Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

ảnh hưởng của thức ăn cyclop - eeze và ez - larva giàu hufa lên tỷ lệ sống và sự sinh trưởng của ấu trùng cua xanh (scylla paramamosain) giai đoạn zoea trong sản xuất giống tại ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.69 KB, 48 trang )


0
Lời cảm ơn

ời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa
Nuôi Trồng Thuỷ Sản và quý thầy cô đã dạy dỗ tôi trong suốt thời gian
tôi học ở trường .
Xin cảm ơn thầy giáo Tiến Só Nguyễn Đình Mão và Kó Sư Đoàn Văn Tùng
(GĐ công ty TNHH Thuỷ Sản Hoàn Vũ ), là những người trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này .
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè và anh chò em công nhân của công ty TNHH
Hoàn Vũ. Đã động viên và luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
này.
Chính nhờ sự giúp đỡ này mà tôi đã hoàn thành đợt thực tập của mình một
cách thành công tốt đẹp. Tôi xin chân thành ghi nhận tất cả sự giúp đỡ nhiệt tình
trên và qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất .
Nha Trang, Ngày10 Tháng11 Năm 2005
Sinh viên thực hiện.

TRỊNH VĂN DỰ






L

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

1



MỞ ĐẦU.
Cua Biển là loại hải sản có kích thước lớn, giá trò kinh tế cao và nhu cầu
tiêu dùng xuất khẩu lớn. Chúng sống ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, phân bố ở
biển Ấn Độ – Tây Thái Bình Dương. Là đối tượng nuôi có giá trò kinh tế ở nhiều
nước.
- Việt Nam có nguồn lợi cua Biển phong phú, loài cua Biển phân bố ở nước
ta chủ yếu là loài cua Xanh ( Scylla Paramamosain ). Những năm gần đây, do
nuôi đối tượng tôm sú gặp nhiều rủi ro, không còn thuận lợi và hiệu quả như
trước, đồng thời nhu cầu tiêu thụ cua thòt trong nước và xuất khẩu tăng lên, nên
nghề nuôi cua đã phát triển ở nhiều đòa phương trong cả nước.
- Do nhu cầu phát triển nghề nuôi quá lớn nên đã nảy sinh khó khăn là việc
giải quyết nguồn cua giống. Hiện nay, hầu như toàn bộ cua giống để nuôi đều
dựa chủ yếu vào khai thác con giống từ ngoài tự nhiên.
- Để giải quyết vấn đề cua giống, từ năm 1998 đến nay viện nghiên cứu
NTTS II, Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản III ( nay là viện nghiên cứu NTTS III ),
một số trường Đại học như trường Đại học Cần Thơ đã sản xuất thành công cua
giống nhân tạo, nhưng đa số tỷ lệ sống từ giai đoạn Zoea1 đến Cua 1 còn thấp (
dưới 10% ) và vẫn phải còn tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình.
- Một trong những lý do làm cho tỷ lệ sống của ấu trùng cua Xanh, trong sản
xuất giống nhân tạo, còn thấp là vì chưa cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng tối ưu
của chúng, nhất là các acid béo không no thiết yếu HUFA ( EPA, DHA và ARA
). Ngoài ra, kích cỡ mồi, tốc độ vận động ( thức ăn tươi sống ), khả năng trôi nổi
và chìm lắng ( thức ăn tổng hợp và chế biến ), mật độ các loại thức ăn đủ để tần
số bắt gặp giữa ấu trùng và thức ăn là cao nhất, nhưng không gây nhiễm bẩn môi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

2
trường nuôi, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và sự phát triển của ấu
trùng giai đoạn Zoea.

- Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “ Ảnh hưởng của thức ăn Cyclop-
eeze và Ez-larva giàu HUFA lên tỷ lệ sống và sự sinh trưởng của ấu trùng
cua Xanh (Scylla paramamosain) giai đoạn Zoea trong sản xuất giống tại
Ninh Thuận” được chúng tôi đề xuất thực hiện, với các nội dung chính sau:
Thử nghiệm thay thế thức ăn cho ấu trùng cua xanh giai đoan Zoea hiện
sử dụng bằng các loại thức ăn giàu HUFA khác nhau:
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn giàu HUFA là Cyclop – eeze đông
khô(Freeze – Dried grade # 0) lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng Zoea,
khi thay thế một phần hoặc hoàn toàn một trong những loại thức ăn tươi sống và
chế biến hiện đang sử dụng.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn (Ez – Larva) dạng lỏng giàu HUFA
lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng Zoea, khi thay thế một phần hoặc hoàn
toàn một trong những loại thức ăn tươi sống và chế biến hiện đang sử dụng.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn giàu HUFA là Cyclop – Eeze đông
khô (Freeze – Dried Grade # 0) và ( Ez – Larva) dạng lỏng giàu HUFA lên tỷ lệ
sống và sinh trưởng của ấu trùng Zoea, khi thay thế một phần hoặc hoàn toàn
một trong những loại thức ăn tươi sống và chế biến hiện đang sử dụng.
+ So sánh tỷ lệ sống và thời gian biến thái sinh học của ấu trùng khi sử dụng
các loại thức ăn khác nhau.
+ Kết luận và đề suất ý kiến.



PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

3
PHẦN I– TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU CUA XANH (SCYLLA PARAMAMOSAIN)
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
Cua Xanh (Scylla paramamosain) là loài có kích thước lớn, được coi là loài

đặc sản bởi hàm lượng mỡ thấp, prôtêin cao, dồi dào về khoáng vi lượng và
vitamin đặc biệt là những con cua cái đang có buồng trứng ở giai đoạn phát triển
tốt. Cua Xanh sống ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, phân bố ở biển Ấn Độ –
Tây Thái Bình Dương, là đối tượng nuôi thuỷ sản có giá trò kinh tế ở nhiều nước.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về: vòng đời, đặc điểm sinh lý,
sinh thái, kỹ thuật sản xuất nhân tạo, sự tác động của các yếu tố môi trường: t
o
, S‰ …
Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu của một số Viện và Trường Đại
học. Có thể khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước như sau:
I. Tình hình nghiên cứu thế giới:
1. Nghiên cứu xác đònh lại các loài trong giống cua Scylla:
Trải qua một thời gian dài người ta tranh luận cua Xanh chỉ có một loài đó
là Scylla Serrata. Việc tách loài Scylla Serrata thành 4 loài theo cách đặt tên của
một số nhà phân loại học như sau: S. Serrata (Forskal; 1775), S. Tranquebarica
(Fabricius; 1798), S. Olivacea (Herbst; 1796), S. Paramamosain (Estampador;
1949). Cách đặt tên này chưa được sự thống nhất cao vì người ta cho rằng sự
khác nhau về hình thái là do môi trường sống tạo lên. Trong 2 năm 1998 và
1999. Công trình nghiên cứu của Dr. Ketaut Sugama; Dr. John; H. Hutapea; Dr.
Clive; P. Keenan. Nghiên cứu về đặc điểm di truyền, cấu trúc gen và đặc điểm
hình thái ngoài để xác đònh chính xác 4 loài cua trong giống Scylla đã được công
bố trước đây. Sự nghiên cứu đặc điểm hình thái ngoài và cấu trúc gen đã giúp
chúng ta khẳng đònh chính xác từng loài trong giống Scylla.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

4
Error!
















Hình 1: Đặc điểm hình thái ngoài của một số loài cua
Ở Việt Nam, cua Xanh phân bố rất rộng, tuỳ theo từng đòa phương người ta
gọi tên khác nhau như: Cua Xanh, cua Biển, cua Bùn, cua Chuối, cua Lửa, cua
Sú… Hệ thống phân loại cuả đối tượng như sau:
Ngành: Arthropoda.
Lớp: Crustacea.
Lớp phụ: Malacostraca.
Bộ: Decapoda.
Họ: Portanidea.
Giống: Scylla.
Loài: Scylla paramamosain.
XS.
S. paramamosain


S. tranquebarica



S. serrata

S. olivacea

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

5
Loài này là một trong những loài cua biển có kích thước lớn. Cua có thân
hình dẹp theo hướng lưng bụng và chia làm hai phần: đầu ngực và lưng bụng.
Mặt lưng của cua có màu xanh của lá sú vẹt già hay gần giống với màu xanh
bùn. Mặt bụng có màu vàng trắng, toàn thân được phủ một lớp vỏ kitin dày.
2. Sinh học sinh sản:
- Từ những năm 1940 đã có những công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh
học sinh sản. Người mà được nhiều tác giả trích dẫn là Ariola F.J.1940, Ông đã
nghiên cứu về vòng đời của cua xanh và nhận thấy: Cua Xanh sinh trưởng và
phát triển ở vùng nước lợ có độ mặn thấp, sau khi giao vó có quá trình di cư đến
vùng cửa sông để đẻ trứng, ấu trùng Zoea sống ở biển. Trong thời gian nuôi thí
nghiệm 168 ngày đã xảy ra đến 12 – 15 lần lột xác: Hoạt động đẻ trứng diễn ra
quanh năm với mùa vụ sinh sản chính xuất hiện vào tháng 5 – tháng 7, sự thụ
tinh xảy ra nội tại bên trong cơ thể.
- Các công trình của ông K.S (1964 - 1966) đã nghiên cứu về sự thành thục
giới tính và quá trình phát triển từ giai đoạn phôi đến giai đoạn Megalope. Từ
kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận: Cua Xanh thành thục ở năm tháng tuổi ứng
với chiều rộng của giáp đầu ngực là 11,42cm. Trong khi đó Anon, 1984 nghiên
cứu về vòng đời của cua Xanh cho rằng: Sự thành thục giới tính là từ 1,5 – 2,5
năm.
Kích thước và trọng lượng của cua Xanh ở giai đoạn thành thục cua đực có
trọng lượng từ 350g ứng với chiều rộng của giáp đầu ngực từ 10 – 11cm trở lên.
Cua cái đạt trọng lượng trên 250g và chiều rộng của giáp đầu ngực 11,5 – 12 cm.
(Norman J. Quin, Barnara L. Kojis 1978).

