Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học mắc rối
loạn tăng động giảm chú ý tai quận Ba Đình –
Hà Nội
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Người hướng dẫn: PGS. TS. Đinh Thị Kim Thoa
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rối loạn tăng động giảm chú ý
(RLTĐGCY). Xác định tỷ lệ học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý của
quận Ba Đình – Hà Nội. Tìm hiểu tỷ lệ về giới đối với rối loạn rối loạn tăng động
giảm chú ý.
Keywords: Tâm lý học; Tâm lý trẻ em; Học sinh tiểu học; Quận Ba Đình; Rối loạn
hành vi
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
TĐGCY là một trong những rối loạn trẻ em hay gặp phải. Trẻ có TĐGCY sẽ gặp
phải rất nhiều các vấn đề trong cuộc sống và trong sự phát triển của các em. Đặc biệt là các
vấn đề trong nhà trường khi các em bắt đầu bước vào thời kỳ mà hoạt động học tập là chủ đạo
và bắt đầu thiết lập những mối quan hệ bạn bè.
Theo DSM –IV TR thì tỷ lệ này là 3- 7% ở trẻ trong độ tuổi đi học, và theo số liệu của
viện sức khỏe tâm thần quốc gia Hoa Kỳ (NHIM) rối loạn này có xu hướng tăng lên trong
những năn gần đây. Ở nước ta, tại bệnh viện , phòng khám chuyên môn hay các trung tâm can
thiệp sớm đều tiếp nhận được trẻ có biểu hiện TĐGCY đến thăm khám và điều trị. Thực tế ở
rất nhiều nước trên thế giới đã có các nghiên cứu dịch tễ về tỷ lệ trẻ có RLTĐGCY, tuy nhiên
các nghiên cứu này là nghiên cứu trong giới hạn của một quốc gia nhất định mà không phải là
nghiên cứu đa văn hóa vì vậy những nghiên cứu này chỉ có hiệu lực trong khu vực địa lý đó,
không thể sử dụng để khái quát cho các khu vực khác.
Ở Việt Nam các nghiên cứu tập chung chủ yếu vào thống kê, mô tả và ứng dụng các
phương pháp trị liệu cho rối loạn này, việc nghiên cứu tỷ lệ còn hạn chế hoặc là một kết quả
đi kèm theo các nghiên cứu khác.
2
Với những lý do trên tôi chọn cho mình đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tỷ lệ HSTH mắc rối
loạn tăng động giảm chú ý tại quận Ba Đình – Hà Nội”. Nhằm nghiên cứu sự phân bố của
RLTĐGCY trong quần thể HSTH của quận.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra tỷ lệ trẻ có RLTĐGCY của HSTH thuộc khu vực quận Ba Đình thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu mối tương quan giới tính với RLTĐGCY.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về RLTĐGCY.
- Xác định tỷ lệ HSTH có RLTĐGCY của quận Ba Đình – Hà Nội.
- Tìm hiểu tỷ lệ về giới đối với RLTĐGCY.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tỷ lệ học sinh có RLTĐGCY trong của các trường Tiểu học thuộc khu vực quận Ba Đình
thành phố Hà Nội.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 400 HSTH quận Ba Đình.
- 400 phụ huynh hoặc người chăm sóc của 400 HSTH nêu trên.
- 20 giáo viên của các trẻ nêu trên.
4. Giả thuyết khoa học
- Độ Lưu hành của RLTĐGCY của HSTH quận Ba Đình được ước tính khoảng 3-7%
- RLTĐGCY ở học sinh nam chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh nữ trong độ tuổi tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về RLTĐGCY.
- Xác định tỷ lệ HSTH có RLTĐGCY của quận Ba Đình – Hà Nội.
- Tìm hiểu tỷ lệ về giới đối với RLTĐGCY.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về khách thể nghiên cứu
- Học sinh tiểu học
6.2. Về giới hạn nghiên cứu
- Chỉ nghiên cứu tỷ lệ học sinh có RLTĐGCY trong trường tiểu học.
