Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

phân lập, xác định tỷ lệ nhiễm và đặc tính của vi khuẩn salmonella spp ở gà rừng lai f2 nuôi tại vườn quốc gia cúc phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ BẨY




PHÂN LẬP, XÁC ðỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ ðẶC TÍNH
CỦA VI KHUẨN SALMONELLA SPP Ở GÀ RỪNG LAI
F2 NUÔI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60 62 50




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM NGỌC THẠCH




HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

i

Lêi cam ®oan

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và do nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp ñỡ của các thầy
cô, cơ quan chuyên môn, bạn bè ñồng nghiệp và số liệu này chưa hề ñược sử
dụng cho bất kỳ một luận văn nào.
Tôi xin cam ñoan mọi thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Bẩy
















Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

ii

Lêi c¶m ¬n



ðể hoàn thành khóa học và luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
các thầy cô Khoa Thú y và viện ðào tạo sau ñại học - Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội. ðặc biệt, tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc
ñối với sự giúp ñỡ tận tình của Thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Ngọc
Thạch, người Thầy luôn quan tâm, ñộng viên và chỉ bảo tận tình ñể tôi hoàn
thành tốt công trình nghiên cứu khoa học của mình.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp ñỡ quý báu của các thầy cô
Bộ môn Nội chẩn - Dược ñộc chất, Khoa Thú y, Trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội; PGS.TS. Cù Hữu Phú và các cô chú, anh chị ñồng nghiệp, Bộ môn Vi
trùng - Viện Thú y Quốc gia; lãnh ñạo và các anh chị CBCNV Trung tâm cứu hộ
và bảo tồn ñộng vật hoang dã - vườn Quốc gia Cúc Phương - Nho Quan - Ninh
Bình, ñã giành thời gian giúp ñỡ, tạo ñiều kiện cho tôi hoàn thành phần lớn
những nội dung quan trọng của luận văn.
Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn tới lãnh ñạo, các cô chú,
anh chị em ñồng nghiệp Trung tâm Thực nghiệm và ðào tạo nghề - Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội, ñã tạo ñiều kiện và giúp ñỡ tôi về thời gian, công việc,
tinh thần và vật chất ñể tôi ñược học tập nâng cao trình ñộ chuyên môn và hoàn

thành tốt nhiệm vụ ñược giao.
Sau cùng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả bạn bè, nhất là những
người thân trong gia ñình và chồng con của tôi ñã luôn quan tâm, chia sẻ và
ñộng viên tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Bẩy
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ix

PHẦN I. MỞ ðẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Lịch sử nghiên cứu về Salmonella 4

2.1.1. Tình hình nghiên cứu Salmonella trên thế giới 4

2.1.2. Tình hình nghiên cứu Salmonella tại Việt Nam 6

2.2. Vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra 10

2.2.1. Vi khuẩn Salmonella 10

2.2.2. Bệnh do Salmonella gây ra ở gà 26

2.2.3. Các biện pháp phòng trị bệnh 30

2.3. Một số ñặc ñiểm về gà Rừng 34

2.3.1. Nguồn gốc 34

2.3.2. Tập tính sinh học 35

PHẦN III. NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1. ðối tượng và ñịa ñiểm nghiên cứu 37


3.1.1. ðối tượng 37

3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu 37

3.2. Nội dung nghiên cứu 37

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

iv

3.3. Nguyên liệu nghiên cứu 38

3.3.1. Mẫu nghiên cứu 38

3.3.2. Kháng huyết thanh chẩn ñoán 38

3.3.3. Môi trường phân lập 38

3.4. Phương pháp nghiên cứu 38

3.4.1. Phương pháp lấy mẫu 38

3.4.2. Phương pháp phân lập vi khuẩn theo quy trình, tiêu chuẩn ISO 6579
– 1993E có cải tiến vì lý do kỹ thuật hoặc thiếu môi trường 40

3.4.3. Phương pháp ñịnh typ Salmonella bằng phản ứng ngưng kết nhanh
trên phiến kính 42

3.4.4. Phương pháp xác ñịnh ñộc lực của các chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập ñược trên chuột bạch 46


3.4.5. Xác ñịnh khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn Salmonella
phân lập ñược bằng phương pháp kháng sinh ñồ trên thạch ñĩa 47

3.5. Phương pháp xử lý số liệu 48

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49

4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella 49

4.1.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở một số cơ quan của gà Rừng
lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia Cúc Phương 51

4.1.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở các mẫu bệnh phẩm có tỷ lệ
nhiễm từ mẹ 54

4.2. Kết quả giám ñịnh một số ñặc tính nuôi cấy và sinh hóa của các
chủng Salmonella phân lập ñược trên ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại
vườn Quốc gia Cúc Phương 57

4.3. Kết quả xác ñịnh serotyp của các chủng vi khuẩn Salmonella phân
lập ñược trên gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia Cúc Phương 62

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

v

4.4. Kết quả xác ñịnh ñộc lực của một số chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập trên ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia Cúc
Phương trên chuột nhắt trắng 65


4.5. Kết quả gây bệnh thực nghiệm trên gà bằng các chủng Salmonella
phân lập ñược ở ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia Cúc
Phương 67
4.6. Bệnh tích ñại thể của các gà Rừng lai F2 ñược gây bệnh thực nghiệm 69

4.7. Kết quả kiểm tra mức ñộ mẫn cảm của các chủng Salmonella phân
lập ñược trên ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia Cúc
Phương với một số loại kháng sinh 70

