, báo cáo để rút trích thông

tin cần thiết. Nhớ rằng chỉ csdl quan hệ cung cấp khả năng thực cho người dùng cuối khai thác trực
tiếp csdl. Hệ QTCSDL dựa trên loại phân cấp và mạng thông thường đòi hỏi khai thác dữ liệu bởi
các ứng dụng đặc biệt, được phát triển bởi những chuyên gia máy tính chuyên nghiệp, còn đa phần
chỉ tạo được những xử lý dữ liệu đơn giản.
1
CSDL quan hệ và hệ tập tin theo lối cũ
Vì sao csdl quan hệ tác động mạnh đến công nghệ hệ thông tin trên 20 năm qua? Nó cung cấp những gì
mà hệ truyền thống lại không cung cấp được?
csdl quan hệ khắc phục được một số vấn đề cơ bản mà đã gắn liền với hệ dựa trên tập tin theo lối cũ.
Những vấn đề chính yếu này là:
-
Có sự liên kết chặt chẽ giữa cấu trúc luận lý, vật lý của các tập tin dữ liệu và chương trình ứng
dụng khai thác chúng. Điều này tạo cho nó trở nên phức tạp, tốn nhiều thời gian trong tạo dựng
và do vậy mà tốn kém trong bảo trì hệ thống.
-
Có sự dư thừa dữ liệu rất lớn qua việc trùng lắp các tập tin trong các ứng dụng khác nhau, có lẽ
được quản lý bởi các phòng khác nhau trong một tổ chức. Điều này tạo ra những vấn đề liên
quan đến sự thiếu nhất quán của dữ liệu, không gian đóa bò lãng phí, thời gian bảo trì và lưu
phòng hờ các tập tin gia tăng, vấn đề quản trò như an ninh và chuẩn mực khác nhau.
-
Có ít khả năng cho việc khai thác trực tiếp, không theo thể thức các dữ liệu.
Tiếp cận csdl giải quyết vấn đề này như thế nào?
i
Vấn đề 1: cấu trúc logic và cấu trúc vật lý

Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống


20
chương trình

ứng dụng
Hệ quản trò cơ sở dữ liệu
CSDL Logic
NSD
Hình 1.3 - Tiếp cận theo csdl tạo ra một lớp phần mềm giữa dữ liệu vật lý và chương trình ứng dụng
chương trình
ứng dụng
NSD
Tiếp cận theo lối cũ Tiếp cận theo csdl

Kiến trúc bên trong HQTCSDL quan hệ tách biệt rõ ràng giữa:
-
cấu trúc luận lý của tất cả tập tin và chương trình ứng dụng khai thác tập tin này và
-
cấu trúc vật lý của csdl và phần lưu trữ các tập tin.
Tiếp cận này tạo cho NQTCSDL có thể thay đổi cấu trúc vật lý hay nơi lưu trữ của tập tin mà không ảnh
hưởng đến chương trình ứng dụng. Cấu trúc vật lý của dữ liệu có thể thay đổi vì nhiều lý do:
-
Một ứng dụng mới cần thêm cột để lưu trữ.
-
Phần cứng lưu trữ tập tin dữ liệu có thể được nâng cấp.
-
Người QTCSDL muốn điều chỉnh CSDL vì lý do hiệu suất.
Tiếp cận csdl dẫn đến một số lợi ích quan trọng để phát triển và sử dụng ứng dụng.Nó tạo khả năng thay
đổi cấu trúc luận lý, chẳng hạn như: thêm vài mục tin mà không ảnh hưởng đến chương trình ứng dụng
không sử dụng mục tin này….Điều này có kết quả là tiết kiệm đáng kể chi phí bảo trì.
ii
Vấn đề 2: dư thừa dữ liệu (data redundancy)
Khi HQTCSDLQH được giới thiệu, nhiều tổ chức mong tích hợp các tập tin đã phân tán khắp trong tổ
chức. Trong xử lý, các cố gắng nhằm hợp nhất các thành phần dữ liệu dư thừa. Dữ liệu có thể chia sẻ

cho nhiều ứng dụng khác nhau và người sử dụng có thể khai thác đồng thời các tập con dữ liệu liên
quan đến họ.
iii
Vấn đề 3: Sự khai thác dữ liệu của người sử dụng
Trong hệ QTCSDLQH người dùng có thể trực tiếp khai thác dữ liệu thông qua việc sử dụng các câu
truy vấn hay các công cụ báo cáo được cung cấp bởi hệ QTCSDL. Ngược lại người sử dụng không thể
trực tiếp khai thác dữ liệu trong các hệ tập tin theo lối cũ.
IV DỮ LIỆU TẬP TRUNG HAY PHÂN TÁN

