Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BT012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.38 KB, 9 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đề bài:
Vai trò của Hồ Chí Minh trong thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Liên hệ
trong việc xây dựng Đảng hiện nay.
Bài làm
Ngày 3/2/1930 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chống
thực dân Pháp của nhân dân ta đó là việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, mở
ra một trang sử mới đầy vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Trong đó vai trò to lớn
nhất thuộc về Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người là tấm gương
chói lọi về tinh thần cách mạng triệt để, chí khí kiên cường, bất khuất, toàn tâm
toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Người tận tụy, hi
sinh, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải
phóng loài người, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. người
là cha đẻ của Đảng ta, là tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng
độc lập, tự do với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn
với quốc tế vô sản. Người đã tiếp thụ phát huy tốt đẹp nhất truyền thống của dân
tộc Việt nam và kết hợp những truyền thống ấy với tư tưởng cách mạng triệt để của
thời đại ngày nay, tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin. Người đã sáng lập Đảng ta và
rèn luyện Đảng ta thành một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân,
sáng lập mặt trận dân tộc thống nhất, sáng lập lực lượng vũ trang nhân dân, sáng
lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và phấn đấu không mệt mỏi để góp phần tăng
cường đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người luôn chăm
lo, rèn luyện cán bộ, đảng viên và không ngừng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thân thế của Hồ Chí Minh gắn liền với giai đoạn lịch sử vẻ vang nhất của
dân tộc Việt Nam và với thời kì đấu tranh sôi nổi nhất của cách mạng thế giới. Hồ
Chủ Tịch là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, lãnh tụ vô cùng kính yêu của giai cấp công
nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc
của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Từ một người


yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản vĩ đại, Hồ Chí Minh đã đem
ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường cho cách mạng Việt Nam, lãnh đạo
toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những
trang sử huy hoàng nhất của dân tộc, đưa đất nước vào kỉ nguyên độc lập tự do và
chủ nghĩa xã hội. Trong các cuộc kháng chiến trường kì của cả dân tộc và công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo của Đảng rất to lớn, nhưng người
đã sinh ra và nuôi dưỡng Đảng trưởng thành chính là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân, nên
trong người đã sẵn có một lòng yêu nước nồng nàn. Lớn lên trong cảnh nước mất
nhà tan, Người rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào ta và đã bắt đầu có
chí căm thù quân cướp nước và bọn tay sai bán nước. Vào khoảng thời gian này,
trong nước diễn ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa, Hồ Chủ Tịch rất khâm phục các cụ
Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nhưng
không nhất trí với con đường mà các cụ đã chọn. người không theo phái Đông du
sang nhật, mà hướng sang các nước phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân quyền,
dân chủ và có khoa học kĩ thuật hiện đại, Đồng thời người nhận thấy chế đôj giáo
dục của thực dân Pháp chỉ đào tạo những bọn làm tay sai cho bọn thống trị và ở
đâu nhhaan dân cũng bị áp bức bóc lột, đồng bào cũng bị đọa đầy, khổ nhục, điều
đó càng thôi thúc Người đi sang các nước Âu tây để xem nhân dân các nước ấy
làm như thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường rồi sẽ trở về giúp đỡ đồng bào
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đánh đuổi thực dân Pháp, ý định đấy của Người đã mở ra một phương hướng mới
cho sự nghiệp cứu nước của nhân dân ta.
Cuối năm 1911, lấy tên là Ba, Hồ Chủ Tịch làm phụ bếp dưới tàu buôn thuộc
hãng vận tải hợp nhất của Pháp. Từ đó người đi, đi rất nhiều, trước hết là sang
Pháp. Với lòng yêu nước nồng nàn và căm thù bọn thực dân sâu sắc, Người kiên trì
chịu đựng mọi thử thách hòa mình với giai cấp công nhân và nhân dân lao động đủ
các màu da, để tìm lấy con đường cách mạng đúng đắn. người tìm hiểu cuộc cách
mạng Mý năm 1776, cuộc cách mạng Pháp năm 1789, phong trào giải phóng dân