4.8. ðề xuất các biện pháp phòng Salmonellosis trên ñàn gà Rừng lai F2
nuôi tại vườn Quốc gia Cúc Phương 75

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 80

5.1. Kết luận 80

5.2. ðề nghị 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 90



Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Bảng ñịnh typ huyết thanh học (serotyp) của vi khuẩn Salmonella –
theo Kauffmann (1972) 45
Bảng 4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ các mẫu phân, trứng, gà con
chết, phủ tạng gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia Cúc Phương 50
Bảng 4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở một số cơ quan của gà Rừng
lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia Cúc Phương 52
Bảng 4.3. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở các mẫu có tỷ lệ lây
nhiễm từ gà mẹ trên ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia
Cúc Phương 54
Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra một số ñặc tính nuôi cấy của các chủng vi khuẩn
Salmonela phân lập ñược trên ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc
gia Cúc Phương 58
Bảng 4.5. Kết quả giám ñịnh một số ñặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn
Salmonella phân lập ñược trên gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia
Cúc Phương 59
Bảng 4.6. Kết quả xác ñịnh serotyp của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập
ñược trên ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia Cúc Phương 63
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra ñộc lực của một số chủng Salmonella phân lập ñược
trên ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia Cúc Phương 66
Bảng 4.8. Kết quả gây bệnh thực nghiệm Salmonella trên gà Rừng lai F2 20
ngày tuổi nuôi tại vườn Quốc gia Cúc Phương 68
Bảng 4.9. Bệnh tích ñại thể các gà Rừng lai F2 ñược gây bệnh thực nghiệm 70
Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra mức ñộ mẫn cảm với một số loại kháng sinh của các
chủng vi khuẩn Salmonella phân lập ñược trên ñàn gà Rừng lai F2
nuôi tại vườn Quốc gia Cúc Phương 72
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
Trang

Biểu ñồ 4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trên các mẫu bệnh
phẩm thu ñược ở gà Rừng lai F2 51

Biểu ñồ 4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở một số cơ quan phủ
tạng của gà Rừng lai F2 bệnh nuôi tại vườn Quốc gia
Cúc Phương 53

Biểu ñồ 4.3. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở các mẫu bị lây
nhiễm từ gà mẹ 55

Biểu ñồ 4.4. Kết quả ñịnh typ vi khuẩn Salmonella 64


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1. Khuẩn lạc Salmonella trên môi trường DHL 60
Hình 4.2. Khuẩn lạc Salmonella trên môi trường CHROM 60
Hình 4.3. Vi khuẩn Salmonella trên môi trường thạch TSI, thạch LIM,
môi trường Manonate 61
Hình 4.4. Phản ứng lên men sinh hơi các loại ñường của vi khuẩn
Salmonella phân lập ñược trên ñàn gà Rừng lai F2 61
Hình 4.5. Kết quả thử kháng sinh ñồ của các chủng Salmonella phân lập
ñược trên ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia

Cúc Phương 75
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

ix

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ADP : Adenosine diphosphate
ATP : Adenosine triphosphate
BHI : Brain Heart Infusion
CFA : Colonization Factor Antigen
CFU : Colony Forming Unit
CHO : Chinese Hamster ovry cells
Cs : Cộng sự
DPF : Delayed permeability factor
E.coli : Escherichia coli
LPS : Lipopolysaccharide
MR : Metyl-Red
mt : Môi trường
RV : Rappaport-vassiliadis
S. : Salmonella
SPV : Salmonella plasmid Virulence
TSI : Triple Sugan Iron
VP : Voges-proskauer
XLD : Xylose lysine Deoxycholate Agar
% : Phần trăm


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………


1

PHẦN I
MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Vườn Quốc gia Cúc Phương là một ñịa ñiểm khảo cổ, với tổng diện tích
22.200 ha, vườn có hệ ñộng vật rất phong phú: gồm 97 loài thú, 137 loài chim,
76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiều
loài nằm trong sách ñỏ Việt Nam, và gần ñây cũng phải kể ñến giống gà Rừng
mà vườn Quốc gia Cúc Phương ñã và ñang áp dụng nuôi với một quy mô lớn
theo hình thức chăn nuôi trang trại thuộc cơ cấu chăn nuôi gà công nghiệp.
Hiện nay ñàn gà Rừng ñã phát triển rất nhanh về mặt số lượng, ñể ñáp
ứng nhu cầu thị trường và bảo tồn nguồn gen quý hiếm của gà Rừng, bên cạnh
ñó Trung tâm cứu hộ và bảo tồn ñộng vật hoang dã thuộc vườn Quốc gia Cúc
Phương ñã nghiên cứu lai tạo gà Rừng với gà Ri vàng rơm tạo ra ñược con lai
F2 với 3/4 máu gà Rừng và 1/4 máu gà Ri vàng rơm. Con lai tập hợp ñược các
ñặc tính tốt của gà Rừng và gà Ri. Do vậy, con lai có giá trị kinh tế cao, như: thịt
thơm ngon, ñẻ mắn, sinh trưởng nhanh, sức ñề kháng cao ðây là một loài vật
nuôi mới ñầy triển vọng, góp phần cải thiện ñời sống kinh tế cho bà con vùng
cao và vùng ñệm của vườn Quốc gia Cúc Phương.
Tuy nhiên, vấn ñề gặp phải ở ñây là tình hình dịch bệnh, ñặc biệt là bệnh do
Salmonella gây ra trên ñàn gà lai F2 nói riêng và ñàn gà Rừng ñang nuôi tại
Trung tâm nói chung.
Salmonella spp thuộc họ vi khuẩn ñường ruột Enterobacteriaceae.
Salmonella spp gây bệnh cho hầu hết các loài gia súc, gia cầm, ñộng vật máu
nóng, máu lạnh, các loài gặm nhấm, côn trùng và người. Bệnh do Salmonella
gây ra phổ biến khắp các châu lục. Salmonella ñã ñược phát hiện từ cuối thế kỷ
18 và ñược nghiên cứu từ hơn 100 năm nay. Song những vấn ñề về Salmonella
ngày càng trở nên quan trọng, lôi cuốn sự chú ý của các nhà chuyên môn bởi sự

