Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phát triển đảng trong sinh viên Các trường cao đẳng đại học khối nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.89 KB, 3 trang )

Phát triển đảng trong sinh viên
Các trường cao đẳng đại học khối nghệ thuật

Lê Thủy

Hiện nay trong cả nước có hơn 20 trường cao đẳng, đại học chuyên ngành nghệ thuật.
Ngoài ra còn có một số khoa nghệ thuật thuộc các trường đại học, cao đẳng. Mỗi năm,
hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp trở thành những nghệ sĩ góp phần nâng cao đời sống tinh
thần cho nhân dân, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc. Trong số đó, có
những nghệ sĩ được kết nạp vào Đảng từ
khi còn là sinh viên đã phát huy tốt vai trò tiền
phong, gương mẫu, sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật.
Tuy nhiên, công tác phát triển đảng trong sinh viên ở các trường, khoa khối văn hoá,
nghệ thuật có nhiều khó khăn. Ngoài trường Đại học Văn hoá - Nghệ thuật Quân đội là
đơn vị có tỉ lệ kết nạp đảng viên trong sinh viên tương đối cao, còn lại một số trường có
số lượng đảng viên là sinh viên có thể coi là cao nhất trong khối các trường nghệ thu
ật
như Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Văn hoá Hà Nội… cũng
chỉ có hơn 10 đảng viên, mỗi năm trung bình kết nạp được 5-7 đảng viên là sinh viên. Tỉ
lệ đảng viên là sinh viên chỉ chiếm 0,05-0,2% so với tổng số sinh viên của trường. ở một
s
ố trường khác như Đại học Nghệ thuật Huế, các trường cao đẳng: Nghệ thuật Hà Nội,
Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, Múa, Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai, số lượng
sinh viên được kết nạp đảng hằng năm chỉ đạt 2-3. Có trường trong nhiều năm liền không
kết nạp được đảng viên là sinh viên như trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Cá biệt,
trường Đại học Mỹ thu
ật Việt Nam, năm 1980 có 2 sinh viên là đảng viên (được kết nạp
đảng trước khi vào trường), từ đó đến nay không kết nạp được đảng viên nào trong sinh
viên. Tìm hiểu nguyên nhân của tình hình, có thể thấy:
1. Do tính chất đặc thù sinh hoạt và học tập trong môi trường nghệ thuật nên hầu hết sinh


viên đều có cá tính độc lập tương đối mạnh. Không ít sinh viên chưa có tính cộng đồng,
tính tập thể tốt, ý thức kỷ luật chưa cao. M
ột bộ phận diễn viên, nghệ sĩ trẻ ưa lối sống tự
do, ít nhiều mắc bệnh “ngôi sao”, không thích tham gia hoạt động đoàn thể, không có
nguyện vọng phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên. Một đặc thù của nghệ thuật biểu
diễn là sinh viên thường xuyên cùng các đoàn đi lưu diễn xa, dài ngày, có những chuyến
lưu diễn ở nước ngoài lâu nên việc nắm bắt tư tưởng, quả
n lý hoạt động nghệ thuật và
theo dõi quá trình phấn đấu, rèn luyện của quần chúng ưu tú trong diện nguồn kết nạp
vào Đảng có khó khăn.
2. Cấp uỷ một số trường thuộc khối nghệ thuật chưa coi trọng công tác phát triển đảng
trong sinh viên. Có nơi do mâu thuẫn trong nội bộ cấp uỷ nên nhiều hoạt động trì trệ,
trong đó có phát triển đảng viên. Không ít nơi, người làm công tác đảng cũng là những
nghệ
sĩ với đặc điểm nghề nghiệp, cá tính độc lập, không thực sự nhiệt tình với công tác
đảng, chưa chú trọng bồi dưỡng nguồn kết nạp đảng từ những quần chúng ưu tú là sinh
viên.
3. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở các trường chưa thực sự phát huy vai trò là trung tâm
đoàn kết tập hợp thanh niên vào các hoạt động phong trào, hoạt động cộng đồng. Hầu hết
các trường nghệ thuật có số l
ượng sinh viên ít, như trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam có
khoa chỉ có 5-7 sinh viên/khoá, các loại hình học tập và hoạt động nghệ thuật tương đối
độc lập với nhau nên khó khăn trong tập hợp sinh viên vào những hoạt động phong trào
chung. Đồng thời, hình thức tổ chức các hoạt động của đoàn thanh niên nhiều nơi chưa
phù hợp với tính chất và môi trường nghệ thuật của sinh viên nên chưa thu hút được đông
đảo sinh viên tham gia.
4. Chi bộ sinh viên ở khối trường nghệ thuật có 2 mô hình: chi bộ sinh viên sinh hoạt
ghép những đảng viên sinh viên của nhiều khoa, ngành (chi bộ sinh viên độc lập) và đảng
viên sinh viên sinh hoạt cùng chi bộ với cán bộ, giảng viên. Hai mô hình chi bộ này đều
có những thuậ

