Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

234066

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.95 KB, 27 trang )

1, Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ – trung đại
a) Bối cảnh lịch sử
Trung Hoa thời cổ đại chính là thời kỳ lịch sử từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ II
Tr. CN mà theo cách phân kỳ lịch sử truyền thống gọi là thời Xuân thu ( 770 – 481
Tr. CN) và Chiến quốc (480 – 221 Tr. CN); cũng còn gọi là thời “Chu mạt”; về lịch
sử văn hoá và tư tưởng, cũng còn được gọi là thời “Tiên Tần”. Từ giai đoạn sau
nhà Tần trở đi, trải qua lịch sử trên hai nghìn năm với các triều đại lớn: Hán,
Đường, Tống, Nguyên, Minh, và Thanh lag giai đoạn lịch sử phong kiến Trung
Hoa; cũng còn gọi là giai đoạn trung đại của lịch sử tư tưởng Trung Hoa.
Trung Hoa cổ đại là thời kỳ tan rã suy tàn của một mô hình kinh tế – xã hội cũ
theo truyền thống thị tộc. Đó là mô hình kinh tế “Tỉnh điền” của nhà Chu.
Sự tan rã này có nguyên nhân sâu xa từ sự phát triển của LLSX. Đó là việc sử
dụng công cụ bằng sắt và dùng bò kéo xe ( một phát minh kỹ thuật nông cụ và sực
kéo trong sản xuất nông nghiệp). Điều này đã toạ điều kiện thuận lợi cho việc khai
khẩn đất hoang và dẫn thuỷ nhập điền trong công việc thuỷ lợi. Hàng loạt những
nghề mới ra đời và phát triển nhanh chóng như luyện kim, đúc, rèn, kim loại, mộc,
xây cất, thuộc da, nhuộm, gốm…. Sự phát triển của các nghề này không hoàn toàn
phụ thuộc vào quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước. Nhưng sự phát triển đó tất yếu
dẫn tới sự hình thành sở hữu tư nhân. Đồng thời sự suy yếu của thế lực chính trị nhà
Chu đã khiến cho các thế lực địa phương thực hiện chiếm của công làm của tư.
Điều đó càng thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
ở thời cổ đại Trung Hoa.
Lực lượng kinh tế tư hữu ra đời là một thế lực đối chọi với chế độ sở hữu đất đai
nhà Chu. Tương ứng với cơ sở kinh tế mới đó là những lực lượng chính trị mới, đó
là thế lực địa chủ ở các địa phương.
Xu hướng chính trị của các thế lực mới này là thâu tóm quyền lực, tập trung uy
quyền và mở rộng sự thống trị lật đổ triều đại nhà Chu. Hệ quả xã hội của xu hướng
này thật tàn khốc. Những cuộc nội chiến kéo dài diễn ra . Thời Xuân thu có 438
1
cuộc chiến phạt lẫn nhau giữa các thế lực chính trị, đó là “ ngũ bá đồ vương” sang
thời Chiến quốc có “thất bá tranh hùng”.


