BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài
Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa ở
Thanh Hóa
Mục lục
Trang
Mở Đầu...........................................................................................................1
Nội Dung.........................................................................................................2
1. Khái qt Thanh Hóa..................................................................................2
1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................2
1.2. Lịch sử hình thành................................................................................3
1.3. Điều kiện tự nhiên................................................................................4
1.3.1. Địa hình, địa mạo..........................................................................4
1.3.2. Khí hậu, thủy văn..........................................................................5
1.4. Điều kiện kinh tế, xã hội......................................................................6
1.4.1. Điều kiện kinh tế...........................................................................6
1.4.2. Điều kiện xã hội..........................................................................11
1.5. Văn hóa, con người............................................................................12
1.5.1. Văn hóa văn nghệ dân gian.........................................................12
1.5.2. Con người xứ Thanh...................................................................13
2. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Thanh Hóa.................................14
2.1. Khái qt di tích lịch sử - văn hóa......................................................14
2.1.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa.............................................14
2.1.2. Phân cấp di tích...........................................................................15
2.2. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa ở Thanh Hóa................................16
2.2.1. Khái qt hệ thống di tích lịch sử ở Thanh Hóa..........................16
2.2.2. Các di tích lịch sử văn hóa liên quan đến sự tồn tại của người
nguyên thủy và các nền văn hóa tiêu biểu của thời tiền sử, sơ sử........17
2.2.3. Các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với thời dựng nước và giữ
nước ở Thanh Hóa (đến nửa đầu thế kỉ XIX)..............................26
2.2.4. Các di tích lịch sử liên quan đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mĩ ở tỉnh Thanh Hóa...................................................41
3. Vấn đề bảo tồn và một số kiến nghị về vấn đề bảo tồn di tích lịch sử văn
hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa..............................................................44
3.1. Vấn đề bảo tồn....................................................................................44
3.2. Một số kiến nghị ................................................................................47
Kết Luận.......................................................................................................52
Phụ lục
Mở Đầu
Hãy còn văng vẳng đâu đây một lời tâm huyết, xứ Thanh một miền
“địa linh, nhân kiệt”, như một người mẹ đôn hậu và thông minh đã sản sinh
cho đất nước biết bao anh hùng và danh nhân văn hóa. Đây cịn là q hương
của ba dịng vua (tiền Lê, Nhà Hồ, Hậu Lê), là nơi hai dòng chúa: Chúa Trịnh
và Chúa Nguyễn.
Thanh Hóa có bề dày về lịch sử đấu tranh cách mạng từ bao đời và
truyền thống văn hóa, lại có địa hình thiên nhiên sơng núi phong phú đa dạng.
Vì thế di tích và thắng cảnh xứ Thanh rất thơ mộng và đặc sắc. Từ lâu bạn bè
gần xa vẫn thiết tha đến với cái đẹp say lòng, với những miền quê vừa duyên
dáng, vừa oai hùng của Hàm Rồng kỳ tú, rung động lòng người trong thập
cảnh huyền ảo mộng mơ: Từ Thức gặp tiên, của Ngàn Nưa lịch sử, Cửa Hà
giàu niềm thi cảm, của suối cá Cẩm Lương có một khơng hai và Sầm Sơn đón
gió đại dương, của Son Bá Mười, đỉnh Pu - Lng (Quan Hóa), của vườn
Quốc gia Bến En, rừng già Hà Trung, với những vùng núi - hồ - đảo - hang
động - chim thú vô cùng phong phú đa dạng... Thanh Hóa đã vang danh tên
tuổi bởi văn hóa Núi Đọ, văn hóa Đơng Sơn, mảnh đất của Bà Triệu cưỡi voi
đánh giặc và Lam Sơn tụ nghĩa của Lê Lợi mười năm làm rạng rỡ non sơng
đất nước… cũng chính là vùng đất văn hiến dày đặc các loại hình di tích
(Lịch sử, văn hóa, cách mạng và kiến trúc nghệ thuật). Những di tích từ ĐinhLê - Lý- Trần - Nguyễn và cả sau này được phân bố hầu hết các vùng trong
tỉnh mà nổi tiếng và giá trị hơn cả là thành Nhà Hồ uy nghi tráng lệ và Lam
Kinh bề thế trang nghiêm, nơi vọng vang Bình Ngơ Đại Cáo…
Những di tích lịch sử văn hóa đó hiện nay vẫn ln được sự quan tâm,
chăm sóc của chính quyền địa phương cũng như nhân dân. Và khơng chỉ có
chừng ấy di tích mà tại Thanh Hóa cịn di tích gắn với từng thời kì lịch sử cụ
thể của tỉnh. Trong nội dung bài này sẽ đi tìm hiểu về hệ thống các di tích
lịch sử văn hóa và việc bảo tồn các di tích đó ở tỉnh Thanh.
Nội Dung
1. Khái quát Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội
khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về
hướng Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ
3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một
trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt.
Cách đây khoảng 6000 năm con người đã sinh sống tại đây. Các di chỉ
khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút.
Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với
các giai đoạn trước văn hóa Đơng Sơn. Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình
phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đơng Khối - Quỳ Chữ
tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực
sơng Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm
tiêu biểu văn hố Đơng Sơn. Để hiểu được hệ thống các di tích lịch sử ở
Thanh Hóa thì chúng ta sẽ tìm hiểu khái qt về Thanh Hóa.
1.1. Vị trí địa lý
Theo thiên văn cổ xưa đo đạc năm 1831 (năm Minh Mệnh thứ 10) thì
tỉnh Thanh Hóa thuộc về sao Dực, sao Chẩn, tinh thứ sao Thuần Vĩ, múc cao
nhất là 19 độ 26 phân, lệch về phía tây 1 độ 40 phân. Ngày nay, theo số liệu
đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18’ Bắc đến
20°40’ Bắc, kinh tuyến 104°22’ Đông đến 106°05’ Đông. Phía bắc giáp ba
tỉnh: Sơn La, Hịa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ
An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192km; phía
đơng Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ
biển dài hơn 102km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106km², chia
làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi.