Mô tả về hoạt động giao vó và đẻ trứng: Sự bắt cặp giao vó xảy ra vài giờ
trước khi con cái lột xác để giao vó, sự giao vó thực sự xảy ra khi con cái vừa mới
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

6
lột xác xong. Sau khi giao vó tinh trùng được lưu giữ lại trong túi chứa tinh của
con cái để thụ tinh sau này( Ông K.S 1964 – 1966). Hoạt động giao vó và đẻ
trứng xảy ra quanh năm nhưng diễn ra mạnh nhất vào mùa xuân trừ những tháng
có nhiệt độ dưới 22
o
C (M.P Heasman, D.R . Fielder, R.K. Shepherd, 1985). Sử
dụng màu sắc và kích thước của tuyến sinh dục làm chỉ tiêu đánh giá mức độ
thành thục tinh dục, giá trò chỉ số thành thục được tính theo công thức sau:
GSI = (Trọng lượng buồng trứng/ Trọng lượng toàn thân) x 100%.
Khi có trên 50% số cá thể có trong mẫu được kiểm tra có tuyến sinh dục
thành thục thì kích thước tương ứng được xem như là kích thước thành thục của
loài ( Norman J. Quin, Barnara L. Kojis 1978).
Xác đònh khả năng chòu đựng về độ mặn và nhiệt độ của ấu trùng cua Xanh
giai đoạn Zoea, một số công trình nghiên cứu cho rằng: Ở nhiệt độ trên 25
0
C và
độ muối dưới 17‰ là nguyên nhân chính gây ra sự chết hàng loạt của ấu trùng
cua Xanh. Vì vậy, ấu trùng Zoea không thích hợp sống ở điều kiện vùng cửa
sông. Kết qủa nghiên cứu của Hill 1974 cho thấy: Ở nhiệt độ dưới 10
0
C, ấu trùng
không hoạt động, vì vậy 10
0
C có thể được coi là giới hạn nhiệt độ thấp nhất. Dựa
trên các kết quả nghiên cứu. Chen H.C… Jeng K.H… 1980, Thạch 1998 nhận đònh:

nhiệt độ từ 26
0
C – 30
0
C, độ muối từ 25 - 30‰ được coi là điều kiện thích hợp
nhất cho sự phát triển của ấu trùng cua xanh.
Khi nghiên cứu về thức ăn và các giai đoạn biến thái của ấu trùng, hầu như
tất cả các công trình nghiên cứu đều khẳng đònh:
+ Thức ăn dùng để ương nuôi ấu trùng trong qúa trình thí nghiệm gồm có:
Nauplius của Artemia, Brachionus, men bánh mỳ, Copepoda, tảo lục (Chlorella),
tảo khuê (Chaetoceros, Skenetonema costatum), thòt, nhuyễn thể.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

7
+ Thời kỳ biến của ấu trùng cua Xanh đều trải qua 2 giai đoạn :
· Đặc điểm hình thái của giai đoạn Zoea:
Ấu trùng Zoea nở ra là bơi lội được ngay và hướng quang mạnh. Ấu trùng
gồm hai phần: Phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực gần như tròn, có một
gai lưng, một gai trán và hai gai bên, một đôi mắt kép màu đen, hai đôi anten 1
và 2, một đôi hàm dưới lớn, hai đôi hàm nhỏ và hai đôi chân hàm. Phần bụng dài
nhỏ có 6 đến 7 đốt, đốt đuôi chẻ làm 2. Ấu trùng sống phù du, hoạt động nhờ
chân hàm và sự co dãn của phần bụng, ăn các loại tảo đơn bào, luân trùng, ấu
trùng không đốt Artemia. Nhiệt độ nước trong khoảng 26-30
0
C (Trung bình
28
0
C). Độ mặn 28-31‰, sau 16-18 ngày, ấu trùng Zoea trải qua 5 lần lột xác để
thành ấu trùng Megalope.




Hình 2: Vòng đời của cua Xanh Scylla paramamosain.
Bảng 1: Các chỉ tiêu hình thái bên ngoài để phân biệt các giai đoạn Zoea.
Cua c
á
i th
à
nh
thucth

c

Cua con
trứng

Zoea1

Zoea1

Zoea1

Cua 1

Zoea5

Megalope

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


8

Giai đoạn
phát triển
Đặc điểm bên ngoài
Kích thước
TB(mm)
Zoea 1

Zoea 2

Zoea 3


Zoea 4


Zoea 5



Đôi mắt kép màu đen chưa có cuống mắt. Kết thúc giai
đoạn Zoea 1 từ 5 – 6 ngày.
Giống như Zoea 1 nhưng khác nhau về kích thước. Kết
thúc giai đoạn Z 2 từ 4-5 ngày.

Mắt lớn hơn, đã hình thành cuống mắt nhưng chưa phân
đốt, chưa có mầm chân bụng. Kết thúc giai đoạn Z3 từ
3-4 ngày.


Hình thành mầm chân bụng, cuống mắt đã phân đôi.
Kết thúc giai đoạn Z4 từ 3-4 ngày


Chân bụng phát triển chẻ đôi thành hai, mép ngoài
chân bụng có lông tơ . kết thúc giai đoạn Z5 từ 3-4
ngày
1,25

1,53

1,93


2,75


3,67


· Giai đoạn Megalope: Thời gian kết thúc giai đoạn Megalope là từ 7-12
ngày.
Đặc điểm hình thái của giai đoạn Megalope: Bơi lội rất nhanh nhẹn, đôi
chân bò biến thành đôi càng to khoẻ và có khả năng chủ động tấn công con mồi.
Ba đôi chân bò kế tiếp có hình thành móng vuốt, đôi chân bò thứ 5 hình thành
mái chèo nhưng chưa hoàn chỉnh, phần bụng có xu hướng thoái hoá dần và gập
lại mặt bụng của phần giáp đầu ngực. Megalope có thể bò trên nền đáy hoặc
bám vào các vật thể trong nước. Megalope bắt mồi tích cực, ăn ấu trùng Artemia,
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