6.3. Về địa bàn nghiên cứu
- Các trường tiểu học trong khu vực quận Ba Đình thành phố Hà Nội.
6.4. Nguồn thông tin
- Hai nguồn cung cấp thông tin bao gồm: phụ huynh và giáo viên
7. Phương pháp nghiên cứu
3
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phương pháp sử dụng trắc nghiệm
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.4. Phương pháp thống kê toán học
8. Đóng góp mới của luận văn
- Đây là luận văn đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu dịch tễ về tỷ lệ HSTH quận Ba Đình mắc
RLTĐGCY.
- Kết quả của nghiên cứu thực trạng chỉ ra được con số chính xác về tỷ lệ trẻ có RLTĐGCY
trong khối trường tiểu học tại quận Ba Đình thành phố Hà Nội.
- Kết quả của nghiên cứu gợi ý cho việc cần có một nghiên cứu lớn hơn về dịch tễ
RLTĐGCY trên diện rộng.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Có một sự khác biệt giữa cha mẹ và giáo viên trong việc nhận diện và đánh giá về mức độ
các biểu hiện của RLT ĐGCY trên con em và học sinh của mình. Số liệu thu được từ
nguồn tin giáo viên cao hơn nhiều so với cha mẹ.
- Tỷ lệ học sinh được đánh giá có biểu hiện TĐGCY ở các báo cáo độc lập cha mẹ (11,5%)
và giáo viên (16,3) cao hơn so với tỷ lệ có biểu hiện TĐGCY được tổng hợp từ 2 nguồn
tin cha mẹ và giáo viên (9,3%).
- Tỷ lệ học sinh mắc TĐGCY là 6,3% , đây là tỷ lệ trẻ trong nhóm nghiên cứu đáp ứng đủ 5
tiêu chí chẩn đoán của DSM – 4 đối với TĐGCY, tỷ lệ này phù hợp với giải thiết được
đưa ra. Tỷ lệ này cao hơn so với một vài nghiên cứu trong nước trước đó không nhằm
mục đích tìm ra tỷ lệ mà chỉ là kết quả đi kèm với một nghiên cứu khác. Tuy nhiên kết
quả này cũng có thể chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý lứa tuổi cũng như một vài hạn chế
trong phương pháp luận và công cụ nghiên cứu đó là: các công cụ được sử dụng trong
nghiên cứu không loại bỏ được các trường hợp có rối loạn học tập hay (khó học – learning
disablities) hay có vấn đề về rối loạn phát triển lan tỏa bởi các biểu hiện của các em gần
giống với trẻ có TĐGCY. Một hạn chế khác của đề tài cũng làm ảnh hưởng đến kết quả
nghiên cứu đó là số lượng mẫu nhỏ không thể đại diện được cho một mẫu dân cư rộng.
4
References
Tài liệu tiếng việt
1. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, trang 36.
2. Bộ Giáo Dục và Đào tạo(2005),Tìm hiểu luật giáo dục. Nhà XBGD, Hà Nội
3. Bennett P. (2003). Tâm lí học dị thường và lâm sàng. Biên dịch: PGS.TS. Nguyễn Sinh
Phúc, từ cuốn Abnormal and clinical psychology, An introductory textbook. Open
University Press. Maidenhead - Philadelphia. 44-90, 422-436, 477-478.
4. Võ thị Minh Chí (2003), Tâm lý học thần kinh. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Hà Nội,
tr 67 -127.
5. Nguyễn Công Khanh. (2002), Rối nhiễu hành vi: Tăng động giảm chú ý ở học sinh tiểu
học. Tạp chí Tâm lý giáo dục. 28/04/2002. Trang 7-9.
6. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú. (2001). Rối loạn tăng động - giảm chú ý (Attention
- Deficit Hyperactive Disorder - ADHD). Nội san Tâm thần học. Bệnh viện Tâm thần
Trung ương - Viện Sức khỏe tâm thần. Hà Nội. Số 6, tháng 09-2001. 48-55.
