Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kinh nghiệm mua bán trên eBay doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.55 KB, 7 trang )

Kinh nghiệm mua bán
trên eBay
Hàng tá thông tin ban đầu khi làm quen với eBay dễ làm người mua
“choáng ngợp”, để thuần thục hơn việc kinh doanh trên eBay, bạn phải mất
một thời gian dài tìm hiểu và trải qua những kinh nghiệm “xương máu” khi
có trục trặc trong mua bán hay giao hàng.
Trongbài viết này, tác giả không hướng dẫn chi tiết từng thaotác để mua và bán
hàng trên eBay, thay vào đó là việc nêura nhữngvấn đề bạn cầnlưu ý.
Kinh nghiệm mua
Trong vai trò là một Buyer đi tìm mặt hàng mong
muốn, bạn cần phải xét đếnnhữngbướcquan
trọng bao gồm: tìmkiếm, thamkhảo thông tin,
đấu giá, liên hệ seller để muađượcmặt hàng tốt,
giá rẻ và an toàn.
Tìm kiếm hàng: bước đầu tiên cầnlàm khi mua1
món hàng.Tìm kiếm có thể khá đơn giản qua việcgõ từ khóa về mặt hàng vàoô
tìm kiếm trêneBay.com.Tuynhiên,bạn cần chú ý sử dụng từ khóa thíchhợpđể
kết quả tìm kiếm như mong muốn.
Ví dụ: bạn cần muamộtlaptop với thương hiệu HPsử dụng bộ xử lý Core 2 Duo thì
bướcđầu tiên làchọnloại hànghóa(Categories)ở mục Computer & Networking.
Sau đó, tùy thuộc vào cách sắp xếp từ khóa nàoquan trọng đặt lêntrước, trongví
dụ này ta gõ: “HP laptop Core 2 Duo” và Enter để tìm cácmặt hàngtương ứng.
eBay cho phép lựa chọncác cấu hình phần cứngkhác như bộ nhớ RAM, mức dung
lượng ổ cứng, hệ điều hành, loại máy (laptop,notebookhay desktop) và tình trạng
máy mới/cũ/tân trang (Condition).Điểmlưu ý kế đến làkiểu rao bán:mua dứt
bán đoạn (Buy it now) hayđấu giá (Auction), Buyercó thể lựa chọn khoảng giá để
eBay lọc ra các sản phẩmđang được raocó mức giá tươngứng.Thôngtin giá cả
(Price) vàthời gian mặt hàng còn trong giai đoạn rao bán (Time Left)cũnglà điều
cần quan tâm.
Trongkết quả tìm kiếm, những mặt hàngđượcđóngkhung màu sắc, tiêu đề in
đậm, hình ảnh được đóngkhung…là các loại raohàngmà Sellerđăng ký nhằmlàm


nổi bật mónhàng cho Buyer dễ tìm thấy và chú ý đến.
Bạn nênlựa một vài tinrao với mức giá phù hợpvới yêu cầu muahàng để không
tiếc rẻ khi lỡ mua mónhàngđắt giáhơn khi chưa xem hết tin rao. Tìmkiếm lạivới
từ khóa khácđi một chútđể có thêm nhiều lựa chọn thamkhảo.Sau khi chọnđược
những tin rao hàng ưngý, bước kế tiếp là tham khảo thông tinvà “dò xét” Seller.
Thamkhảo thôngtin là bước rất quan trọng khi muahàng. Càngkỹ lưỡng, bạn
càng tiết kiệm được thời gian xử lý những trục trặc xảy rakhi giao dịch lẫn bực
mình khinhậnhàng khôngnhư ý muốn hoặc tệ hơn làbị “xù hàng”. Những chuyện
trụctrặc khi muabán vẫn xảy rarất thườngtrên eBay nên cẩn thận mộtchútvẫn
hơn, cùng“xắntay áo soi thậtkỹ” Seller và hàng.
Điểm cần "soi" đầu tiên chính là bản thânngười bán (Seller)bởi nếu đã là gian
thương thì có bán mộtmón hàngnàođó với giá thật hời thì cũngđừngnên mua.
Lúc này, hệ thống FeedbackvàDSR (Detailed Seller Ratings) pháthuy hiệuquả,
cho Buyer cáinhìn tươngđốitoàn diệnvề Seller.Những thành phần Feedback hay
DSRsẽ được hiển thị kế bên têntài khoản trong tin rao. Click vàocon số feedback
kế tên tài khoản Sellerđể xem“người ta nói gì” về sellerđó.
Một Selleruy tín là người nhậnđược mức đánh giá tốt(DSR) từ những thành viên
eBay khác sau khihọ đã giao dịch với seller đó.DSR sẽ bao gồm4 yếu tố:
 Item as described: hàngđược giao với tình trạngvà mặt hàng theo đúng
như giới thiệu.Đây là yếu tố quan trọng thể hiện sự uy tín củaSeller.
 Community: mức độ trao đổi, trả lời về mặt hàngcho những khách hàng
quan tâm.
 Shipping Time:thời gian giaohàng.
 Shipping and handling charges:những mức phí xử lý hàngkhi vậnchuyển.
Kế đến là Feedback, đây là yếu tố rất hữu ích choBuyerkhi “soi” Seller. Bạn
có thể đọc đượcnhững lời nhậnxét từ các Buyerkhác đã giao dịch vớiSeller này,
chúng rất xácthực, phản ánh được kiểu kinh doanhcủaSeller cóđáng tin cậy hay
khôngvà tốt nhất bạnnên xemtrong 3-6thángtrở lại đây Seller có phản hồi xấu
(negativefeedback) nào hay không. Bạn nên tránh các Sellercó feedback xấu
(negative), tuy nhiên, cần phải xemcác Buyer đã nhận xét gì vì có thể chỉ là vài lời

