Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Chỉ đạo tử trên trong công tác đưa ra các gói kích cầu tài chính tại các ngân hàng nhà nước ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.93 KB, 75 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước đất
nước ta ngày càng phát triển. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa đã giành được những thành tựu to lớn như
kiềm chế lạm phát, nhịp độ tăng trưởng về tổng sản phẩm trong nước đã vượt kế hoạch
đề ra, nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng…Bên cạnh những thành tựu đạt được chúng
ta còn những mặt chưa làm được như: Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực, quản lý
nhà nước về kinh tế còn lỏng lẻo, chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biến…Đảng và Nhà
Nước ta đã xác định nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Muốn vậy, chúng ta cần phải có nguồn vốn
trung - dài hạn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật
tiên tiến, đồng thời có sự nâng cấp mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các thành
phần kinh tế từ đó tạo đà cho sự phát triển. Có thể nói, chỉ có nguồn vốn trung - dài
hạn mới giúp ta hoàn thành mục tiêu này. Do đó mà nguồn vốn trung - dài hạn đóng
một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, có nguồn vốn trung - dài hạn thôi là chưa đủ mà phải biết sử dụng
hiệu quả nguồn vốn đó thì mới phát huy hết được vai trò tích cực cũng như chống lại
sự lãng phí. Hay nói một cách khác, chỉ khi nào mở rộng gắn liền với nâng cao chất
lượng tín dụng trung - dài hạn thì nguồn vốn trung - dài hạn mới phát huy được vai trò
tích cực của mình.
Mặc dù vậy, trước những biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường thì
chúng ta không thể nào dự đoán hết được những rủi ro có thể xẩy ra, ảnh hưởng của nó
tới hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung - dài hạn nói riêng của toàn bộ
ngành ngân hàng cũng như của chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội. Đây
chính là nguyên nhân mà tôi đã chọn đề tài:
“Ngân hàng Nhà nước với tín dụng có kì hạn và thực trạng và nâng cao
chương trình ưu đãi tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng No&PTNT”
Đề tài của tôi ngoài phần lời nói đầu, kết luận thì nội dụng được chia làm 3
chương:
ChươngI: Khái quát tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng thương mại.


ChươngII: Thực trạng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng
No&PTNT Đông Hà Nội.
ChươngIII: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi
nhánh Ngân Hàng No&PTNT Đông Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu trên đây là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian
nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên chuyên đề
này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đuợc sự góp ý
của các thầy cô giáo, ban giám đốc ngân hàng và bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này để
đề tài này được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tín dụng trung - dài hạn và vai trò của tín dụng - trung dài hạn
1.1.1. Khái niệm tín dụng trung – dài hạn
Tín dụng (credit), xuất phát từ tiếng Latinh là credo – là sự tin tưởng, sự tín
nhiệm và được định nghĩa dưới nhiều giác độ khác nhau:
- Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả.
- Tín dụng là quá trình tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ hay hiện vật trên
nguyên tắc có hoàn trả.
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu
sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng
giá trị ban đầu.
- Tín dụng là sự chuyển dịch vốn dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật của một tổ
chức, cá nhân này cho một tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong một thời gian nhất
định trên nguyên tắc hoàn trả.
Như vậy, tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng bản
chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa một bên là người đi vay và một bên
là người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi.
Đối với một ngân hàng thương mại, tín dụng là chức năng cơ bản của ngân

hàng, là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng được
định nghĩa như sau:
Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng phản ánh một giao dịch về tài
sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng và
bên đi vay là các cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh, trong đó bên
cho vay chuyển tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả
thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay
khi đến hạn thanh toán.
Về các hình thức của tín dụng ngân hàng thì có nhiều tiêu thức khác nhau để
phân chia tín dụng ngân hàng. Dưới đây là một cách phân chia phổ biến mà Ngân hàng
thường sử dụng khi phân tích và đánh giá:
 Phân theo thời hạn tín dụng ta có:
- Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng dưới 1 năm và được sử dụng để bổ sung
sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp, và nó còn có thể được vay cho
những tiêu dùng cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm. Loại hình tín
dụng này thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới
kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng có thời gian trên 5 năm. Loại tín dụng
này được dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng các xí nghiệp
mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất,…
Nói chung, tín dụng - trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định
của khách hàng, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của
doanh nghiệp để từ đó cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở
rộng sản xuất chiếm lĩnh thị trường
1.1.2. Đặc diểm tín dụng trung dài hạn
Tín dụng trung dài hạn có những đặc điểm quan trọng sau:
- Tín dụng trung - dài hạn được cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho họ trong
việc mua sắm, tạo lập tài sản cố định. Do đó, đối tuợng cho vay chủ yếu của ngân hàng
thương mại trong hình thức tín dụng này là vốn thiếu hụt tạm thời của các doanh