Những cuộc chiến tranh như vậy đã làm đảo lộn các thiết chế, nghi lễ truyền thống
nhà Chu; làm cho xã hội ở tình trạng loạn lạc, phá hoại sức sản xuất ghê ghớm.
Đương thời, Khổng Tử đã than rằng: Vua không ra đạo vua, bề tôi không làm đúng
đạo bề tôi, cha chẳng ra đạo cha, con chẳng làm đúng đạo làm con. Còn Mạnh Tử
thì nhận xét: “Đánh nhau tranh thành thì giết người thây chất đầy thành; đánh nhau
giành đất thì giết người thây chất đầy đồng.
Chính trong sự biến động sôi động ấy của xã hội, hàng loạt vấn đề về xã hội, về
triết học, đã được đặt ra buộc các nhà tư tưởng đương thời phải quan tâm. Một loạt
các trường phái triết học ra đời, mỗi trường phái đưa ra 1 kế sách quản lý xã hội, tạo
nên một không khí sôi động trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Hoa. Lịch sử
gọi thời kỳ này là thời kỳ “ Bách gia Chư tử”. Chính trong hoàn cảnh đó đã nảy sinh
những nhà tư tưởng lớn, hình thành nên những hệ thống triết học khá hoàn chỉnh.
b) Đặc điểm triết học
* Đây là nền triết học đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chính trị- đạo đức. Bởi đây
là thời kỳ đảo lộn của xã hội lúc bấy giờ nên triết học đã đã đặc biệt quan tâm, suy
tư, tìm cách lý giải và tìm ra những triết lý, những biện pháp nhằm khác phục hiện
tượng xã hội biến động trong lịch sử chính trị, cai trị của các triều đại. Từ đó làm
xuất hiện nhiều học thuyết chính trị, tư tưởng, đạo đức khác nhau (bách gia chư tử,
bách gia tranh minh) như Nho gia, Mặc gia và Pháp gia. Ngay cả những học thuyết
mà theo tôn chỉ mục đích của nó là xa rời chính trị nhưng thực tế vẫn bàn về chính
trị và đạo đức như phái Đạo gia của Lão Tử và Trang Tử thời cổ đại. Học thuyết
Âm dương – Ngũ hành vốn là học thuyết của chủ trương luận và những vấn đề
nguyên lý biến đổi của trời đất, vạn vật cũng được vận dụng để lý giải những vấn
đề chính trị, đạo đức của xã hội, con người.
Mặc dù phong phú, đa dạng nhưng nhìn chung các học thuyết triết học tập trung
vào các vấn đề: (1) làm thế nào để thống nhất đất nước; (2) làm thế nào để ổn định
xã hội và (3) các chuẩn mực đạo đức mà con người phải tuân thủ. Tuỳ theo lập
2
trường chính trị khác nhau và lợi ích giai cấp khác nhau mà có cách giải đáp khác
nhau về 1 vấn đề chính trị đạo đức. Do đó nó tạo nên tính vừa phong phú và vừa sâu

sắc của triết học Trung Hoa cổ đại. Chẳng hạn, vấn đề triết lý về bản tính con
người. Khổng Tử và Mạnh Tử theo xu hướng khẳng định bản tính thiện của con
người. Ngược lại, Tuân Tử và Hàn Phi Tử lại chủ trương biện luận về bản tính bất
thiện của con người; còn Lão Tử, Trang Tử lại đưa ra luận thuyết về bản tính tự
nhiên của con người. Với những quan niệm khác nhau về bản tính người như thế lại
là điểm xuất phát cho một tư duy triết lý về những phương cách coi trọng giáo dục
hay pháp trị trong đạo trị quốc của các học thuyết khác nhau.
* Về nội dung, triết học Trung Hoa lấy triết học nhân sinh làm hạt nhân. Một loạt
triết học về con người được đề cập sâu sắc.
- Quan niệm về bản chất con người, đường đời, số phận, quan hệ chính trị rường
mối, chuẩn mực đạo đức.
=> đạo làm người
- Để lại nhiều triết lý về đạo làm người, nhưng có hạn chế trong việc vượt ra thế
giới để chinh phục. Điều này cắt nghĩa cho khoa học kỹ thuật của Trung Quốc
không phát triển, không cổ vũ cho phát triển sản xuất.
- Để lại triết lý về học: nhân –nghĩa –trí –học, tu thân –trị gia –tề quốc
Học để làm người quân tử, nhưng người quân tử không biết sản xuất.
* Về mặt hình thức, phương pháp tư duy
- Triết học Trung Hoa không có sự phân biệt rạch ròi giữa CNDV và CNDT, không
có đấu tranh biện chứng giữa các học thuyết triết học. Điều này tạo nên đặc điểm
tính thiếu triệt để, tính thiếu nhất quán. Chăng hạn, trong phái Nho gia, thế giới
quan của Khổng Tử dao động, giữa CNDV và CNDT, giữa CN vô thần và CN hữu
thần. Một mặt ông xem trời (thiên) là giới tự nhiên, có sự vận hành của tự nhiên,
ông nói “Trời nói lên tất cả? Bốn mùa vận hành, trăm vật sinh ra”. Nhưng mặt khác,
ông lại cho rằng trời một lực lượng vô hình chi phối vận mệnh của xã hội và con
người, “sống chết có mệnh, giàu snag tại trời”. Ông chủ trương thờ phụng quỷ thần,
3
kính trọng quỷ thần, nhưng lại xa lánh quỉ thần “ quỉ thần thì đáng kính, nhưng có
chớ gần”.
- Triết học Trung Hoa lấy trực quan, thể nghiệm, lĩnh hội làm phương pháp. Nho

