Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

THUỐC AN THẦN CHỦ YẾU ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.3 KB, 14 trang )

THUỐC AN THẦN CHỦ YẾU


Danh pháp :
- Major tranquillisers, - Neuroleptics,
- Neuroplegics
1. ĐẠI CƯƠNG :
1.1. Đặc điểm cơ bản :
- Gây trạng thái thờ ơ lãnh đạm, người dùng thuốc không phản ứng với bên ngoài,
cải thiện được các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.
Có thêm tác dụng ức chế thần kinh thực vật, gây hạ huyết áp, giảm thân
nhiệt.
- Có thể gây ra hội chứng ngoài bó tháp ( hội chứng Parkinson )
- Khác với thuốc ngủ, các thuốc an thần dù dùng liều cao cũng không gây
ngủ, chỉ có tác dụng làm mơ màng, dễ ngủ.
1.2. Phân loại :gồm có :
+ Các dẫn xuất phenothiazin và thioxanthen
+ Các dẫn xuất butyrophenon : haloperidol, droperidol…
+ Các dẫn xuất dị vòng khác :
- Dẫn xuất benzamid : sulpirid ( dogmatil ), amisulprid.
- Dẫn xuất dibenzodiazepin : olanzapin.
- Dẫn xuất benzisoxazol : risperidol…
2.1. Liên quan giữa cấu trúc hoá học và tác dụng dược lý
2.2. Chlorpromazin HCl :
2.2.1. Tên khác : aminazin.2.2.2. Biệt dược : chloractil, largactil, plegomazyn,
propaphenin, protran…
2.2.3. Dược động học :
+ Hấp thu tốt qua đường tiêu hoá và rất tốt khi tiêm IM ( tăng 4 - 10 lần ).
+ Thuốc rất ưa mỡ, gắn nhiều vào protein huyết tương, tập trung ở não và mô mỡ.
Qua được nhau thai dễ dàng. t1/2 = 20 – 40 h ( chỉ cần dùng 1 lần/24 h ).
+ Chuyển hoá chủ yếu ở gan ( oxy hoá, glucuro-hợp, khử methyl )


+ Thải chủ yếu qua nước tiểu, có chu kỳ gan-ruột, thải 1 phần qua phân.
2.2.4. Tác dụng dược lý :
a- Trên hệ thống TKTW :
+ Gây trạng thái đặc biệt thờ ơ về tâm thần vận động ( giảm các hoạt động vận
động, giảm sự bận tâm, ưu tư, không biểu lộ xúc cảm - bộ mặt aminazin), tuy
nhiên
tuy nhiên các hoạt động về trí tuệ và sự cảnh giác vẫn được duy trì gần bình
thường. Thuốc không có tác dụng gây ngủ ( trừ với liều gần độc ). Liều rất cao
cũng không gây hôn mê.
+ Giảm thao cuồng, ảo giác, vật vã ( dùng điều trị tâm thần phân liệt ) .
+ Gây hội chứng ngoài bó tháp.
+ Hạ thân nhiệt do ức chế trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi.
+ Chống nôn : ức chế vùng nhận cảm hóa học ở sàn não thất 4.
+ Giảm trương lực e do ức chế trung tâm trương lực e điều hòa vận mạch.
+ Trên vận động, liều cao gây trạng thái giữ nguyên thế ( catalepsia ).
b- Trên hệ thống TKTV :
+ Huỷ phó e : gây nhìn mờ ( do giãn đồng tử ), giảm tiết dịch vị, nước bọt, mồ
hôi, táo bón…
+ Huỷ a1 - adrenergic ngoại biên : phong toả tác dụng gây tăng huyết áp của
noradrenalin. Tác dụng này ở nhóm có nhân piperazin rất yếu do liều an thần thấp.
c- Trên hệ nội tiết :
+ Tăng tiết prolactin : gây chảy sữa, chứng vú to ở nam.
+ Giảm tiếtFSH và LH, có thể gây ức chế phóng noãn, mất kinh, giảm ham muốn
tình dục.
2.2.6. Tác dụng không mong muốn : a- Loại thường gặp, liên quan đến tác
dụng dược lý của thuốc :
+ Rối loạn tâm lý : chóng mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, trầm cảm, lú lẫn ( nhất là
ở người già ).
+ Tụt huyết áp thế đứng, nhịp tim nhanh ( nhất là khi tiêm ).
+ Dấu hiệu huỷ phó e : khô miệng, khó nuốt, rối loạn điều tiết thị lực, cơn tăng

