Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Báo cáo nhập môn công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
——————– * ———————
BÁO CÁO
MÔN HỌC
NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Kế Ninh - CNTT-TT2 MSSV: 20101974
Phùng Văn Chiến -CNTT-TT2 MSSV: 20101163
Dam SamNang - CNTT-TT2 MSSV: 20102792
Nguyễn Đình Nhu-CNTT-TT1 MSSV: 20101968
Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Mạnh Tuấn
HÀ NỘI
Ngày 27 tháng 11 năm 2011
Lời cảm ơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Mạnh Tuấn và cô Lê Thanh Hương đã cung cấp
cho chúng em những kiến thức vô cứng bổ ích khi chúng em bắt đầu tìm hiểu về Công nghệ Thông tin
cũng như đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình viết bản báo cáo này.
2
Lời nói đầu
Chúng em là những sinh viên mới bắt đầu học về ngành Công nghệ thông tin. Đây là một ngành
khoa học mới nhưng phát triển rất nhanh do đó chúng em cần có một nền tảng kiến thức vững chắc,
và phương pháp nghiên cứu hợp lý mới có thể theo kịp những bước tiến của ngành. Dưới sự hướng dẫn
của các thầy cô giảng dạy môn “Nhập môn Công nghệ Thông tin” chúng em đã tìm hiểu những kiến
thức cơ bản nhất về Scilab, L
A
T
E
X , Web. Đây là những công cụ cơ bản nhất để sinh viên Công nghệ
thông tin chúng em có thể tiếp tục học những kiến thức khác.
3


Tóm tắt nội dung
Trong bản báo cáo này, chúng em trình bày những kiến thức cơ bản nhất về Scilab, L
A
T
E
X và Web
(gồm (X)HTML, CSS và JavaScript)
1.Scilab:
• Cách cài đặt và chạy phần mềm Scilab trên Windows cũng như Linux
• Các kiểu dữ liệu và toán tử cơ bản của Scilab
• Xử lý ma trận trong Scilab
• Cách vẽ đồ thị trong Scilab
2.L
A
T
E
X:
• Cách cài đặt và chạy một số engine (MiKTeX, Texlive) và front-end (như Texmaker,
TeXnicCenter) trên Windows cũng như Linux
• Cấu trúc một tập tin mã nguồn
• Một số lệnh đơn giản
3.Web:
• Các khái niệm cơ bản về WWW
• Khái niệm cơ bản về (X)HTML, CSS, JavaScript
• Một vài vấn đề trong thiết kế Web
4
Mục lục
Lời cảm ơn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
Tóm tắt nội dung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

Mục lục. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
Chương1. Scilab. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.1 Giới thiệu chung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.2 Các phương thức tương tác với Scilab . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.3 Sử dụng help trong Scilab. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.4 Các loại biến trong Scilab. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.5 Ma trận, vector. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.5.1 Khởi tạo ma trận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.5.2 Truy cập các phần tử của ma trận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.5.3 Các phép toán ma trận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.5.4 Xây dựng và tính toán đa thức. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.5.5 Xây dựng và giải hệ phương trình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.6 Đồ thị. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
Chương 2. L
A
T
E
X. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.1 L
A
T
E
X là gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.2 Cơ bản về L
A
T
E
X. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.2.1 Các tập tin nhập liệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

2.2.2 Khoảng trắng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.2.3 Một số kí tự đặc biệt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.2.4 Lệnh trong L
A
T
E
X. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.2.5 Chú thích trong L
A
T
E
X. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.2.6 Một số engine va font-end dùng để soạn thảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.3 Cấu trúc tổng quát của một tập tin mã nguồn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19
2.3.1 Lệnh documentclass . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.3.2 Khai báo package. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.4 Một số lệnh để tạo chương, mục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.5 Soạn thảo văn bản. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.5.1 Font. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.5.2 Môi trường. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.6 Soạn thảo công thức toán học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.6.1 Một số kí hiệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.6.2 Mũ, chỉ số dưới, căn thức, phân thức. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.6.3 Khoảng cách trong chế độ toán học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.6.4 Công thức nhiều dòng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.7 Tham chiếu trong văn bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.8 Chèn hình vào văn bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.8.1 Một số tham số hay dùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.8.2 Tạo tiêu đề cho ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.9 Ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

