Tiểu luận Luật Kinh tế
PHẦNMỘT: MỞĐẦU
Như ta đã biết cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quan hệ
mua bán hàng hóa được hình thành, phát triển từ khi có sự phân công laođộng
xã hội và sự trao đổi sản phẩm của lao động. Quan hệ này trở thành quan hệ
pháp luật khi được pháp luật điều chỉnh soạn thảo thành các điều khoản và
hình thức pháp lý của nó là hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá.
Hiện nay, ở nước ta việc quy định pháp luật về những điều khoản chủ
yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa dựa vào các văn bản: Bộ luật
dân sự (28/10/1995); Luật Thương mại (10/5/1997); Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế (25/9/1989) và một số văn bản khác có liên quan.
Thực tế cho thấy pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra đời từ năm 1989 cho
tới nay cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, bởi
nó có rất nhiều bất cập trong việc thi hành, bên cạnh đó thì sự ra đời của luật
thương mại năm 1997 cũng quy định một số vấn đề mua bán hàng hoá với tư
cách là một trong những hành vi thương mại của thương nhân. Điều đó dẫn
đến nhiều mâu thuẫn, chồng chéo quy định trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế
với luật thương mại về hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá.Như vậy khi kí
kết các hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá các doanh nghiệp sẽ phải dựa vào
những điều khoản mà văn bản pháp lý nào?Giữa 1 văn bản có hiệu lực pháp
lí cao hay văn bản có hiệu lực thời gian thi hành trước hay phải áp dụng cả
nhiều văn bản. Nếu áp dụng cả nhiều văn bản thì phải áp dụng như thế nào để
không trái pháp luật?Bởi vậy để tiếp cận và hiểu rõ hơn về những điều khoản
chủ yếu trong hợp đồng mua bán hàng hoá em xin chọn đề tài tiểu luận "Phân
tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng
hoá".Với đề tài nghiên cứu phân tích như trên tiểu luận có kết cấu gồm mục
lục, lời mởđầu, nội dung và kết luận.
Tiểu luận Luật Kinh tế
PHẦNHAI: NỘIDUNG
I- HỢPĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
1-Khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hoá (HĐMBHH) là một loại văn bản có tính
chất pháp lýđược hình thành trên cơ sở thoả thuận một cách bình đẳng, tự
nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt một quan hệ
trao đổi hành hoá.
Trong đó hàng hóa làđối tượng của hợp đồng, nó là sản phẩm của quá
trình lao động, được sản xuất ra nhằm mục đích mua bán, trao đổi để thoả
mãn các nhu cầu của xã hội, thông qua trao đổi và mua bán sản phẩm của lao
động đã nối liền sản xuất với tiêu dùng bằng khâu phân phối lưu thông mà nội
dung pháp lý của nó chính là Hợp đồng mua bán hàng hoá.
2- Các điều khoản chính của HĐMBHH
a- Điều khoản vềđối tượng của hợp đồng
Trong hợp đồng phải nêu tên hàng bằng những danh từ thông dụng nhất
(tiếng phổ thông) để các bên hợp đồng và các cơ quan hữu quan đều có thể
hiểu được.
Bởi hàng hoá có thể tồn tại dưới dạng tư liệu tiêu dùng, vật tư và tư liệu
sản xuất khác; trong trường hợp mua bán vật tư, sản phẩm chúng ta vẫn có thể
ghi tên loại hợp đồng này dưới dạng cụ thể như:
+ Hợp đồng mua bán vật tư;
+ Hợp đồng mua bán sản phẩm.
Đối tượng của hợp đồng chỉ hợp pháp khi nó là loại hàng hoáđược phép lưu
thông; nếu đối tượng của loại hợp đồng này là hàng quốc cấm thì hợp đồng
trở thành vô hiệu.
Nếu đối tượng của hợp đồng là loại hàng hoá nhà nước hạn chế lưu thông
thì loại hợp đồng mua bán này thường bị nhà nước quản lý chặt chẽ số lượng
Tiểu luận Luật Kinh tế
vàđịa chỉ tiêu thụ, các chủ thể không được áp dụng nguyên tắc tự nguyện và
phải tuân theo quy định của hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh .
b- Điều khoản về số lượng hàng hoá
Số lượng vật tư, hàng hoá phải được ghi chính xác, rỏ ràng theo sự thoả
thuận của các bên chủ thể và tính theo đơn vịđo lường hợp pháp của nhà nước
với từng loại hàng như: kg, tạ, tấn, cái, chiếc, KW, KV, A...Nếu tính trọng
lượng thì phải ghi cả trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bao bì.
