Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lắp đặt hệ thống chống trộm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.2 KB, 4 trang )

Lắp đặt hệ thống chống trộm
Hiện nay , khi chọn dùng các hệ thống báo động người dùng đang có xu hướng nghiêng
về hệ thống chống trộm dùng SIM điện thoại di động thay cho hệ thống báo động PSTN là
dùng điện thoại dây ( hữu tuyến,điện thoại bàn). Một sự giải thích đơn giản nhất là đường
dây điện thoại hữu tuyến “dễ” bị kẻ gian cắt đứt và vô hiệu hoá các cuộc gọi điện ra ngoài
để “thông báo bị đột nhập” khi có báo động.
Cách suy nghĩ và ưa chuộng như trên cũng dễ hiểu vì những ưu điểm là không cần có dây
nối của hệ thống báo động GSM , và như vậy có thể nói rằng kẻ gian vô phương ngăn
chận các cuộc gọi điện thông tin báo động. Theo tính chuyên nghiệp thì lại không phải
như vậy.Nhìn chung các hệ thống báo động ,báo cháy chuyên nghiệp đều dùng hệ PSTN là
điện thoại có dây để gọi điện thông tin khi có sự kiện báo cháy báo động.Mặc dù các nhà
sx làm ra sản phẩm phải theo thị hiếu và để đáp ứng theo thiết kế mới hơn của người
dùng, các nhà sx hệ thống báo động chuyên nghiệp cũng đều đưa ra thêm kiểu mẫu hệ
thống với tính năng gọi điện dùng hệ GSM , nhưng rất chú trọng đến phần ăng-ten kèm
theo để tăng tối đa hiệu suất phát-thu và chống nhiễu.(hình minh hoạ ăng ten của NX-7002
và AD LX20 GSM module)
Chúng tôi đưa ra bài viết này với lời khuyên cụ thể nhằm bảo đảm việc sử dụng hệ thống
báo động hiệu quả. Nếu vì một lý do nào đó mà, không muốn dùng hệ thống báo động
PSTN ( gọi điện ra bằng đừơng dây điện thoại để bàn loại hữu tuyến) hoặc đã trang bị hệ
thống báo động để bổ sung ngay nhằm an tâm hơn và hệ thống báo động đang dùng sẽ
đảm bảo an toàn an ninh thật sự .
Đề cập đến các hệ thống báo động GSM , dùng SIM điện thoại di động để goi điện ra khi
có hệ thống báo động có đột nhập , ngoài ưu điểm là không cần dây nối và suy luận
là không bị kẻ gian “cắt đường dây điện thoại” thì yếu điểm của GSM lại là việc rất dễ bị
nhiễu sóng và nguyên tắc truyền phát phải nằm trong phạm vi tầm nhìn ( là hai bên phát và
thu phải nhìn thấy nhau ). Mặc dù hệ GSM được truyền sóng tín hiệu theo dạng “ra không
khí” ( q ), nhưng sư thật thì tín hiệu truyền phát và tiếp nhận đến điện thoại di động (hoặc
đến máy báo động GSM) là các tính hiệu dội-hắt lại qua nhiều bề mặt nên khi đến nơi sẽ
rất yếu .Nhờ các trạm truyền phát BTS đặt khắp nơi nên các điện thoại GSM hiện nay mới
hoạt động xuyên suốt
Người dùng khi lắp đặt hệ thống báo động vô tuyến thường xuyên chọn vị trí không đúng (


chỉ theo sở thích nội thất) bị các đồ vật gia dụng hoặc thiết bị điện khác che chắn làm suy
giảm mức độ truyền nhận.
Thiết bị báo trộm là công cụ ngăn chặn tín hiệu , gây nhiễu sóng đa tần, chủ yếu tác động
đến GSM/GPRS và có khả năng gây nhiễu đồng thời lên những phạm vi tần số khác nhau,
còn có khả năng ngăn chặn các hệ thống theo dõi định vị GPS và các loại máy móc khác
liên quan của điện thoại di động cùng một lúc.
Với thiết bị jammer cá nhân này ,nếu máy báo động đã dùng ăng-ten cao cấp,lắp đặt ra
ngoài không gian có khả năng tránh được các sóng nhiễu và tiếp nhận được việc liên lạc
với mạng đtdđ chủ .
Nguyên tắc truyền sóng và gây nhiễu phá sóng có thể hiểu đơn giản theo hình minh
hoạ. Một trong những yếu điểm của việc truyền sóng vô tuyến hệ GSM là sóng thu-phát
thẳng theo tầm nhìn , do vậy từ một tư gia,văn phòng cty đến trạm truyền phát của mạng
điện thoại di động GSM gần nhất cũng ít khi tiếp sóng theo đường thẳng mà phải tiếp nhận
qua nhiều bề-mặt dôi-hắt lại .
Từ nguyên nhân này,thiết bị jammer phát huy thế mạnh là phát sóng gây nhiễu bao trùm và
mạnh mẽ hơn nhiều lần các sóng dôi lại của mạng chủ điện thoại di động, kết quả hoàn
toàn bị vô hiệu hoá
Do vậy việc tác động làm cho hệ thống báo động GSM không kết nối được với mạng
chủ ,không thể liên lạc cuộc gọi ra ngoài là điều chắc chắn .
Thiết bị gây nhiễu phá sóng GSM jammer dùng cho cá nhân còn có các loại mới sx năm
2012 với kiểu mẫu Không gắn ăng ten bên ngoài ( ăng-ten chìm nằm bên trong) để tránh
sự chú-ý khi thao tác ở các nơi công cộng.
Một ăng ten GSM hoặc GPRS truyền-phát trên các tần số 850, 900, 1800 và 1900MHz ,
goị là Quad band và còn có các tần số khác không cần nêu ra. Nhắc lại, về quy tắc truyền-
phát về các tần số hiểu đơn giản có nghĩa là các thiết bị (vô tuyến) không dây nối phát sóng
ra theo một đường thẳng, phải theo cơ bản là hoạt động chỉ nội phạm vi trong tầm nhìn.
Chướng ngại vật nếu có đặt giữa các trạm phát và ăng-ten sẽ hấp thụ các sóng tín hiệu
theo các mức độ khác nhau. Tương tự như vậy, một trở ngại do địa lý như là một ngọn đồi
cao nằm giữa sẽ chặn một tín hiệu vô tuyến GSM/GPRS từ trạm phát sóng ra nơi ăng-ten
thu-nhận tín hiệu đặt ở bên ngoài .

Trong khi lắp đặt các thiết bị truyền phát sóng cho hệ thống báo trộm báo cháy GSM ,thì
việc xem xét về ăng ten là rất quan trọng cùng với độ dài dây cáp đã lựa chọn sẽ quyết định
cho sự thành công hay thất bại của một hệ thống trong lĩnh vực này. Điều này thường bị bỏ
qua đối với các bộ báo động gia đình.Ngoài việc dùng ăng-ten chất lượng hơn như đã thấy
ở module GSM NX-7002 ( Alpha 1 antenna) thì với một hệ thống báo động GSM đang
dùng bất kỳ ,thường kèm theo là ăng-ten Oscar1, thay vì lắp ngay lên bên trên hệ thống
báo động.
Xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CP KỸ THUẬT SỐ SÀI GÒN
Trụ sở chính: Số 96/156 - Tam Trinh - Q.Hoàng Mai - TP. Hà Nội
ĐT: 04 - 36 36 94 36 Fax 04 - 36 36 94 38
Chi nhánh HCM: Số 135/12A Hòa Hưng - Quận 10 - TP. Hồ Chí Minh

×