Chương 3. HTML-XHTML, CSS, JavaScript. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
3.1 Một số khái niệm cơ bản về WWW. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
3.1.1 Khái niệm về siêu văn bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
3.1.2 Các thành phần của Web . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
5
3.2 Một số công cụ thường dùng để tạo trang (X)HTML, CSS, JavaScript. . . . . . . . . . . . . . 23
3.3 HTML-XHTML. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
3.3.1 HTML, XHTML là gì?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
3.3.2 Cú pháp của các tags (thẻ) trong (X)HTML . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
3.3.3 Chú thích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
3.3.4 Cấu trúc của một trang HTML-XHTML . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
3.3.5 Validate một trang web . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
3.3.6 Một số thẻ hay dùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
3.3.7 Form trong (X)HTML. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
3.4 CSS. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
3.4.1 CSS là gì . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
3.4.2 Cấu trúc một quy tắc CSS. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
3.4.3 Một số thuộc tính thường dùng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
3.5 JavaScript. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
3.5.1 JavaScript là gì. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
3.5.2 Các thành phần tạo nên JavaScript . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
3.5.3 Một vài ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3.6 Một số vấn đề về thiết kế Web. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3.6.1 Nên dung CSS thay cho bảng,nhất là đối với cả trang Web . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3.6.2 Với các đoạn JavaScript, CSS lớn, dungfcho toàn bộ Website nên đặt ở file ngoài. . 31
Kết luận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
Tài liệu tham khảo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
6
Giới thiệu
Chúng em thấy các vấn đề này là những vấn đề cơ bản và hết sức quan trọng để chúng em có thể tiếp

tục học tập và nghiên cứu về Công nghệ Thông tin.
Cụ thể:
• Scilab: Đây là một công cụ miễn phí, mạnh để giúp giải một số bài toán và vật lý.
• L
A
T
E
X: Đây là công cụ để chúng em viết các bản báo cáo khi học tập, nghiên cứu các vấn đề
chuyên môn.
• Web: Đây là những kiến thức cơ bản nhất để chúng em có thể tự thiết kế một trang web cá nhân
cũng như cho tập thể.
7
Chương 1
Scilab
1.1 Giới thiệu chung
• Scilab là ngôn ngữ lập trình kết hợp với các phép toán số học trên nhiều lĩnh vực khoa học.
• Scilab thuộc loại ngôn ngữ thông dịch.
• Khả năng xứ lý với scilab:
– Số học tuyến tính, ma trận thưa.
– Các hàm đa thức và các hàm hữu tỷ
– Xử lý đồ thị 2D, 3D
– Giải các phương trình vi phân, phương trình đại số

• Cài đặt Download link: />Cài đăt như các software thông thường. Để cài đặt được đầy đủ, cần có internet để tải các module
cần thiết.
1.2 Các phương thức tương tác với Scilab
• Console (Hình 1.1), Editor (Hình 1.2) (kèm khả năng Docking (Hình 1.3))
- Console:
Hình 1.1 Console
8

-Editor
Dễ dàng soạn thảo các file chứa tập các đọan code của Scilab.
Cách gọi ra editor: vào Application/Editor hoặc vào editor() từ console
Hình 1.2 Editor
– Một số tính năng
Load into Scilab: chạy toàn bộ đoạn code trong file đang soạn thảo. Evaluate selection: Chạy
toàn bộ code được bôi đen.
Execute file into scilab: Chạy một file như khi gọi hàm exec
Khác với Load into Scilab: chỉ cho ra output trên màn hình khi có lệnh display()
– Editor-Docking: Giúp làm việc đồng thời với editor và console
9
Hình 1.3 Docking
– Lưu ý: Có thể tích hợp nhiều cửa sổ làm một
Có thể có nhiều lựa chọn kết hợp
Kết hợp theo tab
• Sử dụng hàm exec:
File .sci và .sce để dễ quản lý code
– File .sci: chứa một hay nhiều hàm tự viết. Các hàm này sau đó sẽ đươc load vào môi trường
Scilab khi gọi getf
– File .sce chứa cả các hàm tự viết và mã lệnh thực thi của Scilab
• Ngoài ra còn có phương pháp xử lí theo lô.
1.3 Sử dụng help trong Scilab
Vào chức năng help từ thanh công cụ
Nếu biết tên lệnh nhưng quên hoặc chưa biết cú pháp có thể dùng lệnh help <name> với <name> là
tên lệnh cần tra.
10
Ví dụ:
help sin // cho biết cú pháp của hàm sin help + // help của toán tử
Help trong Scilab
Nếu không biết rõ tên lệnh, có thể dùng lệnh apropos để tìm thông tin liên quan với từ khóa.

