I - LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi ra đời năm 1930 đến nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam trên thực tế đã
trở thành lực lượng chính trị độc tôn lãnh đạo cách mạng nước ta.Mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam hơn 79 năm qua đều gắn liền với vai trò lãnh đạo của
đảng. Đảng đã được nhân dân suy tôn là người lãnh đạo của mình bởi nhân dân
thấy rõ chỉ có ĐCSVN mới có khả năng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc
lập, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do,hạnh phúc. Đảng không có lợi ích nào khác
ngoài lợi ích của nhân dân.Mục đích, lí tưởng phấn đấu của Đảng cũng là mục
đích, nguyện vọng của nhân dân.
Tuy nhiên, phải từ sau cách mang Tháng Tám năm 1945 trở đi, Đảng ta mới
thực sự trở thành đảng cầm quyền - tức là Đảng nắm quyền lãnh đạo nhà nước.Và
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi, Đảng đã trở thành đảng
cầm quyền trên phạm vi cả nước, lãnh đạo đất nước đi lên xây dựng CNXH.
Đảng cầm quyền đánh dấu sự thay đổi về chất trong vị trí, vai trò của đảng,
nhất là trong phương thức lãnh đạo của đảng và trọng trách của đảng trước vận
mệnh của dân tộc, của nhân dân. Đảng cầm quyền tức là chính quyền về tay nhân
dân và chính quyền chịu sự lãnh đạo của Đảng – nhân dân lao động do đảng làm
đại biểu đã có một công cụ quyền lực mạnh mẽ là nhà nước để trấn áp kẻ thù và
xây dựng xã hội mới.Thông qua sự cầm quyền, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo
của mình đối với toần xã hội, chịu trách nhiệm trước toàn xã hội. Điều đó có
nghĩa là mọi thành công hay thất bại ưu điểm hay khuyết điểm trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc đều gắn liền với trách nhiệm của Đảng.
Trong điều kiện đảng cầm quyền làm sao cho đảng không rơi vào tình trạng
lạm quyền, lấn áp nhà nước, bao biện, làm thay các công việc của nhà nước, trái
lại phát huy được vai trò quản lí, hiêu lực, hiệu quả của nhà nước.Mặt khác không
hạ thấp, buông lỏng vai trò lãnh đạo của đảng đối với nhà nước. Đây là vấn đề hết
sức khó khăn và phức tạp.Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra với Đảng ta đó là phải
“đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước”.Nhiệm vụ này đòi
hỏi Đảng phải nhận thức đúng đắn hiện thưc khách quan và vận dụng phù hợp với
điều kiện thực tế ở Việt Nam.Vấn đề này sẽ vẫn luôn là nhiệm vụ chính trị quan
trọng nhằm giúp Đảng ngày càng hoàn thiện, vững mạnh, góp phần không ngừng
nâng cao vị thế của Đảng ta trong hệ thống chính trị.
II - NỘI DUNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
1. Lí luận của chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1. Về một số khái niệm có liên quan.
1.1.1. Đảng cầm quyền ?
Đảng là tổ chức chính trị của những người cùng chung một lí tưởng. Đảng
chỉ bao gồm những đại biểu ưu tú nhất của một giai cấp, tự nguyện tập hợp trong
một tổ chức, sinh hoạt và hành động theo những quy tắc, nguyên tắc nhất định.
Đảng đại biểu quyền lợi cho một giai cấp, lãnh đạo giai cấp đấu tranh và sẵn sang
chiến đấu hi sinh để bảo vệ lợi ích giai cấp.
Đảng cầm quyền tức là đảng nắm quyền lãnh đạo nhân dân, lãnh đạonhà
nước và các tổ chức chính trị-xã hội khác để thực hiện các mục tiêu chính trị-
kinh tế-xã hội mà đảng đã đề ra.
1.1.2. Nhà nước ?
Theo quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lenin, nhà nước xét về bản chất
là một hệ thống kiến trúc thượng tầng tồn tại trên một cơ sở kinh tế nhất định, là
công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với ggiai cấp khác, là tổ chức
quyền lực đặc biệt có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức
năng quản lí nhằm bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị trong xã hội có đối kháng giai
cấp. Lenin nhấn mạnh: “Nhà nước là bộ máy đặc biệt phục vụ cho giai cấp này
đàn áp giai cấp khác”.