Khuynh hướng lưu trữ dữ liệu trong csdl tập trung ngày nay đã bò đảo ngược. Sự tiến bộ của mạng máy
tính và công nghệ về csdl đã cho phép dữ liệu được lưu trữ trên nhiều csdl để phân tán ở các nơi và cho
phép khả năng khai thác csdl qua nhiều vò trí vật lý khác nhau.
V MÔ HÌNH DỮ LIỆU

1
Phân tích dữ liệu và phân tích hệ thống thông tin
-
Phân tích dữ liệu là xem xét yêu cầu dữ liệu của một vấn đề đơn lẻ còn
-
Phân tích hệ thống thông tin là xem xét toàn bộ dữ liệu của một tổ chức.
2
Vấn đề tồn kho và nhà cung cấp

Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống


21
Csdl quan hệ không tự động loại bỏ sự dư thừa dữ liệu. Đây là trách nhiệm của người thiết kế csdl. Ví
dụ như dữ liệu lưu trữ sau về hàng và nhà cung cấp sau:
Mã hàng Mô tả Mã nhà cung cấp Tên nhà cung cấp Chi nhánh

10 Máy bơm 458 ABC Hardware Bayswater
20 Máy lọc 325 Clough Mt Lawley
30 Máy nén khí 405 Air supplies Cloverdale
40 Máy nghiền 458 ABC Hardware Bayswater
50 Búa 277 HWStores Cloverdale
60 Cây vặn 4 góc 458 ABC Hardware Bayswater
70 Cái cưa 325 Clough Mt Lawley
Bảng 1.1 – Ví dụ về hàng và nhà cung cấp
Ta có thể lưu trữ dữ liệu của bảng 1.1 và bất kỳ csdl quan hệ nào mà không gặp sự phản đối nào của hệ
QTCSDL. Sự dư thừa dữ liệu của bảng trên gây ra các vấn đề sau:
-
Sự kiện ABC Hardware được lưu trữ 3 lần
-
Ta không thể lưu trữ nhà cung cấp mới khi họ chưa cung cấp mặt hàng.
-
Khi cần xóa một mặt hàng sẽ kéo theo khả năng xóa luôn nhà cung cấp.
-
Khi có nhu cầu sửa đổi tên một nhà cung cấp sẽ phải sửa tất cả các dòng có tên nhà cung cấp
này.
3
Việc sử dụng và vai trò của mô hình dữ liệu
Khi giải quyết vấn đề rõ ràng cần thiết phải tiếp cận có phương pháp để:
-
nhận diện phần tử dữ liệu (sự vật, sự việc) của vấn đề.
-
Thiết lập mối kết hợp giữa các phần tử dữ liệu.
Việc phân tích và cấu trúc hóa dữ liệu này được xem như mô hình hóa dữ liệu.
Trước đây, một ứng dụng máy tính được thiết kế và cài đặt sau khi nghiên cứu kỹ các xử lý và yêu cầu
chức năng của hệ thống. Nhưng kinh nghiệm cho thấy các xử lý và chức năng của một tổ chức thường
có khuynh hướng hay thay đổi còn cấu trúc dữ liệu lại ít thay đổi. Vì lý do này mà nhiều hệ thống thông

tin hiện nay cơ bản dựa trên dữ liệu hơn là dựa vào xử lý.
VI THIẾT KẾ MÔ HÌNH DỮ LIỆU VÀ CSDL