gia chủ trương “phản tĩnh cầu nội”, Đạo gia chăm chút “toạ vong”, Phật học có
phép “ đốn ngộ”, Lý học đề xướng “trí lương tri”…
Phương thức tư duy giác ngộ bằng trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái
“tâm”, coi “tâm” là gốc rễ của nhận thức, “lấy tâm để bao quát vật”, rất ít đi sâu
phân tích quá trình tác động của “tâm”. Vì vậy, trong các tác phẩm triết học của họ
thường rời rạc, phần ám thị nhiều hơn, thiếu sự chứng minh chu đáo.
Các triết gia Trung Quốc cổ đại đi sâu phân tích nhấn mạnh tính chỉnh thể hợp nhất
của các khái niệm và phạm trù, không tìm hiểu sự khác biệt về bản chất giữa chúng,
chỉ nắm chỉnh thể ở cảm nhận. Như vậy, nếu dùng quan điểm chỉnh thể để nắm sự
vật thì phương thức tư duy trực giác “gặp sự vật là hiểu nội dung” tỏ ra quan trọng,
còn phương thức đi từ phân tích nội hàm và ngoại diên của kháI niệm đến suy luận
logic lại thừa.
- Hệ thống thuật ngữ mang tính ẩn dụ, so sánh.
4
2) Tư tưởng Nho giáo
a) Lịch sử hình thành và phát triển
Người sáng lập học thuyết Nho gia là Khổng Tử (551 – 479 Tr. CN), tên là Khâu,
tự Trọng Ni, sinh ở nước Lỗ trong một gia đính quý phái nhưng nghèo. Thời trẻ
Khổng Tử nghèo hèn nên biết nhiều việc vất vả nặng nhọc.
* Quá trình hình thành sự nghiệp:
- Năm 19 tuổi Khổng Tử giữ chức quan nhỏ triều đình nước Lỗ, trên tay lúc nào
không cầm sách.
- Năm 29 tuổi bắt đầu truyền bá giải pháp nhân trị. Từ 29 – 51 tuổi ông chủ trương
nhân trị nhưng không được vua nào nghe, năm 51 tuổi ông trở về nước Lỗ.
- Năm 51-59 tuổi thể hiện 1 viên quan cai trị giỏi ( quan tư pháp), năm 55 tuổi làm
quan nhiếp sự.
- Năm 55 – 59 tuổi Khổng Tử đi truyền bá nhân trị.
- Năm 69 – 73 tuổi, ông mở trường dạy học, thể hiện là người thầy giỏi với 3000
học trò, phương pháp dạy học của ông là “vi hành”. Ông được tôn vinh là “chí
thánh tiên sư”, “vạn thế sư biểu”.

Nho giáo với những tác phẩm kinh điển là tứ kinh (Luận Ngữ, Đại học, Trung
Dung, Mạnh Tử) và ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu).
* Các giai đoạn:
Trong lịch sử triết học Trung Hoa, Nho giáo được phát triển qua hai giai đoạn là
Nho tiên Tần và Nho hậu Tần. Nho tiên tần ( Thế kỷ VI – III Tr. CN) chính là tư
tưởng nho giáo của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Nho hậu Tần chính là Nho
giáo thời phong kiến, trong đó có hai giai đoạn lịch sử quan trọng là Nho thời Hán
(Hán nho) và Nho thời Tống (Tống Nho).
Nho giáo giữa các giai đoạn này có những điểm khác nhau về mặt tư tưởng, điều
này thể hiện ở các điểm sau:
5
(1) Nho tiên Tần là giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển trong không khí
học thuật tự do tư tưởng. Do đó, nhiều tư tưởng Nho giáo mới ở trạng thái phôi thai,
chưa phát triển, thậm chí chưa được luận giảI chắc chắn từ giác độ vũ trụ quan và
biến dịch luận. Tính hệ thống chưa thật logic chặt chẽ như sau này. Ngược lại, giai
đoạn hậu Tần, Nho giáo đã được hệ thống hoá và thường được luận giải từ giác độ
vũ trũ quan và biến dịch luận. Trong giai đoạn này, đặc biệt là thời Tống, những
luận điểm của thuyết Âm dương – Ngũ hành đã được sử dụng khá triệt để nhằm
luận chứng cho các quan điểm của Nho giáo.
(2) Nhìn chung, nho giáo cổ đại có tính nhân bản cao hơn so với Nho giáo thời
trung đại. Do đó, Nho giáo thời cổ đại thường được đánh giá là có tiến bộ hơn so
với Nho giáo thời trung đại. Bởi vì Nho giáo thời trung đại được các nhà nước
phong kiến Trung Hoa sử dụng với tư cách là một công cụ thống trị của các triều
đại.
(3) Về cơ bản, Nho thời cổ đại tương đối thuần nhất, không có sự pha tạp tư tưởng
giữa các học phái. Ngược lại, Nho giáo thời trung đại có xu hướng tập đại thành của
nhiều tư tưởng khác nhau, được giải thích theo lập trường Nho giáo và theo mục
tiêu của giai cấp phong kiến.
* Vị trí của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng của Trung Quốc
- Suốt Tk II Tr. CN – Tk XIX ( 21 Tk): Nho giáo giữ vai trò tư tưởng là quốc giáo.