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

2

gia tăng nhanh chóng của chúng cũng như diễn biến phức tạp về dịch tễ học của
bệnh do chúng gây ra.
Salmonella là một trong những chủng vi khuẩn nguy hiểm nhất hiện nay.
Vi khuẩn này phân bố rộng khắp trong tự nhiên, có thể xâm nhiễm và gây bệnh
cho người, ñộng vật máu nóng, ñộng vật máu lạnh dưới nước và trên cạn.
Theo Willcock B.P và Schwartz K.J (1992) Selbitz H.J và cs (1995);
Plonait H, Birkhardt (1997); Laval A (2000) thì gia cầm và các sản phẩm của
chúng là nguồn tàng trữ mầm bệnh Salmonella lớn nhất lây sang người.
Ở nước ta, ñã có một số công trình nghiên cứu về Salmonella như:
Nguyễn Thị Nội (1989); Phùng Quốc Chướng (1995); ðỗ Trung Cứ (2004),
song chủ yếu các tác giả mới ñề cập ñến một số loài Salmonella gây bệnh ở gia
súc như Salmonella choleraesuis; Salmonella dublin; Salmonella typhimurium.
Trong khi ñó Salmonella gây bệnh ở gia cầm cho ñến nay chưa ñược nghiên cứu
nhiều, ñặc biệt là 2 loài Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis gây
bệnh ở gà Rừng lai F2.
Xuất phát từ vấn ñề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:

Tình
hình nhiễm Salmonella spp, phân lập ñịnh typ Salmonella typhimurium và
Salmonella enteritidis ở gà Rừng lai F2 (♀ Ri vàng rơm x ♂ Rừng) nuôi tại
vườn Quốc gia Cúc Phương”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- ðánh giá tình hình nhiễm Salmonella spp ở ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại
vườn Quốc gia Cúc Phương.
- ðánh giá tỷ lệ nhiễm Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis
gây bệnh ở ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia Cúc Phương.

- ðề ra biện pháp phòng bệnh cho ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc
gia Cúc Phương.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Tỷ lệ nhiễm Salmonella spp ở gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia Cúc
Phương.
- Xác ñịnh ñược 2 loài Salmonella typhimurium, Salmonella enteritidis và
các yếu tố gây bệnh của chúng trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và trên ñộng
vật thí nghiệm.
- ðưa ra các biện pháp phòng, trị thích hợp nhằm làm giảm thiệt hại do 2
loài ñó gây ra trên ñàn gà Rừng lai F2 nuôi tại vườn Quốc gia Cúc Phương.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

4

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Lịch sử nghiên cứu về Salmonella
2.1.1. Tình hình nghiên cứu Salmonella trên thế giới
Theo Merchant và Packer (1910), vi khuẩn Salmonella lần ñầu tiên ñược
phát hiện vào năm 1885 do D.E Salmon cùng T.Smith từ ổ dịch tả lợn, ñó chính
là Salmonella choleraesuis (S.choleraesuis) và mãi ñến năm 1900, Lignieres ñặt
tên là Salmonella ñể kỷ niệm người ñầu tiên phát hiện ra vi khuẩn này. ðến năm
1934 vi khuẩn Salmonella mới chính thức ñược công nhận do các công trình

nghiên cứu của White và Kauffmann về cấu trúc kháng nguyên của Salmonella
(Sam và cs, 1970) – Trích theo Trần Quang Diên (2001).
Trên người và ñộng vật, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn Salmonella,
vi khuẩn lao, nhiệt thán,… ñã ñược nghiên cứu và phát hiện hơn 100 năm nay.
Năm 1880, Eberth lần ñầu tiên quan sát thấy vi khuẩn trên kính hiển vi. Năm
1884, Gaffky nuôi cấy thành công vi khuẩn. Loài vi khuẩn Salmonella typhi lúc
ñầu ñược gọi với các tên gọi khác nhau như: Bacillus typhosa, Bacterium typhi,
Eberthella typhi hay Eberthella typhi typhosa.
Tên gọi S.choleraesuis lần ñầu tiên xuất hiện trong báo cáo của phòng
chăn nuôi công nghiệp Mỹ vào năm 1885. Năm 1888, Gartner ñã xác ñịnh ñược
nguyên nhân gây viêm ruột của người do ăn phải thịt bò chết ở Frankenhausen là
vi khuẩn Bacillus enteritidis (nay là S.enteritidis).
Năm 1891, Jensen C.O ñã phân lập ñược S.dublin từ bệnh phẩm bê bị tiêu
chảy. Cùng năm ñó S.typhimurium ñược phát hiện ở vùng Greiswald và Breslau.
Hai năm sau ñó, năm 1893 chính tại Breslau ñã xảy ra một vụ ngộ ñộc thực
phẩm do ăn phải thịt bò ốm ñem giết mổ ñột xuất, tuy ñã ñược bác sỹ Thú y phê
chuẩn “không ñược làm thực phẩm” song thịt ñã bị ñánh cắp và sử dụng, kết quả
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