Trong những hợp đồng có mua bán nhiều loại hàng hoá khác nhau thì phải ghi
riêng số lượng, trọng lượng của từng loại, sau đó ghi tổng giá trị vật tư, hàng
hoá mua bán.
Nếu các bên phải thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh nhà nước giao đối với loại
hàng hoáđặc biệt nào đó thì phải ghi vào hợp đồng đúng số lượng hàng
hoátheo số lượng nhà nước giao (trừ trường họp không thểđáp ứng đủ phải
báo cáo cấp trên điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch).
c-Điều khoản về chất lượng, quy cách hàng hoá
Phải ghi rõ trong hợp đồng phẩm chất, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, kích
thước, màu sắc, mùi vị, độẩm, tạp chất ...Nhưng tuỳ từng loại hàng mà hai
bên có thể thoả thuận về các điều kiện phẩm chất, quy cách cho phù hợp.
Căn cứ vào tiêu chuẩn để thoả thuận chất lượng: thông thường sản phẩm
công nghiệp được tiêu chuẩn hoá; có các loại tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn
địa phương, tiêu chuẩn ngành kinh tế.
Nếu chưa được tiêu chuẩn hoá các bên phải thoả thuận chất lượng bằng
sự miêu tả tỉ mỉ, không được dùng khái niệm chung chung, khó quy trách
nhiệm khi vi phạm như: “chất lượng phải tốt", “hàng hoá phải bảo đảm" hoặc
“hàng phải khô “ hay “còn ăn được".
Đối với hàng hoá có chất lượng ổn định thường được thoả thuận theo mẫu
hàng, đó là hàng được sản xuất hàng loạt. Yêu cầu khi chọn mẫu phải tuân
theo nguyên tắc:
+ Phải chọn mẫu của chính lô hàng ghi trong hợp đồng;
Tiểu luận Luật Kinh tế
+ Mộu hàng phải mang tính chất tiêu biểu cho loại hàng đó;
+ Số lượng mẫu ít nhất là 3, trong đó mỗi bên giữ một mẫu và giao cho
người trung gian giữ một mẫu.
Mẫu hàng là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng nên phải cặp
chì, đánh dấu, ghi số hợp đồng vào mẫu...đểđề phòng mất mát và tránh tranh
chấp xảy ra sau này.
Ngoài ba phương pháp quy định chất lượng hàng hoá phổ biến trên,
trong thực tế ký kết hợp đồng còn áp dụng những phương pháp sau:
- Xác định chất lượng theođiều kiện kỹ thuật: Bao gồm những đặc tính
kỹ thuật cụ thể, mô tả loại vật liệu sản xuất ra hàng hoá, nguyen tắc và
phương pháp kiểm tra, thử nghiệm. Điều kiện kỹ thuạt thưòng ding xác định
chất lượng những mặt hàng được thực hiện theođơn đặt hàng cá nhân, chẳng
hạn: tàu biển, thiết bị công nghiệp phức tạp, loại thiết bị duy nhất. Điều kiện
kỹ thuật đối với máy móc và thiết bị có thể do chính người đặt hàng đưa ra và
người cung cấp sẽ chấp nhận khi ký hợp đồng mua bán, hoặc là do công ty
cung cấp nêu ra và người đặt hàng phê chuẩn. Điều kiện kỹ thuật được đua ra
ngay hoặc trong văn bản hợp đồng hoặc trong phụ lục của hợp đồng.
- Xác định sau khi đã xem sơ bộ: Trong hợp đồng phương pháp này
được thể hiện bằng những từ “đã xem vàđồng ý “. Với phương pháp này
người mua được quyền xem toàn bộ lô hàng trong một thời gian quy định.
Người bán bảo đảm chất lượng hàng như khi người mua đã xem vàđồng ý.
Trên thực tế trong trường hợp này người bán không chịu trách nhiệm về chất
lượng hàng hoáđược giao nếu như trong đó không có những yếu điểm mà khi
xem hàng người mua không phát hiện ra và không thông báo trước khi thực
hiện hợp đồng. Hàng hoá bán theo cách này thường ở các cuộc đấu giá
vàđược lấy từ kho ra.
- Xác định theo hàm lượng từng chất trong hàng hoá: phương pháp này
đòi hỏi hợp đồng phải quyết định bằng phần trăm hàm lượng tối thiểu được
phép những chất cóích và hàm lượng tối đa được phép có tạp chất. Chẳng hạn
Tiểu luận Luật Kinh tế
khi mua bán kim loại và quặng thì chỉ số chất lượng là hàm lượng chất cơ bản
và một số tạp chất, trong buôn bán đường thì nêu hàm lượng xaccaroza, các
mặt hàng chứa dầu thì hàm lượng dầu.