9
các loại thức ăn chế biến: Thòt, cá, nghêu xay nhuyễn… trong điều kiện thí
nghiệm, nhiệt độ nước 26-30
0
C (Trung bình 28
0
C). Độ mặn 20-25‰, sau 8-10
ngày Megalope lột xác biến thành cua bột 1.
3. Sinh sản nhân tạo:
- Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản, nhiều tác giả đã thử
nghiệm cho cua Xanh đẻ và ương nuôi ấu trùng trong điều kiện nhân tạo. Năm
1974 BRICK. R.W đã thử nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của chất lượng nước, thuốc
kháng sinh, Phytoplankton và thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng cua Xanh S.
Serrata ( Forskal). Qua kết quả nghiên cứu tác giả kết luận: Ấu trùng cua Xanh
đã được nuôi thành công khi sử dụng phối hợp giữa thuốc kháng sinh-
Phytoplankton – Nauplius của Artemia. Tảo Chlorella có tác dụng làm tăng tỷ lệ
sống của ấu trùng. Nauplius của Artemia được coi là thức ăn thích hợp nhất, lọc
nước và khử trùng nước bằng tia cực tím không làm thay đổi tỷ lệ sống của ấu
trùng. Nhiệt độ nước từ 26 – 30
0
C, độ mặn 25-30‰ và PH = 7,0 – 8,5 được coi là
những điều kiện thích hợp để ương nuôi ấu trùng cua Xanh (Cheng, H.C, Jeng,
K.H 1980). Năm 1983, Heasman, M.P và Fielder, D.R đã thử nghiệm cho đẻ ở
phòng thí nghiệm và nuôi đại trà cua Xanh từ giai đoạn Zoea đến cua bột, tác giả
cho rằng: Cần duy trì chất lượng nứơc bằng hệ thống lọc nước tuần hoàn, các
điều kiện nhiệt độ nước 27
0
C, độ mặn 30±2‰, mật đôï thức ăn từ 5-30 con/lít
(Nauplius của Artemia) được coi là điều kiện thích hợp cho quá trình ương nuôi
ấu trùng. Với các điều kiện như trên thì thời gian chuyển từ Zoea đến cua bột là

30 ngày, tỷ lệ sống của các giai đoạn Zoea đạt từ 1-4% (Heasman, M.P và
Fielder, D.R 1983).
- Tuy những kết quả nghiên cứu của các tác giả nói trên đã miêu tả các đặc
điểm sinh học sinh sản, kỹ thuật cho đẻ, ương nuôi các giai đoạn ấu trùng, thức
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

10
ăn, nhiệt độ nước, độ muối, chất lượng nước, ảnh hưởng của thuốc kháng sinh…
đến đối tượng nghiên cứu. Những sự miêu tả đó có tính chất khái quát để áp
dụng vào sản xuất đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể chi tiết phù hợp với
từng điều kiện sinh thái của từng vùng đòa lý và từng thuỷ vực.
4. Môi trường sống:
- Cua Xanh sống thích nghi ở môi trường rừng đước ngập mặn. Vùng cửa
sông, đầm phá, các nơi đó có chất đáy là bùn cát, bùn pha đất sét thích hợp cho
việc đào hang, sống vùi mình trong bùn vì thế người ta gọi cua Xanh là cua bùn.
Một số loài trong giống cua Xanh thích nghi sống dọc bờ biển. Nơi có mức thuỷ
triều lên xuống nhưng ở độ muối cao và ổn đònh như loài S. Serrata (Clive P.
Keenan, 1999). Các loài còn lại sống ở những vùng cửa sông, rừng ngập mặn,
nơi có độ muối thay đổi (Clive P. Keenan, 1999).
5. Phân bố:
- Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Clive P. Keenan, Peter J.F,
Davie, David L. Mann(1998) cua Xanh phân bố ở vùng biển Ấn Độ-Tây Thái
Bình Dương, biển Ấn Độ Dương, biển Đỏ, Vònh Rchard, Nam Phi, Đông và Tây
Úc, biển Arafura, Darwin, Timor, Indonesia, New Caledonia, Philippin, Japan,
Đài Loan, biển Nam Trung Hoa, Singapore, Malaysia, Cambodia, Việt Nam…
II. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
1. Tình hình nghiên cứu chung trong nước:
- Việt Nam có nguồn cua biển phong phú, những năm gần đây do nhu cầu
tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu tăng lên, nên cùng với việc khai thác, nghề
nuôi cua đã phát triển ở nhiều đòa phương. Tuy nhiên sản lượng cua thương phẩm