5

là bệnh xảy ra ở người. Kaensche là người tìm thấy vi khuẩn vì vậy, vi khuẩn
ñược ñặt tên là trực khuẩn Kaensche (Selbitz H-J và cs, 1995).
Năm 1896, Archard và Bensaude tìm ra S.paratyphi B, khi ñó gọi là
Paratyphique và Paratyphus bacillus.
Năm 1914 - 1918, Neukirch phát hiện ra S.paratyphi C tại Tusniavoiws
tên là Bacterium erzindian.
ðến năm 1933, hội nghị các nhà vi sinh vật Quốc tế chính thức ñặt tên
cho vi khuẩn là Salmonella.
Tất cả các căn bệnh do Salmonella gây ra lúc ñầu ñược ñặt tên chung là

Phó thương hàn “Para-typhus”. Cho ñến năm 1914 có tổng cộng 12 loài vi
khuẩn ñược mô tả xếp vào giống Salmonella. Trong những năm 30, số lượng
loài ñã tăng lên nhanh chóng.
Năm 1926, với những công trình nghiên cứu của White về cấu trúc kháng
nguyên của Salmonella ñã bắt ñầu một thời kỳ khoa học mới về giống vi khuẩn
này. Sau ñó Kauffmann tiếp tục thành công trong lĩnh vực nghiên cứu về
Salmonella (Selbitz H-J và cs, 1995).
Năm 1934, hai nhà khoa học Kauffmann và White ñã thiết lập ñược bảng
cấu trúc kháng nguyên ñầu tiên ñặt tên là bảng phân loại Kauffmann-White. Từ
ñó ñến nay bảng cấu trúc kháng nguyên của Salmonella luôn ñược bổ sung.
Năm 1933 ñã có 2.375 serovar Salmonella ñược ñịnh danh (Selbitz H-J và cs,
1995.
ðến năm 1997, con số serovar Salmonella ñã lên tới 3.000 (Plonait H và
Birkhadt, 1997). Năm 1998 lại thêm 14 serovar ñược công nhận bổ sung vào
bảng cấu trúc kháng nguyên.
Như vậy, giống Salmonella luôn thu hút ñược sự chú ý của các nhà
chuyên môn trong lĩnh vực sinh học.
Vi khuẩn Salmonella ñược tìm thấy ở tất cả các nước trên thế giới, ở trong
người và ñộng vật khỏe cũng như ở người và ñộng vật ốm.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

6

Năm 1972, tại nước Anh tỷ lệ mẫu có vi khuẩn Salmonella trong phân lợn
là 9,9%. Năm 1973, cũng tại nước Anh ñã phát hiện Salmonella trong hạch ruột
lợn ốm là 7,35%. Tại Mỹ (1984), ñã phát hiện thấy Salmonella trong máu lợn
chết là 4,3%. Năm 1989, tại Hungary các nhà khoa học ñã xét nghiệm phân lợn
và thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella lên tới 48% (Wilcock và Schwast, 1992).
Nước Anh, mỗi năm tốn khoảng 25 triệu ñô la Mỹ ñể giải quyết vấn ñề bệnh
do Salmonella gây ra cho người. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm Anh

ñã có công trình khống chế ô nhiễm Salmonella ñối với các sản phẩm ñạm có
nguồn gốc ñộng vật và thực vật ñối với tất cả các thành viên trong khối EU.
Tỷ lệ nhiễm Salmonella trong nguyên liệu có nguồn gốc ñạm ñộng vật
dùng ñể chế biến thức ăn như bột thịt, bột xương, bột phế thải gia cầm, bột
cóc,… sản xuất trong nước Anh năm 1986 là 10%, trong ñó có tới 105 số chủng
phân lập ñược là S.enteritidis.
Theo Laval A (2000), Wilcock B.P và Schwartz K.J (1992); Selbizt H-J
và cs (1995), bệnh phó thương hàn cấp tính ở lợn con do S.choleraesuis và
Kunzendorf bệnh viêm ruột mãn tính do S.typhimurium. Ở trâu, bò chủ yếu là do
các loài S.dubtin, S.anatum. Ở ngựa do S.abortusequi. Ở gia cầm và chim là do
S.pullorum, S.gallinarum và S.enteritidis.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu Salmonella tại Việt Nam
Ở Việt Nam, vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra cho người và
gia súc cũng ñã ñược nghiên cứu từ những năm 50. Tại viện Pasteur Sài Gòn, từ
những năm 1951 – 1953 ñã phân lập ñược 6 serotyp Salmonella ở người và 35
serotyp Salmonella từ 360 lợn tại lò sát sinh. Trong ñó có 23 mẫu là Salmonella
choleraesuis (Nguyễn Quang Tuyên, 1996).
Năm 1963, viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội ñã kiểm tra tình hình nhiễm
Salmonella của 172 công nhân giết mổ gia súc, thấy 111 người bị nhiễm
Salmonella. Trong 100 mẫu thịt lợn có 22 mẫu phân lập ñược Salmonella
(Nguyễn Quang Tuyên, 1996).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