1.1.3. Phương tức lãnh đạo đối với nhà nước ?
Phương thức lãnh đạo đối với nhà nước là các biện pháp, cách thức tổ chức
thực hiện mà giai cấp cầm quyền sử dụng đẻ tác động vào bộ máy nhà nước nhằm
đạt được các mục tiêu kinh tế -xã hội.
1.2. Lí luận của C.Mác và Ăngghen.
Theo quan điểm của C.Mác thì “Đảng cộng sản là đội tiền phong, là tổ chức
chiến đấu của những người cách mạng, là lãnh tụ chính trị của giai cấp vô sản”.
Nói về bản chất giai cấp của Đảng hai ông cho rằng Đảng luôn đứng trên lập
trường giai cấp công nhân để xử lý và giải quyết mọi vấn đề của cách mạng. Mọi
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng dều phải xuất phát từ lợi ích của giai
cấp công nhân.
Mác và Ăngghen khẳng định sự cần thiết phải có Đảng và sự lãnh đạo của
Đảng vô sản trong hệ thống chính trị vô sản. Suốt đời hai ông chăm lo xây dựng
nên một chính Đảng vô sản chân chính, thống nhất, có lý luận khoa học đúng đắn,
có tổ chức chặt chẽ, rèn luyện trong phong trào quần chúng và được quần chúng
tin cậy để Đảng thực hiện sự thống trị của mình, quyền thống trị của giai cấp công
nhân, tức là “sự thống trị giai cấp”, “hệ thống chính trị vô sản phải đảm bảo
quyền thống trị của giai cấp vô sản, nghĩa là phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai
cấp vô sản mà đại biểu là ĐCS”.
Về sự lãnh đạo của Đảng, hai ông cho rằng: “Đảng lãnh đạo trên cơ sở
khoa học và quyết định của tập thể. Có nghĩa là mọi quyết định của tập thể phải
dựa trên sự phân tích một cách khách quan những quy luật phát triển của xã
hội, phải dựa trên ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Phải kiên quyết chống
khuynh hướng cơ hội. Kiên quyết lên án những người theo chủ nghĩa chủ quan,
giáo điều các loại. “Và để làm được điều này các vị lãnh tụ vô sản phải nghiêm
túc học tập khoa học cách mạng và dựa vào khoa học để làm công tác tư tưởng
của mình”.
Mác và Ăng ghen rất chú trọng việc đề bạt và bổ nhiệm cán bộ, “Kiến thức
hàn lâm chưa thể mang lại hàm sỹ quan để có quyền giữ cương vị thích ứng
trong Đảng”. Tổ chức cán bộ là vấn đề quan trọng góp phần xác định đường lối,
chính sách và thực hiện hiệu quả đường lối chính sách đó. Những định hướng
chính trị của Đảng chỉ có thể thực hiện được thông qua thực tiễn của những tổ
chức và những cán bộ Đảng. Bên cạch đó “Đảng phải kiểm tra hoạt động các vị
lãnh tụ của mình, phê bình những thiếu sót của họ”. Điều này làm được khi có
sự lãnh đạo của tập thể.
Mác và Ăng ghen cho rằng: “Cách mạng thành công, giai cấp vô sản thiết lập
nền chuyên chính vô sản và sử dụng quyền lực chính trị ấy để cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới”. Hai ông chủ trương chỉ có một Đảng vô sản lãnh đạo duy
nhất; hai ông cũng cho rằng:“Khuyết điểm chính của công xã Pari đó là nó
không có một đảng vô sản thống nhất”.
Theo Mác: “Hệ thống chính trị phải lấy Nhà nước chuyên chính vô sản
làm nòng cốt đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân”. Từ đây thấy được rằng
Mác và Ăng ghen nói đến sự cần thiết phải có Nhà nước chuyên chính vô sản và
Nhà nước ấy đương nhiên phải đặt dưới sự lãnh đạo của chính Đảng vô sản. Mác
nói rằng: “Bất cứ một chế độ chính trị nào, xét về thực chất cũng là chuyên
chính của một giai cấp. Chuyên chính vô sản chủ yếu không phải là bạo lực,
càng không đồng nhất với bạo lực, mà là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân
đối với Nhà nước và toàn xã hội”.