Ví dụ:
apropos logarithm // Cho kết quả là các hàm liên quan đến logarithm
1.4 Các loại biến trong Scilab
Trong Scilab, các loại biến đều được coi là ma trận (trừ một số loại như lists và một số cấu trúc dữ
liệu đặc biệt). Bao gồm: biến thực, biến boolean, biến phức, biến xâu, ma trận (bao gồm cả vector).
Với mỗi kiểu biến có một số toán tử tương ứng.
Tên biến: Để dài tùy ý nhưng chỉ xét 24 ký tự đầu tiên. Mã ASCII: a-z, A-Z, 0-9, % _ # ! ? $. Có
phân biệt chữ hoa, chữ thường.
Một số hàm toán học cơ bản: sin(x), asin(x), cos(x), acos(x), tan(x), atan(x), cotg(x), acot(x),. . .
1.5 Ma trận, vector
1.5.1 Khởi tạo ma trận
Các ký hiệu dùng để khai báo ma trận:
• Ngoặc vuông “[” và “]” để đánh dấu vị trí bắt đầu và kết thúc của ma trận.
• Dấu phẩy “,” để phân chia các giá trị giữa các cột.
• Dấu chấm phẩy “;” để phân chia các hàng.
11
Tạo ma trận
Ngoài ra có một số hàm như:
ones, eye, zeros, rand
để khởi tạo một số dạng ma trận đặc biệt.
Ma trận rỗng:
A = [ ]
Tạo ra ma trận A là ma trận rỗng.
1.5.2 Truy cập phần tử của ma trận
Với ma trận A cho trước:
• Để truy cập một phần tử: A[ i , j]
Trong đó i , j là chỉ số hàng và cột (tính từ 1)
• Để truy cập nhiều phần tử:
A[x1 : x2 , y1 : y2 ]
Trong đó x1 , x2 thứ tự là chỉ số đầu và cuối của các hàng lấy giá trị, y1 , y2 thứ tự là chỉ số đầu

và cuối của cột lấy giá trị. Có thể dùng toán tử $ để chỉ hàng hoặc cột cuối cứng.
1.5.3 Các phép toán ma trận
Có các phép toán +, - , *, /, tính định thức (det), trị riêng (spec) là các phép toán áp dụng với cả
ma trận như toán học.
Ngoài ra còn các phép toán như .* , ./ để áp dụng trên từng phần tử của hai ma trân.
12
Ví dụ:
Tính toán với ma trận
1.5.4 Xây dựng và tính toán đa thức
Xây dựng đa thức Ví dụ xây dựng đa thức: x
2
− 3x − 4
Nếu v là vector chứa các hệ số từ thấp đến cao
v = [-4 -3 1]
p = poly (v, ‘x’, ‘coeff’)
Cách khác: Khởi tạo một đa thức là “x” và áp dụng các phép toán để xây dựng đa thức phức tạp hơn
x = poly(0,‘x’)
p = x ^ 2 - 3 * x - 4
Xây dựng đa thức với nghiệm cho trước: Sử dụng hàm poly nhưng tham số cuối là “roots”.
Ví dụ: Xây dựng đa thức có hai nghiệm là 1 và 2:
z = [ 1 2 ];
p = poly(z,‘x’,‘roots’) Khi đó có:
p = 2 - 3 * x + x ^2
Như vậy hai giá trị tham số cuối cứng của hàm poly (“coeff” và “roots” có tác dụng ngược nhau).
Tính toán với đa thức: Một số hàm như roots() để tìm nghiệm, horner() để tính giá trị của đa
thức với giá trị x nào đó, derivat() để tính đạo hàm. Ví dụ: với đa thức p = x
2
− 3 ∗ x − 4
z = roots(p);
Khi đó: z == [-1 4]’;

horner(p,z) == [0 0]’;
derivat(p) == -3 + 2*x;
13
1.5.5 Xây dựng và giải hệ phương trình
Với hệ phương trình có dạng A*x = b với A, b là hai ma trận chứa các hệ số, có thể giải bằng cách
lấy
x = A / b
Ví dụ: Để giải hệ phương trình:



x + 3y + 2z = 1
2x + y + 3z = 0
3x + 2y + z = −1
có thể dựng 2 ma trận A và b chứa các hệ số để giải, cụ thể như sau:
Giải hệ phương trình
1.6 Đồ thị
Đồ thị cho dưới dạng điểm Với x, y lần lượt là 2 vector chứa hoành độ tung độ các điểm trên
đồ thị, có thể vẽ đồ thị bằng hàm:
plot2d(x,y, style = -1)
tham số style là kiểu đồ thị được vẽ. Ví dụ: Hình 1.4
x=[0.5 0.7 1.3 1.7 1.8]
y=[0.1 0.2 0.75 1.5 2.2]
plot2d(x,y,style=-1)
14
Hình 1.4 Đồ thị dạng tập hợp điểm
Đồ thị cho dưới dạng hàm Với x là vector chứa các giá trị của biến. Sử dụng deff() và fplot2d()
Ví dụ:
x = -4:0.1:4
deff("[y]=f(x)","y=x^2")

fplot2d(x,f) ( Hình 1.5)
Hình 1.5: Đồ thị cho dưới dạng hàm
15
Đồ thị trong không gian 3 chiều: Có thể vẽ đồ thị của hàm 2 biến trong không gian 3 chiều,
tương tự trường hợp trên, dùng hàm “plot3d” và “fplot3d”.
Ví dụ:(Hình 1.6) Vẽ đồ thị hàm z=sin(x)*y với x∈ [0; 2π], y ∈ [0; 5]
Ta soạn thảo trong Scilab:
x=[0:%pi/16:2*%pi]’
y=[0:0.5:5]
z=sin(x)*y
plot3d(x, y, z)
Hình 1.6: Đồ thị không gian 3 chiều
16
Chương 2
L
A
T
E
X
2.1 L
A
T
E
X là gì?
L
A
T
E
X là một hệ thống sắp chữ, một ngôn ngữ biểu diễn văn bản dẫn xuất từ T
E

X
Phiên bản mới nhất: L
A
T
E
X2e
Tác giả Lesile Lamport.
Ưu, nhược điểm
• Ưu điểm
– Soạn thảo văn bản lớn không ảnh hưởng đến tốc độ gõ. Với Word hoặc OpenOffice, cả tài liệu
sẽ bị định dạng lại khi ta gõ.
– Tài liệu L
A
T
E
X thường có vẻ chuyên nghiệp hơn các tài liệu khác.
– Gủ công thức tiện lợi.
– Miễn phí (trừ một số front-end)
– Kích thước mã nguồn khiêm tốn
• Nhược điểm
– Không nhìn thấy văn bản khi đang gõ (phải L
A
T
E
X mã nguồn mới thấy)
– Phải nhớ tên lệnh (hoặc phải có tài liệu)
– Hơi khó khăn khi bắt đầu
2.2 Cơ bản về L
A
T

E
X
2.2.1 Các tập tin nhập liệu
Dữ liệu đưa vào L
A
T
E
X là văn bản thông thường được lưu dưới dạng kí tự. Tập tin này sẽ chứa phần
văn bản cũng như các lệnh định dạng của L
A
T
E
X.
2.2.2 Khoảng trắng
Các kí tự khoảng trắng hay tab được xem như nhau và được gọi là kí tự “khoảng trắng”. Nhiều kí
tự khoảng trắng liên tiếp chỉ được coi là một khoảng trắng. Các khoảng trắng ở vị trí đầu một hàng
thì được bỏ qua. Ngoài ra kí tự xuống hàng đơn được xem là một khoảng trắng. Một hàng trắng giữa
hai hàng văn bản sẽ xác định việc kết thúc một đoạn văn. Nhiều hàng trắng được xem là một hàng trắng.
2.2.3 Một số kí tự đặc biệt
Những kí tự sau là các kí tự dành riêng. Nó có thể là kí tự có ý nghĩa đặc biệt trong L
A
T
E
X hay nó
không thuộc vào bất kì một font chữ nào. Khi bạn nhập chúng một cách trực tiếp thì thông thường
chúng không được in ra và đôi khi chúng cho L
A
T
E
X làm một số việc không định trước hoặc có thể bị