7

Vi khuẩn Salmonella có thể phân lập ñược từ ñộng vật máu nóng như:
người, gia súc, gia cầm, chim, từ ñộng vật máu lạnh như các loài bò sát, từ trong
phân, nước tiểu, chất thải cũng như từ các loại thực phẩm, thức ăn chăn nuôi gia
súc khác,…
Lê Văn Tạo và cs (1994) ñã phân lập xác ñịnh serotyp vi khuẩn

Salmonella gây bệnh ở lợn cho biết: 50% các chủng phân lập ñược là
S.choleraesuis, 12,5% S.enteritidis, 6,5% S.typhimurium, số còn lại thuộc các
nhóm serotyp khác.
Năm 1995, Phùng Quốc Chướng khi nghiên cứu tình hình nhiễm
Salmonella ở lợn tại vùng Tây Nguyên cho thấy: tỷ lệ nhiễm Salmonella trên
ñàn lợn mùa khô là 20,03%, mùa mưa là 28,66%.
Tạ Thị Vịnh và cs (1996) cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella ở lợn mắc hội
chứng tiêu chảy cao hơn lợn bình thường và tăng dần theo lứa tuổi, dao ñộng từ
70 - 90%.
Nguyễn Thị Ngọc Liên (1997), nghiên cứu bệnh phó thương hàn vịt ở Hà
Tây ñã phát hiện vịt các lứa tuổi ñều nhiễm Salmonella: vịt con (1 - 56 ngày
tuổi) nhiễm cao nhất (20,97% - 25,42%); vịt ñẻ nhiễm thấp hơn (8,78% -
14,4%); giống vịt nhập ngoại nhiễm cao hơn các giống ñịa phương.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, Trần Xuân Hạnh và cs
(1997) cũng thông báo tình hình tương tự. Ngoài mẫu phân, tác giả còn xét
nghiệm các loại mẫu khác và cho kết quả ñáng chú ý: tỷ lệ nhiễm Salmonella
cao nhất ở mẫu lấy trứng ñã nở (64,8%), tiếp theo là trứng sát (31,7%).
Tại Cần Thơ, theo ðinh Nam Lâm và Phan Ngọc Anh (2000), ñàn vịt
nhiễm Salmonella với tỷ lệ 12,7%, vịt con (dưới 1 tháng tuổi) có tỷ lệ nhiễm
cao nhất.
Trần Thị Lan Hương (1993), Dương Thị Yên (1997), Trương Quang
(1998) ñã xác ñịnh tỷ lệ nhiễm S.pullorum và S.gallinarum ở giống gà Hypro,
Plymouth, ISA, AA, Lohmann, Goldline.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

8

Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy tại 4 cơ
sở chăn nuôi thuộc miền Bắc nước ta của Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999)
cho biết: tỷ lệ trung bình tìm thấy Salmonella tại 4 cơ sở trên là 80% và các tác

giả cho rằng ñây là con số ñáng lo ngại ñối với ngành chăn nuôi lợn nước ta.
Trần Thị Hạnh và cs (1999), khi nghiên cứu tình trạng ô nhiễm
Salmonella tại các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp, ñã xét nghiệm vi khuẩn ở
thức ăn hỗn hợp, nước uống, nước thải, chất ñộn chuồng, vỏ trứng và lòng ñỏ
trứng, kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm cao nhất là chất ñộn chuồng (80%), thấp
nhất là vỏ trứng (18,29%).
Năm 2003, Võ Thị Bích Thủy ñã nghiên cứu tình hình ô nhiễm vi khuẩn
Salmonella spp trên thực phẩm tại thị trường Hà Nội cho thấy: tỷ lệ nhiễm cao
nhất ở giò sống 46,67%, tiếp theo là thịt bò 40%, thịt gà 39,29%, thấp nhất ở thịt
lợn 33,33%. Trong số các chủng Salmonella phân lập ñược thì S.enteritidis
chiếm 10,98%, S.typhimurium chiếm 12,20%.
Lê Minh Sơn (2003) ñã nghiên cứu một số vi khuẩn gây ô nhiễm thịt lợn
dùng trong nội ñịa là 14,07% và thịt lợn xuất khẩu là 1,42%.
Lưu Quỳnh Hương và cs (2006) ñã tiến hành phân lập từ thịt gà thu thập
từ các chợ bán lẻ thuộc 5 quận nội thành Hà Nội, cho kết quả dương tính với
Salmonella và ñã phân lập ñược 129 chủng Salmonella. Từ các chủng này ñã
xác ñịnh ñược 12 typ huyết thanh, thuộc 5 nhóm, tập trung chủ yếu là nhóm B
(42,6%); nhóm C (27,9%) và nhóm E (25,6%). Về tỷ lệ lưu hành các typ cho
thấy, nhiều nhất là S.anoga (31,01%), S.london (18,6%) và S.emek (17,83%).
S.enteritidis và S.typhimurium cũng ñược tìm thấy trong nghiên cứu này với tỷ
lệ thấp.
Phạm Hồng Ngân (2008), từ các mẫu phân thu thập ở bò hướng sữa dưới
6 tháng tuổi nuôi tại vùng phụ cận Hà Nội, ñã phân lập, xác ñịnh tỷ lệ nhiễm và
số lượng Salmonella, kết quả cho thấy:
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

9

- Khi bò bị tiêu chảy, 61,35% số mẫu phân phân lập ñược Salmonella với
số lượng rất lớn: 26,00 – 43,70 x 10