nghiệp.
- Do gắn liền với tài sản cố định và vốn vố định của khách hàng, tín dụng trung
- dài hạn của ngân hàng thương mại thường gắn liền với các dự án đầu tư. Tuy nhiên,
với tín dụng trung hạn thường đầu tư theo chiều sâu, trong khi đó tín dụng dài hạn tập
trung cho các dự án đầu tư mở rộng.
- Tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng thương mại có thời gian hoàn vốn
chậm. Nguồn trả tiền vay cho ngân hàng chủ yếu được lấy từ quỹ khấu hao và một
phần từ lợi nhuận của chính dự án mang lại. Vì thế, khách chỉ có thể hoàn trả khoản
vay có quy mô lớn thành nhiều lần khác nhau – thời hạn cho vay kéo dài trong nhiều
năm.
- Tín dụng trung - dài hạn thường có thời gian kéo dài, quy mô tín dụng thường
lớn, nguy cơ rủi ro cao vì nền kinh tế quốc gia luôn biến động. Sự biến động này có
thể tích cực hoặc tiêu cực mà chúng ta không thể biết được. Do đó mà môt khoản vay
dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro hơn là một khoản vay ngắn hạn vì thời gian càng
dài thì xác suất xảy ra những biến động này lớn hơn . Mặt khác, lãi suất của cho vay
trung - dài hạn thường lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Vì độ rủi ro cao hơn, thời
gian thu hồi vốn lâu hơn.
1.1.3. Các hình thức tín dụng trung - dài hạn
1.1.3.1. Tín dụng theo dự án đầu tư
a. Cho vay đồng tài trợ ( Synđicate loan):
- Là quá trình cho vay của một nhóm tổ chức tín dụng (từ 2 tổ chức tín dụng trở
lên) cho một dự án, do một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phói hợp với các bên bên
đồng tài trợ để thực hiện, nhằn phân tán rủi ro của các tổ chức tín dụng.
- Hình thức này được được áp dụng trong các trường hợp : Các dự án đầu tư đòi
hỏi một khoản vốn lớn mà các ngân hàng riêng lẻ thìo không đáp ứng hết được ngân hàng
thường chỉ được phép đầu tư vốn tới một mức độ nhất định so với tổng nguồn vốn của
mình và không được đầu tư qúa nhiều vốn vào một công ty để đảm bảo an toàn vốn tài
sản. Thậm chí đối với một vài dự án ngân hàng có thể đáp ứng toàn bộ nhưng rủi ro quá
lớn ngân hàng không muốn đảm nhận hết. Do vậy, cho vay đồng tài trợ là một họat động
tín dụng giúp ngân hàng phân tán rủi ro và có thể sử dụng tối đa nguồn vốn của họ cho

đầu tư vào các dự án dài hạn.
b. Cho vay trực tiếp theo dự án:
- Đây là hình thức tín dụng trung – dài hạn phổ biến trong nền kinh tế thị
trường. ngân hàng thương mại tiến hành mọi hoạt động và tự chịu trách nhiệm với
từng dự án đầu tư của khách hàng mà họ đẫ lựa chọn để tài trợ.
Chính vì vậy, công việc của ngân hàng không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn
phải quán xuyến hàng loạt các công việc khác có liên quan đến trực thi có hiệu quả của
dự án như : quy hoạch sản xuất, thiết kế, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn thiết bị máy
móc, giá cả thị trường, hiệu quả đầu tư Bởi vì việc quy định cấp một khoản tín dụng
sẽ dàng buộc ngân hàng với người vay trong một số thời gian, cho nên cần phải nghiên
cứu một cách nghiêm túc và xem xét kỹ lưỡng các rủi ro có thể xẩy ra.
1.1.3.2. Tín dụng thuê mua (leasing credit)
- Thuê mua là hình thức cho vay tài sản thông qua một hợp đồng tín dụng thuê
mua qua đó người cho thuê chuyển giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho
người đi thuê sử dụng và ngưòi thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt
thời hạn thuê và có thể đựoc quyền sở hữu tài sản thuê, được quyền mua tài sản thuê
hoặc được quyền thuê tiếp theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận.
* Tài sản thuê bao gồm cả động sản và bất động sản :
- Động sản chủ yếu gồm máy móc thiết bị, ô tô dây chuyền công nghệ…
- Bất động sản chủ yếu là cửa hàng, văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất…
Về mặt pháp lý, tài sản thuê thuộc quyền sở hữu của người cho thuê, còn đi
thuê chỉ được quyền sử dụng. Vì vậy, người đi thuê không đựơc bán chuyển nhượng
cho người khác. Song họ được hưởng những lợi ích do việc sử dụng tài sản đó đem lại,
đồng thời chịu phần vốn rủi ro có liên quan đến tài sản. Tín dụng thuê mua có một số
hình thức như : thuê mua có tham gia của ba bên, thuê mua có sự tham gia của hai bên,
tái thuê mua (sale – base back), thuê mua hợp tác (levereged lease, thuê mua giáp lưng
(under lease)…
* Xét về lợi ích thì cả ngân hàng và khách hàng đều có lợi
- Đối với ngân hàng (bên cho thuê): đây là hình thức tài trợ bổ sung cho các
hình thức tài trợ khác đang tồn tại ở ngân hàng, nó giúp ngân hàng mở rộng dịch vụ,

nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm mức độ rủi ro, đảm bảo nguyên tắc vốn vay được
sử dụng đúng mục đích.
- Đối với các doanh nghiệp : hình thức này có thể giúp các doanh nghiệp có thể
sử dụng vốn vay dưới dạng các máy móc, thiết bị mà không phải bỏ vốn lớn, không
ảnh hưởng tới bảng tổng kết tài sản và hạn mức tín dụng của doanh nghiệp việc cấp tín
dụng thuê mua thường nhanh chóng, từ đó cho phép đầu tư khẩn cấp, đáp ứng được
thời cơ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, mặt khác phương thức thanh
toán tiền thuê linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh và điều kiện sản xuất cũng như tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp và mỗi cá nhân.
- Đối với các công ty nhỏ hoặc công ty không có uy tín : ngân hàng có thể
không chấp nhận cho vay dài hạn nhưng có thể cho hưởng tín dụng thuê mua. Có thể
nói, mô hình tín dụng thuê mua rất có ý nghĩa đối với nền kinh tế thị trường, nhất là
đối với nền kinh tế nhiều thành phần như ở Việt Nam hiện nay.
1.1.4. Vai trò của tín dụng trung - dài hạn trong nền kinh tế thị trường
1.1.4.1. Đối với nền kinh tế
Tín dụng có vai trò quan trọng trọng nền kinh tế, hoạt động tín dụng trung - dài
hạn nếu có hiệu quả sẽ có tác động tới mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Phát triển
cho vay tín dụng trung - dài hạn sẽ giảm bớt đáng kể các khoản bao cấp từ ngân sách
cho đầu tư xây dựng cơ bản và giảm bớt thâm hụt ngân sách. Xuất phát từ chức năng
tập trung và phân phối lại vốn trong nền kinh tế tín dụng trung - dài hạn đã thu hút
được nguồn vốn dư thừa, tạm thời nhàn rỗi để đưa vào sản xuất kinh doanh, đáp ứng
nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, từ đó phục vụ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Mặt khác, trong qúa trình huy động vốn và cho vay cũng như tổ chức thanh
toán cho khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá được tình hình tiêu thụ sản phẩm, tinh
hình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh toán chi trả của khách hàng. Trong
quá trình cho vay, để tránh rủi ro ngân hàng luôn đánh giá, phân tích khả năng tài
chính và thường xuyên giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể điều chỉnh,
tác động kịp thời khi cần thiết, hướng cho hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng,
từng bước tạo tiền đề vật chất cho xã hội.
Mặc dù là một đơn vị kinh doanh, nhưng các ngân hàng quốc doanh vẫn là một

bộ phận của nhà nước, hoạt động tín dụng trung - dài hạn cũng nhằm thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia thông qua các chính sách ưu đãi trong tín dụng. Về
nguyên tắc, ngân hàng ưu đãi đối với các công trình sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm
hàng hoá và thắt chặt điều kiện vay vốn với doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ.
Đầu tư tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng theo trọng điểm của ngành và
trong nội bộ từng ngành góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Hoạt động tín
dụng theo chiều sâu, xây dựng mới… đã tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật vững chắc cho
nền kinh tế phát triển lâu dài, góp phần tăng cường kim ngạch xuất khẩu, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với năng
lực sản xuất tăng, hàng hoá sản phẩm nhiều hơn đủ tiêu dùng và dư thừa cho xuất
khẩu. Nhiều xí nghiệp với máy móc hiện đại sản xuất ra sản phẩm thay thế hàng nhập.
Tất cả các kết quả đó góp phần tiết kiệm chi ngoại tệ, tăng thu ngoại tệ, tạo cán cân
thanh toán quốc tế lành mạnh.
Ngoài ra, tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng còn góp phần ổn định đời
sống, tạo ra công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội bởi lẽ tín dụng trung -dài hạn
đầu tư vào những lĩnh vực mới,cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất nên sẽ tạo nhiều
công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, do năng lực sản xuất được nâng
lên số lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều, đó là nguồn thu nhập của cán bộ trong xí nghiệp
và góp phần ổn định đời sống cho chính họ.
Tín dụng trung - dài hạn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ
cấu đầu tư, làm cho cơ cấu của nền kinh tế trở lên hợp lý từ đó làm tiền đề cho sự ổn
định và trật tự an toàn xã hội.
1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp
Trong môi trường kinh tế cạnh tranh, để có thể tồn tại và phát triển được thì các
doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào tài sản cố định. Bởi lẽ tài sản cố định là tư
liệu chủ yếu, chiếm bộ phận lớn trong tổng giá thành, là yếu tố quan trọng quyết định
lợi thế cạnh tranh… Tuy nhiên, trong thực tế giá trị tài sản cố định thường rất cao, nếu
chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự tích luỹ thì cần phải mất rất nhiều thời gian doanh
nghiệp mới đổi mới được tài sản cố định và sẽ bị tụt lại xa so với các doanh nghiệp có

