Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo trình hướng dẫn thực hiện chính sách bảo đảm ngân quỹ cho ngân hàng từ các khoản vay vốn phần 4 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.76 KB, 5 trang )

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
62
Có thể đợc sử dụng nh một cách điều chỉnh lợng vốn sử dụng. Khi
không cần thiết, doanh nghiệp có thể mua lại các trái phiếu, tức là giảm số vốn
vay.
Doanh nghiệp có thể thay nguồn tài chính do phát hành trái phiếu loại này
bằng một nguồn tài chính khác thông qua mua lại các trái phiếu đó.
Tuy nhiên, nếu không có những hấp dẫn nào đó thì trái phiếu này không
đợc a thích.
d- Chứng khoán có thể chuyển đổi
Các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty Mỹ, thờng phát hành những
chứng khoán kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi đợc. Nói chung, sự
chuyển đổi và lựa chọn cho phép các bên (doanh nghiệp, ngời đầu t) có thể lựa
chọn cách thức đầu t có lợi và thích hợp.
Có một số hình thức chuyển đổi, ở đây chỉ đề cập hai loại:
Giấy bảo đảm (warrant): Ngời sở hữu giấy bảo đảm có thể mua một số
lợng cổ phiếu thờng, đợc quy định trớc với giá cả và thời gian xác định.
Trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) là loại trái phiếu cho phép có
thể chuyển đổi thành một số lợng nhất định các cổ phiếu thờng. Nếu thị giá của
cổ phiếu tăng lên thì ngời giữ trái phiếu có cơ may nhận đợc lợi nhuận cao.


Câu hỏi ôn tập

1. Vốn của doanh nghiệp và phơng thức huy động? Liên hệ thực tiễn Việt
Nam.
2. Đối với một doanh nghiệp, sử dụng nợ chỉ có lợi chứ không có hại. Hãy
bình luận.
3. Đối với một doanh nghiệp, chính sách tài trợ tối u là chính sách tài trợ


bằng vốn chủ sở hữu. Hãy bình luận.

Chơng 4:
Quản lý đầu t của doanh nghiệp

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
63
Chơng 4
quản lý đầu t của doanh nghiệp


4.1. Đầu t và vai trò của hoạt động đầu t đối với doanh
nghiệp
4.1.1. Khái niệm
Đầu t là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng
trởng của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu t, doanh nghiệp bỏ vốn dài
hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những
mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này đợc thể hiện tập trung thông qua việc
thực hiện các dự án đầu t.
Dự án đầu t là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục
tiêu, phơng pháp và phơng tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong
muốn. Nội dung của dự án đầu t đợc thể hiện trong luận chứng kinh tế -
kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực, chính xác kết quả nghiên cứu về
thị trờng, môi trờng kinh tế - kỹ thuật và môi trờng pháp lý, về tình hình
tài chính v.v
Để có thể đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu,
doanh nghiệp cần có chiến lợc trong việc tìm kiếm và lựa chọn các dự án
đầu t. Nếu không có những ý tởng mới và dự án đầu t mới, doanh nghiệp
sẽ không thể tồn tại và phát triển, đặc biệt là trong môi trờng cạnh tranh
khốc liệt hiện nay. Hớng phát triển cho những sản phẩm mới, kéo dài tuổi

thọ của sản phẩm hay làm tăng khả năng thu lợi của sản phẩm hiện có là
những vấn đề các nhà quản lý tài chính luôn tìm kiếm lời giải đáp.
4.1.2. Phân loại đầu t
Tuỳ theo các mục đích khác nhau, có thể phân loại đầu t của doanh
nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Theo cơ cấu tài sản đầu t, có thể phân
loại đầu t của doanh nghiệp thành:


Giáo trình Tài chính doanh nghiệp

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
64
Đầu t tài sản cố định
Đây là các hoạt động đầu t nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản
cố định của doanh nghiệp. Đầu t tài sản cố định thờng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng đầu t của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.
Loại đầu t này bao gồm: đầu t xây lắp; đầu t mua sắm máy móc thiết bị;
đầu t tài sản cố định khác. Các tài sản cố định đợc đầu t có thể là tài sản
cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình.
Đầu t tài sản lu động
Đây là khoản đầu t nhằm hình thành các tài sản lu động cần thiết để
đảm bảo cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp đợc
tiến hành bình thờng. Nhu cầu đầu t tài sản lu động phụ thuộc vào đặc
điểm của hoạt động sản xuất - kinh doanh, vào nhu cầu tăng trởng của
doanh nghiệp.
Đầu t tài sản tài chính
Các doanh nghiệp có thể đầu t vào các tài sản tài chính nh mua cổ
phiếu, trái phiếu, hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp
khác. Hoạt động tài chính ngày càng có tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi
ích cho các doanh nghiệp.

