Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

xây dựng mô hình bơm cao áp kiểu phân phối (loại dpa của hãng cav) trong hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng trong học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 70 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN
KHOA CƠ KHÍ
b

LÊ RỰC ANH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP








CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG LỰC TÀU THUYỀN



GVHD: Th.S DƯƠNG TỬ TIÊN





XÂY DỰNG MÔ HÌNH BƠM CAO ÁP


KI
ỂU

PHÂN PHỐI (LOẠI
DPA CỦA HÃNG CAV)
TRONG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG
CƠ DIESEL DÙNG TRONG HỌC TẬP
NHA TRANG 06 - 2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
2
Lời nói đầu

Thế giới ngày nay là thế giới của công nghệ, khoa học, kỹ thuật… Điều đó
đòi hỏi mỗi chúng ta phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức, đúc kết những kinh
nghiệm học hỏi để có thể hội nhập sự phát triển của thời đại.
Để thực hiện được điều này các trường đại học, dạy nghề cần phải nâng cao
chất lượng dạy và học để những sinh viên có thể lĩnh hội những kiến thức học tập
vững vàng đi vào cuộc sống.
Trước yêu cầu thực tế đó nhà trường giao cho em đề tài: “Xây dựng mô
hình bơm cao áp kiểu phân phối (loại DPA của hãng CAV) trong hệ thống
nhiên liệu động cơ Diesel dùng trong học tập”. Đề tài gồm những nội dung chính
sau.
ò Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
ò Nguyên lý hoạt động và đặc điểm cấu tạo của hệ thống nhiên liệu động cơ
Diesel sử dụng bơm cao áp kiểu phân phối loại CAV – DPA.
ò Thiết kế bố trí xa bàn mô hình bơm cao áp kiểu phân phối loại CAV –
DPA.
ò Nhận xét và thảo luận.

Sau hơn 3 tháng thực hiện về cơ bản đã hoàn thành nội dung đề ra. Tuy
nhiên do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như điều kiện
về vật chất, thời gian thực hiện, tài liệu tham khảo và trình độ hiểu biết hạn chế nên
đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong thầy cô và các bạn đóng góp
những ý kiến để nghiên cứu sau được hoàn thiện hơn.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
của các thầy cô và các bạn đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy Th.S Dương Tử
Tiên.
Sinh viên thực hiện
Lê Rực Anh

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
3
Chương1
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

1.1. Chức năng và yêu cầu đối với hệ thống nhiên liệu.
1.1.1. Chức năng định lượng.
Cung cấp những lượng nhiên liệu chính xác phù hợp với chế độ làm việc của
động cơ, cung cấp nhiên liệu đồng đều cho các xylanh của động cơ nhiều xylanh.
Hỗn hợp cháy được cung cấp vào xylanh phải tương ứng với tải trọng của
động cơ ở một chế độ bất kỳ cho trước. Lượng cung cấp nhiên liệu chu trình (g
ct
) là
một trong các thông số đặc trưng cho chế độ bơm cao áp được biểu diễn bằng công
thức sau :
nl
e

ct
in
ZgNe
g
r
60
1000
=
(1)
Trong đó :
g
ct
: tổng số nhiên liệu được phun vào buồng đốt trong thời gian một
chu trình (mm
3
/ct)
N
e
: công suất có ích của đông cơ, KW
g
e
: suất tiêu hao nhiên liệu riêng có ích (g/KW.h)
z : hệ số phụ thuộc vào số chu kỳ của động cơ
z = 1 đối với động cơ hai kỳ
z = 2 đối với động cơ bốn kỳ
n : tốc độ quay của động cơ (vg/ph)
i : số xylanh của động cơ
ρ
nl
: khối lượng riêng của nhiên liệu (kg/m

3
)
Theo công thức (1) ta thấy rằng lượng nhiên liệu g
ct
cần phun vào mỗi xylanh
trong thời gian một chu trình công tác phải được điều chỉnh phù hợp với chế độ làm
việc của động cơ, tức là phải phù hợp với công suất mà động cơ phải phát ra N
e

tốc độ quay n tương ứng với công suất đó.
Sự phụ thuộc này gọi là đặc tính cung cấp nhiên liệu, được xác định bởi đặc
tính kết cấu và trạng thái kỹ thuật của thiết bị nhiên liệu. Đó là đặc tính bên trong
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
4
của bơm cao áp làm ảnh hưởng đến g
ct
mà không có tác dụng

của cơ cấu điều khiển,
đó chính là tính chất tự nhiên của động cơ.
Hiệu suất nạp của bơm cao áp được định nghĩa như sau:

Fnsbs
vb
V
g
g
g

r
h
.
11
==
(2)
Trong đó :
η
vb
: Hiệu suất nạp nhiên liệu của bơm cao áp
g
1
: Lượng nhiên liệu thực tế được nạp vào khoang bơm của bơm cao áp
trong một chu trình công tác
g
s
: Lượng nhiên liệu chứa đầy không gian công tác của xylanh bơm cao
áp ở điều kiện áp suất trong khoang nạp
ρ
Fn
: Mật độ của nhiên liệu trong khoang nạp
V
sb
: Dung tích công tác của xylanh bơm cao áp
Trị số của hiệu suất nạp có ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu phun và lượng
cấp nhiên liệu chu trình thực tế ứng với một vị trí của cơ cấu điều khiển. Hiệu suất
nạp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: sức cản thuỷ động, thể tích khoang
nạp, áp suất và biến động áp suất trong khoang nạp…. Độ ổn định của ảnh hưởng
đến chất lượng định lượng và định thời của hệ thống phun nhiên liệu.
Bên cạnh sức cản thuỷ động, sự suất hiện các xung áp suất trong khoang nạp