vốn đã trang bị hiện đại. Vì thế lối thoát duy nhất cho doanh nghiệp là đi vay để đổi
mới. Khi tìm kiếm các nguồn vốn từ bên ngoài, doanh nghiệp mong muốn có đựơc
những khoản tín dụng trung - dài hạn từ ngân hàng. Có người cho rằng cách tốt nhất
để huy động vốn là doanh nghiệp phát hàng cổ phiếu, trái phiếu huy động vốn dài hạn.
Chúng ta không phủ nhận những mặt tích cực của thị truờng chứng khoán trong việc
phục vụ nhu cầu bổ sung vốn cho doanh nghiệp, nhưng hình thức này chỉ phát huy
hiệu quả ở những nước có thị trường vốn và thị trường chứng khoán hoàn hảo. thậm trí
ở những nước này trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có thể giảm bớt những khoản
chi phí mà lẽ ra họ phải trả khi tổ chức phát hành chứng khoán. Đối với những khoản
đi vay doanh nghiệp được chủ động điều hành các hoạt động kinh doanh, tiến hành các
dự án lớn mà không phải phân chia quyền lực nếu lựa chọn việc tài trợ thông qua phát
hành cổ phiếu, không phải đối phó với các trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi khi doanh
nghiệp không còn cần vốn nữa và có ý muốn thu lại số cổ phiếu này. Mặt khác, việc
trả nợ trung - dài hạn cũng được ấn định theo định kỳ theo từng kỳ hạn hợp lý và ổn
định.Vì vậy, doanh nghiệp có cơ sở để thực hiện trách nhiệm trả nợ của họ.
Như vậy, tín dụng trung - dài hạn đã giúp các doanh nghiệp đầu tư xây dựng
nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị… để cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và mở rộng chiếm
lĩnh thị trường mới. Có thể nói, tín dụng trung - dài hạn là trợ thủ đắc lực cho các
doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh : lợi nhuận, an toàn, phát triển không
ngừng trong khi nguồn vốn trung - dài hạn doanh nghiệp có trong tay không đủ đáp
ứng nhu cầu.
1.1.4.3. Đối với ngân hàng
Nếu ngân hàng có một nguồn vốn ổn định trong thời gian dài để đầu tư dài hạn
sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với việc dùng nó để cho vay ngắn hạn, vì mỗi
món vay trung - dài hạn cấp cho doanh nghiệp thường là rất lớn, lãi suất cao. Bên cạnh
khoản lợi nhuận hấp dẫn, tín dụng trung - dài hạn còn là vũ khí cạnh tranh rất có hiệu
quả giữa các ngân hàng với nhau. Với các sản phẩm này, ngân hàng sẽ phục vụ tốt hơn
cho các chủ doanh nghiệp và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng.
Khi xác định mở rộng cho vay trung - dài hạn, các ngân hàng không chỉ nhìn vào lợi

ích trước mắt mà còn nhìn vào lợi ích lâu dài hơn đó là mở rộng tín dụng trung - dài
hạn để đẩy mạnh cho vay ngắn hạn. Các doanh nghiệp sau khi được ngân hàng cho
vay vốn, trang bị máy móc mới hay xây dựng mở rộng, năng lực sản xuất sẽ tăng lên.
doanh nghiệp lại cần có nhiều vốn lưu động hơn để đáp ứng cho sản xuất. Lúc này,
người đầu tiên mà doanh nghiệp tìm đến chính là các ngân hàng đã đầu tư cho họ. Bởi
lẽ, doanh nghiệp dễ dàng tìm được sự thông cảm vì hai bên đã hiểu nhau, ngân hàng đã
nắm được tình hình tài chính và các khoản thu chi của doanh nghiệp nên các dịch vụ
sẽ tiện lợi hơn.
1.2. Chất lượng tín dụng trung - dài hạn trong hoạt động của các ngân
hàng thương mại
1.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn
1.2.1.1. Nâng cao chất lượng tín dụng trung - đài hạn là đòi hỏi bức thiết
đối với sự phát triển kinh tế
Trước hết, ta hiểu chất lượng tín dụng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng
phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân
hàng. Chất lượng tín dụng trung - dài hạn chính là vốn cho vay trung - dài hạn của
ngân hàng được khách hàng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ … để tạo
ra một số tiền lớn hơn thông qua đó ngân hàng sẽ thu được cả gốc và lãi cho ngân
hàng đúng thời hạn, bù đắp được chi phí và có lợi nhuận. Như vậy, qua một quá trình
chu chuyển vốn, ngân hàng sẽ thu hồi vốn và lãi cón khách hàng sử dụng vốn có hiệu
quả. Xét về tổng thể ngân hàng vừa tạo ra được hiệu quả kinh tế vừa tạo ra được hiệu
quả xã hội.
Sinh ra từ nền sản xuất hàng hoá, tín dụng đã có những đóng góp đáng kể trong
việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn để đẩy mạnh tiến trình phát triển của
nền kinh tế. Sinh ra từ nền sản xuất hàng hoá, tín dụng đã có những đóng góp đáng kể
trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn để đẩy mạnh tiến trình phát triển
của xã hội. lịch sử đã chứng minh điều đó thông qua sự ra đời và phát triển của xã hội
loài người qua các hình thái kinh tế -xã hội.
Ngày nay cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng
cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng

nhu cầu giao dịch ngày càng tăng trong xã hội. Trong điều kiện đó, chất lượng tín
dụng ngày càng được quan tâm bởi vì:
Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò trung
tâm thanh toán: khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng,
với một khối lượng tiền như cũ, có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều
kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.
Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng
kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Xuất phát từ chức năng tập trung và phân phối lại vốn
trong nền kinh tế, tín dụng trung - dài hạn đã thu hút những nguồn vốn dư thừa, tạm
thời nhàn rỗi để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho
doanh nghiệp từ đố phục vụ cho sự tăng trưởng nền kinh tế. Mặt khác tín dụng trung -
dài hạn là một trong những cách để đưa tiền vào lưu thông nhằm làm cho khối lượng
tiền tệ trong nền kinh tế phù hợp với khối lượng hàng hoá. Xuất phát từ chức năng tạo
tiền của các ngân hàng thương mại, thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh
toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng thương mại có thể mở rộng tiền ghi sổ gấp
nhiều lần so với sô tiền thực có hoặc vì lý do nào đó, các chủ tài khoản có khả năng
phát hành séc và thanh toán bằng các phương tiện khách cho khách vượt quá số tiền
gửi thực tế của hộ … nhưng khi đi vào lưu thông chúng đều có quyển thanh toán, chi
trả như các phương tiện khác và thường chúng được chuyển thành tiền mặt. Như vậy
nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền
mặt trong lưu thông và là nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát. Đảm bảo chất lượng tín
dụng sẽ tạo khả năng giảm bớt lượng tiền thừa trong lưu thông, góp phần hạn chế lạm
phát, ổn định tiền tê, tăng uy tín quốc gia bằng việc phát huy tác dụng của các sản
phẩm, dịch vụ trương tương lai của các công trình đầu tư.
Tín dụng là công cụ thực hiện chủ trưởng của Đảng và Nhà nước về phát triển
kinh tế - xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực, mặt khác, thông qua sự phân tích đánh
giá khả năng phát triển của đối tượng định đầu tư để có những quyết định đầu tư đúng
đắn nhằm khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động, tiền vốn… để tăng
cường năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động… chất lượng tín dụng trung - dài

hạn được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển
cân đối giữa các vùng, các ngành trong cả nước, ổn định và phát triển kinh tế.
Chất lượng tín dụng trung - dài hạn góp phần làm lanh mạnh quan hệ tín dụng:
hoạt động tín dụng được mở rộng với các thủ tục đơn giản hoá, thuận tiện nhưng vẫn
tuân thủ các nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần cho vay đúng các đối tượng cần thiết,
giảm thiểu và đi đến xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi chủ yếu hiện nay đang hoành hành ở
nông thôn và các vùng xa xôi hẻo lánh.
Tín dụng nói chung và tín dụng trung - dài hạn nói riêng có mối quan hệ mật
thiết với nền kinh tế - xã hội, thiết lập một mối cơ chế chính sách đồng bộ, có hiệu quả
sẽ có tác động tích cực với mọi mặt của nền kinh tế - xã hội, điều đó cũng có thể hiện
chất lượng hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường.

1.2.1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển
của các ngân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng trung - dài hạn tốt làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của
các ngân hàng thương mại do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín
dụng và thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ tạo ra
một hình ảnh về biểu tượng và uy tín của ngân hàng và sự trung thành của khách
hàng.
Chất lượng tín dụng trung - dài hạn tốt làm tăng khả năng sinh lợi của sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí
quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay đã cho vay. Mặt khác nó
còn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân
hàng trong cạnh tranh, tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng vì chất lượng
tín dụng tốt tạo cho ngân hàng có nhiều khách hàng trung thành và những khoản lợi
nhuận để bổ xung vốn đầu tư. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng tốt giúp ngân hàng
củng cố các mối quan hệ xã hội bằng những điều kiện tốt nhất.
Có thể nói, với những ưu thế trên, việc củng cố và tăng cường chất lượng tín
dụng trung - dài hạn của các ngân hàng thương mại là sự cần thiết khách quan vì sự
tồn tại và phát triển lâu dài của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, chất lượng tín dụng

luôn luôn đòi hỏi phải được nâng cao
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung - đài hạn
Chất lượng tín dụng trung - dài hạn được xem xét, đánh giá thông qua hệ thống
chỉ tiêu sau:
1.2.2.1. Về phía khách hàng:
a. Các chỉ tiêu định tính đó là:
- Dự án sử dụng vốn vay trung - dài hạn của ngân hàng có đủ cơ sở pháp lý,
kinh tế, kỹ thuật để thực hiện được.
- Vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đảm bảo đủ khả năng
trả ngân hàng nợ gốc và lãi, trang trải chi phí khác và để lại cho doanh nghiệp một
khoản thu nhập.
b. Các chỉ tiêu định lượng đó là:
- Thời gian thi công, thực hiện dự án đảm bảo đúng tiến độ.
- Chi phí phải không được vượt quá mức chi phí cho phép.
- Doanh thu phải không được thấp hơn mức doanh thu dự kiến.
- Lợi nhuận phải đạt hoặc vượt quá mức lợi nhuận đã định trong dự án.
1.2.2.2. Về phía ngân hàng
a. Các chỉ tiêu định tính đó là:
- Cho vay phải tuân thủ ba nguyên tắc: vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản
đảm bảo nợ vay, phải hoàn trả vốn, lãi đúng thời hạn và theo cam kết tại hợp đồng tín
dụng đã ký.
- Cho vay phải tuân thủ các điều kiện như lập hồ sơ cho vay, có phương án sản
xuất kinh doanh, có báo cáo tài chính, sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, có tài sản
thế chấp hợp pháp… kèm theo đó là việc kiểm tra trước, trong và sau khi vay.
b. Các chỉ tiêu định lượng đó là:
- Chỉ tiêu nợ quá hạn: là chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng một khoản cho vay:
Nợ quá hạn của tín dụng trung – dài hạn