1.2. Lịch sử hình thành
Vùng đất xứ Thanh có lịch sử hình thành lâu đời. Đây là một trong
những nơi hình thành nên các nền văn hóa cổ của nước ta và của khu vực
Đông Nam Á.
Các di chỉ khảo cổ cho thấy người Việt đã sống ở đây cách nay 6000
năm. Thời kì dựng nước nó là bộ Cửu Chân và bộ Quân Ninh của nước Văn
Lang. Thời Nhà Hán chính quyền đơ hộ Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân.
Thời kì tự chủ thì Thanh Hóa được đổi tên nhiều, Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh
Hóa gọi là đạo Ái Châu, Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, về sau vào
năm Thuận Thiên 1 thì gọi là Phủ Thanh Hóa (Thanh: trong sáng; Hóa: biến
hóa).
Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên
Xương. Sau khi nhà Hồ thất thủ, nhà Minh cai trị Đại Việt, lại đổi lại làm phủ
Thanh Hóa như cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi Dương, Thụy Nguyên. Về địa
giới vẫn không đổi.
Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà hậu Lê cầm quyền. Năm
Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo, Thanh
Hóa thuộc Hải Tây đạo, đến năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là
Thừa Tuyên Thanh Hóa, năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) lại đổi thành
Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên
theo “Thiên Nam dư hạ tập” lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu. Thời Nhà Lê,
Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa, gồm phần đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay
và tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực thuộc) và tỉnh Hủa
Phăn (Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ đó gọi là châu Sầm).
Sau khi nhà Nguyễn lên nắm quyền, Thanh Hóa thuộc quyền cai trị của
nhà Nguyễn. Năm Gia Long thứ nhất (1802), gọi là trấn Thanh Hóa. Năm
Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa
(Hoa: tinh hoa). Đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), lại đổi thành tỉnh Thanh
Hóa. Tên gọi Thanh Hóa khơng đổi từ đó cho tới ngày nay.
1.3. Điều kiện tự nhiên
1.3.1. Địa hình, địa mạo
Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ tây bắc xuống đơng nam. Ở phía tây
bắc, những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở
rộng về phía đơng nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng
lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài ngun phong phú. Dựa vào
địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền.
Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa.
Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục,
không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã khơng tách miền
đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các
đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung.
Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, nó được chia làm 3 bộ
phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân,
Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lạc, Cẩm
Thủy và Thạch Thành. Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn
nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sơng
Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy
thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong
việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia
Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân), có rừng phát
triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.
Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của
cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu
thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp.
Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm
Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở
Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển
dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất
đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu
dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn,
Nghi Sơn).
1.3.2. Khí hậu, thủy văn
Thanh Hóa nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3
mùa gió. Gió Bắc do khơng khí lạnh từ vùng áp cao Siberi qua Trung Quốc
thổi xuống. Gió Tây Nam từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, rất
nóng, gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Gió Đơng Nam thổi từ biển vào
đem theo khơng khí mát mẻ.
Mùa nóng ở đây bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này
nắng, mưa nhiều thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào
nhiệt độ lên tới 39-40°C. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân
năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đơng bắc, lại mưa ít; đầu
mùa thường hanh khơ. Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 17301980mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch,
còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%.
Hàng năm Thanh Hóa có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là
tháng 7, tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3. Thành phố Thanh Hóa chỉ
cách bờ biển Sầm Sơn 10km đường chim bay, vì thế nó nằm vào tiểu vùng
khí hậu đồng bằng ven biển, chính nhờ có gió biển mà những ngày có gió
Lào, thời gian khơng khí bị hun nóng chỉ xảy ra từ 10 giờ sáng đến muộn nhất
là 12 giờ đêm. Thanh Hóa cũng như các tỉnh miền Trung Việt Nam thường
hay chịu các trận bão từ Thái Bình Dương. Theo chu kỳ từ 3-5 năm lại xuất
hiện một lần từ cấp 9 đến cấp 10, cá biệt có năm cấp 11 đến cấp 12.
1.4. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.4.1. Điều kiện kinh tế
Là tỉnh có nguồn tài ngun đa dạng nhưng nhìn chung nguồn tài
ngun có trữ lượng khơng lớn, và thường phân bố khơng tập trung nên rất
khó cho việc xi măng Nghi sơn, phân bón Hàm rồng,... Đa số nguồn tài
ngun đang bị thất thốt phát triển cơng nghiệp khai khống. Thanh Hóa
hiện tại mới chỉ có một số nhà máy đang tiến hành khai thác nguồn tài
nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, do kiểm sốt khơng chặt chẽ.
Về công nghiệp, Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa
khơng phát triển. Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu
cơng nghiệp tập trung và phân tán. Một số khu công nghiệp: Khu công
nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn; Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm
trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia; Khu cơng nghiệp Lễ
Mơn - Thành phố Thanh Hóa; Khu cơng nghiệp Đình Hương (Tây Bắc
Ga) - Thành phố Thanh Hóa; Khu cơng nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ
Xn
Hiện tại Thanh Hóa đang xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Khu kinh tế
này được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và ban hành quy chế
hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006. Khu kinh tế này
nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và
đường sắt quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến
30.000 DWT cập bến. Khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của
vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang được quy hoạch, cũng được đánh giá là
trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng
thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và
Đông Bắc Thái Lan.
Về nông nghiệp, Thống kê đến năm 2004, tồn tỉnh có 239.843 ha đất
nơng nghiệp đang được sử dụng khai thác. Năm 2002, tổng sản lượng
lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấn. Năm 2003, tổng sản lượng nông
nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên liệu mía đường 30.000 ha; cà
phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000 ha; dứa 1.500 ha; sắn 7.000
ha; cói 5.000 ha...