nhãn áp cấp, bí đái, táo bón…
+ Rối loạn nội tiết và sinh dục : ức chế phóng noãn, vô kinh, chảy sữa, giảm ham
muốn tình dục, tăng cân.
+ Hội chứng ngoài bó tháp : thay đổi phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng, thời
gian điều trị, thuốc phối hợp, tuổi, giới…
b- Loại không liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc :
+ Giảm bạch cầu.
+ Vàng da tắc mật ( có thể do phù nề các đường dẫn mật do phản ứng quá mẫn ).
+ Phản ứng ngoài da : dị ứng, mẫn cảm với ánh sáng, đọng sắc tố trong tiền
phòng của mắt.
+ Rối loạn nhịp tim : nhịp xoang nhanh, nhĩ thất phân ly…
+ Hội chứng sốt cao ác tính : sốt cao, da tái nhợt, mồ hôi nhễ nhại, trạng thái
shock ( cần cấp cứu : giữ thăng bằng nước và điện giải )
+ Đột tử, thường xảy ra sau khi tiêm ( có lẽ do huyết khối gây tắc mạch )
2.2.7. Chỉ định lâm sàng :
+ Khoa tâm thần : các chứng loạn thần kinh ( cấp hoặc tiến triển ), tâm thần phân
liệt, thao cuồng, hoang tưởng, ảo giác…
+ Khoa sản : sản giật ( chú ý thuốc qua được rau thai ).
+ Khoa gây mê : tiền mê, gây mê kiểu hạ thân nhiệt, hạ HA.
+ Khoa nội : các chứng lo lắng, các chứng nôn, đau, rối loạn nhịp tim.
+ Khoa da liễu : các chứng ngứa ( ít dùng ).
2.2.8. Chống chỉ định :
+ Ngộ độc cấp do rượu, thuốc ngủ barbiturat…
+ Suy gan, suy thận, glaucoma góc đóng, ứ nước tiểu do rối loạn niệu quản - tiền
liệt tuyến.
3. D/XUẤT BUTYROPHENON:
3.1. Haloperidol : là tiêu biểu cho nhóm an thần kinh đa năng ( neuroleptiques
polyvalents ) hay thuốc an thần kinh “chống triệu chứng dương tính” (
antiproductive ), chống thao cuồng.
3.1.1. Tên khác : aloperidolo.3.1.2. Biệt dược : aloperidin, haldol, haloperidin,