phàn nàncảmtính.
Kinh nghiệm bán
Chuyển đổi vaitrò từ BuyersangSeller, bạn cànggặp nhiều vấnđề phải lưu tâm
hơnnữa để làm hài lòng những khách hàng khótính. Cũngnhư Buyer, bạn cần
thực hiện các bước sau để “muamay bánđắt” hơn trên eBay:Khảo sát thị trường,
rao hàng.
Khảo sátthị trường khôngphải chỉ dànhcho việc
kinh doanh ngoài đờisốngthực màcũngáp dụng
cho kinhdoanh trên mạng.Phần lớn Seller
thường bỏ qua bước quantrọng đầu tiênnày nên
khôngđạt hiệu quả như mong muốn. Khảo sát có
ba phần trọng tâm bao gồm:mặt hàng đang
“nóng” trên thị trường,cáchđặt tiêu đề tin raovà giá cả.
Truy cậpvào , tìm đến danhmục hàng (Categories)bạn
muốn bán, bạnsẽ thấy được những loại hàngnào đang hút trên thị trường và từ
khóa (keyword) được nhiều người dùngđể tìmkiếm mặthàng đó trêneBay. Đó là
các yếutố rất quan trọngđể đưa mặthàng của bạn giành đượcthứ hạng cao trong
danh sách kết quả tìm kiếm.
Rao hàng là khâu phức tạp vàđòi hỏi Sellerphải đầu tư thời gian chăm chúthơn.
Nếu là “tay mơ” mới làm quen với việc rao bánhàng trên eBay, bạn nên tham khảo
qua các bước cơ bản để đưa (list)hàng lên eBay
tại Tại đây cungcấp những
thông tin hữu ích như cách đăngký tài khoản Seller, cáchrao hàng cơ bản, chọn
lựa phươngthức raohàng để có mức phí thíchhợp…
Trong khâu rao hàng, bạn cần chú ý các điểm sau:
- Thông tin mặt hàng:cần chi tiết và chính xác.Làm sao khách hàng cóthể mua khi
họ không biết nhiều thôngtin về mónhàng đó hay khi truycập vào xemmặt hàng
thì chỉ thấy vàidòng mô tả sơ sài về mặt hàng muốn bán. Lời giải đáp cho câu hỏi
này là thôngtin về mặt hàng. Thông tin càng chi tiết như màu sắc, kích cỡ, nước
sản xuất, model hàng…, Sellercàng tránhđược những phiền hàkhi phải trả lời

thắc mắc về mặt hàngtừ Buyer. Trong phần thông tin mô tả, bạn cần kèmtheoliên
kết gốctừ nhà sản xuất để Buyercó thể tham khảo chi tiết hơnkhi cần thiết.
Những Sellerbán đồ cũ, tân trangcầntrung thực khi mô tả tình trạng hàng hóa.
Bạn khôngthể giấu nhữngvết xước, móp méocủa mặt hàng bằng những hình ảnh
mớitinh vì khi nhận được hàng không như mô tả sau khikết thúc giao dịch, Buyer
sẽ “tặng” ngaymột phản hồixấu (negativefeedback) kèm theomức đánhgiá DSR
“cựcthấp” hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ thanhtoán trung gian Paypalđể
đòi lại tiền vì hàng không như mô tả.
Hình ảnh,nhân tố quan trọng giúp Buyer cảm nhận trực quanhơnvề mặt hàng.
Hình ảnhcần chụp ở nhiều gócđộ, lột tả hết được cái đẹp của mặt hàng.Bạn cóthể
kiếmvô số hình ảnh minh họatừ Google hay Bingnếu là mặt hàng mới. Riêng mặt
hàng cũ thì hãy chọn phôngnền chụpmàu trắngđể dễ hiệu chỉnhlại màu sắcrõ
ràng hơn. Ảnh chụp cần lấy mặt hàng làm tiêuđiểm, tránhchụp có ánh sángflash
hoặc nơi có nhiều ánh sángchóa.Hìnhảnh chấtlượng xấu sẽ phá hủy toàn bộ phần
thông tin rao hàng. Ngoài việc đưa hình lên hệ thống rao hàng của eBay(upload),
bạn nên đưa hình lên website riêng của mình hoặc một số website lưu trữ ảnh
miễnphí nhằm chèn vào phần môtả mặt hàng,tiết kiệm được chiphí bổ sung ảnh
từ eBay.
Một Seller cung cấp thông tin mặt hàng tốt sẽ kèm theo những phần như:
Chínhsách kinh doanh(Term &Conditions), chínhsách trả lại hàng(Return
policy),chính sách thanhtoán (Payment),chínhsách giao nhậnhàng (Shipping&
Handling) để cung cấp cho Buyerthôngtin chi tiết về những quyđịnhmua bánvới
bạn, trả lại hàngtrong thời gianbao lâu, thanhtoán rasao, bao lâu khôngtrả tiền
sẽ phải hủy bỏ giao dịch, thờigian giaohàngvà nhữnglưu ý về chuyển phát quốc
tế…. Rõràngvà trungthực,bạn sẽ tạo được sự tin cậy từ Buyerngaycả khibạn
chưa cónhiều feedback tốt hay nhãn PowerSeller. Hơn nữa,nếu trong điều kiện
cho phép, bạn cần cungcấp thêmthôngtin chi tiết về chế độ bảo hànhtừ nhà sản
xuấthoặc chế độ bảo hành củachínhbạn. Đây là điểm tạo sự Buyer an tâm khi
mua hàng của bạn.
Một điểm lưuý rất quantrọng khitrìnhbày thôngtinmặt hàng, bạn cần tạo một