Lâm nghiệp, Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng
lớn với diện tích đất có rừng 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu
m³ gỗ, hàng năm có thể khai thác 35.000 - 40.000m³ (thời điểm số liệu
hiện tại năm 2007). Rừng Thanh Hóa chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ
thực vật phong phú, đa dạng về họ, lồi. Gỗ q hiếm có lát, pơ mu, sa
mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, giổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ
tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngồi ra cịn có: mây, song,
dược liệu, quế, cánh kiến đỏ... các loại rừng trồng có luồng, thơng
nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Nhìn chung vùng rừng giàu
và trung bình chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố trên
các dãy núi cao ở biên giới Việt - Lào. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích
luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000ha.
Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động
vật như: voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các lồi bị sát và các lồi
chim... Đặc biệt ở phía nam của tỉnh có vườn quốc gia Bến En, phía bắc có
vườn quốc gia Cúc Phương, phía tây bắc có khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Lng và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, phía tây nam có khu bảo tồn thiên
nhiên Xuân Liên là những nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien, động vật,
thực vật quý, đồng thời là những điểm du lịch hấp dẫn.
Ngư nghiệp, Ngư nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển.
Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với
những bãi cá, bãi tơm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn,
thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Vì vậy Thanh Hóa có điều kiện phát
triển ngư nghiệp rất tốt.
Các ngành dịch vụ
Về ngân hàng, bên cạnh Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu
tư Phát triển, Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách. Hiện
nay, các ngân hàng đang thực hiện đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy
động vốn, áp dụng các cơng nghệ tiên tiến trong việc chuyển phát nhanh,
thanh toán liên ngân hàng, thanh tốn quốc tế bảo đảm an tồn và hiệu quả.
Tổng nguồn vốn huy động tín dụng hàng năm đạt trên 3.000 tỷ đồng, tổng dư
nợ năm 2002 đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2001.
Về Bảo hiểm, Là tỉnh có dân số đơng thứ ba cả nước, Thanh Hóa
được xác định là thị trường tiềm năng ở tất cả các loại hình bảo hiểm
nhân thọ và phi nhân thọ. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có tám cơng ty bảo
hiểm được cấp phép hoạt động bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm trên
địa bàn đang không ngừng mở rộng thị trường, tạo sự cạnh tranh lành
mạnh nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Thương mại dịch vụ, Trong quá trình thực hiện cơng cuộc đổi mới,
thương mại Thanh Hóa đã có bước phát triển quan trọng. Trên địa bàn
đã hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ với sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế, tạo điều kiện lưu thông thuận tiện hàng hóa phục
vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Kim ngạch
xuất khẩu tăng đều qua các năm, năm 2000 đạt trên 30 triệu USD,
năm 2001 đạt 43 triệu USD và năm 2002 đạt 58 triệu USD. Thị
trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, bên cạnh thị trường Nhật
Bản, Đông Nam Á, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sang Mỹ,
Châu Âu. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là: nông sản
(lạc, vừng, dưa chuột, hạt kê, ớt, hạt tiêu, cà phê...), hải sản (tôm, cua,
mực khô, rau câu), hàng da giày, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ
(các sản phẩm mây tre, sơn mài, chiếu cói...), đá ốp lát, quặng crôm...
Giao thơng, Thanh Hóa là một trong những tỉnh có cả 3 hệ thống giao
thông cơ bản là đường sắt, đường bộ và đường thủy. Trên tồn tỉnh có 8
ga tàu hỏa là Bỉm Sơn, Đò Lèn, Nghĩa Trang, Hàm Rồng, Thanh Hóa,
n Thái, Minh Khơi, Thị Long trong đó có một ga chính trong tuyến
đường sắt Bắc Nam, 4 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam (quốc
lộ 1A, quốc lộ 45, quốc lộ 47, và đường Hồ Chí Minh), trong đó quốc
lộ 47 dài 61 km, quốc lộ 1A chạy qua Thanh Hóa dài 123 km; một cảng
nước sâu. Thanh Hóa có sân bay quân sự Sao Vàng. Các dự án đường
sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Thanh Hóa.
Về du lịch, Thanh Hóa cũng là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch. Năm
2007 du lịch Thanh Hóa năm đón tiếp gần 1,7 triệu lượt khách, chủ yếu là
khách trong nước đến tham quan nghỉ mát tại đô thị du lịch biển Sầm Sơn.
Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế quan
trọng. Tỉnh đã thực hiện quy hoạch hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh du
lịch. Năm 2007, Thanh Hóa phối hợp với Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Huế
trong chương trình “Hành trình một nghìn năm các kinh đơ Việt Nam”. Phối
hợp cùng Nghệ An và Ninh Bình lập định hướng quy hoạch vùng du lịch
trọng điểm Bắc Trung Bộ.
Các khu du lịch, di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của tỉnh:
- Các khu du lịch biển: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Hải Hòa.
- Các khu bảo tồn thiên nhiên:
Vườn quốc gia Bến En: Thuộc huyện Như Thanh cách thành phố
Thanh Hóa 36 km về phía Tây Nam, rộng 16,634 ha với những cây lim ngàn
tuổi, lát hoa, chò chỉ, ngù hương, săng lẻ... và nhiều loài thú như voi, gấu, hổ,
khỉ...
Vườn quốc gia Cúc Phương: một phần thuộc huyện Thạch Thành.
- Các khu bảo tồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Luông, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên
rừng sến Tam Quy.
- Suối cá thần Cẩm Lương: Thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện
Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa 80 km về phía Tây, là suối cá tự nhiên,
có tới hàng ngàn con cá. Mỗi con cá nặng từ 2 đến 8 kg, có cá chúa nặng tới
30 kg.
