Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giáo án Lịch sử lớp 6 : Tên bài dạy : CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.39 KB, 12 trang )

CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ
CHỦ CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG


I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Kiến thức
- Cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy sụp, tình hình Trung Quốc rối loạn, đối
với nước ta, chúng không thể kiểm soát như trước, nhân cơ hội đó Khúc
Thừa Du đã nổi dậy lật đỗ chính quyền đô hộ, dựng nền tự chủ. Đây là
sự kiện mở đầu thời kì độc lập hoàn toàn, những cải cách của Khúc Hạo
đã tiếp tục cũng cố quyền tự chủ của nhân dân ta.
- Bọn phong kiến phương Bắc không từ bỏ ý đồ thống trị nước ta,
Dương Đình Nghệ quyết chí vững độc lập, ông đã đánh bại cuộc xâm
lược của quân Nam Hán lần thứ nhất.
2/ Tư tưởng
- Giáo dục lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công
cuộc giành chủ quyền, độc lập hoàn toàn cho đất nước, kết thúc hơn
1000 năm Bắc thuộc.
3/ Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, phân tích, nhận định,
đánh giá sự kiện lịch sử.
II/ NỘI DUNG
1/ Ổn định lớp: ( TG)………
2/ Kiểm tra bài củ: ( TG)………
- Em hãy thống kê những cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta trong
thời kì Bắc thuộc
( Tên, thời gian khởi nghĩa).
- Xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc phân hoá như thế nào?
3/ Bài mới
* Giới thiệu bài:



TG

Hoạt Động Thầy và Trò Ghi Bảng


GV
gọi HS đọc mục 1 trang 71, 72
SGK. Sau đó GV đặt câu hỏi HS trả
lời
+ Em hãy cho biết hoàn cảnh Khúc
Thừa Dụ nổi lên giành quyền tự chủ?
HS trả lời






GV: Em biết gì về Khúc Thừa Dụ?
HS trả lời
+ Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu
( Ninh Giang, Hải Dương), dòng dõi
1/ Khúc Thừa Dụ dựng quyền
tự chủ trong hoàn cảnh nào?



- Cuối thế kỉ IX, ở Trung
Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa

nông dân nổ ra, tiêu biểu là
cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào.
- Nhà Đường suy yếu.
- Nhân cơ hội đó Khúc Thừa
Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ.





gia thế ( Hào trưởng địa phương).
Ông sống chan hoà, hay thương
người, được dân chúng mean phục.
GV: Khúc Thừa Dụ nổi dậy như thế
nào?
HS trả lời





GV giải thích thêm: Ông xưng là
Tiết độ sứ ( chức quan của phong
kiến Trung Quốc) nhưng ông tổ chức
chính quyền độc lập tự chủ của An
Nam.






- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An
Nam là Độc Cô Tổn bị giáng
chức. Khúc Thừa Dụ được dân
ủng hộ, đã đem quân đánh
chiếm Tống Bình rồi tự xưng
là Tiết độ sứ, xây dựng một
chính quyền tự chủ.




- Đầu 906 vua Đường buộc
phải phong Khúc Thừa Dụ làm


GV: Theo em, việc vua Đường
phong cho Khúc Thừa Dụ làm tiết độ
sứ có ý nghĩa gì?
HS: Tiết độ sứ là chức quan của nhà
Đường, thể hiện quyền thống trị của
nhà Đường đối với An Nam, nay
phong cho Khúc Thừa Dụ để chứng
tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.
GV: Sau khi Khúc Thừa Dụ mất,
Khúc Hạo ( con trai) lên thay. Khúc
Hạo đã thực hiện những cải cách gì?
HS trả lời
- Khúc Hạo quyết định xây dựng
đường lối tự chủ, cốt sao dân chúng

được yên vui. Ông đã làm được
Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
















nhiều việc lớn như
+ Chia lại các khu vực hành chính;
+ Cử người trông coi mọi việc đến
tận xã;
+ Bãi bỏ các thứ lao dịch thời bắc
thuộc;
+ Lập lại sổ hộ khẩu.
GV: Những việc làm của Khúc Hạo
nhằm mục đích gì?
HS: Nhằm mục đích xây dựng chính
quyền độc lập dân tộc, giảm bout
những đóng góp của dân, làm cho

dân đỡ khổ hơn.
GV: Chứng tỏ rằng đất nước ta đã
giành được quyền tự chủ, đó là bước
đầu cho giai đoạn chuyển tiếp sang
thời đại độc lập hoàn toàn.