có xu hướng giảm dần do không có con giống vì giống cua nuôi hầu như phải dựa
chủ yếu vào khai thác tự nhiên.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11
- Để giải quyết vấn đề cua giống, Bộ Khoa học – Công nghệ và Bộ Thuỷ
Sản đã quan tâm và giao nhiệm vụ cho các Viện Nghiên Cứu triển khai thực hiện
từ những năm 1980, nhưng ở thời điểm đó các tác giả như Nguyễn Văn Chung,
Serenen, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về đònh loại loài và một số đặc điểm
sinh học làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này. Trong những năm đầu của
thập kỷ 90, các tác giả như Hoàng Đức Đạt, Đoàn Văn Đẩu, Nguyễn Cơ Thạch,
đã tích cực nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống, vơi
mong muốn tìm ra qui trình sản xuất cua giống nhân tạo, song kết quả đạt được
vẫn còn hạn chế (Nguyễn Cơ Thạch và CTV, 2000).
- Năm 1998, Trung Tâm Nghiên Cứu Thuỷ Sản III (Nay là Viện Nghiên
Cứu NTTS III) thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và xây dựng qui
trình kỹ thuật sản xuất giống cua Xanh loài Scylla paramamosain”. Qua 3
năm thực hiện, đến cuối năm 2000, Nguyễn Cơ Thạch và CTV đã nghiên cứu
sản xuất cua giống thành công, viết báo cáo khoa học và đề tài đã được nghiệm
thu. Từ đó đến nay, chủ yêu là trong năm 2004, Viện Nghiên Cứu NTTS III đã
và đang chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho một số trung tâm khuyến ngư
các tỉnh: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Đònh, Thừa Thiên Huế, Bến Tre. Tuy
nhiên, do tỷ lệ sống các giai đoạn ấu trùng còn rất thấp (Từ giai đoạn Z1 đến
Cua 1 trung bình đạt dưới 10%), nên lượng cua giống nhân tạo sản xuất ra chưa
đáng kể, chưa trở thành nguồn cung cấp giống cho nuôi thương phẩm.
Ngoài ra, một số cơ quan nghiên cứu khác như Viện Nghiên Cứu NTTS II,
Trường Đại học Cần Thơ, cũng đã sản xuất thành công cua giống nhân tạo,
nhưng đa số tỷ lệ sống từ giai đoạn Z1 đến Cua 1 cũng còn rất thấp và vẫn phải
còn tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện qui trình.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


12
- Lý do làm cho tỷ lệ sống của ấu trùng cua Xanh trong sản xuất giống nhân
tạo còn thấp là vì khi biến thái từ Z2 sang Z3, ấu trùng thường chết hơn 80% (
Nguyễn Cơ Thạch và CTV, 2000). Có thể ta chưa xác đònh đúng và cung cấp đủ
nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của chúng, nhất là chưa sử dụng đúng loại thức ăn để
đáp ứng đòi hỏi về kích cỡ mồi, tốc độ vận động ( thức ăn tươi sống ), khả năng
trôi nổi và chìm lắng ( thức ăn tổng hợp và chế biến ), mật độ các loại thức ăn
đủ để tần số bắt gặp giữa ấu trùng và thức ăn là cao nhất, nhưng không gây
nhiễm bẩn môi trường nuôi, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và sự
phát triển của ấu trùng giai đoạn Zoea.
Đối với ấu trùng Megalope, tỷ lệ sống đến cua 1 có cao hơn giai đoạn
Zoea(>50%), nhưng vấn đề thành phần dinh dưỡng và kích cỡ mồi, tốc độ vận
động ( thức ăn tươi sống ), khả năng trôi nổi và chìm lắng ( thức ăn tổng hợp và
chế biến ), cũng tác động không nhỏ đến tỷ lệ sống và sự sinh trưởng của chúng
(Nguyễn Cơ Thạch và CTV, 2000).
- Gần đây, năm 2004, Trương Trọng Nghóa (Trường Đại học Cần Thơ) đã
nghiên cứu sâu hơn về vấn đề dinh dưỡng của ấu trùng cua biển trong sản xuất
giống, đồng thời đưa ra nhận đònh các HUFA (EPA, DHA và ARA) với một tỷ lệ
cân bằng sẽ làm tăng tỷ lệ sống, cải thiện sự sinh trưởng và phát triển của ấu
trùng. Nhưng tác giả cũng vẫn chưa đưa ra được chủng loại, tỷ lệ phối kết hợp
các loại thức ăn để có chế độ cho ăn một cách hợp lý nhất, nhằm nâng cao tỷ lệ
sống và sự sinh trưởng của ấu trùng cua biển giai đoạn Zoea và Megalope.
Rõ ràng cũng giống như giai đoạn Zoea của ấu trùng tôm sú ở thập niên 80
thế kỷ XX, việc tìm ra tảo khuê và sau đó sản xuất thức ăn tổng hợp để thay thế
nó và ổn đònh sản xuất đến ngày nay, để giải quyết vấn đề nan giải về tỷ lệ sống
của Zoea tôm sú thời bấy giờ. Vì vậy, vấn đề dinh dưỡng cho ấu trùng cua Xanh
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

13

còn cần nghiên cứu nhiều hơn và sâu hơn nữa, và chắc chắn rằng chúng ta sẽ
nhanh chóng phát triển và áp dụng vào qui trình sản xuất cua giống nhân tạo
nhằm đáp ứng kòp thời cho nuôi cua thương phẩm trong nước.
2. Tình hình sản xuất giống cua Xanh (Scylla paramamosain) tại Công ty
TNHH Thuỷ Sản Hoàn Vũ- Ninh Thuận:
- Công Ty TNHH Thuỷ Sản Hoàn Vũ là một công ty chuyên sản xuất giống
tôm sú của Ninh Thuận. Do tình hình những năm gần đây nghề sản xuất tôm sú
giống gặp rất nhiều khó khăn về giá cả thò trường và dòch bệnh. Để đa dạng các
đối tượng sản xuất thì năm 2004, công ty TNHH Thuỷ Sản Hoàn Vũ đã tiến hành
thí nghiệm sản xuất giống cua xanh nhân tạo. Với lợi thế là cơ sở hạ tầng của trại
sản xuất tôm có sẵn và vùng biển Ninh Thuận rất phù hợp cho việc sản xuất
giống Hải sản ( tôm, cua ), nếu thí nghiệm thành công thì rất thuận tiện cho việc
sản xuất đại trà.
- Kết quả sản xuất cua Xanh tại công ty TNHH Hoàn Vũ: Do nghiên cứu
mang tính chất thí nghiệm, đồng thời chưa được chuyển giao công nghệ. Và do
phải bố trí các thí nghiệm từ đầu nên kết quả sản xuất thí nghiệm còn nhiều hạn
chế. Tuy nhiên, thí nghiệm cũng đạt được một số kết quả khả quan được trình
bày qua bảng sau.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