- Cụm di tích Nga Sơn: Động Từ Thức, Cửa biển Thần Phù, Chiến khu
Ba Đình, đền thờ Mai An Tiêm...
- Cụm di tích thành nhà Hồ, gồm thành Tây Đô (thuộc địa phận 2 xã:
Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hóa khoảng
50 km) và các di tích kề cận như đàn Nam Giao, động Tiên Sơn (thuộc xã
Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc)...
- Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân,
cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây. Hiện cịn lưu giữ các điêu
khắc đá như bia Vĩnh Lăng (Lê Lợi), bia hồng hậu Ngơ Thị Ngọc Dao, các
di tích cung điện thành nội, thành ngoại, sân Rồng...
- Thái miếu nhà Hậu Lê: thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh
Hóa, có 27 thần vị và có nhiều hiện vật có từ thế kỷ 17, 18.
- Đền Bà Triệu, huyện Hậu Lộc.
- Đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân.
- Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh và chùa Báo Ân, đã được xếp hạng cấp
quốc gia.
- Khu lăng miếu Triệu Tường, huyện Hà Trung, nơi phát tích triều
Nguyễn.
- Phủ Na (huyện Triệu Sơn), đền Sòng (Bỉm Sơn).
- Khu di chỉ, khảo cổ văn hóa Đơng Sơn.
- Khu di tích Hàm Rồng: gồm cầu Hàm Rồng (một biểu tượng thời
Chiến tranh Việt Nam), đồi Quyết Thắng.
- Tòa Giám mục cơng giáo Thanh Hóa, chùa Thanh Hà, chùa Chanh và
chùa Mật Đa (thành phố Thanh Hóa).
- Thác Muốn, Điền Quang , Điền Lư, Bá Thước
- Suối cá Văn Nho, Bá Thước
…
1.4.2. Điều kiện xã hội
Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, chỉ đứng sau thành phố
Hà Nội. Thanh Hóa có 639 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 22 phường, 30
thị trấn và 587 xã.
Thanh Hóa là tỉnh có dân số lớn thứ ba của Việt Nam hiện nay. Lịch sử
hình thành và phát triển của xứ Thanh gắn liền với quá trình cộng cư của
người Việt với người Mường và các dân tộc khác. Đồng thời có một bộ phận
khơng nhỏ dân cư Thanh Hóa đang sinh sống tại các đơ thị lớn trong nước
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh,... cũng như tại một số
nước trên thế giới. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có
3.400.239 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội. Trong 10 năm từ 1999 đến 2009, quy mô dân số giảm 0,2%, do số
dân tăng tự nhiên không thể bù đắp được số người chuyển đi làm ăn, sinh
sống ở các tỉnh, thành phố khác.
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu có 7 dân
tộc là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Người Kinh chiếm
phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp, các dân tộc khác
có dân số và địa bạn sống thu hẹp hơn, như người Khơ Mú chỉ sống chủ yếu ở
2 bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn và Suối Lách, xã Mường Chanh, huyện Mường
Lát.
1.5. Văn hóa, con người
1.5.1. Văn hóa văn nghệ dân gian
Tại Thanh Hóa có nhiều hình thức văn hóa truyền thống, phần nhiều
vẫn cịn tồn tại và đang được phát huy. Về dân ca, dân vũ, được nhiều người
biết đến nhất là các làn điệu hò sơng Mã, dân ca, dân vũ Đơng Anh, trị diễn
Xn Phả. Ngồi ra cịn có ca trù, hát xoan... Các dân tộc ít người cũng có
nhiều loại hình văn nghệ dân gian khá đa dạng như hát xường của người
Mường, khắp của người Thái...
Kho tàng truyện cổ cũng khá đặc sắc như truyện cổ về sự tích về các
ngọn núi, truyện dân gian của ngư dân ven biển Hậu Lộc, Sầm Sơn, Tĩnh Gia.
Đặc biệt là các sự tích về nguồn gốc dân tộc Mường.
Các lễ hội cũng rất đặc sắc như lễ hội Pôồn Pôông của người Mường,
lễ hội cầu ngư, lễ hội đền Sịng...
Văn nghệ thời kì sau cách mạng tháng Tám ở Thanh Hóa có các nhà
thơ Hồng Nguyên, Hữu Loan, Nguyễn Bao, Nguyễn Duy, nhà văn Triệu
Bơn... Trong thời kì chiến tranh chống Mỹ những năm 1960-1975, địa danh
Hàm Rồng là đề tài của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật.
Một số tác phẩm thơ viết về quê hương Thanh Hóa như: Về lại xứ
Thanh (Phan Quế), Về với Sầm Sơn (Hà Hồng Kỳ), Quê Mẹ (Lưu Đình Long),
Q tơi đấy - Xứ Thanh! (Văn Cơng Hùng), Dô tả, dô tà (Mạnh Lê), Mẹ Tơm
(Tố Hữu), Trụ cầu Hàm Rồng (Mã Giang Lân).
Ẩm thực: Đến Thanh Hóa du khách sẽ được thưởng thức những món
đặc sản độc đáo nổi tiếng cả nước của xứ Thanh như: nem chua Thanh Hóa,
chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi (của huyện Vĩnh Lộc), bánh gai Tứ
Trụ (của huyện Thọ Xuân), các món chế biến từ hến làng Giàng (huyện
Thiệu Hóa), bánh đa cầu Bố (thành phố Thanh Hóa), mía đen Kim Tân
(huyện Thạch Thành), hay các món hải sản: cua biển, ghẹ, sị huyết, tôm,
mực, cá thu, cá tràu từ các huyện ven biển Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Nga Sơn.
1.5.2. Con người xứ Thanh
Con người xứ Thanh với một lịng mến khách, tính tình ngay thẳng.
Siêng năng trong lao động sản xuất và anh hùng trong đánh giặc ngoại xâm.