Nói về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thì hai ông chưa có
điều kiện nghiên cứu sâu song đã đưa ra những gợi ý về phương thức thuyết phục
Bằng sự đúng đắn của lý luận, đường lối, coi đó là phương thức cơ bản. Về tổ
chức thì lãnh đạo bằng Đảng đoàn; về tinh thần thì lãnh đạo bằng uy tín có được
của quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài.
1.3. Lí luận của Lenin.
Lênin là người kế thừa và phát triển sáng tạo học thuyết của Mác,đặc biệt là
về Đảng kiểu mới. Với những lí luận ban đầu của Mac-Ăngghen, bằng tài năng
và thực tiễn cách mạng của mình, Lênin đã phát triển học thuyết Mác về đảng
kiểu mới hoàn thiện hơn, trong đó ông đề cập rất nhiều đến vai trò lãnh đạo và
phương thức lãnh đạo của Đảng. Theo Lênin: “Đảng là hạt nhân lãnh đạo
chuyên chính vô sản”. Trong điều kiện Đảng cầm quyền theo Lênin: “Đảng
cộng sản là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị”. Lênin còn khẳng định: “
Đảng là lực lượng duy nhất có đủ bản lĩnh chính trị, năng lực và uy tín để lãnh
đạo xã hội; đủ sức lãnh đạo và tổ chức xã hội mới”.
Nói về vai trò lãnh đạo của Đảng, theo Lênin: “ Đảng là đội tiên phong
cầm quyền trực tiếp của giai cấp vô sản, Đảng là người lãnh đạo. Sự lãnh đạo
của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo đảm công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội thành công”.
Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay công việc của Nhà nước,
không can thiệp vào công việc cụ thể của nhà nước. “ Vấn đề là vấn đề hết sức
quan trọng là ở chỗ: làm sao vừa kết hợp vừa phân rõ chức năng của Đảng và
chức năng của chính quyền Xô viết, theo hướng tăng thêm tính chủ động của
các cơ quan Xô viết và cán bộ Xô viết. Còn về phần Đảng thì giành chính quyền
lãnh đạo mà không can thiệp một cách quá nhỏ nhặt, không thường xuyên và
không chính quy như hiện nay. Muốn vậy Đảng phải lãnh đạo xây dựng bộ máy
Nhà nước trong sạch, vững mạnh”(Thư gửi Môlôtốp, 3-1920).
Lênin rất coi trọng phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Theo
ông, Đảng phải có cách lãnh đạo như thế nào đối với Nhà nước, nếu không giải
quyết tốt mối quan hệ này thì sẽ “phá rối quan hệ đúng đắn” giữa Đảng và bộ
maý Nhà nước, thậm chí đến sự diệt vong của chế độ. Trong thời kỳ đầu, Lênin
luôn nhắc nhở không nên lẫn lộn chức năng của hai tổ chức này, Đảng không nên
can thiệp vào công việc của bộ máy Nhà nước, “Đảng nói chung và Ban chấp
hành trung ương nói riêng đừng bao giờ can thiệp trực tiếp, đừng làm thay Nhà
nước những công việc cụ thể mang tính chất hành chính chuyên môn nghiệp
vụ”
Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng định hướng chính trị. Theo Lênin, trong điều
kiện Đảng cầm quyền thì Đảng cộng sản lãnh đạo bằng cương lĩnh chính trị,
đường lối. Sách lược đúng đắn của mình. Đó là việc hoạch định cương lĩnh xây
dựng đất nước, các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, những định hướng về
chính sách... Phương thức lãnh đạo này tập trung trong các nghị quyết của Đảng.
Lênin nói: “Trong nước cộng hòa chúng ta, không có một vấn đề chính trị hay
tổ chức quan trọng nào do một cơ quan Nhà nước giải quyết mà lại không có
chỉ thị của Ban chấp hành trung ương Đảng”.
Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Theo
Lênin: “Đảng phải đem những đảng viên có phẩm chất và năng lực vào bộ máy
Nhà nước. Việc bố trí và quản lý cán bộ trong các cơ quan Nhà nước và các
đoàn thể thông qua Đảng đoàn, ban cán sự Đảng. đối với những chức danh chủ
chốt trong các cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị thì Đảng phải giới thiệu
những cán bộ đảng viên có đủ tiêu chuẩn để ứng cử vào các cơ quan, tổ chức
đó. Đảng tôn trọng chế độ bầu cử, bổ nhiệm và bãi miễn chức danh cán bộ của
cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội”.
Lênin nói đến yếu tố xây dựng bộ máy Nhà nước thì yếu tố cán bộ là trước
tiên, người chỉ rõ: “chúng ta chỉ hiện có... chỉ có hai mà thôi. Một là: những công
nhân hăng hái đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội nhưng họ không biết làm thế nào.
Cho đến nay họ chưa được học tập mấy, họ không có trình độ văn hóa cần thiết
để làm việc đó. Hai là: những yếu tố kiến thức, học thức, giáo dục...”. Còn nói về
con người: “muốn thế, những phần tử ưu tú trong chế độ xã hội của chúng ta tức
là trước hết, những công nhân tiên tiến và sau nữa là phần tử thật sự có học thức
mà người ta có thể tin chắc rằng họ sẽ không tin một lời nào, không nói một lời
nào trái với lương tâm họ - những phần tử ưu tú ấy phải không sợ thừa nhận bất
cứ một khó khăn nào và không lùi bước trước bất cứ một cuộc đáu tranh nào để
đạt được mục đích mà họ tự đặt cho mình một cách nghiêm chỉnh … phải có
những điều kiện qua được một kỳ sát hạch chứng nhận rằng họ hiểu bộ máy nhà
nước chúng ta, họ hiểu lý luận thường thức về bộ máy Nhà nước của chúng ta,
những nguyên tắc của khoa học quản lý, những giấy tờ sổ sách”. Muốn vậy, theo
Lênin: “Phải làm sao cho học thức ở nước ta không nằm trên giấy tờ hoặc một lời
nói theo mốt nữa, phải làm sao cho học thức ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực
tế trở thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống của chúng ta. Lênin đòi hỏi bộ
máy ấy phải có kiến thức quản lý như bộ máy Nhà nước Tây Âu nhưng điều quan
trọng hơn là bộ máy khác hẳn cái Tây âu tư sản đòi hỏi, tức là cái gì xứng đáng
và thích hợp với một nước đang đặt ra cho mình nhiệm vụ trở thành một nước xã
hội chủ nghĩa”. Bên cạnh đó Lênin còn đòi hỏi phải củng cố Ban chấp hành trung
ương Đảng, ở rộng bổ sung ban chấp hành từ những người tiên tiến trong giai cấp
công nhân, chấn chỉnh và và đổi mới quy chế làm việc của Bộ chính Trị và Ban
chấp hành trung ương nhằm làm cho Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương
khỏi phải giải quyết công việc vun vặt.
Về nhiệm vụ của cán bộ đảng viên của Đảng trong bộ máy Nhà nước Lênin
nói: “Các đồng chí là những người cộng sản, các đồng chí là công nhân, là bộ
phận giác ngộ của giai cấp vô sản, các đồng chí là người đảm nhiệm việc lãnh
đạo Nhà nước, các đồng chí hãy làm thế nào cho Nhà nước mà các đồng chí
nắm trong tay phải hoạt động như các đồng chí mong muốn”(Đại hội Đảng XI,
3-1922).
Đảng lãnh đạo thông qua công tác vận động quần chúng tham gia quản lý
Nhà nước. Theo Lênin, đây là hình thức hết sức quan trọng, không thể thiếu trong
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Bởi vì số phận của cách mạng
xã hội chủ nghĩa phụ thuộc vào lòng tin và khả năng vận động, tập hợp, giáo dục,
thuyết phục quần chúng tin vào Đảng, đi theo Đảng và tiến hành các hoạt động
cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ông nói: “Chỉ có những người tin vào
nhân dân, dấn mình vào nguồn sáng tạo sinh động của nhân dân mới là người
chiến thắng và giữ được chính quyền”, “Nhiệm vụ thứ nhất của bất cứ một chính
Đảng nào có trọng trách đối với thời đại là thuyết phục cho đa số nhân dân thấy
được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình...”
