Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo khoa học: "Cơ cấu nguồn vốn và việc huy động vốn của các doanh nghiệp" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.05 KB, 4 trang )


Cơ cấu nguồn vốn v
việc huy động vốn của các doanh nghiệp

ThS. nguyễn quỳnh sang
Bộ môn Kinh tế xây dựng
Khoa Vận tải Kinh tế - Trờng ĐH GTVT

Tóm tắt: Bi viết phân tích về cơ cấu nguồn vốn tối u của một doanh nghiệp v ảnh
hởng của nó tới việc huy động vốn của doanh nghiệp.
Summary: The Article analyzes the structure of optimal capital sources and its influence
on mobilization capital of Enterprises.
I. Đặt vấn đề
Muốn ra đời và hoạt động, doanh nghiệp
phải có vốn. Khi kinh doanh, nó vẫn phải vay
tiền để có vốn lu động. Khi làm ăn thành đạt,
muốn mở rộng ra thêm, nó có thể lấy số tiền
lời lãi thu đợc để đầu t, hay huy động từ bên
ngoài (gọi vốn góp, đi vay). Đó là những cách
tài trợ khác nhau nằm trong chính sách tài
chính của doanh nghiệp.
Khi tính toán để thực hiện một dự án (mở
rộng nhà xởng, mua máy móc, sản xuất hay
kinh doanh một lĩnh vực mới), doanh nghiệp
quyết định phải có bao nhiêu tiền và trong số
đó bao nhiêu sẽ là vốn dài hạn, bao nhiêu là
vốn ngắn hạn; tự bỏ tiền ra, kêu gọi góp vốn
hay đi vay. Doanh nghiệp phải chọn một cấu
trúc vốn lập theo một tỷ số giữa nguồn vốn tự
có/nợ vay để làm sao dùng vốn của ngời
khác, vẫn thu lợi mà không bị vỡ nợ. Ngời ta


gọi là chọn một tỷ số khôn ngoan hay thận
trọng.
Nh vậy, cơ cấu nguồn vốn có thể đợc
hiểu là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh
nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau với
một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn để tài trợ cho
tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, khi cần huy động
vốn, căn cứ trên số vốn và nợ hiện có, doanh
nghiệp quyết định sẽ gọi hùn vốn thêm bao
nhiêu hay đi vay thêm bao nhiêu; nguồn gốc
để có vốn nh thế tạo nên một tỷ lệ giữa
nguồn vốn tự có và nợ vay, và trở thành cấu
trúc hay cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
ii. ý nghĩa của việc xác định đúng
đắn cơ cấu nguồn vốn
Thứ nhất l ảnh hởng tới chi phí sử
dụng vốn
Xác định đúng đắn cơ cấu nguồn vốn có
ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do mỗi nguồn vốn huy động có chi phí
khác nhau nên với cùng một lợng vốn huy
động nhng tỷ lệ của các nguồn vốn khác
nhau sẽ có chi phí trung bình của vốn khác
nhau. Cơ cấu nguồn vốn có liên quan đến
việc tính chi phí trung bình của vốn và nó đợc
sử dụng trong quyết định dự toán vốn.
Việc thiết lập một cấu trúc nguồn vốn,
hay là sự chọn lựa giữa các loại cổ phiếu và

trái phiếu, các khoản vay khác nhau để có
vốn sẽ tuỳ thuộc vào việc xem xét và tính toán
tài chính. Doanh nghiệp phải tính toán cẩn
thận để có một cấu trúc nguồn vốn cân bằng
và hiệu quả. ở đây, có nhiều vấn đề phải cân
nhắc, chẳng hạn nh: quá trình làm ăn có lãi

hay không; số lãi phải có đủ để trả nợ và chia
cổ tức không; có thu hút đợc ngời bỏ vốn
hay không,
Thứ hai l ảnh hởng tới việc sử dụng
đòn bẩy ti chính của doanh nghiệp
Cấu trúc nguồn vốn cũng thể hiện việc
dùng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể dùng đòn bẩy tài chính
cao hay đòn bẩy tài chính thấp. Chẳng hạn có
tỷ lệ 1/4 hay 4/1, tức là một cấu trúc có nợ vay
là 1 trên số nguồn vốn tự có là 4, hay nợ vay 4
nguồn vốn tự có 1; cái trớc là một đòn bẩy tài
chính thấp, cái sau là đòn bẩy tài chính cao.
Khi phát hành trái phiếu là tạo ra một đòn bẩy
để doanh nghiệp và cổ đông kiếm lợi bằng
tiền của ngời khác, trong khi ấy lại không bị
chia quyền điều hành. Chẳng hạn, doanh
nghiệp kinh doanh có lãi ở mức là cứ 1 đồng
vốn bỏ ra thì thu lợi 2 xu, hay lợi 20%. Nếu lãi
suất đi vay 1 đồng là 1,5 xu, tức là chi phí trả
lãi là 15%, họ sẽ đi vay để kinh doanh vì sau
khi trả lãi vẫn còn 0,5 xu. Khi sử dụng nợ
trong việc tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp

thì chủ sở hữu chỉ cần với số lợng vốn hạn
chế cũng vẫn nắm đợc quyền kiểm soát
doanh nghiệp, mặt khác khi vốn của chủ sở
hữu có tỷ trọng nhỏ thì rủi ro của doanh
nghiệp chủ yếu do ngời cho vay gánh chịu.
Nhng đối với ngời cho vay khi họ thấy tỷ
trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn của doanh
nghiệp cao (rủi ro sẽ lớn) họ lại yêu cầu một
lãi suất cao hơn và doanh nghiệp cũng sẽ đến
lúc không vay đợc nữa. Do vậy, trong thực
tiễn hoạt động của mình, các doanh nghiệp
phải tìm ra một cơ cấu nguồn vốn phù hợp,
trên cơ sở đó để tiến hành huy động vốn.
Thứ ba l liên quan chặt chẽ đến việc
giải quyết quan hệ giữa rủi ro v lãi suất
Nh ta đã biết, cơ cấu nguồn vốn mục
tiêu của một doanh nghiệp là một tỷ lệ giữa
nợ, vốn cổ phần u đãi và cổ phần thờng mà
một doanh nghiệp muốn duy trì và hớng tới
trong quá trình quản lý và huy động vốn. ở
một thời điểm nào đó, tỷ lệ nợ mà ở dới mức
mục tiêu đã đề ra, thì doanh nghịêp sẽ mở
rộng vốn bằng cách vay nợ, ngợc lại, nếu tỷ
lệ nợ mà lớn hơn mục tiêu thì việc mở rộng
vốn lại đợc thực hiện bằng việc phát hành cổ
phiếu. Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu mà doanh
nghịêp hớng tới, chính là cơ cấu nguồn vốn
tối u của doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn tối u là cơ cấu nguồn
vốn làm cân bằng tối đa giữa rủi ro và lãi suất

và bằng cách đó tối đa hoá giá cổ phiếu của
doanh nghiệp. Với cơ cấu nguồn vốn tối u thì
chi phí sử dụng vốn bình quân cũng thấp nhất.
Nh vậy, việc quyết định cơ cấu nguồn
vốn có liên quan đến việc cân nhắc giữa rủi ro
và lãi suất. Điều này có thể đợc giải thích
nh sau: Khi sử dụng nhiều nợ sẽ làm tăng rủi
ro đối với lợi nhuận của doanh nghiệp và do
đó sẽ làm giảm giá cả cổ phiếu. Tuy nhiên, tỷ
lệ nợ cao hơn trong một phạm vi nhất định
cũng thờng dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận trên một
cổ phiếu cao hơn hay tỷ lệ cổ tức cổ phiếu cao
hơn, do đó làm giá cả cổ phiếu tăng. Nh vậy,
việc sử dụng nợ một mặt làm giảm giá cổ
phiếu, mặt khác cũng bao hàm các yếu tố làm
tăng giá cổ phiếu và khi mà cân bằng đợc
các nhân tố trên thì giá cả cổ phiếu là cao
nhất.
iii. Các nhân tố ảnh hởng tới quyết
định cơ cấu nguồn vốn
Thông thờng có bốn nhân tố chính ảnh
hởng tới việc quyết định cơ cấu nguồn vốn
của doanh nghiệp:
Một l rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh
doanh là rủi ro cố hữu trong tài sản của doanh
nghiệp trong trờng hợp doanh nghiệp không
sử dụng nợ. Rủi ro kinh doanh càng lớn thì tỷ
lệ nợ tối u càng thấp.
Hai l thuế thu nhập doanh nghiệp: Khi
doanh nghiệp sử dụng nợ càng cao thì thuế thu

nhập doanh nghiệp càng giảm và ngợc lại.