báo lỗi. Các kí tự đặc biệt đó là: # % ^ & _ { } ~ \. Để sử dụng các kí hiệu trên, cần thêm vào một
dấu gạch chéo phía trước "\" với kí tự gạch chéo thì dùng: \textbackslash.
17
2.2.4 Lệnh trong L
A
T
E
X
Các lệnh của L
A
T
E
Xphân biệt chữ hoa, chú thường. Cấu trúc lệnh:
\tên lệnh{tham số băt buộc}[tham số tùy chọn]
2.2.5 Chú thích trong L
A
T
E
X
- Chú thích ngắn: dùng kí tự % : khi mà latex gặp một kí tự % thì nó sẽ bỏ qua phần còn lại của
hàng đang được xử lý. Ngoài ra, các kí tự xuống hàng và hàng trắng ở đầu hàng tiếp theo sẽ được bỏ
qua. Có thể sử dụng kí tự này để ghi chú vào tập tin soạn thảo. Ngoài ra kí tự % còn có thể sử dụng
để chia các hàng dữ liệu nhập vào quá dài khi mà các kí tự khoảng trắng hay xuống hàng không được
phép xuất hiện.
- Chú thích dài: dùng môi trường comment của gói verbatim.
2.2.6 Một số engine và front-end dùng để soạn thảo
Engine
• Windows: MiKTeX. Link: />• Linux: TeX Live. Có thể cài qua các repository.
Front-end
• Texmaker ( Chạy được trên Windows, Linux và MacOS.

(Hình 2.1)
• TeXnicCenter ( (Hình 2.2)
Hình 2.1 Texmaker
18
Hình 2.2 TeXnicCenter
2.3 Cấu trúc tổng quát của một tập tin mã nguồn
\documentclass[tham số tùy chọn]{class}
% khai báo các package sử dụng.
\usepackage[. . . ] class
\begin{document}
% nội dung
\end{document}
2.3.1 Lệnh documentclass
Dùng để khai báo loại tài liệu. Tham số “class” để khai báo loại tài liệu, bao gồm: article, proc,
minimal, report, book, slides, letter. Các tham số tùy chọn để tùy chỉnh một số định dạng của
loại tài liệu như kích thước trang giấy, kích thước font mặc định, . . .
2.3.2 Khai báo package
Sử dụng lệnh \usepackage[ ]{tên package} Trong đó tham số tùy chọn để đặt các thông số
cho package sử dụng. Ví dụ:
\usepackage[utf8]{vietnam}
Dùng để sử dụng gói vntex để dùng tiếng Việt.
\usepackage[unicode]{hyperref }
Dùng để tạo tham chiếu cho mục lục, tham số “unicode” để tạo bookmark hỗ trợ tiếng Việt.
2.4 Một số lệnh để tạo chương, mục
Các lệnh để tạo chương mục từ lớn đến nhỏ (với article class)
\section{. . .}
\subsection{. . .}
\subsubsection{. . .}
\paragraph{. . .}
\subparagraph{. . .}

19
Nếu muốn chia tài liệu thành các phần mà không ảnh hưởng đến việc đánh số chương, mục thì có
thể dùng lệnh
\part{. . .}
Với report hoặc book, có thể có thêm lệnh:
\chapter{. . .}
2.5 Soạn thảo văn bản
2.5.1 Font
Kiểu font
Có thể dùng lệnh thay đổi font hoặc lệnh khai báo font, lệnh thay đổi font thay đổi font chỉ ảnh
hưởng với nội dung là tham số của lệnh còn lệnh khai báo font ảnh hưởng tới tài liệu từ vị trí lệnh về
sau (hoặc trong khối { . . . } chứa lệnh). Một số lệnh hay dùng:
Lệnh thay đổi font Lệnh khai báo font Tác dụng
\textrm . . . \rmfamily font roman
\texttt . . . \ttfamily font teletype
\textsf . . . \sffamily font sans serif
\textit . . . \itshape in nghiêng
\textbf . . . \bfshape in đậm
Kích thước font
Khai báo Môi trường
\tiny tiny
\scriptsize scriptsize
\footnotesize footnotesize
\small small
\normalsize normalsize
\large large
\Large Large
\LARGE LARGE
\huge huge
\Huge Huge

