Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

tác động của chế phẩm sinh học lên môi trường nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC
LÊN MÔI TRƯỜNGNƯỚC
NGÀNH: THUỶ SẢN
KHOÁ: 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỒ CÔNG VĨNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
9/2005
2
TÁC ĐỘNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC LÊN MÔI TRƯỜNG
NƯỚC
Thực hiện bởi:
Hồ Công Vónh
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thế Nhân
Thành phố Hồ Chí Minh
9/2005
3
CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm – Tp.HCM
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm – Tp.HCM.
Cùng toàn thể quý thầy cô trong trường đã truyền đạt kiến thức cho chúng tôi
trong suốt những năm học tại trường.
Đặc biệt gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phạm Văn Nhỏ và thầy Đinh Thế
Nhân đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
tốt nghiệp.


Đồng thời chúng tôi gởi lời cảm ơn đến tất cả các anh chò, các bạn trong và
ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do thời gian thực hiện đề tài còn có hạn, trang thiết bò còn thiếu thốn và lần
đầu tiên làm quen với công việc nghiên cứu nên luận văn của chúng tôi không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn.
4
TÓM TẮT
Đề tài “Tác dụng của chế phẩm sinh học trong môi trường nước” được thực
hiện tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, từ ngày 20/6/2005 đến 8/8/2005, nhằm đánh giá tác động của 3 loại chế
phẩm sinh học lên hàm lượng ammonia tổng cộng trong nước. Bao gồm 3 phần:
Phần A: Trên nước thải sinh hoạt
Phần B: Trên nước nuôi tôm (không đất)
Phần C: Trên nước nuôi tôm (có đất)
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thcứ như sau:
Nghiệm thức 1 (A): Aqua Clear
Nghiệm thức 2 (B): Pond Clear
Nghiệm thức 3 (C): Yucca Liquid
Nghiệm thức 4 (DC): không có chế phẩm
Kết quả cho thấy:
Đối với nước thải sinh hoạt, ammonia tổng cộng của các lô sử dụng chế
phẩm với 3 mức nồng độ khác nhau và các lô đối chứng không có sai khác về
mặt thống kê
(P> 0,05).
Đối với nước nuôi tôm không đất, ammonia tổng cộng của các lô sử
dụng chế phẩm với 3 mức nồng độ khác nhau và các lô đối chứng có sai khác về
mặt thống kê (P< 0,05).
Đối với nước nuôi tôm có đất, ammonia tổng cộng ở các lô sử dụng chế
phẩm A, B, C với nống độ là 10mg/l so với lô đối chứng có sai biệt có ý nghóa
thống kê

(P< 0,05).
5
ABSTRACT
The study “Effect of Probiotics on environment water” was conducted at
Fisheries Experimental Farm Of Fisheries Faculty, Nong Lam University to assess
effect of Probiotics on total ammonia. From 20
th
June to 8
th
August in 2005.The study
includes 3 part:
• Part A: On waste water
• Part B: On water of shrimp culture (no land)
• Part C: On water of shrimp culture with land
Every part contain 4 treatments:
• Treatment 1 (A): Aqua Clear
• Treatment 2 (B): Pond Clear
• Treatment 3 (C): Yucca Liquid
• Treatment 4 (DC): Aqua Clear
The result showed that:
Part A: On waste water
Total Ammonia of A, B, C with 3 different levels of concentration and DC
are similar and not significantly different (P > 0,05)
Part B: On water of shrimp culture (no land)
Total Ammonia of A, B, C with 3 different levels of concentration and DC
are significantly different (P < 0,05)
Part C: On water of shrimp culture with land
Total Ammonia of A, B, C at level 10mg/l are different from DC and
significantly different (P < 0,05)
6

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TRANG TỰA i
CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH ĐỒ THỊ viii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ix
I GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 Các Yếu Tố Môi Trường Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản 2
2.1.1 Các yếu tố vật lý 2
2.1.2 Các yếu tố hoá học 4
2.2 nh Hưởng Của Các Yếu Tố Môi Trường Nước Lên Động
Vật Nuôi Thủy Sản 11
2.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến đời sống của thuỷ sinh vật 11
2.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố hoá học đến đời sống của thủy sinh vật 12
2.3 Vài Nét Về Chế Phẩm Sinh Học 17
2.3.1 Giới thiệu 17
2.3.2 Khái niệm 18
2.4 Tác Dụng Của Việc Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Cho Ao
Nuôi Thuỷ Sản 18
2.5 Một Số Vi Sinh Vật Thường Được Sử Dụng Trong Chế Phẩm Sinh Học 19
2.5.1 Bacillus 19
2.5.2 Lactobacillus 19
2.5.3 Nitrosomonas _ Nitrobacter 19
2.5.4 Vibrio có lợi 19