tại thời điểm kết thúc quá trình phun hình học (thời điểm rãnh chéo trên piston bắt
đầu thông với khoang nạp) là hiện tượng có ảnh hưởng rất lớn đến trị số và sự biến
động của hiệu suất nạp đặc biệt là ở bơm cao áp PE có chung một khoang nạp. Với
sự chênh lệch áp suất rất lớn giữa khoang bơm và khoang nạp tại thời điểm bắt đầu ,
các xung áp suất được hình thành tại khu vực gần lỗ của từng xylanh sẽ ảnh hưởng
đến quá trình nạp nhiên liệu và khoang bơm của chính xylanh khác có chung một
khoang nạp. Sự biến động một cách không kiểm soát được của hiệu suất nạp sẽ làm
cho thời điểm phun và lượng phun nhiên liệu thực tế không hoàn toàn như nhau cho
các chu trình công tác khác nhau ở một xylanh của động cơ và cho các xylanh khác
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
5
nhau. Trong thực tế các nhà thiết kế đã áp dụng các biện pháp dưới đây nhằm hạn
chế sự biến động hiệu suất nạp của bơm cao áp:
- Tăng dung tích của khoang nạp trong bơm cao áp.
- Dùng các đường ống thấp có đường kính đủ lớn khoảng 8 ÷10 (mm).
- Sử dụng bơm thấp áp có năng suất bơm lớn hơn nhiều lần mức tiêu thụ
nhiên liệu thực tế (thông thường từ 6 ÷10 lần) để tạo ra dòng lưu thông một chiều
của nhiên liệu trong hệ thống cung cấp.
- Trang bị bộ giảm xung áp suất nạp.
Ta biết bơm kiểu piston xylanh ngăn kéo (Bosch) là loại bơm cao áp được
dùng rộng rãi nhất trong các động cơ Diesel hiện nay. Trong các chế độ làm việc
của bơm Bosch thì hiện tượng tiết lưu, tính chất chịu nén của nhiên liệu và tính đàn
hồi của các chi tiết trong hệ thống phun nhiên liệu đã ảnh hưởng chủ yếu tới g
ct
.

Hiện tượng tiết lưu trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của quá trình cung
cấp nhiên liệu, khi mép trên của piston xắp đóng kín và mép dưới của piston mở lỗ

thông trên xylanh.
Tiết lưu trong giai đoạn bắt đầu cung cấp nhiên liệu sẽ làm cho nhiên liệu
bên trên piston đạt tới áp suất đủ mức mở van cao áp sớm hơn so với vị trí hình học
của piston. Còn tiết lưu trong giai đoạn kết thúc quá trình cung cấp nhiên liệu sẽ
làm cho không gian phía trên piston vẫn còn giữ áp suất cao, đủ sức cung cấp cho
vòi phun một đoạn nữa sau khi vị trí hình học của piston đã tới điểm kết thúc cung
cấp nhiên liệu. Vì vậy hiện tượng tiết lưu nhiên liệu làm cho g
ct
tăng, chất lượng
phun kém (phun rớt).
Ảnh hưởng của nó mạnh lên theo chiều tăng của tốc độ quay và cũng có tính
chất không ổn định như trường hợp hiệu suất nạp bơm cao áp kiểu BOSCH hiện
thường được trang bị van triệt hồi giảm áp và cơ cấu để hạn chế ảnh hưởng của hiện
tượng tiết lưu trình bày ở trên.
Tính chịu nén của nhiên liệu và tính đàn hồi của chi tiết trong hệ thống phun
nhiên liệu (xylanh, đường ống cao áp,…) cùng với sự rò rỉ nhiên liệu trong các cặp
lắp ghép chính xác bơm cao áp và vòi phun là nguyên nhân làm giảm lượng cung
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
6
cấp nhiên liệu g
ct
đặc biệt là khi độ mòn của cặp piston xylanh, van và bệ van sẽ làm
số vòng quay thấp và lượng cung cấp nhiên liệu bé.
Các nhân tố ảnh hưởng đồng thời và đặc tính cung cấp nhiên liệu được xác
định bởi tổng ảnh hưởng các giá trị của chúng. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
ấy tới g
ct
còn tuỳ thuộc vào chế độ làm việc, thể tích nén, mức độ lớn nhỏ của áp

suất, đặc điểm về cấu tạo của hệ thống phun nhiên liệu và cơ cấu dẫn động bơm cao
áp.
Đối với các động cơ nhiều xylanh lượng nhiên liệu chu trình được phun vào
các xylanh phải bằng nhau nhằm hạn chế những tác hại đã nêu. Sự khác nhau giữa
lượng nhiên liệu chu trình cung cấp cho các xylanh của cùng một động cơ được
đánh giá thông qua “độ cấp liệu không đều ”:

1002
minmax
minmax
´
+
-
=


ctct
ctct
nl
gg
gg
d
(3)
Độ cấp liệu không đều là một trong những nguyên nhân làm giảm công suất
và tuổi thọ của động cơ, tăng suất tiêu hao nhiên liệu và gây một số biểu hiện xấu
khác ở động cơ. Trong thực tế sử dụng không thể điều chỉnh hệ thống phun nhiên
liệu để có thể đạt được δ
nl
= 0 mà định kỳ người ta điều chỉnh để những giá trị độ
lệch này nằm trong giới hạn cho phép.

1.1.2. Chức năng định thời.
Phun nhiên liệu vào buồng đốt đúng thời điểm, theo quy luật phù hợp với đặc
điểm tổ chức quá trình cháy.
Thời điểm tạo hỗn hợp cháy do thời điểm phun nhiên liệu quyết định. Nếu
tạo hỗn hợp cháy đúng lúc thích hợp thì quá trình cháy sẽ diễn ra và kết thúc đúng
lúc với các giá trị áp suất cháy cực đại (p
z
), tốc độ tăng áp suất trung bình (w
tb
) vừa
phải.
Thông số để đánh giá thời điểm tạo hỗn hợp cháy là góc phun sớm (φ
fs
).
Trong quá trình sử dụng động cơ, góc phun sớm bị thay đổi do những nguyên nhân
chủ yếu sau :
- Các chi tiết truyền động bị hao mòn (các khớp nối trục đối với bơm, các
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
7
con lăn,…).
- Các cam nhiên liệu bị hao mòn.
- Đặc tính của các cặp lắp ghép chính xác bị khác nhau (do một chi tiết bị
thay thế trong quá trình sửa chữa).
- Cặp lắp ghép piston – xylanh bơm cao áp bị hao mòn.
- Sự điều chỉnh ban đầu bị thay đổi hoặc có sai sót trong các hệ thống truyền
động (con đội, mối ghép bị lỏng,…).
Trên hình 1.1 biểu thị ảnh hưởng của thời điểm phun nhiên liệu đến quá trình
cháy. Khi phun nhiên liệu quá sớm giai đoạn bốc cháy sẽ tăng, vì áp suất và nhiệt