Chỉ tiêu nợ quá hạn =
Tổng dư nợ tín dụng trung – dài hạn

Đến kỳ hạn trả nợ và lãi tiền vay, nếu bên đi vay không đủ tiền để trả và không
được gia hạn nợ thì ngân hàng sẽ chuyển số nợ đó sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn chính
là điều mà ngân hàng không hề mong muốn nhưng nó không phải là thước đo chuẩn
để căn cứ vào đó đánh giá chất lượng tín dụng của món vay. Trên thực tế, các ngân
hàng luôn cố gắng tìm cách để hạ tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất có thể được.

Nợ quá hạn của tín dụng trung – dài hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ nợ quá hạn của trung - dài hạn chiếm bao nhiêu phần
trăm trong tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ này không có hoặc càng nhỏ càng tốt.
- Chỉ tiêu nợ quá hạn khó đòi:
Nợ quá hạn khó đòi của tín dụng trung – dài hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi =
Tổng dư nợ tín dụng trung – dài hạn
Nếu tỷ lệ này cao thì nó phản ánh rằng món cho vay của ngân hàng có chất
lượng rất thấp, hoạt động của ngân hàng không có hiệu quả và các chỉ tiêu khác để
đánh giá chất lượng tín dụng trung - dài hạn trở nên không có giá trị. Vì vậy chỉ tiêu
này không có hoặc càng thấp càng tốt.
- Chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận từ tín dụng trung – dài hạn
Tỷ lệ lợi nhuận =
Tổng dư nợ tín dụng trung - dài hạn
Thông qua chỉ tiêu này, ta sẽ thấy được khả năng sinh lời của tín dụng trung -
dài hạn. Bất kỳ một khoản tín dụng nào cho dù đó là khoản ngắn hạn hay trung - dài
hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận thực tế cho
ngân hàng. Tuy nhiên đối với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh thì
lợi nhuận nhiều khi không phải là cái đích để ngân hàng hướng tới mà điều quan trọng
là thực hiện được chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Đặc biệt đối với
NHNo & PTNT, với chức năng cho vay trung - dài hạn với mức lãi suất kể cả lãi suất

ưu đãi tín dụng để thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì trong
nhiều trường hợp lợi nhuận không phải là mục tiêu mà ngân hàng cần phải hướng tới.
Nói như vậy không có nghĩa là ngân hàng không quan tâm tới lợi nhuận. Vì sự tồn tại
và phát triển của bản thân ngan hàng mà ngân hàng không thể cho vay các món vay có
lợi nhuận bằng không hoặc nhỏ hơn không. Nhìn chung nếu như c các chỉ tiêu khác
giữa các dự án cho vay là như nhau thì dự án cho vay nào đem lại lợi nhuận cao hơn
vẫn thường được các ngân hàng ưu ái hơn. Thường thì chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
- Chỉ tiêu vòng quay của vốn:
Doanh số thu nợ trung – dài hạn
Vòng quay của vốn =
Tổng dư nợ tín dụng trung - dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho ta biết ngân hàng thu nợ theo kế hoạch trong hợp đồng tín
dụng được bao nhiêu để có thể lại cho vay dự án mới. Vòng quay của vốn càng lớn thì
càng tốt vì điều đó khẳng định ngân hàng thu được nhiều nợ và chứng tỏ nguồn vốn
trung - dài hạn ngân hàng đã đầu tư hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, nếu vòng quay
của vốn càng nhỏ thì việc thu nợ của ngân hàng là kém và nguồn vốn trung - dài hạn
mà ngân hàng đã đầu tư hoạt động kém hiệu quả.
Như vậy khi xem xét đánh giá chất lượng tín dụng trung - dài hạn, ta không thể
căn cứ vào một chỉ tiêu cụ thể nào mà phải sử dụng tổng hợp một hệ thống các chỉ
tiêu để có thể đưa ra kết luận chính xác. Giữa chất lượng tốt và chất lượng chưa tốt
không phải lúc nào cũng rạch ròi mà có thể rất khó nhận ra. Ngay cả khi ta sử dụng
mọi chỉ tiêu thì ta cũng chưa thể đánh giá chính xác được chất lượng cho vay vì chất
lượng tín dụng vừa mang tính cụ thể vừa mang tính trìu tượng. Sự trìu tượng, mơ hồ ở
các dự án nhiều khi là rất lớn, đặc biệt thể hiện trong các dự án cho vay vì mục tiêu xã
hội hay theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước.
Tóm lại, các chỉ tiêu đánh giá, xem xét chất lượng tín dụng phải luôn được xem
xét phân tích thường xuyên cả hai mặt định tính và định lượng, cả về lợi nhuận thuần
tuý và lợi ích xã hội, cả trên quan điểm ngân hàng và khách hàng. Thực hiện được điều
này sẽ giúp cho bản thân các ngân hàng cũng như khách hàng đánh giá được chất
lượng tín dụng một cách chính xác đầy đủ nhất. Qua đó có thể giải quyết được những