2.5.2 Môi trường
Cấu trúc
\begin{tên môi trường} nội dung \end{tên môi trường}
Môi trường tạo danh sách, miêu tả
Để tạo danh sách không đánh thứ tự: dùng môi trường itemsize , để tạo danh sách có đánh thứ
tự: dùng môi trường enumerate , để tạo môi trường dùng để miêu tả: dùng môi trường description
Môi trường dùng để căn lề
• Căn lề trái: dùng môi trường flushleft
• Căn lề phải: dùng môi trường flushright
• Căn giữa: dùng môi trường center
20
Môi trường trích dẫn
Môi trường “quote” sử dụng với trích dẫn, những câu quan trọng và ví dụ.
Môi trường “quotation” sử dụng với trích dẫn dài, có nhiều đoạn văn, dòng đầu tiên mỗi đoạn sẽ được
indent.
Môi trường “verse” sử dụng để trích dẫn thơ.
Môi trường tạo bảng biểu
Dùng môi trường tabular
-Cấu trúc:
\begin{tabular}[pos]{table spec}
% nội dung
\end{tabular}
Tham số “table spec” định nghĩa cấu trúc cột của bảng: “l” để chỉ ra một cột căn lề trái, “c” để chỉ
ra một cột căn giữa, “r” để chỉ ra một cột căn lề phải, “|” để chỉ ra một đường kẻ dọc giữa 2 cột.
Tham số “pos” để chỉ ra vị trí của bảng so với chữ ở xung quanh.
Trong bảng: hai cột liên tiếp ngăn cách bằng dấu “& ”, hai hàng liên tiếp ngăn cách bằng dấu “\\”.
Để tạo đường kẻ giữa 2 dòng dùng “\hline”
2.6 Soạn thảo công thức toán học
Nếu công thức ngắn, viết ngay trong văn bản thì có thể dùng: $ công thức $. Với công thức dài hơn,
dùng môi trường equation hoặc equation* nếu không muốn đánh số.

2.6.1 Một số ký hiệu
\lambda, \xi, \pi, \theta, \mu λ, ξ, π, θ, µ
\Phi, \Omega, \Delta Φ, Ω, ∆
2.6.2 Mũ, chỉ số dưới, căn thức, phân thức
Lệnh thay đổi font Lệnh khai báo font Tác dụng
^{. } x^2 x
2
_{. } x_1 x
1
\sqrt[ ]{ } \sqrt[3]{2}
3

2
\frac{ } { } \frac{5}{2}
5
2
2.6.3 Khoảng cách trong chế độ toán học
Để tạo khoảng cách giữa hai công thức liên tiếp có thể dùng lệnh \quad hoặc \qquad để tạo khoảng
cách lớn hơn.
Ví dụ:
\begin{equation*}
\int_1^2 \ln x \mathrm{d}x
\qquad Kết quả:

2
1
ln xdx

2
1

ln x dx
\int_1^2 \ln x \,\mathrm{d}x
\end{equation*}
2.6.4 Công thức nhiều dòng
Dùng môi trường eqnarray. Môi trường này tạo ra 3 cột, cột đầu canh lề trái, cột thứ hai canh
lề giữa, cột thứ ba canh lề phải. Các dòng được đánh số mặc định, tuy nhiên có thể bỏ số bằng lệnh
\nonumber trên dòng tương ứng, hoặc trên tất cả các dòng bằng cách dùng môi trường eqnarray*.
21
Các cột tách biệt nhau bằng &, các dòng phân tách bằng \\.
Ví dụ:
\begin{eqnarray*}
f & = & x^2 + x
f’ & = & 2x + 1
\end{eqnarray*}
Kết quả:
f = x
2
+ x
f

= 2x + 1
2.7 Tham chiếu trong văn bản
Dùng lệnh \label{marker} để tạo tham chiếu, lệnh \ref{marker} để tham chiếu đến vị trí đã
đánh dấu hoặc \pageref{marker} để tham chiếu đến trang có label đó.
2.8 Chèn hình vào văn bản
Phải thêm gói graphicx:
\usepackage{ graphicx }
Để chèn hình dùng lệnh \includegraphicstên file Ví dụ để chèn hình ở trong file vidu.jpg
\includegraphics{vidu.jpg}
2.8.1 Một số tham số hay dùng