độ không khí lúc bắt đầu phun thấp. Tốc độ tăng áp suất cũng như áp suất cháy cực
đại tăng do tập trung được một lượng nhiên liệu lớn trong buồng cháy đến thời điểm
bốc cháy và một phần lớn nhiên liệu cháy ở gần điểm chết trên khi thể tích công tác
xylanh nhỏ và nồng độ oxy lớn (đường 1- hình 1.1).

Hình 1.1. Ảnh hưởng của thời điểm phun nhiên liệu đến chất lượng của quá trình
cháy
Đường số 1- Thời điểm phun quá sớm
Đường số 2- Thời điểm phun đúng lúc
Đường số 3- Thời điểm phun quá trễ
Ngược lại, khi góc phun sớm (φ
fs
) quá muộn, giai đoạn bốc cháy trễ giảm,
động cơ làm việc êm hơn, công suất động cơ giảm, động cơ làm việc êm hơn, công
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
8
suất của động cơ giảm và cháy không hoàn toàn vì một phần lớn nhiên liệu cháy ở
quá trình giãn nở, tốc độ tăng áp suất và áp suất cháy cực đại có trị số nhỏ (đường 3
– hình 1.1).
1.1.3. Chức năng định quy luật phun.
Cấu trúc các tia nhiên liệu và quy luật phun phù hợp với đặc điểm cấu tạo và
tính năng của động cơ. Hệ thống nhiên liệu không chỉ có nhiệm vụ đưa vào buồng
cháy một lượng nhiên liệu (g
ct
) thích hợp với chế độ làm việc mà lượng nhiên liệu
đó phải được phun vào buồng cháy đúng thời điểm và theo một quy luật phù hợp
với đặc điểm cấu tạo của động cơ. Quy luật tạo hỗn hợp cháy là do quy luật phun
nhiên liệu quyết định. Tuy nhiên đối với động cơ sử dụng buồng cháy ngăn cách thì

thời gian quá trình tạo hỗn hợp cháy lại chủ yếu được quyết định bởi phương pháp
hình thành hỗn hợp cháy. Đặc biệt đối với động cơ sử dụng phương pháp hình thành
hỗn hợp cháy theo kiểu màng mỏng thì quy luật tạo hỗn hợp cháy hoàn toàn không
do quy luật phun quyết định, theo phương pháp hỗn hợp kiểu màng, chỉ có rất ít
nhiên liệu bốc hơi và hoà trộn với không khí ở giai đoạn cháy trễ - nhiên liệu được
xịt lên vách buồng cháy lan thành màng rất mỏng và bốc hơi dần - phần còn lại sẽ
bốc hơi dần để tạo hỗn hỗn hợp cháy. Nói chung quy luật tạo hỗn hợp cháy bằng
phương pháp nào đi nữa thì cũng ảnh hưởng như nhau đến quá trình cháy
Trên hình 1.2 biểu thị ảnh hưởng của quy luật phun nhiên liệu đến quá trình
cháy trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên. Quy luật phun nhiên liệu là quy
luật bao gồm hai yếu tố: sự phân bố tốc độ phun và thời gian phun.
Nếu cùng một lượng cung cấp nhiên liệu chu trình (g
ct
) mà ta rút ngắn thời
gian phun sẽ làm tăng tốc độ phun ở giai đoạn cháy trễ dẫn đến lượng nhiên liệu tập
trung giai đoạn này (g
ct
) là lớn. Chính vì vậy mà quá trình cháy của động cơ có trị
số p
z
và w
tb
lớn, tuy nhiên quá trình cháy sẽ kết thúc sớm hơn (đường 1). Ngược lại
với thời gian phun kéo dài dẫn đến quá trình cháy của động cơ có trị số p
z
và w
tb

nhỏ hơn, động cơ làm việc êm hơn. Song do thời điểm kết thúc phun muộn hơn nên
quá trình cháy phải kéo dài sang đường giãn nở (đường 2) làm cho công suất và

hiệu suất của động cơ giảm.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
9


Hình 1.2. Ảnh hưởng của quy luật phun nhiên liệu đến quá trình cháy
1.2. Phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
Bơm cao áp và vòi phun là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống nhiên liệu
và được ví như trái tim của động cơ Diesel, chính vì vậy người ta căn cứ vào loại,
tính năng của chúng để phân loại hệ thống phun nhiên liệu như sau.
Bảng 1. Bảng phân loại tổng quát hệ thống phun nhiên liệu của động cơ Diesel
Tiêu chí phân loại Phân loại
Phương pháp phun nhiên liệu 1. Hệ thống phun nhiên liệu bằng không
khí nén
2. Hệ thống phun nhiên liệu bằng thuỷ lực
Phương pháp tạo và duy trì áp suất 1. Hệ thống phun trực tiếp
2. Hệ thống phun gián tiếp
Phương pháp điều chỉnh quá trình phun 1. Hệ thống được điều chỉnh kiểu cơ khí
2. Hệ thống được điều chỉnh kiểu điện tử
Cách thức tổ chức các thành tố của hệ
thống phun
1. Hệ thống phun cổ điển
2. Hệ thống phun với BCA vòi phun liên
hợp
3. Hệ thống phun với phân phối
4. Hệ thống phun đặc biệt
Loại vòi phun 1. Hệ thống phun với vòi phun hở
2. Hệ thống phun với vòi phun kín