6
CFU/g phân.
- Các serotyp chủ yếu là S.dublin (37,14%), S.typhimurium (26,85%) và
S.enteritidis (18,28%).
- Các chủng Salmonella có yếu tố bám dính rất cao: 76,92% ở hiệu giá
1/32 và S.enteritidis (18,28%).
- 52,28% số chủng sản sinh ñộc tố thẩm xuất nhanh; 41,62% sản sinh ñộc
tố thẩm xuất chậm và 36,11% sản sinh cả 2 loại ñộc tố.
- Các chủng Salmonella phân lập ñược có ñộc lực cao: 63,98% giết chết
100% số chuột thí nghiệm. Trong ñó 36,11% giết chết 50% chuột thí nghiệm
trong vòng 24 – 48 giờ.
Nghiên cứu về tính kháng nguyên và tính sinh miễn dịch của Salmonella,
ðỗ Thị Huyền và cs (2008) cho rằng: kháng nguyên roi (flagella) của
S.typhimurium và S.enteritidis ñã ñược chứng minh là có khả năng kích thích cơ
thể vật chủ hình thành ñáp ứng miễn dịch tự nhiên và ñáp ứng miễn dịch thu
ñược trên gà.
ðánh giá tính an toàn, thuần khiết, hiệu lực của vaccine tái tổ hợp phòng
S.typhimurium và S.enteritidis, ðỗ Thị Huyền và cs (2008) cũng cho biết:
vaccine với liều 40, 100, 200, 700 mg protein tái tổ hợp ñã làm giảm nhẹ trọng
lượng gà ñược gây miễn dịch bằng ñường tiêm dưới da.
Trong những năm gần ñây, ñã có nhiều kết quả nghiên cứu về tính mẫn
cảm của vi khuẩn Salmonella ñối với một số thuốc kháng sinh. Phùng Quốc
Chướng (2005), khi nghiên cứu về khả năng mẫn cảm và kháng thuốc của
Salmonella phân lập từ các vật nuôi ở ðăk Lăk (1993 – 2003) cho thấy:
Từ 1993 – 1995: Salmonella kháng với Penicillin, Streptomycin,
Sunfaquanidin.
Từ 1999 – 2003: Salmonella kháng với Ampicillin, Erythromycin,
Cefanixin.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………


10

ðỗ Trung Cứ (2004) ñã phân lập và xác ñịnh yếu tố gây bệnh của
Salmonella ở lợn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và ñề ra các biện pháp
phòng, trị cho thấy: 100% chủng Salmonella ñược thử mẫn cảm với Lincomycin
và Gentamycin, 87,5% mẫn cảm với Kanamycin và 75% mẫn cảm với
Neomycin, trong khi ñó 100% chủng thử kháng Tetracyclin.
Nguyễn Cảnh Tự (2011), khi nghiên cứu vai trò của vi khuẩn Salmonella
trong hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi tại tỉnh ðăk Lăk, cho thấy: Salmonella
ñóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi tại ðăk Lăk và khi
lợn bị tiêu chảy thì tổng số vi khuẩn Salmonella tăng lên gấp 2 lần so với lợn
không bị tiêu chảy.
Cũng theo Nguyễn Cảnh Tự (2011), vi khuẩn Salmonella phân lập ñược ở
lợn tiêu chảy tại ðăk Lăk mẫn cảm với kháng sinh Colistin, Neomycin,
Kanamycin nên có thể dùng các loại kháng sinh trên ñể ñiều trị bệnh.
2.2. Vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra
2.2.1. Vi khuẩn Salmonella
2.2.1.1. Các tính chất ñặc trưng của Salmonella
Theo Bergey’s Manual (1957), Nguyễn Vĩnh Phước (1977), vi khuẩn
Salmonella là trực khuẩn Gram âm, ngắn, hai ñầu tròn, kích thước 0,7 - 1,5µm x
2,0 - 5,0µm. Không hình thành giáp mô và nha bào, phần lớn vi khuẩn thuộc
giống Salmonella có thể di ñộng, có 7 - 12 lông xung quanh thân (trừ S.pullorum
và S.gallinarum không có lông).
* *
*
Salmonella vừa hiếu khí vừa kị khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt ñộ
thích hợp 37
0
C nhưng có thể phát triển ñược ở nhiệt ñộ 6 - 42
0

C, nuôi cấy ở
43
0
C có thể loại trừ tạp khuẩn mà Salmonella vẫn phát triển ñược (Timoney và
cs, 1988); pH thích hợp là 7,6; phát triển ñược ở pH = 6 - 9.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

11

Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nước thịt, sau vài giờ ñã vẩn ñục, sau
18 giờ canh trùng ñục ñều. Nếu nuôi lâu trong ống nghiệm thì ñáy có cặn, trên
mặt môi trường có màng mỏng.
Trên môi trường thạch thường, khuẩn lạc dạng S (smooth), tròn, trong
sáng hoặc xám, nhẵn bóng, rìa gọn, hơi lồi ở giữa, ñường kính khoảng 1,5 mm;
thỉnh thoảng thấy khuẩn lạc dạng R (rough), nhám, mặt trong mờ.
Trên môi trường MacConkey sau 18 - 24 giờ ở nhiệt ñộ 37
0
C, khuẩn lạc
không màu, hình tròn, nhẵn bóng do không lên men ñường lactose.
Trên môi trường XLD sau 18 - 24 giờ ở nhiệt ñộ 37
0
C, khuẩn lạc có màu
ñen do sinh H
2
S.
Trên môi trường thạch máu: vi khuẩn không làm dung huyết.
Môi trường thạch CHROM: vi khuẩn mọc thành các khuẩn lạc tròn, nhỏ,
ñứng riêng lẻ hoặc tụ thành ñám, màu tím ñậm, cũng hơi lồi lên.
Môi trường thạch Brilliant Green: Salmonella hình thành khuẩn lạc ñỏ,
bao bọc xung quanh bởi môi trường màu hồng nhạt (do tính chất không lên men