14
Bảng 2: Kết quả sản xuất giống cua xanh năm 2004 tại công ty TNHH Thuỷ
Sản Hoàn Vũ.
Kết quả sản xuất Số đợt thí
nghiệm
Zoea1
(tổng số)
Megalope
( tổng số )
Cua1

( tổng số )
Năng suất
( con/m
3
)
Tỷ lệ sống
từ Z1-cua1
(%)
1
2
3
4
5
6
200.000
200.000
200.000
200.000
200.000
200.000
28.100
22.900
19.500
12.800
5.250
3.850
6.080
4020
2800
2060

0
0
1520
1005
800
515
0
0
3.04
2.01
1.40
1.03
0
0
Chú thích:
* Mỗi hồ thể tích là 4m
3
, mật độ 50 Zoea/l.
* Các hồ thí nghiệm 5 và 6 do Megalope còn nên xả bỏ, không nuôi tiếp.
Sang năm 2005 công ty vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nhằm nâng cao tỷ lệ
sống của ấu trùng và hoàn thiện quy trình sản xuất giống để đưa vào sản xuất
giống đại trà.









PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

15
PHẦN II –PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
I. Phương pháp nghiên cứu:
1. Đòa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu:
v Đòa điểm: Tại Công ty TNHH Thuỷ Sản Hoàn Vũ (Phan Rang – Ninh
Thuận).
v Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 8/9 – 10/11/2005.
v Đối tượng nghiên cứu: Ấu trùng cua Xanh ( Scylla paramamosain ) giai
đoạn Zoea.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm:















Cua mẹ



Zoea1
Nghiệm thức 1.

Lô đối chứng sử
dụng thức ăn
hiện có của qui
trình
Nghiệm thức 2.

Thay thế thức
ăn hiện có bằng
Cyclop - eeze
Nghiệm thức 3

Thay thế thức
ăn hiện có bằng
Ez - larva
Nghiệm thức 4

Thay thế thức
ăn hiện có bằng
Cyclop – eeze +
Ez - larva

Tỷ lệ sống

Thời gian biến thái sinh học
Kết luận và đề xuất ý kiến


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

16
2.2. Dụng cụ thí nghiệm và nguyên tắc thực hiện:
2.2.1. Dụng cụ thí nghiệm:
- Các thí nghiệm được thực hiện trong xô nhựa (V = 40l/xô).
- Máy sục khí.
- Các thiết bò để đo các yếu tố môi trường: Sali kế, PH, Kiềm, test NH
3
,
nhiệt kế.
- Cân điện tử.
- Kính hiển vi quang học.
- Các hồ nuôi thức ăn tươi sống V=1m
3
.
2.2.2. Nguyên tắc thí nghiệm:
- Thực hiện theo nguyên tắc cô lập nhiều yếu tố và chỉ biến thiên 1 yếu tố.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, tất cả các yếu tố khác: Thể tích ương
nuôi, chất lượng nước ban đầu, chế độ thuỷ lý hoá, mật độ … đều bố trí giống
nhau.
- Ấu trùng Zoea thí nghiệm, cùng một mẹ. Mật độ ban đầu là như nhau
100con/l. Vậy mỗi xô là 4000 con/ xô.
- Bố trí thí nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn, có đối chứng và lặp lại 3 lần trong
cùng một không gian và thời gian.
2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm:
2.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea: Thí nghiệm
được bố trí qua bảng sau:





PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

17
Bảng 3:Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn lên tỉ lệ sống của ấu trùng Zoea

Ghi chú:Thí nghiệm được lặp lại ít nhất là ba lần
Trong đó: Thành phần thức ăn của các nghiệm thức như sau:
* Nghiệm thức 1: Đối chứng theo qui trình của Viện Nghiên Cứu NTTS III. Thức
ăn được cho ăn theo giản đồ I.





Các giai đoạn phát của ấu trùng Zoea Tỷ lệ sống (%)
Lô TN
Z1 Z2 Z3 Z4 Z5
Lô1
Lô2
Lô3
Lô4
Loại thức ăn cho ăn
Giai đoạn phát triển của ấu trùng
Z1 Z1Z2 Z2Z3 Z3Z4 Z4Z5 Z5M
Brachionus plicatilis
Nauplius của Artemia
Artemia
Tảo biển đơn bào



PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

18
Mật độ thức ăn giai đoạn Zoea ấu trùng cua Xanh nghiệm thức 1.
Mật độ các loại thức ăn
Tên tác giả
Brachionus Artemia

Phytoplankton
Nguyễn Cơ Thạch

20-25con/ml 5-20con/ml 5000-10000 Tb/ml


* Nghiệm thức 2: Thay thế Brachionus bằng thức ăn Cyclop-eeze đông khô.
Thức ăn được cho ăn theo giản đồ II.
Loại thức ăn cho ăn
Giai đoạn phát triển của ấu trùng
Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 M
Freeze-Dried Grade#0
Nauplius của Artemia
Artemia
Tảo biển đơn bào


* Nghiệm thức 3: Thay thế Brachionus bằng Ez – Larva dạng lỏng giàu HUFA.
Thức ăn được cho ăn theo giản đồ III.
Loại thức ăn cho ăn