n lợi, khó khăn trong công tác phát triển đảng viên. Ví như, mô hình chi bộ
sinh viên độc lập có thuận lợi hơn vì đảng viên là sinh viên gắn bó, có điều kiện hiểu hoạt
động, cá tính, nguyện vọng của nhau. Trong sinh hoạt chi bộ hằng tháng, đảng viên sinh
viên có được thông tin và có thể chủ động giới thiệu nguồn, tạo môi trường hoạt động để
quần chúng ưu tú là sinh viên tham gia các hoạt động phong trào, từ đó tìm hiểu về Đảng,
phấn
đấu trở thành đảng viên. Tuy vậy, đảng viên là sinh viên lại có ít kinh nghiệm công
tác đảng, kỹ năng, thao tác đảng vụ còn nhiều hạn chế. Một số đảng viên được kết nạp
trước khi vào trường nhưng trong học tập và hoạt động nghệ thuật lại không thực sự phát
huy vai trò tiền phong, gương mẫu, chưa thực sự là tấm gương đối với những sinh viên
khác. Do vậy, uy tín trong sinh viên chưa cao, chưa có sức thuyế
t phục để sinh viên phấn
đấu trở thành đảng viên. Trong mô hình sinh hoạt cùng chi bộ, cán bộ, giảng viên, đảng
viên là sinh viên tương đối rụt rè, ít có điều kiện phát biểu chính kiến do tâm lý thầy - trò
nên đảng viên là sinh viên có hạn chế trong phát huy vai trò, khả năng.
5. Hệ cao đẳng của một số trường đại học và các trường cao đẳng văn hoá, nghệ thuật ở
các địa phương chỉ đào tạo sinh viên trong ba năm. Năm đầu tiên do mới nh
ập học nên
sinh viên còn bỡ ngỡ, chưa bắt nhịp được các hoạt động trong trường. Năm thứ ba, hầu
hết sinh viên phải đi thực tập hoặc làm bài tốt nghiệp. Vì thế, thời gian đánh giá năng lực
học tập và phẩm chất chính trị của sinh viên trên thực tế tập trung ở năm thứ hai. Chỉ có
những sinh viên thực sự nổi trội mới có thể được giớ
i thiệu đứng trong hàng ngũ của
Đảng.
Để làm tốt hơn công tác phát triển đảng viên trong sinh viên các trường cao đẳng, đại học
khối nghệ thuật, cần thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, đồng thời với nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy và tổ chức đảng của
nhà trường đối với nhiệm vụ phát triển đảng viên, công tác phát triển đảng viên trong
sinh viên cần được ch
ỉ đạo rất cụ thể, thiết thực, thích hợp. Mỗi nhiệm kỳ, mỗi năm, cấp