ñường lactose).
Môi trường thạch TSI (Triple Sugan Iron): khuẩn lạc của Salmonella
ñược cấy trích sâu ở giữa, xuống ñáy ống nghiệm. Trong môi trường thạch TSI
Salmonella sản sinh ra alcaline nên tạo ra phần thạch nghiêng phía trên có màu
ñỏ, dưới ñáy ống nghiệm màu vàng do sút, do vi khuẩn sinh ra H
2
S làm vòng
giữa thạch ñứng và thạch nghiêng có màu ñen, nếu vi khuẩn chuyển hóa môi
trường có sinh hơi thì có các bọt khí trong thạch.
* *
*
Tất cả các loài Salmonella không lên men ñường: lactose, saccarose,
andonitol, salicin,…
Phần lớn các loài Salmonella lên men sinh hơi các loại ñường: Glucose,
Mannitol, sorbitel,…
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

12

Phản ứng Indol âm tính (-), urease âm tính (-), Voges-proskauer (VP) âm
tính (-), H
2
S dương tính (+), (trừ S.paratyphi A; S.abortusequi; S.typhisuis)
Metyl-Red (MR) dương tính (+).
Khả năng trao ñổi chất ñặc trưng của vi khuẩn Salmonella là phân hủy
nitrat thành nitrit, phân hủy ñường glucose sinh hơi, sinh H
2
S và sử dụng citrat
làm nguồn cung cấp hợp chất cacbon duy nhất (ðào Trọng ðạt và cs, 1995;
Nguyễn Phú Qúy, 1991).

ðặc tính sinh hóa có ý nghĩa lớn trong quá trình phân lập và giám ñịnh vi
khuẩn. Chính vì vậy, khi xét nghiệm mẫu vật xác ñịnh sự có mặt của Salmonella
cần thiết phải tiến hành các phản ứng sinh hóa.
* *
*
Vi khuẩn Salmonella có thể tồn tại một thời gian dài trong phân, chất ñộn
chuồng, bùn, ao, hồ, chim hoang dại và các loài gặm nhấm như: chuột ñồng,
chuột nhắt cũng là nguồn lây nhiễm cho ñộng vật qua phân của chúng nhiễm
vào thức ăn hay chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi (James Howard Cillespie, 1981).
Vi khuẩn Salmonella bị tiêu diệt ở 60
0
C trong 1 giờ và 75
0
C trong 5 phút.
Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn trong 5 giờ ở nước trong và 9 giờ
ở nước ñục (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Trên mặt ñất S.abrortus có thể sống trong 10 ngày ở ñộ sâu 0,5cm trong 2
tháng ở nơi khô ráo, ánh sáng phân tán vi khuẩn ở trong 5 tháng. Ở sàn gỗ vi
khuẩn sống 87 ngày, ở tường gỗ vi khuẩn sống 78 ngày, ở máng gỗ vi khuẩn
sống 108 ngày (ðào Trọng ðạt; Phan Thanh Phượng, 1995).
Vi khuẩn Salmonella tồn tại trong xác chết 100 ngày, trong thịt ướp muối
ở 6
0
C - 12
0
C từ 4 - 8 tháng, thịt ướp ít có tác dụng diệt khuẩn Salmonella ở bên
trong. Vi khuẩn có sức ñề kháng cao với các loại hóa chất, cho nên phải dùng
NaOH nóng 3 - 4%, Fomalin 2 - 5% thì mới tiêu diệt ñược chúng (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1978).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………


13

2.2.1.2. Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella.
Muốn xác ñịnh các loài Salmonella, ngoài việc căn cứ vào ñặc tính về
sinh hóa, người ta cần nghiên cứu kỹ về cấu tạo kháng nguyên của chúng.
Cấu tạo kháng nguyên của Salmonella rất phức tạp, có nhiều kháng
nguyên chung cho nhiều loại Salmonella. Vì vậy, ngoài hiện tượng ngưng kết
ñặc hiệu còn có hiện tượng ngưng kết không ñặc hiệu.
- Kháng nguyên O (O-Antigen)
KN-O của vi khuẩn Salmonella không phải là ñơn chất mà gồm nhiều
phần tử kháng nguyên tạo nên, nó ñược phân bố trên bề mặt của tế bào. Thành
phần chủ yếu của nó là phospholipit, trong ñó có 60% là polysaccarit; 20 - 30%
là lipit và 3,5 - 4,5% là hescozamin, ñặc tính cơ bản của KN-O trong các phản
ứng huyết thanh ñược tạo bởi sự có mặt của dây xích polysaccarit. Kháng
nguyên O của Salmonella rất phức tạp, hiện nay người ta thấy có 65 yếu tố khác
nhau, mỗi loài Salmonella có thể có một hoặc nhiều yếu tố, mỗi yếu tố ñược ký
hiệu bằng số La Mã.
Do có sự khác nhau giữa các loài Salmonella về cấu trúc KN-O, người ta
chia Salmonella thành 34 nhóm ký hiệu bằng chữ số in A, B, C, C1, C2, rồi
thêm số. Mỗi nhóm huyết thanh thì có một vài loài vi khuẩn có KN-O, cấu tạo
bởi một số thành phần nhất ñịnh.
Kháng nguyên O (KN-O)-Lipopolysaccharide (LPS) là thành phần cơ bản
cấu tạo nên màng ngoài của tế bào vi khuẩn. LPS có cấu tạo phân tử lớn, gồm 3
vùng riêng biệt: vùng ưa nước, vùng lõi và vùng lipid A.