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
10
1.2.1. Phân loại theo phương pháp phun nhiên liệu vào động cơ.
Theo phương pháp này người ta chia làm 2 loại :
1.2.1.1. Hệ thống phun nhiên liệu bằng không khí nén.
Ở thời kỳ đầu phát triển động cơ Diesl, người ta đã dùng không khí nén dưới
áp suất 50÷60 bar để phun nhiên liệu vào xylanh động cơ. Phương pháp này không
cần phải có các chi tiết siêu chính xác mà vẫn đảm bảo chất lượng hoà trộn nhiên
liệu với không khí khá tốt. Tuy nhiên động cơ phải lai máy nén khí nhiều cấp, vừa
công kềnh vừa tiêu thụ một phần đáng kể công suất của động cơ (công suất do máy
nén khí tiêu thụ bằng 6÷8% công suất của động cơ, trong khi hệ thống phun nhiên
liệu bằng thủy lực tiêu thụ bằng 1,5÷3,5% ), ngoài ra việc điều chỉnh lượng nhiên
liệu chu trình cũng phức tạp và khó chính xác, nên kiểu hệ thống phun nhiên liệu
bằng khí nén của động cơ Diesel cũng được thay thế hoàn toàn bởi hệ thống phun
nhiên liệu bằng thủy lực.
1.2.1.2 Hệ thống phun nhiên liệu bằng thủy lực.
Với hệ thống phun nhiên liệu bằng thủy lực, nhiên liệu được phun vào buồng
đốt do sự chênh lệch áp suất của nhiên liệu trong vòi phun và áp suất của khí trong
xylanh. Dưới tác dụng của lực kích động ban đầu trong tia nhiên liệu và lực cản khí
động của không khí trong buồng đốt, các tia nhiên liệu bị xé thành những hạt có
đường kính rất nhỏ để hoá hơi nhanh và hòa trộn với không khí. Áp suất phun có
thể đạt 180÷200 (KG/cm
2
).
1.2.2. Phân loại theo phương pháp tạo và duy trì áp suất phun.
Theo phương pháp này người ta chia làm 2 loại
1.2.2.1. Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp.
Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp là hệ thống phun nhiên liệu bằng thuỷ lực,

ở đó nhiên liệu sau khi ra khỏi bơm cao áp được dẫn trực tiếp đến vòi phun bằng
ống dẫn cao áp có dung tích nhỏ.
Ưu điểm của hệ thống nhiên liệu kiểu này là: Kết cấu tương đối đơn giản, có
khả năng thay đổi các thông số công tác phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
Nhược điểm của hệ thống nhiên liệu kiểu này là: Áp suất phun giảm theo
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
11
chiều giảm của tốc độ quay, điều đó hạn chế khả năng làm việc ổn định của động cơ
ở tốc độ quay thấp mặc dù chưa đáp ứng được hoàn toàn những yêu cầu đặt ra,
nhưng hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp vẫn được sử dụng cho các kiểu động cơ
Diesel.
1.2.2.2. Hệ thống phun nhiên liệu gián tiếp.
Ở hệ thống phun nhiên liệu gián tiếp (còn gọi là hệ thống tích phun ), nhiên
liệu từ bơm cao áp không được đưa trực tiếp đến vòi phun mà được bơm đến ống
cao áp chung. Thông thường ống cao áp có dung tích lớn hơn nhiều so với thể tích
nhiên liệu được phun vào buồng đốt trong một chu trình, nên áp suất phun hầu như
không thay đổi trong suốt quá trình phun. Điều đó đảm bảo chất lượng phun tốt
trong phạm vi rộng của tốc độ quay và tải. Để đảm bảo định lượng và định thời hệ
thống tích phun có kết cấu khá phức tạp. Vì vậy nó thường chỉ được sử dụng cho
những động cơ Diesel có yêu cầu cao về chất lượng phun nhiên liệu ở những chế độ
tải nhỏ.
1.2.3. Phân loại theo phương pháp định lượng nhiên liệu (điều chỉnh g
ct
).
Theo phương pháp này người ta phân làm 4 loại: Điều chỉnh bằng cam dọc,
điều chỉnh bằng cách tiết lưu, điều chỉnh bằng khâu phân lượng và điều chỉnh bằng
rãnh chéo trên piston.
1.2.3.1. Hệ thống điều chỉnh bằng cam dọc.

Loại điều chỉnh bằng cam dọc (cam di động dọc trục). Ở đây cam có dạng
nửa hình côn. Ta điều chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu bằng cách điều chỉnh trục
cam dọc, chính là điều chỉnh phần cam làm việc có ích lớn hay nhỏ sẽ làm thay đổi
hành trình piston bơm từ đó làm thay đổi lượng nhiên liệu đến vòi phun. Khi trục
cam di động làm con đội piston bơm tiếp xúc và làm việc ở phần cam lớn sẽ làm
tăng hành trình piston do đó làm tăng lưu lượng nhiên liệu phun. Ngược lại khi con
đội piston bơm tiếp xúc và làm việc ở phần cam nhỏ sẽ làm giảm lưu lượng nhiên
liệu phun. Phương pháp này hiện nay không còn được sử dụng.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
12

Hình 1.3. Điều khiển bằng cam dọc
1- Piston 6- Van nạp
2- Xylanh 7- Lò xo hồi vị
3- Racco ống cao áp 8- Con đội
4- Ống cao áp 9- Cam nhiên liệu
5- Van triệt hồi 10- Thân BCA
1.2.3.2. Hệ thống điều chỉnh bằng cách tiết lưu.
Loại điều chỉnh bằng cách tiết lưu: Lượng nhiên liệu cung cấp được điều
chỉnh thông qua một van tiết lưu, khi điều chỉnh van chính là điều chỉnh đóng bớt
hay mở lớn van tiết lưu, lượng nhiên liệu phun vào xylanh sẽ bị thay đổi theo. Khi
đóng bớt van tiết lưu, nhiên liệu hồi về ít sẽ làm tăng lưu lượng đến vòi phun hay
chính là lượng nhiên liệu phun vào xylanh động cơ nhiều hơn. Ngược lại, mở van
tiết lưu lớn làm nhiên liệu hồi về nhiều hơn. Do đó làm giảm lưu lượng nhiên liệu
đến vòi phun và xylanh động cơ.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
13

