Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................1
A. Đặt vấn đề.......................................................................................................2
B. Giải quyết vấn đề...........................................................................................3
I. Cách mạng tháng 8 thành công là tất yếu của lịch sử.......................................3
1. Quá trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8 – 1945.....................................3
1.1. Các chủ trương, đường lối Cách mạng và tiến trình phát triển lý luận của
Đảng..............................................................................................................3
1.2. Các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng trước Cách mạng
tháng 8...........................................................................................................5
2. Đảng lãnh đạo Cách mạng tháng 8 thành công...........................................6
2.1. Đảng lãnh đạo cao trào chống Nhật cứu nước, dự kiến thời cơ khởi nghĩa
giành chính quyền..........................................................................................6
2.2. Đảng lãnh đạo toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền,
đưa Cách Mạng 8 – 1945 đến thắng lợi........................................................7
II. Cách mạng tháng 8 thành công không phải là ăn may....................................7
1. Nghệ thuật tạo thời cơ và chớp thời cơ trong Cách mạng tháng 8 của
Đảng....................................................................................................................7
2. Cách mạng chiến thắng không phải ăn may.................................................9
III. Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng 8 và liên hệ với thực tiễn........10
1. Những bài học độc đáo của Cách mạng tháng 8........................................10
2. Liên hệ với thực tiễn xây dựng đất nước thời kì Đổi mới..........................10
C. Kết luận........................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................13
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A. Đặt vấn đề.
Trải dài suốt nghìn năm dựng nước, dân tộc Việt Nam ta đã có một lịch sử giữ nước anh
dũng và hào hùng. Với lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường bất khuất,
dân tộc ta đã chiến thắng rất nhiều kẻ thù xâm luợc hùng mạnh: đế quốc phong kiến Nguyên
Mông, đế quốc Mỹ, thực dân Pháp, ...
Thế kỉ XIX, nước ta là một trong những mục tiêu của các nước tư bản phương Tây
trong quá trình đi xâm lấn mở rộng thuộc địa. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược
nước ta, triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, dâng đất nước cho quân xâm lược, nhân dân ta chịu
cảnh nô lệ mất nước lầm than.
Tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt trọng đại
trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc. Đảng với tư cách là đội Tiên phong Cách
mạng, bộ tham mưu cầm ngọn cờ lãnh đạo, đã dân dắt nhân dân ta thực hiện thành công Cách
mạng tháng 8, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Cách mạng tháng 8 là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc, phá tan hai tầng xiềng xích
nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật đồng thời lật đổ chế độ phong kiến đã tồn tại ngàn
năm trên đất nước ta. Cách mạng đã đưa Việt Nam từ một dân tộc nô lệ, bị áp bức, trở thành
một đất nước độc lập, có chủ quyền, mở ra một thời kì mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Có ý kiến cho rằng: Cách mạng tháng 8 thành công chẳng qua chỉ là sự ăn may. Đứng
trên quan điểm lịch sử cụ thể, chúng ta hoàn toàn có thể chứng minh ý kiến trên là sai lầm và
thành công của Cách mạng tháng 8 là sự kết hợp hoàn hảo của một đường lối đấu tranh đúng
đắn, sự chuẩn bị kĩ càng, tập dượt kiên trì và hơn cả là nghệ thuật tạo thời cơ và chớp thời cơ tài
tình của Đảng.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
B. Giải quyết vấn đề.
I. Cách mạng tháng 8 thành công là tất yếu của lịch sử.
Thắng lợi của Cách mạng tháng 8 là kết quả của một sự chuẩn bị lâu dài của Đảng
Cộng sản Việt Nam (1930 – 1945) cả về sách lược, chiến lược, phương pháp Cách mạng, lực
lượng Cách mạng, tinh thần Cách mạng và quan trọng hơn cả là tạo thời cơ, hành động khi thời
cơ đến.
1. Quá trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8 – 1945.
1.1. Các chủ trương, đường lối Cách mạng và tiến trình phát triển lý luận của
Đảng.
a. Cương lĩnh chính trị tháng 2 – 1930.
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 tại Hương Cảng, Trung
Quốc đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (Cương lĩnh tháng 2) đã vạch rõ các
vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam:
- Phương hướng chiến lược: “Tư sản dân quyền Cách mạng và thổ địa Cách mạng để đi
tới xã hội Cộng sản”. Chiến lược lâu dài là đánh đế quốc, giành độc lập; đánh địa chủ
phong kiến, thực hiện Cách mạng ruộng đất tiến lên CNXH. Cương lĩnh cũng chỉ rõ
nhiệm vụ giai đoạn đầu là độc lập và ruộng đất trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ đánh đế
quốc, giành độc lập.
- Lực lượng Cách mạng: toàn thể nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước.
- Phương pháp Cách mạng: bạo lực Cách mạng có tổ chức, có ý thức, tự giác.
- Lực lượng lãnh đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Quan hệ của Cách mạng Việt Nam với phong trào Cách mạng thế giới: Cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của Cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị
áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
b. Chủ trương đấu tranh trong những năm 1936 – 1939.
Tình hình quốc tế có nhiều biến động: sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít cùng
nguy cơ chiến tranh thế giới, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đưa ra đường lối cho giai đoạn
Cách mạng mới, tình hình chính trị tại Pháp có nhiều thuận lợi cho các nước thuộc địa trong đó
có Việt Nam.
Trước tình hình đó, qua các kì Hội nghị T.W (2, 3, 4, 5), Đảng đã có sự chuyển hướng
trong chỉ đạo chiến lược lần thứ nhất:
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Về kẻ thù: bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai.