Người xứ Thanh sống nặng tình nặng nghĩa, họ tin vào đời sống tinh thần,
vào thế giới tâm linh, tin vào sự công bằng và chở che của trời đất. Vì thế,
những đình làng cổ kính ln được gìn giữ với tấm lịng trân trọng và thành
kính. Những mái đình cịn lại với thời gian khơng cịn nhiều, nhưng vẫn giữ
được những nét chạm trổ tinh xảo của nghệ nhân xưa với mái ngói âm dương
phủ đầy rêu và không gian trang nghiêm pha chút u tịch của chốn thờ tự.
Thanh Hóa là tỉnh có có truyền thống hiếu học ở Việt Nam, từ thời
phong kiến đã có nhiều vị đỗ đạt cao trong các kì thi. Việc học hành ở Thanh
Hóa cho thấy có nhiều người đỗ đạt. Suốt hai triều Lê, Nguyễn tỉnh Thanh
Hóa có 1690 cử nhân (khơng có số liệu về tú tài nhưng thông thường mỗi
khoa thi cứ 20 cử nhân thì có 70 tú tài).Có 2 trạng ngun, 7 bảng nhãn ,6
Thám hoa. Nếu kể cả những người đỗ nhất giáp chế khoa thì có thêm 7 người
nữa.
Tại Thanh Hóa có nhiều người là người mở đầu hay tiêu biểu cho nền
học thuật nước nhà như nhà sử học Lê Văn Hưu, Hồ Quý Ly là người có nhận
thức mới về Nho giáo, Lương Đắc Bằng, Đào Duy Từ là nhà quân sự đồng
thời cũng là nhà nghệ thuật, Nguyễn Hữu Hào mở đầu cho dịng truyện Nơm
ở Việt Nam, Nguyễn Thu, Ngô Cao Lãng... là những nhà nghiên cứu dày
cơng, có nhiều tác phẩm đồ sộ về cả sử học, địa lý. Ngày nay, con em xứ
Thanh vẫn không ngừng học tập rèn luyện và là một trong nhiều tỉnh có tỉ lệ
học sinh đỗ đạt cao ở các kì thi trong nước và quốc tế. Họ vẫn đang từng ngày
khẳng định vị thế của mình trong xã hội.
Do những yếu tố lịch sử, Thanh Hóa là nơi quần cư của nhiều cư dân địa
phương khác đến, với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, tuy có khác nhau
về tập quán nhưng tính chất cộng đồng, tinh thần đồn kết vẫn ln được giữ,
phát huy. Dẫu chưa thành nét đặc trưng như một số vùng, miền nhưng người
Đà Nẵng vẫn có những tính cách riêng và ngày càng được hun đúc cùng tiến
trình phát triển đơ thị.
2. Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Thanh Hóa
2.1. Khái qt di tích lịch sử - văn hóa
2.1.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa
Di tích là dấu vết của q khứ cịn lưu lại trong lịng đất hoặc trên mặt
đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”. Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các
điều kiện sẽ được cơng nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia
và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000
di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc
gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích
nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70%
di tích của Việt Nam.
Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐCP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Di sản văn hố, các di tích được phân loại như sau: Di tích lịch sử - văn
hố; di tích kiến trúc nghệ thuật; di tích khảo cổ; di tích thắng cảnh.
Di tích lịch sử - văn hố là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hố, khoa học. Di tích lịch sử - văn hố phải có một trong các tiêu chí sau
đây:
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền
Hùng, Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ, Cột cờ...
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này
như khu di tích lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Lam Kinh, đền Đồng Nhân...
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như
khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử
cách mạng Pắc Bó...
Đến năm 2010, di tích lịch sử văn hóa chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng.
2.1.2. Phân cấp di tích
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hố, khoa học, di tích lịch sử - văn hố,
danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành:
- Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh.
- Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Bộ trưởng Bộ
Văn hố - Thơng tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
- Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết
định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc
xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.
Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác
định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại khơng có khả năng phục hồi thì
người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định
huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.
2.2. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa ở Thanh Hóa
2.2.1. Khái quát hệ thống di tích lịch sử ở Thanh Hóa
Mảnh đất xứ Thanh, hiện nay có hệ thống quần thể di tích đậm đặc, gồm
1.535 di tích lịch sử - văn hóa gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của
dân tộc, trong đó có 657 di tích được xếp hạng (146 di tích quốc gia, 511 di
tích cấp tỉnh), khơng những có giá trị đặc trưng mà cịn đa dạng về thể loại.
Các di tích xếp hạng được phân theo 4 loại hình, bao gồm: kiến trúc nghệ
thuật, lịch sử, khảo cổ học và danh lam thắng cảnh, được trải đều trên địa bàn
các huyện, thị xã, thành phố. Nhiều di tích lớn như quần thể di tích lịch sử
Lam Kinh (Thọ Xuân); Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc); đền Bà Triệu; chùa Sùng
Nghiêm Diên Thánh (Hậu Lộc); đền thờ bia ký Từ Minh, chùa Giáp Hoa
(Hoằng Hóa); đền Sịng (Bỉm Sơn),... hàng năm đều thu hút hàng vạn lượt
khách trong, ngoài tỉnh đến thăm và dâng hương, đã tạo đà cho nền du lịch
tỉnh Thanh ngày càng phát triển.
Như đã nêu ở trên có nhiều cách để phân loại di tích, trong nội dung bài
hệ thống di tích lịch sử văn hóa này sẽ liệt kê các di tích lịch sử văn hóa theo
từng thời kì lịch sử của tỉnh gắn liền với lịch sử của đất nước. Do đó, hệ thống
di tích phân thành:
- Các di tích lịch sử văn hóa liên quan đến sự tồn tại của người nguyên
thủy và các nền văn hóa tiêu biểu của thời tiền sử, sơ sử ở Thanh Hóa.