hạn chế, vướng mắc cũng như phát huy được những ưu điểm để nâng cao chất lượng
tín dụng trung - dài hạn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung - dài hạn
1.2.3.1. Những nhân tố khách quan
a. Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng đều tác động tới chất
lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu sự thay đổi theo chiều hướng tốt thì chất lượng của
các khoản tín dụng trung - dài hạn sẽ được nâng cao. Ngược lại, sự thay đổi theo chiều
hướng xấu thì sẽ làm cho chất lượng các khoản tín dụng trung - dài hạn xấu đi ngoài ý
muốn. Ví dụ khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt, giá cả đồng tiền giảm
sút, chỉ số giá cả tăng nhanh gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tác động xấu đến
khả năng thu hồi công nợ của ngân hàng. Hay khi có sự biến động lớn trong tỷ giá do
sự thay đổi chính sách tiền tệ của Nhà nước, đồng nội tệ bị giảm giá, các doanh vốn
bằng ngoại tệ mà không có nguồn thu bằng ngoại tệ sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ
ngân hàng. Sự biến động về tỷ giá như vậy cũng khiến các doanh nghiệp phải nhập
thiết bị nước ngoài lẽ ra đã vay ngân hàng đủ tiền sẽ trở thành không đủ tiền để nhập
gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng khoản vay.
Nói như vậy không có nghĩa là chỉ môi trường kinh tế trong nước này thay đổi
sẽ tác động tới chất lượng tín dụng trung - dài hạn mà sự thay đổi của môi trường kinh
tế thế giới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt động
xuất nhập khẩu. Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầu thị
trường, sự biến động về tỷ giá khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
bị thua lỗ ảnh hưởng tới việc trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp.
b. Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn
đầu tư lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu môi trường chính trị
- xã hội mà bất ổn thì các doanh nghiệp sẽ không dám mạnh dạn đầu tư mà chỉ duy trì
ở mức tái sản xuất giản đơn để bảo đảm an toàn vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quy
mô các khoản tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng, các món vay chủ yếu sẽ là ngắn
hạn còn khoản tín dụng trung - dài hạn sẽ không có hoặc rất nhỏ vì sự không ổn định

về chính trị - xã hội dẫn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, bất
trắc hơn nên nó sẽ ảnh hưởng tới công tác thu nợ của ngân hàng.
Tuy nhiên, không chỉ có tình hình chính trị xã hội mà cả tình hình chính trị - xã
hội ở nước ngoài cũng có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung - dài hạn bởi vì hiện
nay các quan hệ kinh tế - xã hội ngày càng được mở rộng cho nên các loại hình doanh
nghiệp đa quốc gia cũng ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động. Vì vậy,
mọi biến động về kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội trong nước và ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung - dài hạn.
c. Môi trường pháp lý
Pháp lý là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước. Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu
cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động của nền kinh tế không thể trôi chảy
được. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết khiếu
nại khi có tranh chấp xảy ra. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân
hàng nói riêng và cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung là
một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn. Hệ thống
pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ,
hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế,
là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, gây nên các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. Như vậy, pháp luật có vị trí hết
sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng trung -
dài hạn nói riêng.
d. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là kim chỉ nan đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng
quỹ đạo, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của mọi ngân hàng. Một chính
sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều ngân hàng, đảm bảo khả năng sinh lời
của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính
sách của nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng
không hợp lý, chồng chéo sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ tín

dụng. điều đó có nghĩa là chất lượng tín dụng trung - dài hạn phụ thuộc vào việc xây
dựng chính sách tín dụng của ngân hàng có đúng đắn hay không.
e. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên có một ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng của
ngân hàng nói chung đặc biệt là tín dụng trung - dài hạn nói riêng bởi vì thiên tai là
một yếu tố bất khả kháng, chúng ta không thể dự đoán một cách chắc chắn là khi nào
những thiên tai như bão lũ lụt, hạn hán, hoả hoạn, dịch bệnh…sẽ xảy ra và mức độ ảnh
hưởng, thiệt hại của chúng là như thế nào. Thông thường khi thiên tai xảy ra, nó
thường gây thiệt hại rất lớn cho các ngành sản xuất, dịch vụ, gây ra các biến động xấu
ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các khách hàng của mình
làm cho vốn của ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng và
dẫn tới rủi ro làm giảm chất lượng tín dụng.
1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan
a. Về phía khách hàng
- Năng lực của khách hàng
Không một khách hàng nào khi đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu
quả nhưng nhiều khi do năng lực có hạn nên họ không thể thực hiện được ý đồ của
mình. Do hạn chế về khả năng, họ không dự đoán đúng những biến động lên xuống
của nhu cầu thị trường hoặc do yếu kém trong quản lý, trong việc giới thiệu, quảng cáo
sản phẩm mà hoạt động của doanh nghiệp không thể phát triển hoặc do thiếu kinh
nghiệm trên thương trường mà doanh nghiệp dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh…
Tất cả những điều đó khiến cho chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng ngoài ý muốn của cả
ngân hàng lẫn khách hàng.
- Sự trung thực của khách hàng
Nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay đúng mục đích thì xác suất xảy ra
rủi ro sẽ giảm đi đáng kể vì tính khả thi của dự án cũng đã được ngân hàng thẩm định
một cách kỹ càng trước khi ra quyết định cho vay. Nhưng việc sử dụng vốn vay sai
mục đích của khách hàng đã góp phần không nhỏ vào việc đổ bể của các tổ chức tín
dụng.
Chẳng hạn như sử dụng vốn vay đầu tư vào tài sản cố định, vào bất động sản,