- Cuối Tk XIX - đầu Tkỷ XX: Hệ tư tưởng tư sản thay thế cho Nho giáo.
- Năm 1949 – nay: hệ tư tưởng Mác – Lênin chi phối đời sống tinh thần.
Trong cả 3 giai đoạn Nho giáo vẫn ảnh hưởng, ăn sâu vào đời sống tư tưởng, văn
hoá.
b) Tư tưởng chính trị - đạo đức.
Trung tâm học thuyết chính trị của Khổng Tử là luận thiết về Nhân- Lễ- Chính
danh, trong đó quan điểm về “Nhân” là rường cột của luận thuyết này.
* Tư tưởng “nhân” của Nho giáo
6
Chữ “nhân” được Khổng Tử được nhắc nhiều nhưng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà
có ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu tổng quát: nhân là tính hướng thiện
của con người mà nhân tố cơ bản là thương người.
Ông chủ trương “nhân trị” tức trị nước bằng nhân của người cầm quyền. Chủ
trương này không hợp thời lúc bấy giờ trong hoàn cảnh xã hội hỗn loạn, chiến tranh
liên miên, song trong nhiều đời sau nó vẫn có giá trị. Ông đưa ra “đạo làm người”
với việc thực hiện các chuẩn mực: cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Về cơ bản đó là quan
niệm triết học nhân bản, nhân văn và tiến bộ. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy ít
nhiều hạn chế trong quan niệm của Khổng Tử về vấn đề này. Ông chia xã hội thành
hai giai cấp là quân tử và tiểu nhân. Theo ông chỉ có quân tử mới có đức nhân còn
tiểu nhân không có đức nhân trong khi đây là tầng lớp đông đảo, tầng lớp tạo ra của
cải cho xã hội nhưng không được cọi trọng.
* Tư tưởng “chính danh”
Xã hội là một tổng thể của những quan hệ giữa người với người. Nhưng Khổng Tử
đã coi trọng những quan hệ chính trị - đạo đực là những quan hệ cơ bản, đề cao vai
trò những quan hệ ấy, thâu tóm những quan hệ ấy vào vào ba mối quan hệ là rường
cột chủ đạo (gọi là tam cương): vua –tôi, cha-con, vợ-chồng. Từ ba mối quan hệ đó
mở rộng ra việc giải quyết các mâu thuẫn quan hệ xã hội khác. Để giải quyết đúng
đắn các quan hệ xã hội, mà trước hết là quan hệ “tam cương”, Khổng Tử nêu ra
thuyết “chính danh”.
Tư tưởng “chính danh” của Khổng Tử là một tư tưởng lớn, sau này được các nhà