2.6 Mục Đích Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học 20
2.7 Cơ Chế Tác Động Của Men Vi Sinh 20
2.8 Một Số Loại Chế Phẩm Sinh Học Thường Được Sử Dụng Hiện Nay 21
2.8.1 Environ-AC 22
2.8.2 ACCELOBAC AG 22
7
2.8.3 BRF-2 AQUAKIT 22
2.8.4 BIO-ZON, BIO-NUTRIN, PON-CLEAR, SOIL-PRO 22
2.8.5 Men BAC 23
III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Vật Liệu 24
3.1.1 Thời gian và đòa điểm thực hiện đề tài 24
3.1.2 Dụng cụ, hoá chất và trang thiết bò dùng trong nghiên cứu 24
3.1.3 Các loại chế phẩm sinh học dùng để thí nghiệm 25
3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu 27
3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 27
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi 28
3.2.3 Phương pháp xử lí số liệu 28
IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
29
PHẦN A: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TRÊN NƯỚC THẢI SINH HOẠT 29
4.1 Giá Trò pH và Nhiệt Độ 29
4.1.1 Nhiệt độ 29
4.1.2 pH 30
4.2 Kết Quả Tác Động Của Chế Phẩm Sinh Học Lên Hàm Lượng Ammonia
Tổng Cộng 30
PHẦN B: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TRÊN NƯỚC NUÔI TÔM (KHÔNG
ĐẤT)33
4.1 Giá Trò pH và Nhiệt Độ 33
4.1.1 Nhiệt độ 33

4.1.2 pH 33
4.2 Kết Quả Tác Động Của Chế Phẩm Sinh Học Lên Hàm Lượng Ammonia Tổng
Cộng 34
PHẦN C: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TRÊN NƯỚC NUÔI TÔM CÓ ĐẤT
37
4.1 Giá Trò pH và Nhiệt Độ 37
4.1.1 Nhiệt độ 37
4.1.2 pH 38
4.2 Kết Quả Tác Động Của Chế Phẩm Sinh Học lên hàm lượng
8
ammonia tổng cộng 38
IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
5.1 Kết Luận 41
5.2 Đề Nghò 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ LỤC 43
Phụ Lục 1: Một Số Hình nh Minh Hoa 43
Phụ lục 2: Các chỉ tiêu môi trường nước 46


9
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ NỘI DUNG TRANG
4.1 Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm trên nước thải 29
4.2 Giá trò pH trong quá trình thí nghiệm 30
4.3 Kết quả Ammonia tổng cộng trên nước thải 31
4.4 Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm trên nước nuôi tôm không đất 33
4.5 Giá trò pH trong quá trình thí nghiệm trên nước nuôi tôm không đất 34
4.6 Kết quả Ammonia tổng cộng trên nước nuôi tôm không đất 35
4.7 Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm trên nước nuôi tôm có đất 37

4.8 Giá trò pH trong quá trình thí nghiệm trên nước nuôi tôm có đất 38
4.9 Kết quả Ammonia tổng cộng trên nước nuôi tôm có đất 38
10
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH ẢNH NỘI DUNG TRANG
Hình 1 Hóa chất sử dụng trong thí nghiệm 43
Hình 2 Máy đo ammonia tổng cộng 43
Hình 3 Ammonia chuan 44
Hình 4 Lô đối chứng lần III thí nghiệm B 44
Hình 5 Các lô có chế phẩm lần III của thí nghiệm B 45
Hình 6 Các lô có chế phẩm lần IV của thí nghiệm B 45
11
I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Mười năm cuối thế kỉ XX, nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã phát triển rất
mạnh và đang được coi như một ngành xuất khẩu chiến lược. Nuôi trồng thủy sản đã
góp phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu năm 2002, đạt 2 tỉ USD. Nhưng đồng
thời với sự phát triển đó là hàng loạt những vấn đề đã và đang xảy ravới môi trường
nuôi. Sự ô nhiễm môi trường nước, dòch bệnh … đang là mối đe doạ đối với ngành thuỷ
sản Việt nam nói riêng, cũng như ngành thuỷ sản của thế giới nói chung.
Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật, người dân nuôi trồng thủy sản đã sử
dụng rất nhiều biện pháp: dùng thuốc kháng sinh, thuốc nông dược và các chế phẩm
hoá học khác trong ao nuôi của mình. Tuy nhiên việc làm này đã đem lại những hậu
quả rất tai hại, đó là: suy kiệt môi trương sinh thái và ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người. Một trong những giải pháp để có thể vừa bảo vệ môi trường, vừa phát triển
nuôi trồng thủy sản bền vững là sử dụng chế phẩm sinh học.
Xuất phát từ tình hình trên, dưới sự phân công của khoa thuỷ sản trường đại
học nông lâm thành phó hồ chí minh, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tác
Động Của Chế Phẩm Sinh Học Lên Môi Trường Nước “.
1.2 Mục tiêu đề tài

Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn:
 Đánh giá tác động của 3 chế phẩm sinh học lên môi trường nước nhằm
khẳng đònh lại hiệu quả của những chế phẩm này, để giúp người dân an tâm hơn khi
sử dụng.
 Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm sinh học lên các yếu tố chất
lượng nước.
12
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2 Các yếu tố môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản
2.1.1 Các yếu tố vật lý
2.1.1.1 Ánh sáng
Nguồn ánh sáng trong các thủy vực là từ mặt trời, mặt trăng tỏa xuống và từ
các thủy sinh vật phát ra.
Ánh sáng đi vào nước, phần lớn sẽ được các phân tử nước và các vật lơ lửng
trong nước hấp thu, phần khác phản chiếu lại không khí.
Cường độ chiếu sáng trong một ngày đêm tạo nên quang kì.
Khả năng xuyên suốt của ánh sáng vào nước phụ thuộc vào tính phẳng lặng
của mặt nước, góc của tia sáng so với mặt nước, độ trong của nước, độ che phủ của
thực vật xung quanh.
Ở các ao nuôi thuỷ sản, sự giảm sáng theo độ sâu do độ đục, sự hiện diện
của các vật chất, sinh vật lơ lửng và vật chất hòa tan. Ngoài ra, mây mưa có thể làm
giảm lượng chiếu sáng đến bề mặt nước và làm giảm quá trình quang hợp.
Ánh sáng và nhiệt độ nước liên quan mật thiết và năng lượng mặt trời là
nguồn cung cấp nhiệt chính cho ao hồ.
Tầng sáng là tầng đạt đến độ sâu ở đó cường độ ánh sáng bằng 1% cường độ
ánh sáng ở bề mặt nước. Độ sâu của tầng sáng phụ thuộc vào độ đục của nước. Nước
ao, hồ thường chứa các vật chất lơ lửng ảnh hưởng tới sự xuyên suốt của ánh sáng.
Màu nước:
• Màu của nước thiên nhiên là kết quả của các tia không bò hấp thụ của cột
nước.

• Màu thật của nước ao được tạo nên bởi các vật chất trong nước hay các vật
chất kết dính lơ lửng.
• Màu nhìn thấy được của nước là màu được tạo nên bởi các vật chất lơ lửng kết
hợp với sự xuyên thấu ánh sáng.
13
2.1.1.2 Nhiệt độ
Nguồn nhiệt chủ yếu của nước trong các thủy vực là từ bức xạ mặt trời. Lớp
nước trên mặt hút nhiều nhiệt hơn lớp nước dưới sâu. Chế độ nhiệt ở nước tương đối
ổn đònh hơn trong không khí và biến đổi theo ba nhân tố chủ yếu là đòa lý, mùa vụ và
độ sâu.
Sự biến đổi nhiệt độ nước theo mùa phụ thuộc vào thủy vực trong vùng đòa
lý.
Biến đổi nhiệt độ theo độ sâu chỉ thấy rõ ở các thủy vực tương đối sâu, nhiệt
độ giảm dần từ trên mặt xuống đáy.
Biến đổi nhiệt độ theo vò trí đòa lý, theo mùa và theo độ sâu tạo nên hiện
tượng phân tầng nhiệt độ.
• Tầng mặt (epilimnion): nhiệt độ tương đối cao và biến đổi theo mùa rõ rệt.
• Tâàng giữa (thermocline): là tầng chuyển tiếp, nhiệt độ nước đột ngột biến đổi
từ nhiệt độ cao ở tầng mặt xuống nhiệt độ thấp ở tầng đáy.
• Tầng đáy (hypolimnion): nhiệt độ tương đối thấp và hầu như không biến đổi
theo mùa.
Nhiệt độ nước biến động rất lớn theo ngày đêm, thấp nhất vào lúc sáng sớm
và cao nhất vào lúc xế chiều.
2.1.1.3 Độ đục
Độ trong suốt của nước là khả năng ánh sáng mặt trời xuyên qua nó, khả
năng cản những tia sáng mặt trời là độ vẫn đục. Hai tính chất này của nước tỷ lệ
nghòch với nhau và phụ thuộc vào lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lững, sự phát
triển của tảo, sóng gió thủy triều và lượng nước mưa đổ vào thủy vực.
Ở những thủy vực khác nhau, nguyên nhân gây ra độ vẫn đục khác nhau.
Ở sông: độ vẫn đục của nước là do sự có mặt của các chất không hoà tan, các