- Các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với thời dựng nước và giữ nước
đến nửa đầu thế kỉ XIX ở Thanh Hóa.
- Các di tích lịch sử liên quan đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mĩ ở Thanh Hóa.
2.2.2. Các di tích lịch sử văn hóa liên quan đến sự tồn tại của người
nguyên thủy và các nền văn hóa tiêu biểu của thời tiền sử, sơ sử
Văn minh Sông Hồng hay văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở nước ta sớm
được hình thành là dựa trên cơ sở của các nền văn hóa của thời tiền sử và sơ
sử, tiêu biểu các nền văn hóa đó hiện diện ở Thanh Hóa. Trước hết ở Núi Đọ
là nơi người ta phát hiện ra di chỉ khảo cổ người vượn sớm nhất ở Việt Nam.
Sau đó vào hậu kì thời đại đồ đá cũ thì có Hậu kì thời đại đồ đá cũ - văn hoá
sơn văn hoá Sơn Vi. Tiếp sau đó là các nền văn hóa Sơn Vi, văn hóa Bắc Sơn,
văn hóa Đa Bút và đặc biệt là văn hóa Đơng Sơn đã trở thành văn hóa đỉnh
cao của cả khu vực Đơng Nam Á. Gắn với mỗi thời kì văn hóa ấy, người ta đã
phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ, những hiện vật hiện còn lưu lại trên mảnh đất
tỉnh Thanh. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu các di tích lịch sử gắn với mỗi nền
văn hóa này.
* Di tích thuộc Văn hóa Núi Đọ
Các dấu vết của người nguyên thuỷ - người vượn sớm nhất ở Việt
Nam, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1960 tại núi Ðọ, Thanh Hoá. Do
đặc trưng điển hình của hệ thống di tích này, các nhà khảo cổ học cho rằng đã
tồn tại một nền văn hố sơ kì thời đại đồ đá cũ: Văn hoá núi Ðọ. Văn hoá núi
Ðọ bao gồm một hệ thống các di tích sơ kì thời đại đồ đá cũ được phát hiện ở
Thanh Hoá: Núi Ðọ, núi Nuông, Quan Yên I, núi Nổ.
Di chỉ núi Ðọ: Nằm trong địa phận hai xã Thiệu Tân và Thiệu Khánh
huyện Thiệu Hố, cách thành phố Thanh Hố 7km về phía Bắc - Tây Bắc.
Ðây là một hòn núi cao 160m, nằm bên hữu ngạn sông Chu. Người vượn
nguyên thuỷ đã sinh sống ở đây, ghè vỡ đá núi để chế tác công cụ. Những
công cụ bằng đá mang dấu ấn chế tác bởi bàn tay của họ như mảnh tước, hạch
đá, rìu tay... đã được phát hiện ở núi Ðọ khá nhiều. Ngày nay, trên sườn núi
Ðọ, hàng vạn mảnh tước (mảnh ghè khi người nguyên thuỷ chế tác cơng cụ)
vẫn cịn nằm rải rác, nhất là sườn phía Ðơng và phía Tây nam.
Gần nửa thế kỷ qua, di tích núi Đọ đã được các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước điều tra, khai quật, nghiên cứu. Hơn 2.500 di vật đã được phát
hiện và sưu tầm từ di tích khảo cổ này. Các sưu tập di vật về núi Đọ đã được
trưng bày trong phần mở đầu lịch sử tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam,
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, nhà truyền thống của địa phương.
Di chỉ Núi Quan Yên: Trên núi Quan Yên, tại địa điểm Quan Yên I
(bên sườn Ðông - Ðông nam), thuộc xã Ðịnh Công, huyện Yên Ðịnh, năm
1978 các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện được những vết tích của con người
sơ kì thời đại đồ đá cũ. So với núi Ðọ, núi Nuông, mật độ và số lượng hiện
vật thu được có ít hơn, nhưng kĩ thuật chế tác các loại hình cơng cụ ở đây cao
hơn, gọi là kĩ thuật của lồi vượn sơ kì thời đại đồ đá cũ, đồng thời đây cũng
là một loại hình di chỉ - xưởng. Căn cứ vào trình độ kĩ thuật chế tác cơng cụ,
địa hình cư trú và dựa vào những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học,
các nhà khoa học cho rằng, người vượn nguyên thuỷ văn hoá núi Ðọ là những
người vượn đứng thẳng phát triển. Họ sống thành từng bầy, có thủ lĩnh bầy,
mỗi bầy bao gồm từ 5-7 gia đình, có khoảng 20 - 30 người. Họ kiếm thức ăn
chủ yếu bằng phương thức săn bắn và hái lượm theo bầy đàn người vượn và
phân phối sản phẩm công bằng. Ðời sống tinh thần của họ đã khá phong phú:
ngồi thì giờ kiếm ăn, có thể họ đã có những trị giải trí trong lúc rỗi rãi.
Di chỉ Núi Nng, Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1980, tại
xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Năm 1985, các nhà khảo
cổ đã tiến hành khai quật với diện tích 10m2 ở độ cao 35m. Hiện vật gồm: 6
434 mảnh tước và phiến tước, đa số có diện ghè phẳng, một số có dấu hiệu
Levallois; 39 phác vật rìu kích thước lớn.
* Di tích thuộc Văn hố Sơn Vi
Tại Thanh Hoá, các bộ lạc chủ nhân văn hoá Sơn Vi, theo tình hình
hiểu biết hiện nay đã sinh sống trên địa bàn rộng lớn ở vùng núi phía Tây và
Tây Bắc của tỉnh. Dấu vết của họ đã được tìm thấy ở các huyện Cẩm Thuỷ,
Thạch Thành, Hà Trung, Bá Thước và nhất là cụm di tích ở xã Hạ Trung
(Bá Thước).