nho đặc biệt coi trọng. Danh là địa vị, thứ bậc của mỗi người trong xã hội. Theo
ông, chính danh là làm đúng, làm tốt chức phận của mình. Muốn cho xã hội thái
bình thịnh trị cần phải có kỷ cương đường lối. Kỹ cương đó là: Vua phải ra vua,
quân phải ra quân. Nói năng hành động phải theo chính danh. Để thực hiện chính
danh, Khổng Tử đã đề ra đường lối trị quốc là “nhân trị”. Do đó, hệ thống các phạm
trù và bảng giá trị về chính trị - đạo đức được đặc biệt coi trọng là nhân, trí, dũng.
Nhân là “không lo”, trí là “không lầm”, dũng là “không sợ”. Nhân tuy xếp ngang
hàng nhưng lại chi phối 2 cái kia, có tính nguyên tắc. Trí, theo những giải thuyết
7
trực tiếp là “bất hoặc” (không lầm). Trí là biết (biết nhân, biết lo đời, biết mệnh, biết
đức…). Theo Khổng Tử, có đực nhân thì chẳng việc gì lo buồn, có đức trí thì chẳng
bao giờ sai lầm, có đức dũng thì chẳng bao giờ kinh sợ. Ở Khổng Tử, ý niệm về trí
không ra ngoài phạm vi lễ và đức. Ông không chú ý đến tri thức tự nhiên nhưng lại
nối đến các vấn đề xã hội. Khổng Tử khinh thị sản xuất và tri thức sản xuất. Trí,
theo ông không phải là biết nhiều tri thức tự nhiên. Khổng Tử ghét người nói năng
giỏi. Trí không phải là nhiều mưu trí và tài biện luận.
Học thuyết của Khổng Tử không giúp cho trí tuệ và khoa học phát triển, vì tuy trí
là biết nhiều nhưng ông quy sự biết ấy vào đạo đức. Ông chống hiện tượng trí bi
cực hoá mà ông gọi là đãng (biết hỗn tạp, ngoài lễ và nghĩa, ba hoa). Bằng cách này,
Khổng Tử tỏ ra bảo thủ, muốn ngăn chặn những đòi hỏi sự phát triển của xã hội.
Dũng, theo sự giải thuyết trực tiếp là “không sợ”, nhưng dũng không trỏ sức khoẻ
thể chất. Dũng là xét mình không sai lầm thì không lo sợ gì, là quả cảm; là sức
mạnh tinh thần dám làm điều nghĩa. Loại người có sức mà làm nhiều việc bậy
không được gọi là dũng. Khổng Tử còn đề ra sự phòng phạm về dũng; lấy “kính”
nhường “thận trọng” và học để trị, đối phó với dũng; ông cho rằng chỉ có dũng là
khong có nghĩa vì sẽ gây loạn.
Nhân, trí, dũng là những đức mục có liên quan đế sự vùng dậy của tầng lớp quốc
dân. So với “nhân” khá trìu tượng thì “trí” và “dũng” khá cụ thể, gắn với sự phát
triển của tầng lớp quốc dân thời chiến quốc.
Không coi trọng tri thức sản xuất “người quân tử chỉ cần tu dưỡng đạo đức rồi bọn

tiểu nhân mang đến cho mà ăn, cần gì phải cày ruộng, làm vườn”. Sự phân công lao
động giữa người lao tâm và người lao lực được hoạch định rất rõ ràng: do người
lao tâm dạy người lao lực làm việc để nuôi sống người lao tâm. Do vậy, mà dù đã
trải qua mấy chục thế kỷ, Nho giáo vẫn không được phát triển vì nó không có tri
thức khoa học.
Ông chủ trương dùng chính danh khôi phục kỹ cương xã hội. Tuy nhiên ông chủ
trương khôi phục danh cũ của nhà Chu vốn đã tỏ ra lạc hậu. Đây là một chủ trương
thiếu tính cách mạng, có tư tưởng cải lương.
8
Căn cứ vào danh mà có quyền và lộc:
* Tư tưởng “Lễ”:
Khái niệm Lễ mà Khổng Tử nói tới ở đây bao hàm một nội dung rất rộng. Đó là
những quy phạm đạo đức trong ứng xử giữa con người với nhau trong cuộc sống
thường nhật mà còn là toàn bộ những nghi thức nói chung; những điển chế, thiết
chế hoạt động trong tổ chức xã hội.
Ông cho rằng, Lễ là dường mối của một xã hội. Do vua không giữ đúng đạo vua,
tôi không giữ đúng đạo tôi, cha không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo
con cho nên xã hội đại loan. Do vậy, cần phải lập lại kỹ cương cho vua ra vua, tôi
ra tôi, cha ra cha, con ra con; tức là làm cho thiên hạ từ chỗ vô đạo ra hữu đạo thì xã
hội mới yên ổn thái bình.
Theo ông Lễ nhà Chu được coi là điển mẫu cần phải noi theo. Do vậy, ông chủ
trương giữ lại hình thức thiết chế nhà Chu, mặt khác ông lại chủ trương cần phải
đưa vào trong thiết chế ấy những nội dung mới cho phù hợp. Đây là một chủ trương
cấp tiến theo nguyên tắc kế thừa và phát triển.
Tư tưởng “Lễ” của ông có những điểm hạn chế như tính chất rườm ra, phiền tạp,
danh nào lễ ấy. Tư tưởng ấy làm cho con người an bần, lạc đạo, không đấu tranh.
* Tư tưởng về các giải pháp phát triển đất nước.
Tư tưởng về đường lối xây dựng đất nước là chính sách thượng hiện, chính sách tiết
kiệm, dân tin và giáo dục. Đây là bốn giải pháp có tính nhân loại
- Chính sách thượng hiền là chính sách coi trọng người tài. Trong chế độ nô lệ, việc