chất keo có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ, do đó độ vẫn đục thay đổi theo mùa rõ rệt.
Mùa mưa, nước mưa chảy vào sông cuốn theo các tạp chất trên mặt đất và các hạt sét
nên độ vẫn đục của nước sông cao (thường thấy sau trận mưa lớn) và độ vẫn đục giảm
dần theo mùa khô.
14
Ở ao: ngoài các nguyên nhân gây ra độ vẫn đục như ở sông còn do sự phát
triển của tảo.
Ao nước trong thường ít thức ăn tự nhiên và nồng độ muối dinh dưỡng thấp.
Nước có chất sét và sự gia tăng độ đục ở mức độ cao trong một thời gian ngắn còn do
sự khuấy động của các chất phù sa.
Trong ao cá, nguồn nước bò đục mà nguyên nhân chính được tạo ra bởi tảo là
thích hợp nhất. Nguồn nước có nhiều tảo đã làm hạn chế sự phát triển của các loài
sinh vật thượng đẳng, không có ích trong ao hồ. Chúng làm thức ăn và kích thích sự
tăng trưởng của các sinh vật làm thức ăn cho cá.
Trong nước ao, có những vật chất keo là những phần tử tạo nên độ đục không
cần thiết. Vật chất keo này có kích thước rất nhỏ (1 – 100nm ) và chúng lơ lững trong
nước. Hạt keo có tích điện, thường mang điện tích âm và theo qui luật chúng đẩy lẫn
nhau. Vì thế, chúng có khả năng hút những cation, nghóa là những ion mang điện tích
dương.
2.2.2 Các yếu tố hoá học
2.1.2.1 Oxy
Oxy hoà tan là yếu tố môi trường quan trọng nhất trong ao nuôi và có từ
không khí cùng với hoạt động quang hợp của thực vật. Lượng oxy này sẽ được tiêu thụ
hô hấp, trong quá trình oxy hoá các chất trong thuỷ vực, nếu hàm lượng cao có thể
thoát ra ngoài không khí.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hoà tan của oxy trong nước:
• Áp suất: oxy trong không khí hoà tan vào nước tỷ lệ thuận với áp suất khí
quyển.
• Áp suất khí quyển P
A

= P
O2
+ P
N2
+ P
Ar
+ P
CO2
• Nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng thì độ hoà tan của oxy sẽ giảm và ngược lại.
• Độ mặn: độ hoà tan của oxy trong nước tỉ lệ nghòch với độ mặn của nước.
Sự quang hợp và sự biến đổi của oxy hoà tan: trong quá trình quang hợp, thực
vật thuỷ sinh hấp thụ CO
2
và sản sinh O
2
. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp và
15
lượng O
2
sinh ra gồm: nhiệt độ, ánh sáng, hàm lượng chất dinh dưỡng, loài và sự
phong phú của thực vật, sự xáo trộn của nước và một số yếu tố khác.
Sự biến động của O
2
trong nước ao một ngày đêm ở tầng mặt bò ảnh hưởng
bởi quá trình quang hợp và hô hấp của thuỷ sinh thực vật.
2.2.2.2 pH và đất phèn
a pH
pH của nước được xác đònh dựa trên nồng độ ion H
+
.

pH ( potential hydrigenii ) = -log [ H
+
]
Nước thường ion hoá thành: H
2
O = H
+
+ OH
-
Hằng số ion hoá của nước nguyên chất ở 25
O
C (Kw) là 10
-4
Do đó [H
+
] [OH
-
] = Kw = 10
–14
Hay [H
+
][H
+
] = 10
–14
hay [H
+
] = 10
–7
Vì vậy pH của nước nguyên chất ở 25

O
C là
pH = -log [ H
+
]
= -log [10
–7
]
pH = 7
pH=7: nước trung tính; pH < 7: nước có tính acid; pH > 7: nước có tính kiềm.
Độ pH của nước phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và xem như căn cứ để
xác đònh hàm lượng của nhiều thành phần khác. Trong thuỷ vực tự nhiên, độ pH được
tự điều chỉnh nhờ hệ đệm Carbonat.
Độ pH trong thủy vực có thể biến động theo ngày đêm, do biến đổi của hàm
lượng CO
2
trong nước trong quá trình quang hợp. Khi quá trình quang hợp xảy ra, ion
OH
-
sẽ nhiều hơn ion H
+
, do đó pH sẽ gia tăng. Ban đêm, thực vật nổi và các sinh vật
thải ra khí CO
2
từ quá trình hô hấp. CO
2
này sẽ phản ứng với các CO
3
2-
và H

2
O tạo
thành HCO
3
-
, sau đó HCO
3
-
phân ly tạo thành H
+
làm pH giảm.
b Đất phèn
Nước trong ao nuôi được xây dựng trong vùng nước lợ ven biển hay ở một số
vúng nước ngọt có thể bò chua. Lý do những vùng nước này được hình thành từ các
đầm lầy có phèn tiềm tàng. Do quá trình đào ao đã đưa lớp đất phèn tiềm tàng lên
16
tầng mặt, dưới sự tác động oxy hoá và rửa trôi, nước phèn theo nước mưa trôi xuống
ao làm chua nước ao.
Các phản ứng xảy ra trong đất để hình thành đất phèn và nước mang tính
acid được tóm tắt như sau:
2CH
2
O(vật chất hữu cơ) + SO
4
2
H
2
S +2HCO
3