Hình 1.4. Dùng van tiết lưu
1- Piston 7- Chêm điều chỉnh góc phun sớm
2- Xylanh 8- Lò xo hồi vị
3- Racco ống cao áp 9- Thân BCA
4- Ống cao áp 10- Con đội
5- Van triệt hồi 11- Cam nhiên liệu
6- Lỗ nạp 12- Cần bơm tay
1.2.3.3. Hệ thống điều chỉnh bằng rãnh chéo trên piston.
Loại điều chỉnh bằng rãnh chéo trên piston. Trên thân piston của bơm cao áp
có rãnh chéo để khi xoay piston quanh tâm của nó sẽ làm thay đổi hành trình có ích
của piston bơm, tức làm cho rãnh chéo tiếp xúc sớm hay muộn với đường nhiên liệu
đến bơm cao áp, từ đây sẽ làm thay đổi lượng nhiên liệu đến vòi phun hay phun vào
xylanh động. Loại này hiện nay được sử dụng phổ biến trên hầu hết trên hệ thống
nhiên liệu động cơ Diesel hiện nay.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
14

Hình 1.5. Điều khiển bằng rãnh chéo piston
1- Xylanh 4- Lỗ dầu hồi
2- Lỗ nạp nhiên liệu 5- Piston bơm
3- Mép vát xylanh bơm
1.2.3.4. Hệ thống điều chỉnh bằng khâu phân lượng.


Hình 1.6. Điều chỉnh bằng khâu phân lượng
1- Cam xoay 4- Lỗ ngang 7- Mạch nhiên liệu
2- Con đội 5- Lỗ đứng 8- Xylanh
3- Khâu phân lượng 6- Piston 9- Van triệt hồi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
15
Điều chỉnh bằng khâu phân lượng (hình 1.6): khi ta điều chỉnh khâu phân
lượng dịch lên hay dịch xuống sẽ làm thay đổi lỗ ngang của piston bơm với mạch
nhiên liệu trễ hay sớm, sẽ làm cho nhiên liệu đến vòi phun nhiều hay ít. Khi ta điều
chỉnh khâu phân lượng nhích lên thì thời điểm mở thông lỗ ngang của piston bơm
với mạch nhiên liệu sẽ trễ, do đó lượng nhiên liệu sẽ đi đến vòi phun nhiều. Ngược
lại, nếu điều chỉnh khâu phân lượng hạ xuống sẽ làm lượng nhiên liệu đến vòi phun
ít.
1.2.4. Phân loại theo cách thức tổ hợp các thành tố của hệ thống.
Theo cách phân này thì hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel được phân thành các
loại sau:
1.2.4.1. Hệ thống nhiên liệu với BCA piston xylanh ngăn kéo dạng Bosch đơn
(PF).

Hình 1.7. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm cao áp piston xylanh ngăn kéo dạng Bosch
đơn (PF)
1- Bơm cao áp 6- Ống dầu đến BCA
2- Nút gió 7- Ống dầu cặn
3- Vòi phun 8- Bình chứa nhiên liệu
4- Ống cao áp 9- Lọc dầu
5- Ống dầu hồi
Hệ thống này còn được gọi là hệ thống bơm cao áp cá nhân, vì mỗi xylanh
có một cặp BCA - vòi phun riêng (nếu động cơ có 2 xylanh thì có 2 cặp BCA -vòi

phun).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
16
Bơm cao áp (BCA) hoạt động nhờ dẫn động từ trục cam của động cơ. Điều
chỉnh lượng nhiên liệu đến vòi phun nhờ vào thanh răng để xoay ty bơm có rãnh
chéo cho nó tiếp xúc sớm hay muộn so với đường nhiên liệu đến BCA. Nhiên liệu
được nén với áp suất cao ở bơm cao áp rồi đưa đến vòi phun qua ống cao áp. Loại
này có ưu điểm là ống dẫn cao áp ngắn, các ống đều bằng nhau. Các bơm hoạt động
độc lập nên ta có thể sửa chữa một bơm trong khi các bơm khác vẫn đang hoạt động
do đó sức sống của động cơ và thiết bị (tàu, ô tô…) cao.
1.2.4.2. Hệ thống nhiên liệu với BCA pisston xylanh ngăn kéo dạng BOSCH
cụm (PE).

Hình 1.8. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm cao áp piston xylanh ngăn kéo dạng Bosch
cụm (PE)
1- Bình chứa nhiên liệu 7- Ống nhiên liệu đến BCA
2- Ống nhiên liệu cao áp 8- Bơm cao áp
3- Lọc thô 9- Ống nhiên liệu cao áp
4- Bơm tiếp vận 10- Vòi phun
5- Ống dẫn nhiên liệu đến lọc tinh 11- Ống dẫn nhiên liệu dầu hồi về
6- Lọc tinh
Hệ thống này có một ưu điểm khác biệt với hệ thống BCA – PF là các bơm
cao áp được tổ hợp thành một cụm (hay bơm dài một dãy) và cung cấp cấp cho
cho nhiều xylanh.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
17