Di tích Mái đá Ðiều: Ðây là một di tích được phát hiện năm 1984
(thuộc xã Hạ Trung, huyện Bá Thước), chỉ trong 4m 2 hố thám sát đã thu được
hơn 300 hiện vật thuộc thời đại đá cũ. Trong các năm 1986 - 1989, do tầm
quan trọng của di tích này, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã hợp tác với
Bungari tiến hành khai quật 3 lần. Kết quả thu được hàng ngàn hiện vật đá
gồm cơng cụ kiểu văn hố Sơn Vi, bàn nghiền... và nhiều nhất là mảnh tước,
với bốn công cụ bằng xương thú. Ðặc biệt, tại đây đã tìm thấy 10 mộ cổ,
trong đó có một mộ song táng, có hai bộ xương chớm hố thạch cịn tương
đối ngun vẹn mà chưa nơi nào ở Việt Nam phát hiện được di cốt nguyên
vẹn như thế trong văn hoá Sơn Vi. Người vượn đã sinh sống ở mái đá Ðiều,
các cư dân nguyên thuỷ sống trong các hang: Thung Khú (thuộc làng Man)
hang Ma Xá, mái đá nước hang Anh Rồ, đã tạo thành một cụm di tích có niên
đại từ hậu kì đá cũ đến văn hố Hồ Bình, thuộc xã Hạ Trung huyện Bá
Thước. Năm 1989, các hang Lang Chánh I, II, III, (thuộc xã Lâm Sa, huyện
Bá Thước), được các nhà khảo cổ học Việt Nam hợp tác với các nhà khoa học
Mỹ tiến hành khai quật và nghiên cứu. Hiện vật phát hiện ở các di chỉ này chủ
yếu là công cụ bằng đá gồm các loại: mảnh tước đã tu chỉnh, rìu ngắn, cơng
cụ 1/4 viên cuội, cơng cụ có rìa lưỡi ngang... được xác định là cơng cụ của
chủ nhân văn hố Sơn Vi muộn, kéo dài đến văn hố Hồ Bình.
Di chỉ Hang Con Moong: Ðáng chú ý nhất là hang Con Moong - một
di tích nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Cúc Phương - thuộc xã Thành Yên,
huyện Thạch Thành. Di tích này được khai quật năm 1976. Tại đây, người
vượn nguyên thuỷ Thanh Hố đã sinh sống từ hậu kì thời đại đồ đá cũ đến
thời đại đồ đá mới. Tầng văn hoá ở Con Moong dầy tới 3,5m với sự tiếp diễn
liên tục, khơng hề có sự ngắt qng. Tại lớp văn hoá sớm nhất (dưới cùng) ở
Con Moong (đã được xác định niên đại bằng phương pháp cacbon phóng xạ
C14 là hơn 12.000 năm cách ngày nay) các nhà khảo cổ học đã thu được
nhiều hiện vật. Ðó là những cơng cụ bằng đá có hình múi cam, cơng cụ có rìa
lưỡi một đầu, cơng cụ 1/4 viên cuội, được tạo bằng thủ pháp đập vỡ cuội. Ðó
là những chày nghiền, bàn nghiền - những hịn đá khơng có dấu vết chế tác,
chỉ có dấu vết sử dụng bởi một mặt lõm xuống hình lịng máng, được dùng để
chà vỏ, nghiền thức ăn thực vật; là những công cụ bằng xương có hình mũi
nhọn được chế tạo từ những đoạn xương ống của các loài thú lớn. Xương,
răng động vật cũng phát hiện được khá nhiều, gồm xương cốt các loài lửng, tê
giác, voi, hươu, nai, hoẵng, baba, rùa vàng... Cũng giống như ở mái đá Ðiều,
tầng văn hoá ở Con Moong chứa khá nhiều vỏ trai, ốc núi, ốc suối. Trong lớp
văn hoá Sơn Vi ở Con Moong, đã tìm thấy dấu vết của bếp lửa có hình gần
trịn, đường kính tới 4m, bên cạnh mùn thực vật và hạt trám. Trong lớp văn
hoá Sơn Vi ở Con Moong, đã phát hiện được 3 mộ táng gồm 5 cá thể (có 2
mộ song táng) đã xác định được 1 nam, 1 nữ (khoảng 50 - 60 tuổi), hai trẻ em
và 1 người khơng xác định được giới tính. Tất cả các hài cốt được chôn theo
tư thế nằm nghiêng co bó gối, được bơi thổ hồng, có một mộ chôn theo công
cụ nạo. Như vậy, vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, cùng với văn hoá Sơn Vi ở
phía Bắc, chủ nhân của văn hố Sơn Vi Thanh Hố đã cư trú trên một vùng
rộng lớn phía Bắc, Tây bắc của tỉnh và tương đối tập trung. Theo những phát
hiện mới nhất của khảo cổ học, vùng Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành
trong hậu kì thời đại đồ đá cũ có thể được coi là trung tâm của xứ Thanh ngày
nay. Trong thời đại đá cũ, cư dân nguyên thuỷ đã sinh sống trên địa bàn
Thanh Hoá. Trong hàng chục vạn năm ấy, do điều kiện địa lí, do quá trình
kiến tạo địa chất, nhiều đợt biển tiến, biển lùi đã đẩy người vượn nguyên thuỷ
văn hoá núi Ðọ tiến lên chiếm lĩnh vùng phía Tây - Tây bắc, những chủ nhân
văn hoá Sơn Vi ở Thanh Hoá đã cùng các bộ lạc khác trên đất nước Việt
Nam, trong quá trình đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên để sinh tồn, đã tạo
nên một nền văn hoá mới, làm phong phú thêm thời đại đồ đá mới ở Việt
Nam. Ðó là quá trình phát triển của xã hội người nguyên thuỷ trên đất Thanh
Hố.