- Về nhiệm vụ trước mắt: đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Hình thức tổ chức và phương thức đấu tranh: công khai, nửa công khai; hợp pháp, nửa
hợp pháp.
- Đoàn kết quốc tế: đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp
cùng nhân dân 3 nước Đông Dương.
c. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945.
Tình hình quốc tế: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ (Thực dân Pháp ở Đông
Dương đi vào con đường phát xít tàn bạo, thẳng tay đàn áp phong trào Cách mạng của nhân dân
ta); Nhật vào Đông Dương câu kết với Pháp bóc lột nhân dân ta hết sức dã man, tàn bạo.
Trước tình hình này, Đảng quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trên các luận
điểm quan trọng sau:
- Về nhiệm vụ: tạm gác lại khẩu hiệu Cách mạng ruộng đất, nêu cao vấn đề giải phóng
dân tộc, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu của Cách mạng Việt nam lúc này.
- Về lực lượng Cách mạng: thống nhất lực lượng Cách mạng trên toàn cõi Đông Dương,
thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân một cách rộng rãi nhằm huy động mọi lực lượng
“yêu nước thương nòi” đứng lên đánh đuổi Nhật, Pháp giành độc lập dân tộc. Hội nghị
chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh.
- Con đường giành chính quyền ở Việt Nam: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi
nghĩa.
d. Tổng kết.
Như vậy, ngay từ khi ra đời, Đảng đã vạch ra rõ ràng chiến lược lâu dài và nhiệm
vụ trước mắt của Cách mạng Việt Nam. Tuy đã có ít nhiều sự thay đổi cho phù hợp với hoàn
cảnh lịch sử bấy giờ nhưng về cơ bản, Đảng xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của Cách mạng
là giành độc lập dân tộc, đánh đuổi thực dân. Hơn nữa, phương pháp Cách mạng cũng được chỉ
rõ là bạo lực Cách mạng, khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Ngoài ra, lực lượng
Cách mạng cũng được tối đa hóa là khối đại đoàn kết toàn dân và Cách mạng Việt Nam là một
bộ phận của Cách mạng quốc tế.
Bất cứ một cuộc Cách mạng nào muốn thành công đều phải có đường lối lãnh đạo, sách
lược dẫn đường, Cách mạng Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Không chỉ vậy, trước Cách mạng tháng 8, Cách mạng còn được thử thách qua các đợt
tập dượt: cao trào Cách mạng 1930 – 1931, Cao trào vận động dân chủ 1936 – 1939, Cao trào
giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2. Các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng trước Cách mạng
tháng 8.
a. Cao trào Cách mạng 1930 – 1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 4 năm 1930, nhiều cuộc bãi công của công
nhân đã nổ ra, phong trào đấu tranh của nông dân cũng lan rộng ở nhiều tỉnh. Phong trào thật sự
lớn mạnh bắt đầu từ ngày 1/5, từ nhiều thành phố đến nông thôn trên cả nước, đã xuất hiện
nhiều truyền đơn, treo cờ Đảng, mít tinh, biểu tình, bãi công. Đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, lực
lượng Cách Mạng ở nhiều huyện, xã đã tự đứng ra quản lý lấy đời sống của mình, đó là một
kiểu chính quyền Cách mạng của nhân dân theo hình thức Xô Viết.
Cao trào Cách mạng 1930 – 1931 đã khẳng định đường lối Cách mạng của Đảng ta đề
ra là đúng đắn, nó đã được quùan chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Nó khẳng định trong thực
tế quyền lãnh đạo và năng lực Cách mạng của giai cấp công nhân mà đại biểu là Đảng ta.
Cao trào Cách mạng 1930 – 1931 và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra la cuộc tổng
diễn tập đầu tiên của Cách mạng Việt Nam để tiến hành giành chính quyền trong cả nước. Cao
trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm bước đầu về Cách mạng. Đó là bài học về kết hợp
đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, về việc kết hợp phong trào đấu tranh
của công nhân và nông dân.
b. Cao trào vận động dân chủ 1936 – 1939.
Cao trào dân chủ 1936 – 1939 có thể coi như cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của
Cách mạng Việt Nam, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng 8 – 1945 bởi vì:
- Cao trào dân chủ 1936 – 1939 nói lên sức sống mãnh liệt của Đảng và của nhân dân ta,
sau thời kì thoái trào, sau đợt khủng bố tàn bạo của kẻ thù, đã nhanh chóng khôi phục
được lực lượng và phát triển được phong trào trên quy mô lớn.
- Cao trào dân chủ 1936 – 1939 do Đảng lãnh đạo đã đem lại cho nhân dân ta những
thắng lợi cụ thể nhất định, đã buộc giai cấp thống trị phải thực hiện ít nhiều quyền tự do,
dân chủ và cải thiện đời sống cho nhân dân. Đây là điều hiếm có trong các thuộc địa đế
quốc. Qua thắng lợi đó đã làm cho nhân dân ta tin tưởng và đoàn kết dưới ngọn cờ lãnh
đạo của Đảng. Nếu cao trào 1930 – 1931 chủ yếu là phong trào của quần chúng công
nông thì cao trào 1936 – 1939 là cao trào Cách mạng của đông đảo các lớp quần chúng
tham gia, trong đó công nông là cơ sở, với nhiều hình thức hoạt động, đấu tranh phong
phú.
c. Cao trào cứu nước giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
Ngay khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, trung ương Đảng đã kịp thời chỉ
5