của các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân. Người thấy rằng cách mạng mỹ
và cách mạng Pháp nêu cao khẩu hiệu tự do, bình đẳng nhưng không đưa lại tự do,
bình đẳng cho quần chúng lao động, “tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong
thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó nó áp bức thuộc địa”. “ Mỹ tuy rằng cách
mạng thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo
tính đến cách mạng lần thứ hai”. Còn Pháp “ cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công
nông Pháp hẳn còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp
bức”. Những kết luận này được chính thức rút ra sau khi Nguyễn Tất Thành trở
thành người cộng sản. Nhưng trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đã sớm
nhận thức được tính chất phản động của giai cấp tư sản và thấy rõ các cuộc cách
mạng trên là các cuộc cách mạng không triệt để vì nó không đem lại tự do, bình
đẳng thực sự cho nhân dân lao động.
Khi chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, Người đã thấy được tính dã man, tàn
bạo, thối nát, giãy chết của chủ nghĩa tư bản, qua đó rút ra được một kết luận quan
trọng là ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu giai cấp công
nhân và nhân dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột rất dã man; các dân tộc thuộc
địa đều có một kẻ thù không đội trời chung là bọn đế quốc thực dân. Do đó người
nhận rõ giai cấp nhân dân và nhân dân lao động các nước đều là bạn và chủ nghĩa
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đế quốc ở đâu cũng là thù. Đây là một bước chuyển biến lớn trong nhận thức của
Hồ Chủ Tịch.
Năm 1917, từ Anh trở về Pháp, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp và lập ra
Hội những người Việt Nam yêu nước để tuyên truyền giác ngộ Việt kiều ở Pháp,
đồng thời Người tập viết báo, phân phát truyền đơn và tham gia vào các cuộc họp,
cuộc mít tinh đến các buổi thảo luận để tố cáo thực dân Pháp và hướng sự chú ý
của mọi người vào vấn đề Đông Dương. Giữa những ngày hoạt động sôi nổi đó thì
Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ làm chấn động toàn cầu. Như tiếng sấm mùa
xuân, cách mạng tháng Mười Nga đã thức tỉnh giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới vùng dậy đấu tranh cách mạng.

Nó mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người, kỉ nguyên tan rã của chủ
nghĩa tư bản, kỷ nguyên thắng lợi của chủ ngĩa xã hội trên toàn thế giới. Cách
mạng tháng Mười Nga đã có một ảnh hưởng quyết định trong đời hoạt động của
Hồ Chủ Tịch. Phấn khởi và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cách mạng nước
ta và cách mạng toàn thế giới, người quyết tâm đi theo con đường của cách mạng
tháng Mười. Năm 1918, chiến tranh thế giới kết thúc. Năm sau các nước đế quốc
thắng trận họp hội nghị ở Véc-xây để chia lại thị trường thế giới. Thay mặt những
người Việt Nam yêu nước ở Pháp, người đã gửi đến hội nghị bản yêu sách nổi
tiếng Quyền của các dân tộc gồm 8 điểm, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các
quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Tuy không được thừa nhận nhưng đây là đòn tiến công trực diện đầu tiên của
Người vào bọn trùm tư bản, bởi vì hội nghị Véc-xây chỉ là nơi chia phần của bọn
kẻ cướp, trút tất cả gánh nặng lên đầu nhân dân các nước bại trận và các dân tộc bị
áp bức. Qua kinh nghiệm thực tế ấy, Người lại rút ra một kết luận quan trọng khác
nữa: những lời tuyên bố về tự do, dân chủ của bọn đế quốc chỉ là những lời đường
mật cốt để lừa bịp các dân tộc bị áp bức. Muốn được độc lập và tự do thật sự, các
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dân tộc bị áp bức phải trông cậy trước hết vào lực lượng của bản thân mình; người
Việt Nam phải tự giải phóng lấy mình. Kết luận này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
rất quan trọng, vì nó soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân ta và
cuộc đấu tranh của các nước thuộc địa khác. Bản yêu sách đã gây tiếng vang rất
lớn trong nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa của Pháp.
Người Pháp coi đó như một quả bom làm chấn động dư luận Pháp. Còn đối với
nhân dân Việt Nam thì đó như một “ phát pháo hiệu” thức tỉnh nhân dân ta đứng
dậy đấu tranh.
Trong khi hoạt động tích cực, Người đã đọc được Đề cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa của Lê-nin, đây như chiếc cẩm nang thần kì của thời đại mà bấy lâu
dân tộc ta hằng khao khát.
Tại đại hội Tua, cùng với những nhà mác-xít ưu tú của Pháp, Hồ Chủ tịch bỏ

phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và đã trở thành một trong những người tham gia
sáng lập Đảng cộng sản Pháp, một đảng viên cộng sản đầu tiên của Đảng cộng sản
Pháp, đồng thời cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đó là sự kiện hết sức
chính trị hết sức quan trọng, là bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay
đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trình chính trị của Người. Sau đó người
tham gia sáng lập ra báo Người cùng khổ. Với chức danh là chủ nhiệm kiêm chủ
bút và quản lí tờ báo ấy, đó được coi như diễn đàn của nhân dân lao động. Người
viết bản án chế độ thực dân Pháp tố cáo tội ác của bọn thực dân với nhân dân các
nước thuộc địa, đó không những là một văn kiện quý giá về lí luận và tư tưởng mà
còn là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân và vạch ra con đường đấu
tranh cách mạng đúng đắn cho nhân dân ta. Người chủ trương về nước đi vào quần
chúng, tổ chức, huấn luyện, đoàn kết và lãnh đạo họ đấu tranh, giành độc lập,
giành tự do. Năm 1924, người về đến Quảng Châu ( Trung Quốc) và xúc tiến việc
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập một đảng kiểu mới của giai
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×