sau đó các tài sản này bị sụt giá dẫn đến việc doanh nghiệp không trả được nợ cho
ngân hàng. Các doanh nghiệp còn chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến các doanh nghiệp
làm ăn nghiêm chỉnh gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
- Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng
Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển
khai dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong khoa học, không thực
hiện kỹ càng… Tuy nhiên trong một số trường hợp cho dù phương án sản xuất kinh
doanh của người đi vay đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học, chính xác đến
mức tối đa thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro do những
thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiện sản xuất kinh
doanh, gây tác động xấu đến công việc làm ăn, mang lại rủi ro cho doanh nghiệp. Ví
dụ các thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung cấp
như: khi giá cả nguyên vật liệu biến động tăng vọt làm tăng giá thành công xưởng của
sản phẩm, nếu giá bán của sản phẩm không thay đổi nó sẽ làm cho thu nhập tạo ra trên
một sản phẩm giảm, làm giảm tổng lợi nhuận được của cả dự án, ảnh hưởng xấu tới
việc trả nợ ngân hàng. Nếu đảm bảo thu nhập của mình, doanh nghiệp nâng giá bán
của sản phẩm lên thì điều này sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả
năng thu hồi vốn sản xuất bị chậm trễ, dễ dàng vi phạm việc trả nợ ngân hàng về mặt
thời hạn.
b. Về phía ngân hàng

Công tác thẩm định
Tín dụng trung - dài hạn được tiến hành chủ yếu dựa trên các dự án đầu tư.
Muốn xem xét dự án có đủ độ tin cậy để có thể cho vay được hay không, ngân
hàng cần tiến hành thẩm định dự án đầu tư.
 Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức, xem xét một cách khách quan, khoa
học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư để ra quyết
định đầu tư và cho phép đầu tư.
Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư là nhằm giúp ngân hàng rút ra kết

luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể
xảy ra của dự án để đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.
Thông qua công tác thẩm định, ngân hàng sẽ phát hiện, bổ sung thêm những
giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của dự án đồng thời làm cơ sở để xác định số
tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Thẩm định tín dụng một cách kỹ càng, đúng quy trình thẩm định sẽ góp phần
giảm được những rủi ro của tín dụng trung - dài hạn, giúp ngân hàng thu được lợi
nhuận và đảm bảo tính ổn định của các khoản vay. Công tác thẩm định tập trung ở hai
nội dung:
+ Thẩm định toàn diện các nội dung của luận chứng kinh tế, kỹ thuật, báo cáo
kinh tế của các dự án tiền khả thi.
+ Thẩm định toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
Bước đầu tiên của thẩm định dự án là phải thu thập thông tin sau đó sẽ tiếp đến
tiến hàng phân tích những thông tin đó. Những thông tin thu thập phải đồng bộ, từ
nhiều nguồn khác nhau như:
- Thẩm định về phương diện thị trường:
+ Kiểm tra cân đối cung cầu về sản phẩm của dự án, tuỳ theo phạm vi tiêu thụ
sản phẩm ở trong nước hay xuất khẩu:
. Nhu cầu của thị trường, dự báo mức độ gia tăng
. Sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường về cả khối lượng và chất
lượng.
. Đánh giá những sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của dự án trong
tương lai, độ bền của nhu cầu sử dụng của sản phẩm thay thế.
. Khả năng đáp ứng các nguồn cung cấp đầu vào: tính ổn định và tính thường
xuyên của nguồn cung ứng.
+ Căn cứ vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về sản phẩm:
. Ưu thế tương đối của sản phẩm do dự án sản xuất về: giá thành, chất lượng,
mẫu mã, điều kiện lưu thông và tiêu thụ.

. Khả năng và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ thị trường về sản phẩm,
kênh phân phối, khả năng nắm bắt thông tin.
. Những con số cụ thể về khả năng tiêu thụ sản phẩm trong quá khứ và tương
lai.
- Thẩm định về phương diện kỹ thuật:
+ Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án, việc lựa chọn
hình thức đầu tư và công suất của dự án.
+ Khai thác tiềm năng sẵn có và lâu dài, có khả năng đáp ứng được nhu cầu cần
thiết, tối ưu hoá hiệu quả của dự án.
+ Nhu cầu về dây chuyền công nghệ và lựa cho thiết bị máy móc, khả năng tìm
kiếm, lựa chọn công nghệ thích hợp, kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng chuyển
giao công nghệ.
+ Thẩm định tiến độ thực hiện của dự án.
- Thẩm định về phương diện tổ chức:
+ Xem xét cơ cấu tài chính: vấn đề về quyền lợi và trách nhiệm được kết nối
như thế nào.
+ Năng lực tài chính, quản lý của nhóm điều hành, của nhân viên: có những
hoạt động đào tạo trước mắt và lâu dài.
- Thẩm định về mặt tài chính của dự án

×