- Xác định theo sản lượng thành phẩm: Với phương pháp này hợp đồng
lập chỉ số xác định số lượng sản phẩm cuối cùng thu được từ nguyên liệu.
Chẳng hạn bột đường từ gạo, dầu từ hạt. Chỉ số này có thể quy định bằng
phần trăm và bằng đại lượng tuyệt đối.
- Xác định theo nhãn hiệu hàng hoá: áp dụng cho loại hàng cóđăng ký
chất lượng sản phẩm đã có uy tín trên thương trường và các bên mua bán
nhiều lần.
- Xác định theo hiện trạng hàng hoá: áp dụng cho loại hàng tươi sống
có mùi vị, màu sắc, độ chín không ổn định; trong trường hợp này người bán
không chịu trách nhiệm về tình trạng xấu đi của chất lượng hàng hoá trên
đường đi.
- Xác định theo phẩm chất bình quân tương đương: tức là việc xét
nghiệm các chất chủ yếu trong hàng hoá phải tương đương với hàm lượng
chất chủ yếu đã thoả thuận trong hợp đồng, có thể chấp nhận một sự chênh
lệch nho nhỏ không đáng kể, thường được áp dụng với loại hàng là ngũ cốc,
thực phẩm.
d- Điều khoản về bao bì và ký, mã hiệu
Bao bì có dụng bảo vệ hàng hoá, tăng vẻ mỹ quan của hàng hoá làm
cho hàng hoá hấp dẫn người mua với cách đóng gói và ký mã hiệu ghi trên
bao bì. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay các nhà sản xuất kinh
doanh rất quan tâm đến chất lượng và hình thức bao bì do vậy phải mô tả bao
bì trong hợp đồng một cách tỉ mỉ về hình dáng, kích cỡ bao bì, chất liệu, độ
bền và cả cách đóng gói hàng, vị trí ký mã hiệu, nội dung ký mã hiệu trên bao
bì phải đảm bảo ghi nhận đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng từng loại hàng như:
tên hàng, tên cơ sở sản xuất, trọng lượng hàng, số hiệu đơn hàng, phải cóđủ
những chỉ dẫn đặc biệt về vận chuyển, bảo quản bốc xếp.
Tiểu luận Luật Kinh tế
Trong hợp đồng cũng cần phân biệt bao bì bên ngoài (hòn, hộp các
tông, bao, container...) và bao bì bên trong gắn liền với hàng hoá. Trong nhiều
trường hợp vẫn phải thoả thuận cả bao bì bên ngoài cũng gắn liền với hàng
hoá sẽ thuộc về người mua cùng với hàng hoá, cũng có trường hợp quy định
giao hàng trong bao bì người mua đưa trước hoặc người mua phải trả lại bao
bì cho người bán, hoặc người mua phải thanh toán riêng bao bì cho người bán
không tính vào giá hàng; có thể phải quy định phương thức thanh toán bao bì
trong hợp đồng theo các hướng tính giá bao bì theo phần trăm giá hàng; tính
giá bao bì tách dời với giá hàng.
e- Điều khoản về giao, nhận hàng
Trong điều khoản này phải xác định trách nhiệm của người bán phải thông
báo cho người mua vèe việc hàng đã chuẩn bị xong để giao, bên bán còn phải
liệt kê những chứng từ giao hàng mà người bán phải giao khi nhận hàng.
Trong hợp đồng cần quy định rõ lịch giao nhận; trong lịch giao nhận cần xác
định cụ thể số lượng cần giao, thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận
vàđiều kiện của người đến nhận hàng như sau:
Thời gian giao nhận: cần ghi vào hợp đồng thời gian giao nhận cụ thể,
cần chia theođợt, theo ngày, tháng...cũng có thể lập phụ lục hợp đồng với lịch
giao nhận phù hợp với tình hình thực tế hai bên có thể chấp nhận được. Nếu
giao nhận thường xuyên theo khối lượng lớn thì chia theo yêu cầu của bên
mua đểđáp ứng đòi hỏi của thị trường, thời gian giao nhận không nhất thiết
phải dàn đều theo tháng, quý...
Địa điểm giao nhận: cần thoả thuận cụ thểđịa chỉ nơi giao nhận, phải
đảm bảo nguyên tắc phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển,
đảm bảo an toàn cho phương tiện cố gắng giao thẳng từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu dùng, bỏ bớt các khâu trung gian không cần thiết.
Bên bán có trách nhiệm ký hợp đồng vận chuyển đua vật tư hàng hoa
đến địa điểm do bên mua yêu cầu đã ghi vào hợp đồng hoặc đến một địa điểm
nao đó mà bên bán cóđủ khả năng đáp ứng, mọi phí tổn sẽ do bên mua thanh