2/ Dương Đình Nghệ chống
quân xâm lược Hán ( 930 –
931)






GV yêu cầu HS đọc mục 2 trang 72,
73 SGK.
GV yêu cầu HS trình bày sự ra đời
của nhà Nam Hán ( SGK).
- Khoảng đầu thế kỉ X, việc Tiết độ
sứ Quảng Châu là Lưu Ẩn, nhân nhà
Đường suy yếu đã chiếm thêm một

số châu ở Hoa Nam, liên kết với
nước Nam Chiếu ( Vân Nam) dần
dần cường thịnh lên. Năm 910 Lưu
Ẩn chết, em là Lưu Nham tự xưng
hoàng đế, thành lập nước Nam Hán.
GV: Nhà Nam Hán có ý định xâm
lược nước ta, Khúc Hạo đã gửi con
trai mình là Khúc Thừa Mỷ sang làm
con tin.


















GV
:
Theo em Khúc Hạo gửi con

trai mình sang Nhà Nam Hán làm
con tin nhằm mục đích gì?
HS trả lời: Lúc này nền tự chủ của
nước ta mới được xây dựng, thực lực
còn non yếu. Cho nên để đối phó với
quân Nam Hán, Khúc Hạo muốn có
thời gian hoà hoãn nhằm chuẩn bị
thực lực để kháng chiến lâu dài,
chống lại sự xâm lược của quân
Nam Hán.
GV: Cuộc kháng chiến chống quân
Nam Hán lần thứ nhất ( 930 – 931)
diễn ra như thế nào?
GV giới thiệu với HS lược đồ kháng
chiến chống quân Nam Hán lần 1 (
930 – 931) phóng to, treo trên bảng.









- Mùa thu năm 930, quân Nam
Hán bắt đầu đánh nước ta.
- Khúc Thừa Mỹ chống cự
không nổi đã bị bắt về Trung
Quốc, nhân cơ hội đó nhà Hán

cử Lý Tiến sang làm thứ sử
Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ
ở Tống Bình ( Hà Nội ngày
GV
hướng dẫn các em căn cứ vào
SGK để trình bày diễn biến cuộc
kháng chiến theo lược đồ.
HS: Dã tâm xâm lược nước ta của
quân Nam Hán đã có từ lâu.












nay).
- Năm 931, Dương Đình Nghệ
( tướng củ của Khúc Hạo) đem
quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao
vây, tấn công thành Tống Bình.














GV gi
ải thích th
êm
:
Tuy nhà Hán
đã đặt lại được bộ máy cai trị nhưng
Ái Châu ( Thanh Hoá) xa Tống Bình
cho nên sự cai quản của chúng lỏng
lẻo hơn, chính vì lẽ đó mà Dương
Đình Nghệ đã chuẩn bị cơ sở kháng
chiến ở Thanh Hoá, chờ cơ hội thuận
lợi sẽ đứng lên, với danh nghĩa nuôi
3000 con nuôi ( chuẩn bị lực lượng).
GV: Em biết gì về Dương Đình
Nghệ?
HS: Dương Đình Nghệ quê ở Làng
Ràng ( Dương Xá, Đông Sơn, Thanh
Hoá), là một hào trưởng địa phương
( người có thế lực ở một vùng). Ông
là người yêu nước thương dân, kiên
quyết giành lại độc lập cho dân tộc.








- Sau khi lấy được Tống Bình,
viện binh của Nam Hán sang,
Dương Đình Nghệ đã chủ động
đánh địch. Chúng bị đánh tan
tác, tướng chỉ huy bị giết tại
trận.
- Sau khi đánh tan quân Nam
Hán, Dương Đình Nghệ tự
xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây
dựng nền tự chủ.
GV
:
Sau khi lấy được Tống Bình,
viện binh quân Nam Hán sang,
Dương Đình Nghệ đánh quân Nam
Hán như thế nào?
HS: Tiếp tục trình bày bằng lược đồ.










GV: Em hãy điền những kí hiệu
thích hợp lên lược đồ để thể hiện
cuộc tiến quân của Dương Đình
nghệ.
GV sơ k
ết b
ài
:
Việc giành lại, bảo
vệ và xây dựng nền tự chủ của họ
Khúc và họ Dương là cơ sở, nền
móng cho nhân dân ta tiến lên giành
độc lập hoàn toàn.

III/ CŨNG CỐ BÀI: ( TG)………
1/ Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào?
2/ Trìng bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam
Hán lần thứ nhất.
IV/ DẶN DÒ HỌC SINH: ( TG)………
- HS học theo câu hỏi cuối bài ở SGK. Trình bày diễn biến của kháng
chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất ( trình bày bằng bản đồ).


×