Fe(OH)
2
+ H
2
S

FeS + H
2
O
FeS + S FeS
2
(pyrite)
2FeS
2
+ 7 O
2
+ H
2
O 2FeSO
4
+ 2H
2
SO
4

2.2.2.3 Carbon dioxide, độ kiềm và độ cứng
a Khí CO
2
hoà tan trong môi trường nước
 Nguồn gốc và các dạng CO

2
trong thuỷ vực
CO
2
được sản sinh do quá trình hô hấp của thuỷ sinh vật trong ao và từ sự
phân huỷ các chất hữu cơ có trong ao.
Khí CO
2
có khả năng hoà tan cao vào môi trường nước. Trong thuỷ vực, CO
2
hiện diện dưới các dạng như: H
2
CO
3,
HCO
3
-
, CO
3
2-
. Độ hoà tan của CO
2
trong nước
cũng tuỳ thuộc vào nhiệt độ và độ mặn như oxygen.
 Sự biến đổi của CO
2
trong ao
Trong nước CO
2
đóng vai trò như một acid yếu.

H
2
O + CO
2
=

H
2
CO
3
H
2
CO
3
= H
+
+ HCO
3
-

Tuy nhiên, chỉ có 1% khí cacbonic hoà tan vào nước để hình thành carbonic
acid, và acid này lại dễ bò phân ly.
pH cũng biểu thò tỷ lệ các dạng CO
2
trong nước. Khi pH nhỏ hơn 8.3 không
có sự hiện diện của carbonate CO
3
2-
, và ngược lại pH lớn hơn 8.3 thì không có carbon
dioxide.

17
 Ảnh hưởng quang hợp đến lượng CO
2
trong ao
Ban ngày, thực vật thuỷ sinh sử dụng CO
2
cho quang hợp nhiều hơn là nó
được sinh ra do hô hấp. Vì CO
2
bò hấp thu, lượng carbonat tích tụ làm pH tăng dần,
thực vật có thể sử dụng lượng ít CO
2
còn lại tại thời điểm pH lớn hơn 8.3, và
bicarbonat cũng bò hấp thu, do đó pH có thể lên đến 9 - 10 trong thời gian quang hợp
mạnh. Vào ban đêm, CO
2
tích tụ lại làm pH giảm xuống.
b Độ kiềm tổng cộng
Các base bicarbonat, carbonat, ammonia, hydroxide, phosphate, silicate và
một số hợp chất hữu cơ tạo nên độ kiềm của nước. Tuy nhiên, trong nuôi thuỷ sản,
bicarbonat, carbonat, hydroxide là các base đại diện cho độ kiềm của nước mà có thể
phân tích được.
Độ kiềm tổng cộng là hàm lượng của tất cả các base có thể chuẩn độ được
có trong nước. Đơn vò đo lường là mg/l calcium carbonat (CaCO
3
). Tuỳ vào pH trong
nước để xác đònh độ kiềm tổng cộng bao gồm các loại base.Phenolphthalein và
methyl orange là hai chất chỉ thò dùng để xác đònh các điểm pH kiềm.
Độ kiềm tổng cộng của nước có thể biến động trong khoảng 5 - 500mg/l
CaCO

3.
Nước tự nhiên thường có độ kiềm là 40 mg/lCaCO
3
. Nước biển thường có độ
kiềm tổng cộng là 116 mg/l CaCO
3
.
c Độ cứng tống cộng
Nước có chứa hàm lượng các chất kiềm cao được xem là nước cứng. Độ cứng
tổng cộng là do sự hiện diện của calcium và magnesium. Độ cứng có thể được chia
thành độ cứng tổng cộng và độ cứng calcium và được biểu diễn mg/lCaCO
3
.
Trong thuỷ vực nước ngọt, nước được chia theo độ cứng như sau:
• 0-75 mg/l CaCO
3
: nước bình thường
• 76-150 mg/l CaCO
3
: nước hơi cứng
• 150-300 mg/l CaCO
3
: nước cứng
• trên 300 mg/l CaCO
3
: nước rất cứng
Độ cứng tổng cộng của nước biển trung bình khoảng 6600 mg/l CaCO
3
.
18

2.1.2.4 Độ mặn
Độ mặn hay còn gọi là nồng độ muối là nồng độ của tất cả các muối khoáng
có trong nước. Kí hiệu là S%. Độ mặn thường được biểu thò bằng g/l; viết tắt là ppt
(part oer thousand) hay dùng đơn vò phần ngàn (
0
/
00
).
Bảy ion (Na
+
, K
+
, Ca
2+
, Mg
2+
, Cl
-
,SO
4
2-
,HCO
3
-
) góp phần tạo nên độ mặn của
nước. Những chất hoà tan khác trong nước thường ảnh hưởng ít hơn đến độ mặn.
Nước được chia theo độ mặn như sau:
• Nước ngọt : 0.5 ppt
• Lợ nhạt (Oligohaline) : 0.5 - 3 ppt
• Lợ vừa (Mesohaline) : 3 - 16.5 ppt