uỷ nhà trường cần ra nghị quyết chuyên đề về công tác phát triển đảng viên trong sinh
viên, lập kế hoạch thực hiện nghị quyết này. Các chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên bàn về
lãnh đạo công tác phát triển đảng viên trong sinh viên. Từng đảng viên được giao nhiệm
vụ cụ thể trong tìm nguồn, giáo dục, bồi dưỡ
ng, giúp đỡ sinh viên vào Đảng, coi đây là
một trong những nhiệm vụ chính trị của người đảng viên - giáo viên - nghệ sĩ trong giai
đoạn hiện nay. Hai là, đổi mới hình thức hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên
phù hợp với đặc thù của sinh viên khối nghệ thuật. Ví như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Học viện Âm nhạc Quốc gia, Đại học Văn hoá Hà Nội chủ động phát động đoàn viên
tham gia các hoạt động phong trào d
ưới hình thức thể hiện chuyên môn như thành lập các
Đội tuyên truyền ca khúc cách mạng, Đội nghệ thuật biểu diễn vì cộng đồng… tham gia
các chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước,
chương trình phục vụ biên giới, hải đảo, phục vụ thương binh, bộ đội…; tham gia dạy
nhạc, tổ chức sinh hoạt hè đối với thanh thiếu nhi vùng sâu, vùng xa. Nội dung chương
trình thường được lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống, lý tưởng và động cơ vào
Đảng, giúp các nghệ sĩ, diễn viên trong tương lai có ý thức về Đảng, về vai trò của người
chiến sĩ - nghệ sĩ phục vụ đất nước trong giai đoạn mới. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các
trường mỹ thuật tập hợp đoàn viên tham gia các cuộc thi vẽ biểu tượng, logo, pa-nô nhân
những ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước, vẽ các biểu tượng phục vụ các đại hội, hội
nghị có ý nghĩa chính trị như đại hội đảng các cấp, hội nghị quốc t
ế, bức tranh lớn cho
một đại lễ... “Hoạt động tình nguyện của thanh niên các trường nghệ thuật phải thực sự
phù hợp. Nếu áp dụng máy móc giống như các trường khác như tham gia hoạt động phân
luồng giao thông hay tiếp sức mùa thi, xây dựng nhà cho đồng bào vùng sâu, vùng xa…
đều không thu hút được các bạn tham gia”. Đó là ý kiến của Bí thư Đoàn trường Đại học
Mỹ thuật Công nghiệp Trần Bá Tăng.
Ba là, phát huy vai trò của chi bộ sinh viên. Hi
ện nay, mới chỉ có một số ít trường thành
lập được chi bộ sinh viên độc lập như Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Học viện Âm

nhạc Quốc gia Việt Nam, Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung
ương, Cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang… Cấp uỷ nhà trường cần
thường xuyên quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát. Trong trườ
ng hợp bí thư chi bộ sinh viên
chưa thực sự đủ năng lực chủ động thực hiện nhiệm vụ, đảng uỷ nhà trường nên phân
công đảng viên là cán bộ, giảng viên (có thể là cán bộ phòng quản lý sinh viên) sinh hoạt
cùng chi bộ sinh viên (có thể làm bí thư chi bộ). Đồng chí này có nhiệm vụ bồi dưỡng,
rèn luyện đảng viên là sinh viên trở thành bí thư chi bộ. Đối với những trường ít đảng
viên sinh viên, cần thành lập chi bộ ghép. Khi đủ
điều kiện, cấp uỷ chủ động tách ra
thành lập chi bộ sinh viên để đảng viên trong chi bộ chủ động thực hiện nhiệm vụ phát
triển đảng.
Bốn là, tận dụng ưu thế của đào tạo người làm nghệ thuật. ở một số môn âm nhạc như
piano, violon hay thanh nhạc, học viên theo học từ khi còn rất nhỏ (thường từ 5-7 tuổi)
cho đến tuổi trưở
ng thành. Do đó, cán bộ, giảng viên của trường có điều kiện hiểu sâu về
năng lực chuyên môn, về truyền thống gia đình, về cá tính của từng sinh viên. Điều này là
một thuận lợi trong định hướng giá trị, dẫn dắt, rèn luyện, bồi dưỡng để sinh viên trở
thành đảng viên. Giảng dạy nghệ thuật có đặc thù theo hình thức một thầy - một trò.
Những người thầy nhiều khi là nh
ững đảng viên nghệ sỹ Ưu tú, nghệ sỹ Nhân dân, có ảnh
hướng lớn tới việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Đội ngũ những đảng
viên này được phân công, giao nhiệm vụ sẽ có kết quả tốt trong công tác phát triển đảng.
Thực tế của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện Âm nhạc Huế, Nhạc viện
TP. Hồ Chí Minh, Đại học S
ư phạm Nghệ thuật Trung ương đã có những thành công, có
những kinh nghiệm thực chứng về biện pháp này cần được nhân rộng .

×