Giai đoạn phát triển của ấu trùng
Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 M
Ez – Larva
Nauplius của Artemia
Artemia
Tảo biển đơn bào


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

19
* Nghiệm thức 4: Thay thế Brachionus và tảo biển đơn bào bằng Cyclop-eeze
và Ez – Larva dạng lỏng giàu HUFA. Thức ăn được cho ăn theo giản đồ IV.
Loại thức ăn cho ăn
Giai đoạn phát triển của ấu trùng
Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 M
Freeze-Dried Grade#0
Nauplius của Artemia
Ez – Larva
Artemia


2.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian biến thái sinh học của ấu trùng
Zoea:Thí nghiêm được bố trí qua bảng sau:
Bảng 4:Bố tri thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn lên thời gian biến thái
sinh học của ấu trùng Zoea

2.4. Quản lý và chăm sóc ấu trùng Zoea trong thời gian thí nghiệm:
2.4.1. Chuẩn bò thức ăn và phương pháp cho ăn:
- Chuẩn bò thức ăn:

+ Đối với thức ăn tươi sống: Đối với Brachionus và tảo thì phải lấy giống
thuần từ các phòng thí nghiệm (các cơ sở có uy tín). Sau đó nhân sinh khối phải
Bố trí TN theo từng nhóm
thức ăn
TG biến thái(ngày)
Lô TN
Các giai đoạn phát triển của ấu trùng

Z1 Z2 Z3 Z4 Z5
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 4
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20
đảm bảo sao cho đầy đủ số lượng và chất lượng. Đối với Artemia, ta phải kiểm
tra chất lượng Artemia và xác đònh thời gian từ khi ấp đến khi trứng nở, nên dùng
loại Artemia tốt nhất để làm thức ăn cho ấu trùng cua (Artemia Cần Thơ).
+ Đối với thức ăn công nghiệp: Ta phải xác đònh rõ về khối lượng và kích
cỡ của thức ăn để phù hợp với kích thước mồi của ấu trùng và thức ăn phải được
bảo quản nơi khô ráo để tránh nấm mốc.
- Phương pháp cho ăn:
+ Mật độ và khối lượng thức ăn:
· Đối với thức ăn tươi sống: Branchionus 20-25 con/ml.
Artemia 5-20 con/ml.
Phytoplankton 5000 -10000 TB/ml.
· Đối với thức ăn công nghiệp: Cyclop-eeze 4g/triệu Z/ngày.
Ez-Larva 4ml/triệu Z/ngày.
+ Thời gian cho ăn :

· Đối với thức ăn tươi sống: Ngày cho ăn 2 lần vào 6-7 giờ sáng và
17-18 giờ.
· Đối với thức ăn công nghiệp: Ngày cho ăn 4 lần vào 6-7 giờ ;11-12
giờ ; 17-18 giờ và 23-24 giờ.
2.4.2. Quản lý chất lượng nước:
+ Đầu Zoea 1 ta tiến hành siphon loại bỏ các ấu trùng yếu trước khi cho vào
các lô thí nghiệm.
+ Cuối Z1 đầu Z2 ta tiến hành siphon và đònh lượng. Lọc tuần hoàn 30%
lượng nước trong xô.
+ Cuối Z2 đầu Z3 ta tiến hành siphon và đònh lượng. Thay 20% nước và lọc
tuần hoàn 30% nước trong xô. Ở các giai đoạn sau cuối Z3 đầu Z4 cũng tương tự.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

21
+ Trong quá trình làm thí nghiệm ta phải thường xuyên kiểm tra các yếu tố
môi trường. Đo nhiệt độ ngày 2 lần ( 6 giờ sáng và 15 giờ chiều ). Hai ngày thì
kiểm tra PH, kiềm, NH
3
một lần. Và thường xuyên lau chùi xung quanh thành xô
và dây khí để loại bỏ các chất bẩn và thức ăn thừa…
3. Phương pháp đònh lượng:
Cua mẹ sau khi mang trứng thì được vệ sinh và đưa vào trong bể Composite
có thể tích V = 300 – 400 lít. Cua mẹ được treo trên giá để tỷ lệ nở được cao hơn.
Trứng cua nở thành ấu trùng Zoea thường xảy ra vào lúc 6giờ30 đến 8 giờ
sáng. Đôi khi quá trình này xẩy ra chậm hơn nhưng hầu như toàn bộ ấu trùng
trong những lần xuất hiện chậm đều chết ở giai đoạn Z1, Z2. Sau khi trứng nở
thành ấu trùng khoảng 30 phút ta tiến hành bắt cua mẹ ra và đònh lượng Zoea.
Dụng cụ đònh lượng: gồm một bô ca V = 1lít,1 ca thu mẫu V = 100ml, pipet
và các dụng cụ đếm.
*

Phương pháp tiến hành đònh lượng:
+ Trước khi đònh lượng khoảng 15 phút ta tắt đèn, che kín bạt và mở mạnh
sục khí để cho ấu trùng phân bố đồng đều trong bể.
+ Ta dùng ca V = 100ml thu mẫu ở 3 tầng nước ( tầng mặt, giữa và gần
đáy). Thu ở nhiều điểm khác nhau trong bể composite. Sau đó ấu trùng được cho
vào bô ca V= 1lít và đưa đi đếm. Ta lấy ra 10ml và đếm số lượng ấu trùng Zoea
có được sau đó tính ra số lượng ấu trùng Zoea trong 1ml, tiến hành thu mẫu và
đếm 3 lần sau đó lấy giá trò TB. Từ đó ta xác đònh được số (ml) nước mẫu cần thu
để đưa vào 1 xô. Nếu ta gọi a là số ấu trùng có trong 1ml nước mẫu và X là số
(ml) nước cần đưa vào trong xô vậy:

X=
4000

a

(ml)

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

22
4. Phương pháp xử lý số liệu:
Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học. Dựa vào phần mềm Excel
để tính giá trò trung bình và độ lệch chuẩn và vẽ đồ thò.
+ Tính giá trò trung bình:


X
=
å

=
n
i
Xi
n
1
1
.
+ Độ lệch chuẩn:

d =
(
)
÷
ø
ư
ç
è

å
-
=
n
i
XXi
n
1
2
1



X
: Giá trò TB
Xi: Giá trò lần kiểm thứ i
n: Số mẫu kiểm tra

+ Tỷ lệ sống:

TLS = 100´
N
n

Trong đó:
TLS: Tỷ lệ sống
n: Số lượng ấu trùng ban đầu
N: Số lượng ấu trùng đầu mỗi giai đoạn



PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

23
PHẦN III - KẾ T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
I. Các yếu tố môi trường trong điều kiện thí nghiệm:
Trong quá trình thí nghiệm thì các yếu tố môi trường như: PH, S‰, NH
3
,
Kiềm. Ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và thời gian biến thái sinh học của ấu
trùng cua giai đoạn Zoea. Vì vậy, trong quá trình thí nghiệm ta phải thường
xuyên theo dõi và kiểm tra các yếu tố môi trường. Có những tác động nhất đònh

để hạn chế sự tác động của các yếu tố này lên tỷ lệ sống và thời gian biến thái
sinh học của ấu trùng. Để kết quả nghiên cứu được chính xác hơn, trong các yếu
tố môi trường nêu trên thì nhiệt độ và độ mặn được xem là hai yếu tố quan trọng
nhất. Nó tác động trực tiếp lên tỷ lệ sống và thời gian biến thái sinh học của ấu
trùng. Nhiệt độ được xem như là yếu tố tiêu hao năng lượng, còn độ mặn ảnh
hưởng đến áp suất thẩm thấu và quá trình lột xác của ấu trùng.
Bảng 5: Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian làm thí nghiệm

* Nhận xét:
Nhìn chung các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm đều nằm trong
khoảng giới hạn cho phép để ấu trùng phát triển như: PH (7.8-8.4), Kiềm (140-
160), NH
3
(0.05-0.09), S‰ (30-31). Tuy nhiên, nhiệt độ biến động là tương đối
rộng (25.5-28.5
0
C), mặc dù có những thời điểm nhiệt độ có xuống hơi thấp
(25.5
0
C),vì vào thời điểm thí nghiệm là mùa mưa nhưng nhìn chung nhiệt độ vẫn
Các yếu tố môi trường Đợt TN

t
0
PH S‰ Kiềm(mg/l)

NH
3
(mg/l)
I: (3/10-28/10) 25.5¸28.5 7.8¸8.4 30¸31 140¸160 0.06¸0.09

II :(6/10-29/10)

25.5¸28.5 7.8¸8.2 30¸31 140¸150 0.05¸0.07
III:(7/10-29/10)

25.5¸28.5 7.8¸8.2 30¸31 140¸150 0.05¸0.07
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

24
nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng phát triển. Theo Hamasaki thì cua có
khả năng chòu đựng được khoảng nhiệt độ là từ 4-40
0
C và giải nhiệt từ 23-30
0
C
là giải nhiệt thích hợp nhất cho ấu trùng cua phát triển. Có được các điều kiện
môi trường thuận lợi như trên là do các lô thí nghiệm được bố trí trong phòng thí
nghiệm của Công ty.
II. Kết quả nghiên cứu của việc thử nghiệm thay thế thức ăn cho ấu trùng
cua xanh giai đoạn Zoea hiện sử dụng, bằng các loại thức ăn giàu HUFA
khác nhau (Cyclop-eeze và Ez- Larva):
- Qua kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy rằng: Lý do chủ yếu
làm cho tỷ lệ sống của ấu trùng cua Xanh giai đoạn Zoea trong sản xuất giống
nhân tạo còn thấp, là do chúng ta chưa xác đònh đúng và cung cấp đủ nhu cầu
dinh dưỡng tối ưu nhất là các acid béo không no thiết yếu HUFA (EPA, DHA,
ARA). Theo qui trình của Viện nghiên cứu NTTS III thì thức ăn chủ yếu của Z1,
Z2 là Brachionus và thức ăn từ Z3-Z5 là Artemia Cần Thơ. Nhưng đối với qui mô
sản xuất lớn thì công tác chuẩn bò Brachionus là rất khó khăn, nhất là vào các
tháng mùa mưa và nó đòi hỏi một lượng nhân công lớn. Ngoài ra việc cho ăn
Artemia liên tục, nếu ấu trùng không sử dụng hết nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến

chất lượng môi trường nước dễ phát sinh bệnh. Vì vậy, để chủ động hơn trong
khâu chuẩn bò thức ăn ta cần nghó tới việc thay thế một phần hoặc hoàn toàn thức
ăn hiện nay đang sử dụng bằng thức ăn công nghiệp giàu HUFA (EPA, DHA,
ARA) là Cyclop-eeze và Ez- Larva.
- Tiêu chuẩn để chọn lựa thức ăn công nghiệp cho ấu trùng cua Xanh giai
đoạn Zoea được căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×