halopidol, peridol…
3.1.3. Dược động học :
+ Hấp thu dễ qua ống tiêu hóa, đạt Cmax. sau 4 - 6 h.
+ Có tính kiềm, rất tan trong lipid. Gắn vào protein huyết tương 90%;
+ Chuyển hoá chủ yếu ở gan ( khử alkyl - oxy hoá )
+ Thải trừ qua thận và mật; t1/2 = 24h. Không có chu kỳ gan - ruột.
3.1.4. Tác dụng dược lý :Gắn vào receptor D2 khoảng 16 lần mạnh hơn gắn vào
5HT2.
+ Ức chế mạnh trạng thái kích thích tâm thần vận động, thao cuồng.
+ Ức chế mạnh hoang tưởng, làm mất ảo giác nhanh.
+ An thần, chống lo âu, chống nôn, điều hòa các rối loạn TKTV ( liều thấp )
+ Không có hoặc rất ít tác dụng huỷ e, huỷ phó e và gây ngủ, rất ít tác dụng trên
tim mạch ( do không gắn vào receptor a1 và H1 ).
+ Ức chế các phản xạ tự nhiên và phản xạ có điều kiện của động vật thí nghiệm
giống như chlorpromazin
3.1.5. Cơ chế tác dụng :
Haloperidol có công thức hóa học gần giống với công thức của GABA ( là chất
TGHH của các quá trình ức chế trong TKTW ). Thuốc ức chế receptor
dopaminergic trung ương nên có tác dụng an thần kinh mạnh, đồng thời tác dụng
không mong muốn ( h/c Parkinson ) cũng rõ.
3.1.6. Tác dụng không mong muốn : như với clorpromazin. Hay gặp :
+ Ngủ gà ( thận trọng với người lái xe, đứng máy, làm việc trên cao )
+ Hội chứng ngoài bó tháp, rối loạn nội tiết, khó vận động mồm, lưỡi, hàm…
3.1.7. Chỉ định :
+ Các trạng thái thao cuồng, hoang tưởng
+ Các trạng thái loạn tâm thần cấp và mạn, tâm thần phân liệt, hoang tưởng có hệ
thống ( paranoid ) .
+ Các chứng nôn ( do dùng thuốc chống ung thư, chiếu xạ ). Tiền mê.
+ Liều thấp : các rối loạn chức năng ở đường tiêu hóa, tim mạch, hô hấp.
3.1.8. Chống chỉ định :

Trầm cảm, bệnh Parkinson, suy gan, xơ cứng rải rác, bệnh tim mạch nặng, phụ nữ
có thai,
3.1.9. Tương tác thuốc :
+ Không dùng chung với thuốc cường dopaminergic ( levodopa ) vì haloperidol
phong toả các receptor của hệ này, gây hội chứng ngoài bó tháp ( điều trị bằng
thuốc hủy phó e trung ương : artan, lepticur… ).
+ Làm tăng tác dụng của thuốc ngủ, gây hạ thân nhiệt.
+ Dùng cùng lithi có thể gây lú lẫn, tăng lithi niệu
+ Dùng với thuốc hạ áp : tụt huyết áp thể đứng.
3.2. Một số dẫn xuất khác của haloperidol :3.2.1. Trifluperidol :
3.2.2. Droperidol :
3.2.3. Mopiperon :
4. Dẫn xuất benzamid :
4.1. Sulpirid :4.1.1. Biệt dược: abilit, dogmatil, dolmatil, sulpiren, synedil,
vipral…
4.1.2. Dược động học :
+ Hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, đạt Cmax. sau khi uống 4 - 5h.
+ Gắn với protein huyết tương 40%
+ Khuyếch tán nhanh vào các mô gan thận, tuyến yên, qua nhau thai, sữa
+ Chuyển hóa chủ yếu ở gan. Không có chu kỳ gan - ruột.
+ Thải trừ chủ yếu qua thận (90% dưới dạng còn hoạt tính)
4.1.3. Tác dụng dược lý :
Sulpirid là thuốc an thần có tác dụng lưỡng cực ( bipolar ) :
+ Liều £ 600 mg/24hcó tác dụng giải ức chế, kích thích receptor sau sinap của hệ
dopaminergic trung ương ( tác dụng cường hệ dopaminergic trên các receptor D4
trung ương )
+ Liều > 600 mg/24h có tác dụng chống triệu chứng dương tính, chống hoang
tưởng do thuốc kích thích receptor trước sinap của hệ dopaminergic, làm giảm giải
phóng dopamin ( tác dụng hủy hệ dopaminergic trên các receptor D4 trung ương ).
4.1.4. Tác dụng không mong muốn :