• Lợ mặn (Polihaline) : 16.5 - 30 ppt
• Nước biển : 30 - 40 ppt
Độ mặn của nước thay đổi theo mùa, vò trí đòa lý. Độ mặn vùng cửa sônghay
kinh rạch là do sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt. Nơi có sông nhỏ chảy vào
biển thì có độ mặn cao. Độ mặn sẽ thấp nơi có sông lớn đổ vào. Vào mùa mưa, độ
mặn ở cửa sông sẽ giảm. Vào mùa khô, độ mặn sẽ tăng.
2.2.2.4 Các chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng là những chất cần thiết cho sự phát triển của bất kỳ sinh vật
nào sống trong thuỷ vực.
Các nguồn dinh dưỡng trong thuỷ vực bao gồm:
 Đất
 Thức ăn
 Nguồn nước cung cấp
 Chất thải của tôm cá
 Phân bón, vôi và các hợp chất khác cung cấp cho ao
Chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của tôm, cá, phiêu sinh vật và
các sinh vật khác sống trong nước. Tuy nhiên, chúng có thể là chất độc trực tiếp hay
gián tiếp. Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong các quá trình biến dưỡng trong
ao. Vì thế, quản lí chung cho có hiệu quả là rất cần thiết.
Hàm lượng các chất trong ao bò giảm đi do các quá trình sau:
 Quá trình thay nước làm loãng các chất dinh dưỡng.
19
 Phiêu sinh vật sử dụng chất dinh dưỡng.
 Vi khuẩn phân huỷ chất dinh dưỡng.
 Các dạng khí mất đi trong quá trình sục khí.
a Nitrogen
Trong môi trường nước, nitơ có thể ở dạng phân tử nhưng thường ở dạng hợp
chất NH
3
, NH

4
+
và NO
3-
. Ở biển, nitơ khoảng 0,2 - 0,4mg/l, ở nước ngọt có thể tới
1mg/l. NO
2
ở biển 0,03 - 0,03 mg/l, ở nước ngọt có thể tới vài phần mười mg/l. NH
4
+

biển từ 0,03 - 0,2mg/l, ở nước ngọt cũng trong khoảng này. Thực vật ở nước hấp thụ
được 3 dạng muối này, nhưng hấp thụ muối NH
4
+
mau hơn. Muối N là thành phần cơ
bản của protid. Vì vậy, khi thực vật nổi phát triển mạnh sẽ có hiện tượng thiếu nitơ ở
tầng mặt.
 Ammonia (NH
3
)
- Nguồn gốc của ammonia trong ao là do các nguyên nhân sau:
Sự biến dưỡng của thuỷ sinh vật, đặt biệt là sự phân huỷ các hợp chất
protein.
Sự phân huỷ các chất hữu cơ của các loại phân bón hữu cơ, động thực vật
thuỷ sinh cheat và từ thức ăn dư thừa.
Các dạng ammonia trong thuỷ vực
NH
3
là chất khí rất dễ hoà tan trong nước.

NH
3
+ H
2
O = NH
4
+
+ OH
-

Do đó, trong môi trường nước, ammonia ở 2 dạng: NH
4
+
và NH
3
. Tỷ lệ NH
3
trong nước phụ thuộc vào pH và nhiệt độ theo mối quan hệ tỉ lệ nghòch. Ngoài ra, tỷ lệ
NH
3
cũng bò ảnh hưởng của độ mặn. Khi độ mặn gia tăng thì độ độc của NH
3
sẽ giảm
đi.
NH
3
và NH
4
+
đều có khả năng gây độc cho tôm, cá nhưng NH

3
độc hơn
nhiều.
 Nitrite (NO
2
-
)
Nitrite là sản phẩm của quá trình nitrite hoá để tạo nitrate.
NH
4
+
+ 1,5 O
2
NO
2
-
+ 2H
+
+ H
2
O
20
NO
2
-
+ 0,5 O
2
NO
3
-


 Nitrat (NO
3
-
)
NO
3
-
là sản phẩm của quá trình nitrate hoá hay từ nước mưa khi có sấm chớp.
N
2
+ 2O
2
2NO
2
2NO
2
+ H
2
O HNO
2
+ HNO
3
Nitrate được thực vật hấp thu dễ dàng nhất, không độc hại đối với thủy sinh
vật. hàm lượng nitrate thích hợp cho các ao nuôi thường là 2 - 3ppm.
b Phosphore
 Các dạng phosphore trong thủy vực
Trong nước thiên nhiên, phosphore tồn tại dưới dạng Orthophosphate hoà tan
như: PO
4

3-
, H
2
PO
4
-
, HPO
4
2-
. Tỷ lệ các dạng này khác nhau ở các giá trò pH khác nhau.
• pH > 13 : PO
4
3-
chiếm chủ yếu.
• pH = 9 - 11 : HPO
4
-
chiếm chủ yếu.
• pH = 3 - 6 : H
2
PO
4
-
chiếm chủ yếu.
Phosphore còn ở dạng phosphore hữu cơ hoà tan, trong phiêu sinh thực vật,
trong mảnh vụn hữu cơ lơ lửng và chuyển thành dạng orthophosphate hoà tan nhờ hoạt
động của vi sinh vật.
Trong nước biển, ở tầng mặt hàm lượng muối phosphate chỉ vài phần nghìn
mg/l. Ở dưới sâu, có thể vài phần mười mg/l. Ở nước ngọt, hàm lượng muối này trong
khoảng vài phần trăm mg/l tới vài phần mười đã xem là nhiều.