Dữ liệu yêu cầu
Phân tích yêu cầu về dữ liệu của ứng
dụng để thiết lập dữ liệu yêu cầu
Mô hình dữ liệu
Cấu trúc hóa dữ liệu để tạo mô hình dữ liệu.
Hình ảnh hóa việc trình bày bằng mô hình thực
thể kết hợp có bổ sung bảng từ điển dữ liệu.
Quan hệ tuyển chọn
Tuyển chọn các quan hệ dự tuyển.
Biến đổi mô hình thực thể kết hợp
thành mô hình quan hệ
Quan hệ chuẩn
Chuẩn hóa quan hệ tuyển chọn đạt
tối thiểu dạng chuẩn 3
Bảng trong csdl
quan hệ
Quyết đònh cấu trúc thực của bảng
để lưu trữ trong csdl quan hệ
Bảng có cài đặt các
hỗ trợ của QTCSDL
Thực hiện cài đặt đầy đủ csdl vật lý, Sử dụng các
tiến bộ của các đặc tính của HQTCSDL và tinh
chỉnh csdl về thi hành
Phân tích-
Độc lập với HQTCSDL
Thiết kế csdl logic -
Độc lập với

HQTCSDL
Thiết kế csdl vật lý -
trong một HQTCSDL
cụ thể
Thiết kế -
CSDL quan hệ
Hình 1.4 - Các bước trong thiết kế mô hình dữ liệu và csdl quan hệ

1
Các bước phân tích thiết kế CSDL

Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống


22
- Các bước được làm đi làm lại nhiều lần
-
Những điều thiếu sót ở bước trước sẽ trở thành các tổ hợp thiếu sót ở bước sau.
-
Thời gian ở các bước không có tính cố đònh: có các vấn đề rất khó ở bước phân tích, nhưng lại
dễ ở bước thực hiện. Có những vấn đề lại ngược lại.
-
Các giai đoạn xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu bao gồm:
1.
Giai đoạn phân tích (analysis phase, requirements phase)
-
Hoàn thành mô hình dữ liệu
-
Hoàn thành chi tiết sưu liệu trong tự điển dữ liệu
2.

Giai đoạn thiết kế csdl logic (logical design phase)
-
Biến đổi mô hình thực thể thành mô hình quan hệ
-
Kiểm tra yêu cầu chức năng
-
Chuẩn hóa các quan hệ
3.
Giai đoạn thiết kế csdl vật lý (physical design phase)
-
Trong HQTCSDL được chọn, xây dựng các bảng (Table) và các chi tiết cài đặt
2
Tóm tắt các giai đoạn khác nhau trong PTTK CSDL
1.
Phân tích yêu cầu dữ liệu: giai đoạn này được tiến hành đồng thời với giai đoạn mô hình hóa
dữ liệu. Trong giai đoạn này người phân tích phải có hiểu biết về doanh nghiệp và các qui
tắc quản lý của họ. Chúng ta sẽ đề cập điều này chi tiết hơn trong chương 2 và chương 4
2.
Mô hình hóa dữ liệu là xây dựng các cấu trúc dữ liệu và mối liên quan giữa chúng. Các khái
niệm cơ bản sẽ đề cập trong chương 2 và giải thích chi tiết từ chương 5 đến chương 9
3.
Tuyển chọn các quan hệ. Các quan hệ được tuyển chọn từ mô hình thực thể. Chương 3 sẽ đề
cập đến các qui tắc tuyển chọn này
4.
Chuẩn hóa các quan hệ là một xử lý tạo ra các cấu trúc dữ liệu cơ bản, có sự dư thừa dữ liệu
tối thiểu và liên quan với nhau.
5.
Thiết kế csdl vật lý là giai đoạn thực hiện hệ thống trong một HQTCSDL cụ thể
VII TÓM TẮT CHƯƠNG


-
Trong chương này chúng ta đã thấy nguyên nhân ra đời của lý thuyết phân tích thiết kế hệ
thống thông tin của một tổ chức. Sự nguy hiểm khi dử dụng hệ tập tin theo lối cũ để giải bài
toán hệ thống thông tin và các lợi điểm của sự tiếp cận theo kiểu csdl.
-
Mối nguy hiểm khi xây dựng ứng dụng không theo lý thuyết về csdl.
-
Phân biệt giữa csdl và hqtcsdl
-
Các giai đoạn tiến hành để xây dựng giải pháp csdl quan hệ để giải quyết các vấn đề của doanh
nghiệp
VIII BÀI TẬP

Which of the following are components of information systems architecture?
A)
 Data
B)
 Networks
C)
 Processes
oOo

×