chọn quan chỉ hạn chế trong tôn tộc, chính sách đó gọi là “thân thân”, tuy để chọn
quan giỏi cón có chính sách “minh hiền”. Hiền chủ yếu cũng là hiền hữu, có khả
năng giải quyết một số vấn đề cai trị đơn giản.
Quan niệm hiền tài ở Khổng Tử chưa đạt đến mức như thời đại đòi hỏi. Hiền là có
năng, có nghệ nhưng phải có đức, song Khổng Tử quý hiền đức hơn năng và nghệ.
Quan niệm hiền tài của ông vẫn còn cũ “ Người quân tử coi đạo là mục tiêu, nhân
đức là chỗ dựa, còn nghệ chỉ là thứ để chơi”. Nghệ chỉ là bổ trợ cho sự tu dưỡng.
Hiền tài ở Khổng Tử là hiền đức chứ không phải là hiền tài phú quốc cường binh.
9
Nho giáo nói chung không đề cao tài mà đề cao đức. Nguyễn Trãi từng nói tài bao
giờ cũng kém đức một vài phần. Đó chính là quan niệm thượng đức ( chuộng đức)
của Nho gia đồng thời đó cũng là 1 hạn chế lớn của tư tưởng nhân đạo Nho giáo. Vì
rằng nhân loại thực ra tin vào sức mình thì mới có thể tiến lên được. Mà sức của con
người là trí tuệ và lao động.
- Chính sách tiết kiệm:
- Dân tin:
Khổng Tử cho rằng, để xây dựng quốc gia thái bình thịnh trị, người trị vì đât nước
cần chăm lo ba việc lớn: (1) Túc thực ( sản xuất nhiều của cải vật chất), (2) túc binh
( quốc phòng hùng hậu), (3) Thành tín (giữ lòng tin của dân sao cho dân tin và dân
phục). Trong đó, theo Khổng Tử, quan trọng nhất là thành tín, thứ đến là túc thực và
sau cùng là túc binh (Dân vi bang bản dã).
Bình ngô đại cáo - Đảng VIII: Lờy dân làm gốc.
- Giáo dục:
Theo Khổng Tử để có thái bình thịnh trị, cần phải coi trọng cải cách giáo dục và
pháp luật. Nhưng giáo dục là cái gốc lâu bền, giáo dục sẽ tạo dựng ra những con
người nhân, lễ, tín, dũng. Còn hình luật chỉ là ngọn. Dùng hình luật chỉ là tạm thời
giáo huấn con người.
Xuất phát từ quan niệm đó, Khổng Tử đã giành nhiều tâm huyết vào đặt nền móng
cho một nền giáo dục lý tưởng của ông. Nền giáo dục, theo Khổng Tử, phải tuân
theo những nguyên tắc cơ bản:

(1) “Đại học chi đạo”: nghĩa là học cho đến mức biến hóa được dân, đổi được
phong tục tập quan của dân làm cho người gần thì khâm phục, người xa thì yêu
mến.
(2) “Tại minh minh đức”: chữ đức được hiểu là chân lý nhận thức, nghĩa là học đến
mức hiểu được các nguyên lý của trời đất, thấu hiểu đựoc mọi chân tơ kẽ tóc.
(3) “Tại thần dân”: sự học phải được xuất phát từ tình thương yêu dân, thương yêu
con người mà học. Bởi vì theo Khổng Tử đạo của đạo học là đạo người, cho nên chỉ
ai có tình thương yêu con người mới có thể thấu hiểu lý lẽ của sự học.
10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×