 Sự biến đổi của phosphate trong ao
Dưới tác động của vi sinh vật, sau 2 ngày phiêu sinh vật chết, 70%
phosphorus trong cơ thể chúng sẽ được chuyển hoá thành các muối vô cơ hoà tan. Có
nhiều loại vi khuẩn và nấm mốc tham gia vào quá trình này như vi khuẩn Bacillus,
Pseudomonas, nấm mốc Aspergilus, Penecillium.
Do tác dụng hấp thu của các thực vật thủy sinh và đất, hàm lượng phosphorus
hoà tan trong ao thường rất thấp, ít khi quá 0,1mg/l.
Khi mức độ oxy hoá ở tầng oxy hoá khử ở bùn đáy ao thay đổi sẽ xảy ra sự
tự giải phóng phosophate khỏi bùn đáy.
21
Dựa vào lượng muối phosphate trong nước chia thuỷ vực theo các mức dinh
dưỡng sau:
Mức độ P hoà tan (mg/l) P tổng số (mg/l)
Rất nghèo < 0.5 < 4.3
Nghèo 0.5 - 1.2 4.3 - 11.5
Trung bình 1.2 - 8.0 11.5 - 37.5
Giàu > 8.0 > 37.5
Ngoài ra, một số các chất dinh dưỡng khác cũng cần cho cơ thể của các sinh
vật sống trong nước như: Kali, Calci, Magnesium, Silic, Sắt…
2.1.2.6 Kim loại nặng
Một số kim loại nặng: Cu, Zn, Hg, Pb, Al… hoà tan vào nước và đáy ao với số
lượng ít. Các kim loại ở dạng muối hoà tan trong nước cứng, hoặc ion kim loại kết tủa
dạng carbonat. Lớp bùm đáy ao hấp thụ phần lớn các ion kim loại làm giảm nồng độ
của chúng trong nước. Nguồn gốc của kim loại thường do nước thải công nghiệp
không được xử lý. Độ độc của kim loại gia tăng khi ở dạng hoà tan (dạng ion) hơn so
với dạng bò hấp thụ hay phức chất.
2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nước lên động vật nuôi thủy sản
2.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến đời sống của thuỷ sinh vật
2.2.1.1 Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự di động và sự phân bố của thủy sinh vật theo độ

sâu, đặt biệt là với thực vật quang hợp. Sự thay đổi của độ chiếu sáng ngày đêm có
tác động tới hiện tượng di động ngày đêm của thuỷ sinh vật.
Ánh sáng còn giúp động vật ở nước đònh hướng di động nhờ đặc tính về
quang hướng động, thúc đẩy các quá trình sinh hoá trong đời sống cá thể, đặc biệt
trong quá trình tạo vitamin.
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thuỷ sinh thực vật. Ở khoảng
cường độ ánh sáng nhất đònh phù hợp, thực vật thủy sinh sẽ đạt được mức tăng trưởng
tối đa. Ánh sáng không đủ hay tối đa cũng làm cho tăng trưởng của chúng giảm, có
thể dẫn đến chết.
22
Ánh sáng cũng có ảnh hưởng nhất đònh đến quá trình sinh sản, hình thức sinh
sản và chu kì sinh sản, sự thay đổi về hình thái, màu sắc của thủy sinh vật.
Ánh sáng là một yếu tố vật lý không thể thiếu để cho thực vật trên cạn và
thực vật dưới nước tiến hành quá trình quang tổng hợp.
2.2.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Cá và giáp xác là động vật có máu lạnh, do đó nhiệt độ cơ thể chúng sẽ thay
đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường xung quanh.
Nhiệt độ nước trong thủy vực có tính chất quyết đònh đến đời sống thủy sinh
vật, ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất. Ở mỗi loài khác nhau có phạm vi nhiệt độ
thích hợp khác nhau. Sự thay đổi nhiệt độ lớn và đột ngột ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và
phát triển của cá.
Trong giới hạn thích hợp cho sinh trưởng của tôm cá, các quá trình biến đổi
sinh hóa học trong cơ thể chúng có liên quan đến nhiệt độ và tuân theo đònh luật
Van - Hoff: Khi nhiệt độ tăng lên 10
0
C thì tốc độ các phản ứng sinh hoá học tăng gấp
2 lần.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh sản, phát triển của thủy sinh vật. Nhiệt độ thích
hợp cho sinh trưởng của cá vùng nhiệt đới từ 24 - 32
0