Từ vị trí và vai trò của quần chúng, Lênin chỉ ra rằng, Đảng phải giáo dục,
thuyết phục và tổ chức cho quần chúng nhân dân tham gia quản lý Nhà nước. Nếu
không có sự tham gia giám sát và quản lý của quần chúng nhân dân thì Đảng
không thể lãnh đạo được Nhà nước, mà bản thân bộ máy của Đảng và Nhà nước
cũng bị tiêu tan. Người nói: “Trong quần chúng nhân dân, chúng ta chỉ tựa như
giọt nước trong đại dương và chỉ khi nào biểu hiện được đúng ý nguyện của
nhân dân thì chúng ta mới quản lý Nhà nước được. Nếu không Đảng cộng sản
sẽ không lãnh đạo được giai cấp vô sản, giai cấp vô sản sẽ không lôi cuốn được
quần chúng theo mình, và tất cả bộ máy sẽ tan rã”.
Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra: Theo Lênin, nội dung kiểm tra của
Đảng đối với Nhà nước là việc quán triệt và tổ chức thực hiện chủ trương, quan
điểm đường lối chỉ đạo của Đảng, hiến pháp và pháp luật của Nhà nước có đúng
không.
Đảng trực tiếp kiểm tra, đồng thời phối hợp kiểm tra Đảng với thanh tra nhà
nước, thanh tra nhân dân và kiểm tra đoàn thể. Đảng thực hiện chức năng kiểm
tra không phải bằng những quyền lực hành chính mà bằng đường lối, chủ trương
chính sách đúng, bằng giáo dục, thuyết phục, bằng công tác tư tưởng, công tác
vận động quần chúng, bằng hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Trong phương thức lãnh đạo cũa Đảng đối với Nhà nước, Lênin nhấn mạnh:
“Cần phân định rõ ràng hơn những nhiệm vụ của Đảng với nhiệm vụ của
chính quyền Xô viết”, “chừng nào mà ban chấp hành trung ương Đảng và toàn
Đảng còn tiếp tục làm thay công tác quản lý hành chính, nghĩa là quản lý Nhà
nước, thì Đảng không thể gọi là người lãnh đạo được”, “Đảng không bao biện,
làm thay công việc Nhà nước”.
Tóm lại, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước theo Lênin có
mấy vấn đề sau:
+ Đảng không bao biện, làm thay công việc Nhà nước.
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng định hướng chính trị.
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.
+ Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra giám sát.
+ Đảng lãnh đạo bằng hình thức vận động quần chúng.
1.4. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Là người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta, chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú
ý đến sự lãnh đạo của Đảng và phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện
Đảng cầm quyền.
1.4.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền.
Người nhấn mạnh: “Đảng ta là Đảng cầm quyền”, nghĩa là Người khẳng
định bước ngoặt vĩ đại đánh dấu sự chuyển biến về chất trong vị thế của Đảng từ
chưa coc chính quyền trở thành có chính quyền; đồng thời là bước ngoặt trong
đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng.
Cũng như chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến vai trò của
Đảng cầm quyền: “Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, Đảng trở
thành Đảng cầm quyền, Đảng nắm quyền lãnh đạo đất nước về mọi mặt. Trong
điều kiện có chính quyền, bản chất chính trị của Đảng không thay đổi, nhưng
nội dung, phương thức hoạt động, phương thức lãnh đạo của Đảng có sự thay
đổi cho thích hợp với yêu cầu và nhiệm vụ thời kỳ mới”. Người nhấn mạnh:
“Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Đây là sự khác biệt của Đảng ta so với các Đảng khác.
“Đảng phải xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản. Đó là Nhà nước kiểu mới, tồn tại và hoạt động vì lợi
ích nhân dân, là bộ máy thể hiện quyềm lực của nhân dân, do nhân dân xây
dựng. Đảng cầm quyền phải biết tìm ra và tuân theo một quy trình nghiêm nhặt
để hoạt động và xây dựng trưởng thành”