+ Rối loạn nội tiết, chuyển hoá: giảm ham muốn tình dục ( bất lực hoặc lãnh cảm
), vô kinh, tăng tiết sữa, nữ hóa tuyến vú ( ở nam ), tăng cân.
+ Thần kinh :
- Loạn vận động : vẹo cổ, cứng hàm, xoay mắt.
- Hội chứng ngoài bó tháp
- Ngủ gà
+ Tim mạch : tụt huyết áp thế đứng…
4.1.5. Chỉ định :
+ Liều thấp (£ 600mg/24h ) : tình trạng mất nghị lực, loạn thần, loét dạ dày - tá
tràng, viêm loét đại tràng.
+ Liều cao ( > 600mg/24h ) : các rối loạn tâm thần cấp tính như tâm thần phân
liệt, thao cuồng, ảo giác…
4.1.7. Chế phẩm và liều lượng:
+ Chế phẩm : viên 50 - 200 mg, nang trụ 50 mg; dung dịch uống 5 mg/ml; ống IM
100 mg/2 ml
+ Liều lượng :
- Chống suy sụp, triệu chứng âm tính : 200 - 600 mg/24h.
- Chống triệu chứng dương tính: 800 - 1.600 mg/24h
- Loạn thần cấp và mạn tính : tiêm IM 200 - 800 mg/24h x 2 tuần liền.
- Viêm loét dạ dày, đại tràng mạn tính : uống 150 mg/24h x 4 - 6 tuần.
4.2. Amisulprid :
4.2.1. Biệt dược : solian.4.2.1. Tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định:
tương tự sulpirid.
4.1.6. Chống chỉ định :
+ U tuỷ thượng thận ( gây cơn tăng HA kịch phát )
+ Bệnh nhân động kinh ( gây cơn động kinh do giảm ngưỡng sinh động kinh ).
+ Phụ nữ có thai ( gây quái thai ), cho con bú ( thuốc qua sữa ), người có tuổi, trẻ
sơ sinh ( dễ nhạy cảm ), suy thận nặng, mẫn cảm với thuốc…
+ Phối hợp với rượu, levodopa, các thuốc ức chế TKTW ( gây tụt HA )
1. Olanzapin :

1.1. Biệt dược : zyprexa…1.2. Chỉ định : tâm thần phân liệt và các thể loạn thần
khác…1.3. Chống chỉ định : glaucoma góc đóng, mẫn cảm với thuốc…1.4. Tác
dụng không mong muốn: tương tự như chlorpromazin song mức độ và tỷ lệ thấp
hơn
1.5. Chế phẩm và liều lượng:
+ Viên nén2,5 - 5 - 7,5 - 10 mg ( vỉ 7 viên ).
+ Liều dùng :
- Liều khởi đầu : uống 10 mg/24 h ( không phụ thuộc ăn uống ), sau đó thay đổi
liều tuỳ theo sự đáp ứng của BN.
Duy trì : 5 - 20 mg/24 h.
- Tối đa : 20 mg/24 h.
- Người già > 65 tuổi, suy gan, suy thận: liều khởi đầu 5 mg/24 h.
2. Zuclopenthixol :
2.1. Tên khác : chlopenthixol.2.2. Biệt dược : clopixol-acuphase, clopixol,
clopixol-depot…2.3. Chỉ định : tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, các chứng
loạn tâm thần nhất là trạng thái kích động…
3. Risperidon : thuộc dẫn xuất benzisoxazol.3.1. Biệt dược : risperdal.3.2. Chỉ
định : tâm thần phân liệt và các thể loạn thần khác…3.3. Chống chỉ định : mẫn
cảm với thuốc…3.4. Tác dụng không mong muốn: tương tự như olanzapin.
3.4. Chế phẩm và liều lượng :
+ Viên nén ( HCl ) 10 - 25 - 40 mg; ống tiêm ( acetat ) 50 mg/ml ( 1 - 2 ml ); ống
tiêm ( decanoat ) 200 mg/ml ( 10 ml ).
+ Liều dùng : uống liều khởi đầu 20 - 30 mg/24 h ( chia làm 2 - 3 lần ), sau tăng
dần cho tới khi đạt hiệu quả điều trị. Liều tối đa 150 mg/24h. Duy trì 20 - 75
mg/24h.
- Tiêm IM : dạng acetat : 50 - 100 mg, có thể nhắc lại 3 - 4 ngày. Liều tối đa 400
mg/24h. Dạng decanoat : tiêm IM sâu 100 mg, sau đó cách 1 - 4 tuần tiêm nhắc lại
100 - 200 mg. Liều tối đa : 600 mg/tuần.


×