C, tốt nhất là từ
26 - 30
0
C. Nhiệt độ nước thay đổi quá đột ngột (3 - 4
0
C) thì cá sẽ bò shock nhiệt dẫn
tới chết.
Ứng dụng: khi vận chuyển tôm cá hay thả tôm, cá giống cần phải tạo điều
kiện thích ứng với chúng.
Tuỳ theo thích ứng của từng loài tôm, cá khác nhau mà chia thành 2 nhóm:
nhóm hẹp nhiệt và nhóm rộng nhiệt.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự biến đổi thành phần loài theo mùa, theo độ sâu.
Nhiệt độ nước ảnh hưởng tới số lượng của thủy sinh vật và có thể xem là
nhân tố quan trọng quyết đònh sự biến động về số lượng của thuỷ sinh vật.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới hoạt động dinh dưỡng, hô hấp của thủy sinh vật,
đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của ký sinh trùng và vi trùng gây bệnh trên tôm,
cá. Sự phát triển của phiêu sinh vật trong ao hồ cũng bò ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
Cùng với nồng độ muối, chế độ nhiệt trong thủy vực quyết đònh sự phân bố
theo vó độ.
23
2.2.1.3 Ảnh hưởng của độ đục
Khi lượng chất lơ lửng trong ao quá cao sẽ:
• Làm giảm sự phát triển của các sinh vật làm thức ăn cho động
vật thủy sản được nuôi trong ao.
• Làm giảm tốc độ tăng trưởng của tôm cá và hạn chế sức đề
kháng của chúng với mầm bệnh.
• Làm ngăn cản sự phát triển của phôi và cá con.
Độ trong của nước được xác đònh bằng đóa Secchi.
2.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố hoá học đến đời sống của thủy sinh vật
2.3.2.1 Ảnh hưởng của hàm lượng oxygen hoà tan

Oxy hòa tan là yếu tố quan trọng cho việc duy trì sự sống của thủy sinh vật.
Nhu cầu oxy của các loài tôm cá khác nhau tùy thuộc vào giống loài, giai đoạn trong
đời sống, hoạt động sống (bắt mồi, tăng trưởng, sinh sản), …
nh hưởng của oxy hòa tan đến tôm, cá còn tùy thuộc vào một số yếu tố
khác nhau như nhiệt độ, sự thích ứng của tôm, cá.
Sự quá bão hòa oxy thường xảy ra do thực vật phù du phát triển quá dày.
Hiện tượng này có khả năng gây bệnh bóng khí (gas bubble) cho cá dẫn đến tử vong.
Lượng oxy hoà tan lớn hơn 5mg/L là thích hợp nhất cho ao nuôi tôm, cá và
hơn 1mg/L là lượng tối thiểu cung cấp cho tôm, cá sống trong quãng thời gian nhất
đònh. Nếu lượng oxy thấp kéo dài trong nhiều ngày thì tôm, cá sẽ chết. Những loài cá
có cơ quan hô hâp phụ rất nhạy cảm với sự thiếu oxy.
24
 nh hưởng của oxy hoà tan đối với tôm
Nồng độ hoà
tan (ppm)
Ảnh hưởng
<1 Tôm sẽ chết nếu nồng độ này kéo dài vài
giờ
1 – 5 Tăng trưởng giảm nếu nồng độ thấp kéo
dài liên tục
5 – bão hoà Tối ưu cho sự phát triển
Trên bão hoà Có thể độc hại với tôm nếu oxy bão hòa ở
mọi tầng nước trong ao, thông thường thì
không có hại
 nh hưởng của oxy hòa tan đối với cá
Nồng độ hòa tan
(mg/L)
Ảnh hưởng
0 – 0,3 Cá sẽ chết hàng loạt
0,3 – 1 Cá chết nếu thời gian kéo dài

1 – 5 Cá sống nhưng chậm lớn nếu thời gian
kéo dài
> 5 Cá phát triển tốt nhất
Thức ăn và oxy hòa tan: khi sử dụng thức ăn cho ao nuôi sẽ làm gia tăng các
muối dinh dưỡng do các sản phẩm thải vô cơ và hữu cơ qua quá trình trao đổi chất của
sinh vật nuôi. Nhờ các muối dinh dưỡng mà thực vật phù du (TVPD) sẽ phát triển. Khi
mật độ của TVPD tăng cao làm biến động hàm lượng oxy hòa tan theo ngày đêm rất
lớn. Oxy hòa tan trong nước sẽ rất thấp vào lúc sáng sớm và rất cao vào lúc xế chiều.
Hàm lượng oxy giảm rất nhanh theo độ sâu, nhất là khi TVPD nở hoa.
2.3.2.2 Ảnh hưởng của pH
pH quá cao hay quá thấp đều có ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật.
pH Ảnh hưởng
4 Điểm chết acid
4 – 6 Tăng trưởng chậm
6 – 9 Tốt nhất cho tăng trưởng
9 – 11 Tăng trưởng chậm
11 Điểm chết base
25

×