Động cơ Diesel có bao nhiêu xylanh thì có bấy nhiêu phần tử bơm. Một phần
tử bơm gồm: Piston bơm (ty bơm), xylanh bơm, vòng răng điều khiển ty bơm thay
đổi lưu lượng nhiên liệu vào bộ van thoát nhiên liệu cao áp. Lúc piston bơm xuống
thấp nhất nhiên liệu được đưa vào bơm cao áp nhờ bơm tiếp vận. Đến kì phun nhiên
liệu trục bơm điều khiển piston bơm đi lên, khi piston bịt lỗ dầu vào thì bắt đầu nén
nhiên liệu đưa đến vòi phun, cho đến khi, cho đến khi vát chéo nơi thân piston hé
mở lỗ dầu về và tràn ra ngoài thì kết thúc phun nhiên liệu. Hai đầu bơm cao áp còn
có bộ điều tốc.
1.2.4.3. Hệ thống nhiên liệu với BCA - Vòi phun liên hợp.
Hình 1.9. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu BCA - Vòi phun liên hợp loại GM
1- Thùng chứa nhiên liệu 7- Bộ bơm liên hợp
2- Bầu lọc sơ cấp 8- Ống dầu về
3- Bơm tiếp vận 9- Mạch dầu về
4- Bầu lọc thứ cấp 10,11,12- Ống hút nhiên liệu
5- Mạch dầu nạp 13- Ống dẫn nhiên liệu đến bơm liên hợp
6- Ống dầu nạp 14- Ống dầu về
Hệ thống nhiên liệu với BCA - Vòi phun liên hợp (bơm liên hợp) được sử
dụng trên các động cơ Diesel cường hóa mà phổ biến là động cơ Diesel 2 thì GM
(General motor), sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm liên hợp GM được trình bày trên
(hình 1.9).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
18
Gồm thùng chứa nhiên liệu, lọc sơ cấp, bơm tiếp vận, lọc thứ cấp, bơm
liên hợp, các ống dẫn dầu đến và về. Đặc điểm của hệ thống này là vòi phun và bơm
được ráp chung thành một khối duy nhất lắp tại các nắp quy lát của động cơ, nhiên
liệu đến bơm do áp lực của bơm tiếp vận hoặc trọng lực, bơm được điều khiển nhờ
cơ cấu cam đệm đẩy, đũa đẩy và cò mổ (giống như cơ cấu điều khiển xupap treo).
Hệ thống này loại bỏ được ống cao áp, dễ sửa chữa thay thế, không gây ảnh

hưởng toàn hệ thống vì mỗi bơm được lắp độc lập riêng biệt.
Khi động cơ làm việc, bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc rồi
đưa đến phun. Đến thì phun nhiên liệu, cơ cấu điều khiển bơm đẩy piston xuống
ép nhiên liệu lên áp lực cao phun vào xylanh. Nhiên liệu được đưa vào xylanh nhiều
hay ít tùy theo tốc độ động cơ và được điều khiển bằng một cần ga nối với các
thanh răng của bơm.
1.2.4.4. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel với bơm cao áp phân phối.
Bơm cao áp phân phối là loại chỉ dùng một hoặc hai cặp piston – xilanh đồng
thời dùng cách phân phối và định lượng thích hợp để đưa nhiên liệu cao áp tới các
xylanh của động cơ nhiều xylanh. So với bơm bộ, ưu điểm chính của bơm phân
phối là: nhỏ gọn, nhẹ, ít ồn.
1.2.5. Hệ thống nhiên liệu với BCA trang bị điều khiển điện tử.
Nhằm nâng cao chất lượng tạo hỗn hợp cháy trong động cơ Diesel, khắc
phục những nhược điểm mà hệ thống nhiên liệu cổ điển bằng cơ khí vẫn còn tồn tại
như việc định lượng và định thời phun chưa chính xác cao, tính tự động điều chỉnh
và tự động hoá còn hạn chế, nhất là các chế độ làm việc không ổn định như khởi
động, tăng tốc, giảm tốc,… và các cơ cấu hệ thống (điều tốc, thay đổi lưu lượng…)
làm việc chưa nhạy lắm. Việc áp dụng thiết bị điện tử vào hệ thống nhiên liệu động
cơ Diesel nhằm mục đích giải quyết những vấn đề này. Ngoài ra nó còn góp phần
giảm bớt tính độc hại cho môi trường do khí thải. Hệ thống này gồm các bộ phận:
• Các cảm biến: Gồm các biến tốc độ, tải trọng, áp suất không khí nạp, cảm biến
Lamda,… Các cảm biến này có nhiệm vụ ghi nhận các hoạt động của động cơ để
cung cấp các thông tin cho khối thiết bị điều khiển trung tâm (CPU).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
19

Hình 1.13. Hệ thống nhiên liệu với BCA thế hệ mới
1- Bình nhiên liệu 11- Đèn báo kết quả chuẩn đoán

2- Bơm tiếp vận 12- Công tắc của bộ phận li hợp
3- Lọc thứ cấp 13- Bộ cảm biến vị trí bàn đạp
4- Bơm cao áp PE 14- Bộ cảm biến tốc độ động cơ
5- Cơ cấu kiểm soát thời điểm phun 15- Bộ cảm biến nhiệt độ (nước, không khí)
6- Cơ cấu điều tốc 16- Bộ cảm biến áp suất khí nạp
7- Vòi phun nhiên liệu 17- Bộ cảm biến áp suất khí ,
8- Ống dẫn dầu về 18- Tuabin tăng áp
9- Buji xông máy và bộ phận kiểm soát 19- Ắc qui
10- Bộ phận điều khiển trung tâm (CPU) 20- Công tắc buji xông máy
• Bộ điều khiển trung tâm (CPU): Đây là bộ phận có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý
các thông tin do các cảm biến cung cấp. Các tín hiệu đưa đến từ các cảm biến sẽ
được chuyển thành các tín hiệu số. Bộ phận xử lí phối hợp nhờ bộ phân tích so sánh
các thông tin nhận được với các dữ liệu lưu trữ sẵn trong bộ nhớ (các dữ liệu lưu trữ
này được tính toán và ghi nhớ sẵn dưới dạng các thông số vận hành, đặc tính
chuẩn). Từ đó bộ điều khiển trung tâm sẽ cho ra tín hiệu làm nhiệm vụ điều khiển
các cơ cấu của bộ chấp hành.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
20
• Bộ phận chấp hành: Có nhiệm vụ thực hiện lệnh điều khiển, chỉ huy việc định
lượng, thời điểm phun nhiên liệu, cũng như chỉ huy một số cơ cấu và thiết bị khác
như luân hồi khí , ngừng hoạt động một số xilanh, hiệu chỉnh hỗn hợp cháy khi
động cơ làm việc ở tốc độ cao…nhằm đảm bảo sự làm việc tối ưu của động cơ.
Hình 1- 13 giới thiệu về hệ thống nhiên liệu với bơm cao áp PE được trang bị hệ
thống điều khiển điện tử, nguyên lí hoạt động như sau:
Các thông tin về các chế độ làm việc khác nhau của động cơ được ghi nhận bằng
các cảm biến như:
- Một bộ cảm biến nằm trong bơm cao áp ghi nhận vị trí thanh răng, sự dịch
chuyển vị trí của thanh răng so với vị trí chuẩn sẽ hình thành tín hiệu đối với bộ