width, height Xác định chiều rộng và chiều dài của ảnh
scale Xác định tỉ lệ ảnh so với ảnh gốc
angle Xác định góc quay của ảnh (ngược chiều kim đồng hồ)
2.8.2 Tạo tiêu đề cho ảnh
Dùng thêm môi trường figure và lệnh caption. Ví dụ:
\begin{figure}
\includegraphics{vidu.jpg}
\caption{Ví dụ tiêu đề ảnh}
\end{figure}
2.9 Ứng dụng
Chúng em đã áp dụng những kiến thức L
A
T
E
X học được để hoàn thành bản báo cáo này.
22
Chương 3
HTML-XHTML, CSS, JavaScript
3.1 Một số khái niệm cơ bản về WWW
3.1.1 Khái niệm về siêu văn bản
Hypertext là văn bản (text) trên máy tính có sự liên kết đến một văn bản khác và có thể truy cập
trực tiếp thông qua click chuột, nhấn phím.
Hyperlink là một liên kết từ một file hypertext đến một file khác.
Hypermedia là sự mở rộng của hypertext, trong đó đối tượng có thể là văn bản, đồ họa, âm thanh,
video. . .
3.1.2 Các thành phần của Web
• Web là hệ thống các tài liệu hypertext liên kết với nhau thông qua mạng Internet
• Các thành phần của Web
– WebPage: là một trang Web.
– Website: Là tập hợp các WebPage có nội dung thống nhất.

– Uniform Resource Locator: dùng để định vị tài nguyên trên Internet theo cách thuận tiện cho người
sử dụng (thay cho địa chỉ IP không mang ý nghĩa và khó nhớ).
Cấu trúc: giao thức://địa chỉ máy:cổng/đường dẫn đến tài nguyên
– Web Server: cung cấp tài nguyên cho máy khác.
– Web Browser: dùng để khai thác dàch vụ Web.
3.2 Một số công cụ thường dùng để tạo trang (X)HTML,
CSS, JavaScript
1. Dreamweaver: Là công cụ có phí, mạnh, dễ sử dụng. (Hình 3.1)
23
Hình 3.1: Macromedia Dreamweaver 8
2. Notepad++: Là công cụ miễn phí, nguồn mở tuy nhiên không mạnh bằng Dremweaver, chỉ có
tính năng highlight và auto-completion tuy nhiên khá hạn chế.(Hình 3.2)
Link: />Hình 3.2: Notepad++
3. Gedit: Là công cụ miễn phí, nguồn mở, ban đầu viết cho Linux, đi kèm hầu hết các bản phân
phối dùng GNOME.(Hình 3.3)
24
Hình 3.2: Gedit
3.3 HTML - XHTML
3.3.1 HTML, XHTML là gì?
Định nghĩa
HTML (HyperText Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu dùng để miêu tả một trang Web.
XHTML (eXtensible HyperText Markup Language) có chức năng tương tự HTML nhưng tuân theo
XML (Extensible Markup Language) và được định nghĩa chặt chẽ hơn HTML. XHTML có thể được
các parser XML xử lý, do đó dễ xử lý bằng các ngôn ngữ, nền tảng khác hơn HTML (tận dụng được
các thư viện có sẵn).
HTML và XHTML đều được tạo thành từ các tags (gồm tag mở và tag đóng) để định nghĩa cách
hiển thà các thành phần của trang web.
Các phiên bản
Phiên bản chính thức mới nhất của HTML là HTML 4.01, HTML 5 đang là dự thảo với nhiều tính
năng mới. Phiên bản đầu tiên của HTML được Tim Berner Lee phát minh và được W3C đưa thành

chuẩn vào năm 1994, phiên bản mới nhất là 4.01 hiện tại được hoàn thành vào 24-12-1999
Phiên bản chính thức mới nhất của XHTML là XHTML 1.1, ra đời vào tháng 5 năm 2001
3.3.2 Cú pháp của các tags (thẻ) trong (X)HTML
Bao gồm 1 thẻ mở và 1 thẻ đóng, nội dung nằm ở giữa 2 thẻ, các thẻ có thể lồng nhau nhưng các
thẻ phải được mở và đóng đúng thứ tự (mở trước thì phải đóng sau). ở thẻ mở có thể có các thuộc tính
(attributes).
Ví dụ:
<div class="ex"><b><i>Chữ này vừa được in đậm vừa được in nghiêng và có thể chứa các lệnh
định dạng của class “ex"</i></b></div>
25

×