7. Tổ chức Y tế Thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (PLBQT-10) về các rối
loạn tâm thần và hành vi. Mô tả lâm sàng và nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán. Bản dịch của
Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Tâm thần trung ương. Hà Nội. trang 258-262.
8. Nguyễn Thị Thanh Vân (2010), Đặc điểm tâm lý lâm sàng của học sinh tiểu học có rối
loạn tăng động giảm chú ý. Viện Tâm Lý Học.
9. Nguyễn Thị Thanh Vân - Nguyễn Sinh Phúc (2007), Thực trạng rối loạn tăng động
giảm chú ý ở hai trường tiểu học tại Hà Nội
10. Dương Thị Diệu Hoa (2007), tâm lý học phát triển. Nhà XB ĐHSP. Trang 78-100
11. Lê Văn Hồng (2007), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nhà XB ĐHQG, trang
25 - 34
Tài liệu tiếng anh
12. American Psychiatric Assossiation (1994), Diagnostic And Statistical Manual of Mental
Disorders (4th Edition - DSM-IV), Washinglon, DC:APA
13. American Psychiatric Association. Diagnostic Criteria form DSM-IV. Publish by the
American Psychiatric Association. Washington. DC. 63-65.
14. Barbara Bloom, M.P.A.; Robin A. Cohen, Ph.D., and Gulnur Freeman, M.P.A
(2010), Division of Health Interview Statistics, National Health Interview Survey, Data
5
from the National Health Interview Survey, Vital and Health Statistics Series 10, Number
250 Summary Health Statistics for U.S. Children.
15. Chang K. D. (June 17, 2004). Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder. From:
16. Cobb, N.J. (2001), the child –infant and children. Mayfield publish company.
17. Davison G. C. & Neale J. M. (1998). Abnormal Psychology. Senventh Edition. John
Wiley & Sons, Inc. 408-413
18. Davision, G.C. (1997) adnormal Psychology, John Wiley & Son, Inc.
19. Lara J. Akinbami, M.D.; Xiang Liu, M.Sc.; Patricia N. Pastor, Ph.D.; and Cynthia
A. Reuben (1998–2009), Attention Deficit Hyperactivity Disorder Among
Children Aged 5–17 Years in the United States, CDC/NCHS, Health Data
Interactive and National Health Interview Survey.
20. McCracken J.T. Attention - Deficit/Hyperactivity Disorder.
21. McCracken J.T. Attention - Deficit/Hyperactivity Disorder.
22. Maurício Silva de Lima, M.D.,Ph.D. Bernardo Lessa Horta, M.D., Ph.D. Joseph
Biederman, M.D.Luis Augusto Rohde, M.D., Ph.D. The Worldwide Prevalence of
ADHD. A Systematic Reviewand Metaregression Analysis Guilherme Polanczyk,
23. National Center for Health Statistics -CDC
24. Paria Hebrani MD, Ebrahim Abdolahian MD, Fatemeh Behdani MD…(2009),
Epidemiological Study of Attention Deficit Hyperactivity Disorder Among School
Children in the United Arab Emirates.
25. Paul Ambrosini and Wade Berrettini, ADHD characteristics: I. Concurrent co-
morbidity patterns in children & adolescents
26. Parenting Friends are a very important part of your school age child's life. This
article was last reviewed by Heather Welford in September 2008.
27. Russel A. Barkley (1996). Child psychopathology. The Guilford Press. 82.
28. Ronald C. Kessler, Ph.D., Lenard Adler, M.D…(2006), The Prevalence and
Correlates of Adult ADHD in the United States. … Results From the National
Comorbidity Survey Replication.
29. Suvarna1 và A Kamath (2008), Prevalence of attention deficit disorder among
preschool age children . Prerana Co-op Housing Society, MumbaiI- 400104 Maharashtra,
India.