điều tốc và gửi về CPU.
- Một cảm biến vận tốc trục khuỷu có chức năng theo dõi và đọc tín hiệu gắn
nơi đầu trục cam. Căn cứ vào những quãng ngắt tín hiệu của dãy này bộ xử lý sẽ
quyết định vận tốc của động cơ.
- Một cảm biến ghi nhận nhiệt độ nước, không khí, nhiên liệu…
- Một cảm biến ghi nhận áp suất buồng không khí nạp…
Sau khi các cảm biến ghi nhận các thông tin và thông số hoạt động của động
cơ sẽ chuyển đổi thành tín hiệu để dưa về bộ sử lý trung tâm CPU. Bộ sử lý trung
tâm sẽ đối chiếu các thông tin này với dữ liệu sẵn có trong bộ nhớ rồi phát ra các tín
hiệu đưa đến bơm cao áp thực hiện các lệnh như:
• Điều khiển định lượng nhiên liệu theo vòng khép kín
- Quyết định dịch chuyển thanh răng một khoảng quy định.
- Lúc này CPU nhận tín hiệu phản hồi từ bơm cao áp gửi về vị trí thực tế của
thanh răng.
- Cuối cùng CPU sẽ đưa dòng điện cần thiết đến Xôlênoy để tác động dịch
chuyển thanh răng sao cho vị trí thực tế của nó đúng quy định.
Vì lý do an toàn một lò xo an toàn được trang bị để kéo thanh răng trở về vị trí số 0
khi Xôlênoy tác động không nhận được tín hiệu điều khiển.
• Điểm khởi sự bơm nhiên liệu cũng được điều chỉnh trong một vòng khép kín
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
21
- Bộ cảm biến về tác động van nơi vòi phun ghi nhận thông tin về điểm khởi
sự phun nhiên liệu báo về CPU.
- Đối chiếu so sánh thông tin này với vị trí điểm chết trên của piston động cơ,
CPU sẽ có góc phun dầu thực tế.
- So sánh góc phun dầu thực tế với góc phun dầu sớm quy định có sẵn trong
bộ nhớ. Cuối CPU sẽ đưa dòng điện đến Xôlênoy tác động khâu phân lượng dịch
chuyển sao cho điểm khởi phun nhiên liệu thực tế giống với điểm khởi phun quy

định.
BỘ PHẬN CẢM BIẾN



Cung cấp thông tin




BƠM CAO ÁP PE BỘ ĐIỀU KHIỂN
THẾ HỆ MỚI TRUNG TÂM CPU





Điểm khởi phun thực tế

Hình 1.14 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu với bơm cao áp PE
được trang bị hệ thống điều khiển điện tử

Vị trí trục

khuỷu
Tốc độ
động cơ


Áp suất nạp

không khí
Nhiệt độ
động cơ
Cảm biến
khác
Xôlênoy điều khiển
thanh răng
Bộ phận kiểm soát
vị trí thanh răng

Xôlênoy điều khiển
khâu phân lượng

Bộ phận kiểm soát điểm
khởi phun nhiên liệu
Vòi phun với bộ cảm biến tác động van
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
22
1.3. Thành phần của hệ thống nhiên liệu.
Hệ thống nhiên liệu Diesel thông thường gồm các thành phần chính sau đây:
Thùng chứa nhiên liệu, lọc nhiên liệu, bơm tiếp vận, bơm cao áp, vòi phun nhiên
liệu, các đường ống dẫn nhiên liệu.
1.3.1. Thùng chứa nhiên liệu.
Thùng chứa nhiên liệu bao gồm thùng nhiên liệu hàng ngày và thùng nhiên
liệu dự trữ dùng để chứa dầu Diesel đủ cho động cơ hoạt động trong một thời gian.
Thùng được đậy bằng thép lá, bên trong có các tấm ngăn để nhiên liệu bớt dao
động. Nắp thùng có lỗ thông hơi. Ống hút nhiên liệu bố trí cao hơn đáy thùng
khoảng 3cm. Phần lõm lắng cặn và nước, đáy thùng có nút . Nếu thùng chứa đặt cao

hơn động cơ phải có van khoá khi tắt máy. Nếu đặt thấp hơn động cơ phải có van
một chiều bố trí nơi bầu lọc sơ cấp ngăn không cho dầu tụt về khi máy ngừng.
1.3.2. Lọc nhiên liệu.
Trong dầu Diesel có lẫn nhiều tạp chất cứng và nước. Mặc dù các tạp chất
này rất bé nhưng vẫn có thể phá hỏng bơm cao áp và vòi phun. Chi tiết của hệ thống
nhiên liệu như bộ ti bơm và xylanh bơm cao áp, van thoát nhiên liệu cao áp, và đốt
phun nhiên liệu được chế tạo rất chính xác. Những hạt bẩn li ti trong nhiên liệu
chưa lọc sẽ làm trầy sướt các chi tiết đó rất nhanh. Nước lẫn trong nhiên liệu sẽ làm
cho nhiên liệu không cháy được lúc phun vào buồng đốt, đồng thời làm cho ti bơm
kẹt cứng trong xylanh bơm gây hư hỏng. Vì vậy nhiên liệu dùng cho động cơ Diesel
cần phải lọc thật kỹ trước khi đưa vào bơm cao áp. Thông thường trên động cơ
Diesel nhiên liệu phải qua ba lần lọc: lọc sơ cấp, lọc thứ cấp và lọc lần cuối trước
khi vào bơm cao áp.
1.3.3. Bơm tiếp vận.
Bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa đến bầu lọc thứ cấp để vào bơm
cao áp. Có hai loại bơm: Bơm màng và bơm piston.
1.2.4. Bơm cao áp.
Bơm cao áp được xem như quả tim của động cơ. Nó có công dụng sau:
- Nén nhiên liệu đến áp suất cao (140÷250) KG/cm
2
[loại đặc biệt có thể lên
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
23
đến (600÷1000) KG/cm
2
] rồi đẩy đến vòi phun để cung cấp cho buồng đốt động cơ.
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt phù hợp với chế độ làm
việc của động cơ (chức năng định lượng)

