Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÁC PHẦN KHÁM KHÁC VỀ BỘ MÁY TIÊU HOÁ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.45 KB, 6 trang )

CÁC PHẦN KHÁM KHÁC VỀ BỘ MÁY TIÊU HOÁ


Ngoài phần khám gan và túi mật sẽ có bài riêng, torng khi khám lâm sàng bộ máy
tiêu hoá ta cần khám phân và nước mật.
1. KHÁM PHÂN.
Là động tác cần thiết không thể thiếu trong quá trình thăm khám tiêu hoá.
· Bình thường: phân nàu vàng dẻo, đóng thành khuôn, khối lượng chừng 200 –
300g mỗi ngày.
· Bất thường: phân có thể thay đổi.
- Về số lượng lần đại tiện: ỉa chảy, táobón.
- Về khối lượng: trong kiết lị lượng phân rất ít.
- Về độ rắn, mềm, lỏng.
- Về chất phân:
+ Phân có màu vàng mỡ: suy gan, tắc mật.
+ Phân bóng, quánh, vàng mỡ: suy tuỵ
+ Phân sống, lổn nhổn, thiếu dịch vị.
+ Phân lẫn máu và mũi: hợi chứng kiết lị.
- Về mùi: phân có mùi khắm hoặc chua do rối loạn quá trình lên men trong ruột.
Ngoài nhận xét lâm sàng ta còn cần xét nghiệm phân về phương diện vi mô, hoá
học có thể giúp cho chẩn đoán các bệnh về tiêu hoá nhất là các bệnh của ruột, tuỵ
tạng và gan mật.
2. THÔNG DẠ DÀY VÀ TÁ TRÀNG.
- Thông dạ dày: đặt ống thông vào dạ dày lấy dịch dạ dày để đánh giá về số lượng
và chất lượng là một động tác cần thiết trong việc thăm khám dạ dày.
+ Dụng cụ:
Ống Einhornta
Cốc thuỷ tinh có chân, chia độ, loại 200ml.
Bơm tiêu 20ml.
Một số ống nghiệm.
Dầu Parafin.


+ Cách tiến hành: sáng sớm lúc đói (chưa ăn và uống), người bệnh ngồi thoải mái
và được chuẩn bị tư tưởng từ trước.
Đặt nhẹ đầu ống Einhorn đã được chấm đầu parafin cho trơn qua miệng người
bệnh, khi vào đến họng, bảo người bệnh thở đều và nuốt dần, vừa nuốt ta vừa đẩy
nhẹ ống cho đến mứa 45 cm hay 50 cm thì dừng lại vì đã vào đến dạ dày.
Sau đó dùng bơm tiêm hút dần nước dịch dạ dày hoặc để tự nhiên cho chảy ra.
+ Bình thường:
+ Về số lượng: dịch dạ dày lúc đói không quá 100ml, trung bình là 40ml.
+ Mùi: không có mùi.
+ Màu: không có màu hoặc hơi trắng đục.
+ Độ trong: trong hoặc hơi trắng đục, không có lẫn thức ăn.
+ Bất thường:
+ Số lượng: dịch dạ dày lúc đói nhiều hơn 100ml: dạ dày đa tiết, dịch tá tràng trào
lên. Hẹp môn vị: dịch dạ dày rất nhiều có lẫn thức ăn từ chiều hôm trước chưa
tiêu.
+ Màu sắc:
Vàng hay xanh: do dịch Tá tràng trào lên.
Đỏ hồng: máu mới chảy trong dạ dày.
Nâu đen: máu chảy trong dạ dày đã lâu.
Dịch dạ dày có máu thường nổi lên tổn thương thực thể của dạ dày: viêm loét, ung
thư dạ dày…
+ Để chẩn đoán các bệnh của dạ dày, khi thông dạ dày ta còn tiến hành làm thí
nghiệm: histamin, insulin và các nước Âu châu thì dùng bữa ăn Ewan với bánh
mì, sau đó theo dõi các thay đổi về số lượng và sinh hoá của dịch dạ dày (sẽ nói kỹ
ở phần sau).
- Thông tá tràng: cũng giống như thông dạ dày, đặt ống thông vào tá tràng, lấy
dịch tá tràng, mật, dịch tuỵ, sau đó đánh giá các thay đổi về chất lượng và số lượng
để chẩn đoán các bệnh về gan, mật, tuỵ.
+ Dụng cụ:
Ống Einhorn.

Một số ống nghiệm.
Dầu Parafin.
Bơm tiêm 20ml.
Dung dịch Magiê Sunfat 30%: 30ml.
Dầu lạc hay dầu Oliu: 20ml.
+ Cách tiến hành: Tiến hành giống như lấy nước dạ dày. Sau khi ống thông vào
đến dày thì: để người bệnh nằm nghiêng qua phải, sau 30 phút đến 1 giờ, đầu ống
Einhorn vào đến tá tràng, xác định được chắc chắn bằng tính chất dịch hút ra ( thử
với giấy quỳ) và sẽ hút được mật ra, sau đó bơm thêm chất Magiê sunfat hoặc dầu
lạc để kích thích tiết mật.
+ Bình thường: ta lấy được 3 loại mật:
+ Mật A màu vàng nhạt và trong, lượng chừng 20ml, là mật ở ống mật.
+ Mật B xuất hiện sau khi kích thích bằng bơm Magiê Sunfat hay dầu lạc. Mật B
màu xanh hoặc vàng sẫm rất quánh, lượng từ 40-60ml: là mật của túi mật.
+ Mật C tiếp theo mật B, màu vàng nhạt hơn và ít quánh hơn mật B, đó là mật từ
gan xuống.
+ Bệnh lý:
+ Không lấy được mật: hoặc ống thông chưa vào tới tá tràng: muốn biết có vào
đến tá tràng hay còn trong dạ dày ta kiểm tra bằng giấy quỳ (nếu có phản ứng
kiềm: đã vào đến tá tràng; phản ứng toan: còn ở trong dạ dày), có thể kiểm tra
bằng Xquang nếu có điều kiện.
Hoặc ống thông đã vào đến tá tràng nhưng đường mật bị cản trở, mật không
xuống được: u đầu tuỵ, sỏi mật, u đường mật
+ Không có mật B: Túi mật bị loại do teo hoặc do sỏi làm tắc ống túi mật.
+ Khi hút mật có thấy bùn mật hoặc những sỏi nhỏ: gặp trong sỏi đường mật.
+ Bằng phương pháp thông tá tràng định phút và các xét nghiệm vi mô, sinh hoá
của nước mật ta chẩn đoán được sự hoạt động chức năng của đường mật, túi mật
và nguyên nhân của những bệnh gan mật.
Bộ máy tiêu hoá gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, nằm sâu trong ổ bụng các triệu
chứng rất phức tạp. Muốn khám phát hiện các triệu chứng cần phải hỏi kỹ về chức

năng, thăm khám tuần tự từng phần một hệ thống, khám tỉ mỉ cẩn thận. Bằng
cách kết hợp các triệu chứng lâm sàng ta có thể chẩn đoán một số lớn bệnh về
tiêu hoá, tuy nhiên để chẩn đoán chính xác và chi tiết hơn, để phát hiện trong
một số trường hợp khó ta cần kết hợp với các phương pháp cận lâm sàng.

×