Nhân tố quan trọng thứ ba là khả năng
linh hoạt tài chính hay khả năng huy động vốn
khi những điều kiện thay đổi. Thực tiễn hoạt
động của các doanh nghiệp đã chỉ ra rằng
những doanh nghiệp lớn và có nhiều ngời
biết đến trên thị trờng thì sẽ có uy tín trong
việc huy động vốn hơn và nh vậy họ có thể
duy trì một tỷ lệ nợ cao hơn.
Nhân tố thứ t ảnh hởng đến cơ cấu
nguồn vốn là quan điểm của các nhà quản lý.
Có những ban quản lý doanh nghiệp thích sử
dụng nợ nhiều hơn, doanh nghiệp khác thì lại
không.
Nh vậy, khi doanh nghiệp cần thêm vốn
thì họ phải trả giá. Cái giá cũng đơn giản: đi
vay thì không chia quyền, đó là mối lợi nhng
phải trả lãi đều đặn và cuối cùng khi đến hạn
thì phải trả gốc, đó là mối lo; nếu gọi hùn vốn
thì tránh đợc mối lo của đi vay, nhng lại
phải chia quyền. Giữa cái lo và cái lợi, đòi hỏi
doanh nghịêp phải nghĩ ra những cách đi vay
và hùn vốn khác nhau bằng cách tăng giảm
các mối lo, những cái lợi, ở những mức độ
khác nhau và trong tơng quan với nhau,
miễn sao chúng phục vụ quyền lợi của doanh
nghịêp đồng thời đợc ngời khác chấp nhận.
Nói tóm lại, việc lựa chọn cho mình một
cơ cấu nguồn vốn tối u là một việc hết sức

quan trọng và cần thiết đối với một doanh
nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn tối u sẽ giảm
đợc chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp từ
đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhất
là, qua số liệu của một số doanh nghiệp xây
dựng giao thông cho thấy mặc dù vốn kinh
doanh bình quân mỗi doanh nghiệp lớn,
nhng trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ
chiếm từ 10% - 30% còn lại hầu hết là vốn vay
và chiếm dụng. Từ đó cho thấy khả năng độc
lập về tài chính của các doanh nghiệp là rất
thấp. Với cấu trúc nguồn vốn nh vậy, nếu
doanh nghiệp đi vay thêm nữa thì sẽ gặp mối
nguy cơ là không tạo đủ tiền để trả nợ, nhất là
khi bất thình lình kinh tế thay đổi, và đến một
lúc nào đó doanh nghiệp sẽ không vay đợc
nữa.
iv. một số giải pháp
Với thực trạng về nguồn vốn của các
doanh nghiệp xây dựng giao thông, đòi hỏi
phải có những biện pháp sao cho giảm các
khoản nợ, tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Để
thực hiện đợc điều đó theo chúng tôi, các
doanh nghiệp có thể áp dụng một số giải
pháp sau:
- Phải có những biện pháp hữu hiệu để
thu hồi các khoản nợ phải thu.
- Tập trung thi công dứt điểm từng công
trình và hạng mục công trình để giảm khối
lợng xây lắp dở dang, tránh để ứ đọng vốn,

chủ động trong khâu bàn giao, thanh toán với
các chủ đầu t. Đặc biệt cần tập trung thi
công những công trình mà chủ đầu t có đủ
vốn để thanh toán.
- Không ngừng cải tiến và áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật, các phơng pháp tổ chức sản
xuất, tổ chức quản lý để đẩy nhanh tốc độ xây
dựng.
- Thực hiện tốt các biện pháp xử lý nợ tồn
đọng theo quy định trong nghị định của Chính
phủ số 69/2002/NĐ - CP ngày 12/7/2002 về
quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh
nghiệp Nhà nớc.
- Đa dạng hoá hình thức huy động vốn.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn của
doanh nghiệp, bằng cách tăng nhanh chu
chuyển vốn lu động; cải tiến việc sử dụng tài
sản cố định; lựa chọn danh mục đầu t và
hớng đầu t vốn có hiệu quả.
Với những phân tích trên, tác giả hy vọng
góp một phần nào đó cho các doanh nghiệp
khi quyết định lựa chọn hình thức huy động
vốn của mình để có đợc một cơ cấu nguồn
vốn tối u nhất.

liệu tham khảo


[1]. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học kinh
tế - Tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính, 1999.

[2]. Luật s Nguyễn Ngọc Bích. Luật doanh nghiệp
vốn và quản lý trong công ty cổ phần. NXB trẻ, 2000.
[3]. david blake. Phân tích thị trờng tài chính.
NXB TP Hồ Chí Minh, 1994.

[4]. PTS. Vũ Duy Ho, PTS. Đm Văn Huệ,
ThS. Nguyễn Quang Ninh. Quản trị tài chính doanh
nghiệp. NXB Thống kê, 1997.
[5]. Vũ Việt Hùng. Giáo trình quản lý tài chính.
NXB quốc gia Hà Nội, 2002.
[6]. PGS. TS. Lu Thị Hơng, TS. Vũ Duy Ho. Tài
chính doanh nghiệp. NXB Lao động - Hà nội, 2003.
[7]. Nguyễn Hải Sản. Quản trị tài chính doanh
nghiệp. NXB Thống kê, 2001



×