- Cung cấp lượng nhiên liệu thống nhất giữa các vòi phun đúng theo thứ tự nổ.
- Định thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình phun nhiên liệu (chức năng định
thời)
1.3.5. Vòi phun nhiên liệu.
Động cơ Diesel có bao nhiêu xylanh phải cần bấy nhiêu vòi phun nhiên liệu.
Công dụng của vòi phun là:
- Giới hạn áp suất phun dầu do bơm cao áp đến.
- Phun một lượng nhiên liệu cần thiết vào buồng đốt đúng thời điểm xác định.
- Phun nhiên liệu tơi sương và phân phối đều nhiên liệu trong buồng đốt giúp
cho nhiên liệu cháy tốt.
1.3.6. Các ống dẫn nhiên liệu.
Các ống dẫn nhiên liệu hạ áp được làm bằng đồng hay bằng thép mỏng đưa
nhiên liệu từ thùng chứa đến bơm tiếp vận chui qua lọc sơ cấp và thứ cấp để cung
cấp cho bơm cao áp. Ống dầu về tiếp nhận dầu thừa nơi bầu lọc thứ cấp và vòi phun
BCA đưa trở lại thùng chứa. Ống dẫn nhiên liệu cao áp được làm bằng thép dày có
đường kính ngoài khoảng 5÷6 (mm), đường kính trong khoảng 1÷2 (mm), có nhiệm
vụ dẫn nhiên liệu bơm đi từ bơm cao áp đến các vòi phun nhiên liệu.









PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
24

Chương 2
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA HỆ
THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL SỬ DỤNG BƠM CAO
ÁP KIỂU PHÂN PHỐI LOẠI CAV – DPA

2.1. Giới thiệu về hệ thống nhiên liệu.
Bơm cao áp CAV - DPA là loại bơm phân phối áp lực cao do một xylanh
bơm với hai piston bơm tự do, phân phối nhiên liệu cao áp nhờ roto quay. Loại này
đã được sản suất ở nhiều nước Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc…Thích hợp cho loại
động cơ Diesel cao tốc vì các ưu điểm sau đây:
- Kết cấu đơn giản không có thanh răng và vành răng, lò xo chịu lực. Số chi
tiết chủ yếu của bơm không tăng theo số xylanh của động cơ.
- So với bơm PE thì bơm CAV - DPA nhỏ gọn hơn.
- Năng suất cao độ tin cậy lớn, tuyệt đối kín không bị hở dầu hay vô gió. Áp
suất thường trực bên trong bơm ngăn chặn không cho không khí len vào.
- Không cần tổ chức bôi trơn cho bơm. Công tác bôi trơn các chi tiết di động
của bơm được đảm bảo do chính dầu Diesel sạch lưu thông liên tục bên trong bơm
dưới áp suất chuyển vận cố định.
- Bơm cao áp CAV -DPA có thể hoạt động được ở vị trí lắp đứng hay lắp
ngang, đặc tính này rất có lợi đối với động cơ Diesel cỡ nhỏ, được sử dụng cho ô tô
hay thiết bị cơ giới.
- Các động cơ Diesel sau đây được trang bị bơm cao áp CAV - DPA: Perkins
6-354, Ford Hercules, Berlier, BMC, Renault, Austin,…
Bơm cao áp CAV-DPA có hai loại, loại điều tốc cơ khí và loại điều tốc thủy
lực. Cả hai hệ thống sử dụng hai loại bơm cao áp trên đều trang bị chung các thành
phần phụ kiện giống nhau. Nhiên liệu từ thùng chứa được bơm chuyển vận (bơm
này thường nằm bên hông thân máy, có bộ lọc thô bên trong) đưa vào lọc tinh và
đến bơm cao áp. Tại đây nhiên liệu được nén tăng áp suất và chuyển đến vòi phun
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SVTH: Lê Rực Anh Lớp: 43DLTT-SG
25
qua các ống cao áp bố trí theo thứ tự nổ của động cơ. Nhiên liệu rò rỉ từ vòi phun
trở về thùng chứa, nhiên liệu lưu hành trong thân bơm được trở về lọc tinh theo các
đường ống bằng đồng hay bằng thép mỏng.

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ Điesel (Perkin 6-354) dùng bơm cao
áp CAV - DPA ráp đứng
1- Thùng nhiên liệu Diesel 4- Bơm cao áp
2- Bơm tiếp vận 5- Vòi phun nhiên liệu
3- Bầu lọc thứ cấp
Bơm cao áp bắt theo chiều ngang thường trang bị trên máy BMC, Austin,
Renault, máy kéo, Ford Hercules thường có bộ điều tốc cơ khí.
Bơm cao áp bắt theo chiều đứng thường được lắp vào động cơ Perkins 6-
354, Berlier thường có bộ điều tốc thủy lực.
Các ống dẫn nhiên liệu trên hệ thống có hai loại: Ống dẫn áp lực thấp bằng
đồng thau hay thép mỏng dùng từ thùng chứa đến bơm cao áp, ống dẫn áp lực cao
có đường kính ngoài 5 ÷ 6 (mm) và đường kính trong khoảng 1÷2 (mm), rắc co nối
thường hình côn đôi. Ống phải được lắp đúng quy cách như cong theo dạng omega
hoặc chữ Z để tạo điều kiện lúc tháo lắp cũng như chịu được sự rung động của động
cơ lúc vận hành.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×