mẫu khungtrangchotin rao hàng (template). Cóthể tạo vớichương trình
MicrosoftFrontPage hay cao cấphơn là AdobeDreamweaver hoặc các trìnhtạo
trangweb (HTML)khác. Khungtrang thông tin càngđẹp, bố trí thông tinchitiết và
hình ảnhhợp lýsẽ giữ chân được Buyerlâu hơn,tạođược sự tin cậy về thôngtin
món hàng.Mộtsố cửa hàng chuyên nghiệp trêneBay còntích hợp các mã tìm kiếm
giúpBuyer tìmkiếm các mặthàng trongkho hàng eBaycủa riêng họ, slideshow
trìnhdiễn lướtqua hình ảnh thumbnailcác mặt hàng có trongkho…
Nếu không am hiểu nhiều về HTML,bạn chỉ cần tìm trênGoogle hayBing với từ
khóa “ebaytemplates” sẽ thu về rất nhiều mẫu khungtrangthông tinmiễn phí.
- Mức giá rao: Hãy đặtgiá khởiđiểm cácmặthàng củabạn trên eBay là 0.01USD
nhằmthu hútsự chú ý của các Buyertham giađấu giá. Tuy nhiên, cần lưu ý khi
mức giáthựccủa mặt hàng khi raohàngở dạng Auction,eBaysẽ tínhchi phí phần
trămdựa trênkhoảngcách giữa giá khởi điểm và giá bán.
- Thời điểm rao hàng: Cầnphải tính toán thời điểm đăng tinrao hàng. Đại đa số
người dùng bắt đầu chú ýđến tin raohàng vào buổi trưavà bắtđầu đấu giá cho
đến tậnchiều tối. Hãy canh thời điểm kết thúc cuộcđấugiá cho mặt hàng nhằm
vào cuối tuầnvà lưu ýlà giờ trên eBay đượctính theo múi giờ quốc tế. Thời điểm
thích hợp để rao dạng tinrao ba ngày làThứ Tư hoặc Thứ Năm vào tầm 10giờ
sáng Việt Nam(10:00PMEST – múi giờ Mỹ).
- Phương thức thanh toán: Nên chọn lựa phươngthức đáng tin cậy, đăngký và sử
dụngđơn giản, kết hợp thanh toán dễ dàng trên eBay, được sử dụng phổ biến như
Paypal,MoneyBookers. Tham khảo thông tin sử dụng PaypaltrêneBay tại đây.
Thamkhảo cách rao hàng của các“cửa hàng” lớn trên eBaylà một cách thức tốt để
học hỏi khung trang, bố cục, hìnhảnh vàthôngtin hàng.
Khi mặt hàng chưa được bán lúckết thúcphiênđấu giá, bạn có thể rao lại bằng
chức năng relist để bớt chiphí vàcôngsức đăng tin raolại từ đầu.
Khi một mặthàng đượcnhiều Buyer đấu giá vượt mức giá bán, bạn có thể sử dụng
SecondChanceOffer để giới thiệu các Buyer đấu giámức giá caonhưng không
mua được hàng những sản phẩm khác hoặc ngay chính sảnphẩm cùng loại được
bạn đăng rao tiếp. Cách này sẽ không làm mất khách hàng tiềmnăng vànhanh

chóng bán được thêm hàng nếusố lượng còn nhiều.
Nênđặt giá Fixedprice(khôngđấu giá, bán theo giá niêmyết) khi mặt hàng đang
“nóng” trên thị trường.Tuy nhiên, cần khảo sát thị trường để tìm ra mức giá phù
hợp.
Cần tính toán tổng cộngchi phí vận chuyển, nhữngchi phí xuất khẩu, thuế… phụ
phí phát sinh để đưa vào thôngtin chi phí. Đừng sửa đổi haybắt đầu thôngbáo
thêmcho Buyerkhi họ vừa muađược món hàng.

×