* Di tích thuộc Văn hóa Hịa Bình
Nối tiếp văn hố Sơn Vi là văn hố Hồ Bình (lấy tên tỉnh Hồ Bình nơi phát hiện những di tích đầu tiên của nền văn hoá này). Về niên đại, văn
hố Hồ Bình cách ngày nay 11.000 năm, tức vào đầu thời Tồn Tần. Trên
đất Thanh Hố, trung tâm dân cư lúc này vẫn tập trung ở địa bàn vùng núi
phía Tây, thuộc các huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước, Thạch Thành, Ngọc Lặc...
Họ thường sống trong các hang động, các núi đá vơi rộng, thống đãng và gần
sơng, suối lớn. Các nhà khảo cổ học đã xác định họ chính là hậu duệ trực tiếp
của chủ nhân văn hoá Sơn Vi ở Thanh Hố, và chính họ - cư dân văn hố Hồ
Bình ở Thanh Hố, đã tiếp tục phát triển, làm nên văn hoá Bắc Sơn sau này.
Hang Con Moong (xã Thành Yên - huyện Thạch Thành). Ðây là một
hang rộng, nền hang cao hơn 40m so với chân núi hiện tại và rộng hơn 300m 2.
Người nguyên thuỷ cư trú trên khoảng diện tích 100m 2 tại cửa hướng Tây
Nam, liên tục từ thời văn hoá Sơn Vi đến văn hố Hồ Bình, Bắc Sơn. Các
nhà khảo cổ đã thu được rất nhiều hiện vật nằm lẫn trong đống vỏ nhuyễn thể
và mùn thực vật mà người nguyên thuỷ đã thải ra trong q trình sinh hoạt.
Về cơng cụ bằng đá: cư dân văn hố Hồ Bình ở Con Moong vẫn giữ truyền
thống văn hoá Sơn Vi: dùng đá cuội để chế tác công cụ, nhưng kỹ thuật chế
tác công cụ của họ rất phát triển, kể cả loại hình lẫn phương pháp chế tác.
Cơng cụ kiểu Xumatơra (Sumatralithe) có hình bầu dục hay hình hạnh nhân,
lưỡi được tạo xung quanh rìa hịn cuội bằng cả thủ pháp ghè tỉa, để có độ sắc
bén hơn; có chức năng sử dụng rất đa dạng: có thể dùng cắt, chặt, nạo....từ
thịt, xương thú đến tre, nứa, gỗ. Rìu ngắn chiếm tỉ lệ rất lớn trong bộ sưu tập
công cụ của họ ở Thanh Hoá; người ta thường chặt cuội hoặc chặt đơi những
cơng cụ hình bầu dục để tạo rìu ngắn; chức năng của rìu ngắn cũng rất đa
dạng. Rìu dài hình hạnh nhân hay hình bầu dục của cư dân văn hố Hồ Bình
có nhiều khả năng được sử dụng như những chiếc cuốc đá. Mảnh tước ở Con
Moong có số lượng khơng nhiều, nhưng phần lớn đã được gia công để tạo
thành công cụ nạo, dao đá, với rìa đá rất sắc. Chày nghiền, bàn nghiền cũng là
những cơng cụ được tìm thấy khá nhiều. Chủ nhân Con Moong cũng chế tác
và sử dụng công cụ bằng xương thú với kỹ thuật chọn nguyên liệu và chế tác
phát triển khá cao: người ta chỉ lựa chọn xương ống của động vật có vú - loại
xương có cấu tạo sợi nhiều hơn cấu tạo xốp - để chế tác công cụ và đã mài
nhẵn đầu. Thức ăn rất phong phú, đa dạng: trong tầng văn hoá, các nhà khảo
cổ học đã thu được 85m3 vỏ nhuyễn thể như trùng trục, trai, ốc... và các loại
xương thú rất phong phú. Chôn người chết theo tư thế nằm nghiêng chân co
như cư dân văn hoá Sơn Vi giai đoạn trước, nhưng họ đã chèn đá hộc, rải đá
dăm quanh mộ để bảo vệ và đều chôn theo công cụ.
Di chỉ mái đá Ðiều và các di chỉ khác: Cũng như ở Con Moong, mái
đá Ðiều là một di chỉ chứa đựng nhiều lớp văn hoá thuộc các thời đại đồ đá
khác nhau. Niên đại lớp văn hóa Hồ Bình của Mái đá Ðiều là 8.200 ± 70
năm, cách ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã thu được rất nhiều cơng cụ bằng
đá đặc trưng kiểu Hồ Bình. Ðáng chú ý là rìu ngắn chiếm tỉ lệ rất lớn. Chày
nghiền, bàn nghiền cũng chiếm tỉ lệ đáng kể. Riêng công cụ bằng mảmh tước,
ở một số địa điểm đã xuất hiện kĩ thuật mài đá. ở các di chỉ mái đá Bát Mọt,
hang Mộc Trạch, hang To đã tìm được nhiều mảnh vỏ trai xà cừ lớn mà công
dụng có thể được chủ nhân văn hố Hồ Bình sử dụng như những lưỡi dao,
nạo để vót tre nứa và nạo thịt thú. Một đặc điểm chung nữa là tại các di chỉ
văn hoá này, tầng văn hoá đều rất dày, chứng tỏ sự cư trú lâu dài của con
người như Con Moong: 3,5m, mái đá Ðiều: gần 4m, mái đá Làng Bon: 3,7m,
hang Ðiền Hạ III: 3,8m, mái đá chịm Ðồng Ðơng: 3,5m; chứa đựng một khối
lượng vỏ nhuyễn thể rất lớn lẫn trong lớp đất màu nâu hoặc đen chứa mùn
thực vật. Cư trú trong các hang động, mái đá tương đối cao, có nơi rất cao
(như Con Moong), cư dân Hồ Bình ở Thanh Hố chắc rằng, ngoài những