Phân loại đầu t theo cơ cấu tài sản đầu t có thể giúp các nhà quản lý
tài chính xây dựng một kết cấu tài sản thích hợp nhằm đa dạng hoá đầu t,
tận dụng đợc năng lực sản xuất và năng lực hoạt động, đồng thời nâng cao
hiệu quả hoạt động đầu t.
Căn cứ theo mục đích đầu t, có thể phân loại đầu t thành: đầu t
tăng năng lực sản xuất; đầu t đổi mới sản phẩm; đầu t đổi mới thiết bị;
đầu t mở rộng sản xuất kinh doanh; đầu t nâng cao chất l
ợng sản phẩm;
đầu t mở rộng thị trờng tiêu thụ sản phẩm; v.v Việc phân loại này có thể
giúp cho các nhà quản lý tài chính xác định hớng đầu t và kiểm soát đợc
tình hình đầu t theo những mục tiêu đã định.
Chơng 4:
Quản lý đầu t của doanh nghiệp

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
65
4.1.3. ý nghĩa và các nhân tố ảnh hởng tới quyết định đầu t
4.1.3.1. ý nghĩa của quyết định đầu t
Đầu t là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lợc đối với
doanh nghiệp. Về mặt tài chính, đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác
động lớn tới hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm của
các dự án đầu t là thờng yêu cầu một lợng vốn lớn và sử dụng vốn trong
một thời gian dài, do đó, các dự án thờng bị lạc hậu ngay từ lúc có ý tởng
đầu t. Sai lầm trong việc dự toán vốn đầu t có thể dẫn đến tình trạng lãng
phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Vì
vậy, quyết định đầu t của doanh nghiệp là quyết định có tính chiến lợc,
đòi hỏi phải đợc phân tích và cân nhắc kỹ lỡng các nhân tố ảnh hởng.
4.1.3.2. Các yếu tố ảnh hởng đến quyết định đầu t
- Chính sách kinh tế. Trên cơ sở luật pháp về kinh tế và các chính
sách kinh tế, Nhà Nớc tạo môi trờng và hành lang cho các doanh nghiệp

phát triển sản xuất - kinh doanh và hớng các hoạt động của doanh nghiệp
phục vụ cho chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi thời kỳ. Sự thay
đổi trong chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ có ảnh hởng rất lớn
đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó cần dự báo đợc những thay đổi
trong chính sách kinh tế và đánh giá đợc những ảnh hởng của yếu tố này
đến hoạt động của doanh nghiệp trong tơng lai. Đặc biệt, doanh nghiệp cần
tận dụng các yếu tố khuyến khích trong chính sách phát triển kinh tế.
- Thị trờng và cạnh tranh. Muốn tồn tại và phát triển, sản phẩm của
doanh nghiệp phải đáp ứng các nhu cầu của ngời tiêu dùng. Không những
thế, doanh nghiệp phải định hớng nhu cầu cho các khách hàng tiềm năng
đối với các sản phẩm hiện có và các sản phẩm mới. Việc nghiên cứu thị
trờng quyết định khả năng tồn tại và phát triển của các sản phẩm, từ đó
quyết định tới hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác,
doanh nghiệp cần quan tâm tới khả năng của các đối thủ cạnh tranh, của
những sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Các nghiên
cứu về thị trờng, về các yếu tố cạnh tranh phải đợc luận giải chi tiết trong
luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
66
- Chi phí tài chính. Sự thay đổi về lãi suất và chính sách thuế sẽ có
ảnh hởng rất lớn đến kết cấu vốn và dự toán vốn của doanh nghiệp. Những
yếu tố này cũng ảnh hởng đến hiệu quả hoạt động đầu t. Việc dự báo
chính xác sự thay đổi trong chính sách thuế và lãi suất sẽ có thể làm giảm
rủi ro cho hoạt động đầu t.
- Tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Yếu tố này sẽ ảnh hởng tới việc lựa
chọn các trang thiết bị, phơng pháp khấu hao tài sản cố định, chất lợng và
giá thành sản phẩm, v.v Việc sai lầm trong dự báo tiến bộ khoa học - kỹ
thuật có thể ảnh hởng đến tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu t.

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp. Quyết định đầu t phải đợc
xem xét trong giới hạn về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp và dự
báo các nhu cầu đầu t trong tơng lai. Việc bỏ vốn trong hiện tại sẽ làm
doanh nghiệp mất đi khả năng đầu t mới trong các thời điểm tiếp theo.
Doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới dự báo khả năng huy động vốn để đáp
ứng các nhu cầu đầu t trong tơng lai, từ đó có sự phân tích và lựa chọn các
phơng thức, các công cụ huy động vốn thích hợp.
4.2. Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu t
4.2.1. Chỉ tiêu Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Phân tích tài chính một dự án đầu t là phân tích căn cứ trên các luồng
tiền của dự án. Sau khi tính đến các yếu tố, chúng ta có thể xây dựng đợc
một dãy các luồng tiền trong các năm của dự án nh sau:
Năm 0 1 2 t
Luồng tiền C
0
C
1
C
2
C
t
Đối với các dự án thông thờng, C
0
là chi phí đầu t ban đầu, còn lại là
luồng tiền ròng do dự án mang lại trong các năm hoạt động.
Trên cơ sở các luồng tiền đợc dự tính, các chỉ tiêu về tài chính đợc
tính toán làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu t.
Giá trị hiện tại ròng. Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa giá trị
hiện tại của các luồng tiền dự tính dự án mang lại trong thời gian kinh tế của
dự án và giá trị đầu t ban đầu. Do vậy, chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng

thêm (khi NPV dơng) hoặc giảm đi (khi NPV âm) nếu dự án đợc chấp
nhận.

×