KN-O nằm bên trong vùng ưa nước (Gyles, Thoen, 1993); gồm 2 nhóm:
Polysaccharide nằm bên trong, không có nhóm hydro, không mang ñặc trưng

O-Specific
(vùng ưa nước)
Core
(vùng lõi)

Vùng Lipit A
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

14

của kháng nguyên và chỉ tạo sự khác biệt về hình thái khuẩn lạc từ dạng S sang
dạng R. Polysaccharide nằm bên ngoài, có nhóm hydro quyết ñịnh tính kháng
nguyên và ñặc hiệu cho từng chủng riêng biệt.
KN-O là loại kháng nguyên chịu nhiệt, có thể chịu ñược 100
0
C trong
nhiều giờ, chịu ñược cồn và HCl ở nồng ñộ 1N trong 20 giờ. KN-O do nhiều
Oligosaccharide tạo thành. Các Oligosaccharide kế tiếp nhau và là ñơn vị cơ sở
của KN-O thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm. Thành phần, trật tự sắp xếp các loại
ñường và mối liên kết giữa chúng sẽ quyết ñịnh ñặc tính kháng nguyên O, góp
phần tạo nên sự ña dạng cho các chủng Salmonella.
KN-O không phải là ñộc tố nhưng là yếu tố gây bệnh của vi khuẩn, giúp
vi khuẩn chống lại khả năng phòng vệ của cơ thể, chống lại hiện tượng thực bào
(Morris, 1976).
- Kháng nguyên lông (H-Antigen)
Kháng nguyên H (KN-H) của Salmonella bản chất là một protein nằm
trong thành phần lông của vi khuẩn. KN-H không chịu nhiệt, rất kém bền vững
so với KN-O; bị phá hủy ở 60
0
C trong 1 giờ, dễ bị phá hủy bởi cồn, axit yếu.

KN-H không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh, nhưng
có ý nghĩa trong việc phân loại, ñịnh danh vi khuẩn (trích theo Lê Minh Sơn,
2003).
KN-H không quyết ñịnh yếu tố ñộc lực, không có vai trò bám dính nhưng
có tác dụng bảo vệ vi khuẩn ñường ruột, tránh sự tiêu diệt của ñại thực bào, giúp
vi khuẩn sống và nhân lên trong tế bào gan, thận và ngay cả trong ñại thực bào
(Weinstein, 1984).
KN-H chia làm 2 pha:
- Pha 1 có tính chất ñặc hiệu có 28 kháng nguyên lông, ñược biểu thị bằng
chữ La tinh thường: a, b, c, d, e, f,
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………

15

- Pha 2 không có tính chất ñặc hiệu, gồm 6 loại, ñược biểu thị bằng chữ số
Ả rập: 1, 2, 3, 4, loại này có thể ngưng kết với các loại khác, ñôi khi thành
phần này có thể gặp ở Escherichia.
KN-H và KN-O không phụ thuộc vào nhau trong quá trình ñáp ứng miễn
dịch. Vì vậy, khi gây miễn dịch cho ñộng vật bằng 2 loại kháng nguyên thì
thường dẫn ñến việc tạo ra cả 2 loại kháng thể. Tuy nhiên hiệu giá ngưng kết của
KN-H thường cao hơn hiệu giá ngưng kết của KN-O (Barrow, 1990).
- Kháng nguyên vỏ (K-Antigen)
Năm 1945, Kauffmann ñã ñưa ra khái niệm kháng nguyên K, K là chữ
ñầu của từ Kapsel nguồn gốc từ tiếng ðức, là ký hiệu chỉ vỏ bọc của chúng hoặc
kháng nguyên vỏ bọc.
Theo F.Kauffmann (1972), kháng nguyên vỏ K (KN-K) của Salmonella
không phức tạp; gồm có 3 loại kháng nguyên 5 (KN-5), kháng nguyên Vi (KN-
Vi) và kháng nguyên M (KN-M). ðây là kháng nguyên vỏ ñược phân thành
nhiều nhóm trong họ vi khuẩn ñường ruột ñược biểu thị bằng các chữ cái A, B,
L vì nhờ các ñặc ñiểm sinh vật học khác nhau.

Trong ñó kháng nguyên Vi là một kháng nguyên thân ñặc biệt, nó có khả
năng ngưng kết kháng thể O khi nó phát triển nhiều, kháng nguyên này chỉ gặp
ở 2 loài Salmonella là (S.typhimurium và S.paraphy C). Alaine Donart (2004) ñã
chứng minh ñược rằng kháng nguyên Vi của một số chủng vi khuẩn
S.typhimurium ñặc hiệu có sức ñề kháng cao hơn so với các chủng vi khuẩn
Salmonella thông thường.
KN-5 dễ bị axit HCl phá hủy và tính chất ngưng kết của KN-5 hoàn toàn
bị phá hủy ở nhiệt ñộ 120
0
C, nhưng không bị phá hủy bởi cồn.
KN-Vi có sức ñề kháng cao với cồn và axit HCl, kháng nguyên Vi không
liên quan gì tới ñộc lực của vi khuẩn nhưng ñóng vai trò chính trong việc tạo
miễn dịch chủ ñộng và thụ ñộng ở người và vật.

×