VẤN ĐỀ RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG HỌC TẬP ĐỘC LẬP VÀ
CHỦ ĐỘNG CỦA SINH VIÊN - THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
ThS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Bộ môn Anh văn
Khoa Khoa học cơ bản
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Báo cáo phân tích, đánh giá thực tế sinh viên tham gia vào các hoạt động trong
giờ học như thế nào. Trên cơ sở đó, một số đề xuất được đưa ra nhằm phát huy khả năng học
tập độc lập và chủ động của sinh viên.
Summary: The article analyses and gives remarks on how students are involved in
learning activies in class. Upon the findings, some recommendations are put forward to
promote their abillity in independent and active learning.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong câu chuyện giữa các giáo viên
trong phòng nước, thậm chí trong các cuộc
họp chuyên môn, người ta thường nghe thấy
những nhận xét, đại loại như: “Sinh viên bây
giờ lười lắm”, “Họ không chịu động não”,
“Sinh viên học rất thụ động”, v.v. Thật ngán
ngẩm khi nghe thấy những nhận xét không
mấy tích cực như vậy. Quả thực, những ý kiến
đó không phải là không có phần nào xác đáng.
Nhưng với trách nhiệm của những giáo viên
đứng lớp, đã có bao giờ chúng ta trăn trở tìm
cách triệt tiêu tình trạng học tập thụ động này
và khuyến khích sinh viên có thái độ học tập
tích cực, chủ động hơn?
Bàn về thái độ, động cơ học tập của sinh
viên, các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu
phương pháp đã đưa ra nhiều cách lý giải
nguyên nhân và đề xuất nhiều biện pháp cải
tiến. Nunan (1991: 175-176) đã tiến hành điều
tra về chiến lược học ngoại ngữ với các đối
tượng học có trình độ khác nhau và đã liệt kê
ra những yếu tố hỗ trợ nhiều nhất (“things that
helped most”) và những yếu tố hỗ trợ ít nhất
(“things that helped least”). Liên quan đến khả
năng học tập độc lập, chủ động của sinh viên,
trong số các yếu tố tích cực, động cơ đúng đắn
đóng vai trò quan trọng nhất. Trong khi đó,
các yếu tố như bài giảng không lý thú (“poor
teaching”), sử dụng tiếng mẹ đẻ nhiều quá
(“use L1 too much”), lớp học quá lớn với quá
nhiều trình độ khác nhau (“classes too big/ too
many levels”), tâm lý sợ mắc lỗi (“fear of
making mistakes”), sợ bị chê bai/ phạt (“being
criticised/ punished”), không có thời gian học
(“no time to study”) v.v. là một số trong 17
yếu tố được liệt kê là gây cản trở hoạt động
học tập trong lớp.
CNTT-CB
Động cơ học tập, theo Harmer (1991: 3-
6) phân tích bao gồm hai loại: Động cơ bên
ngoài, (“extrinsic motivation”), gồm sức hấp
dẫn của nền văn hóa của cộng đồng ngôn ngữ
đích mà người học muốn hòa nhập, hay mong
muốn sử dụng ngoại ngữ làm công cụ để kiếm
việc. Điều này xác định thái độ tích cực của
người học. Một yếu tố khác cũng gây tác động
đến tâm lý người học_ Nếu trước đây, họ đã
từng học ngoại ngữ thành công, thì bây giờ họ
cũng có thể mặc định là sẽ học được dễ dàng.
Ngược lại, thất bại trước kia có thể khiến họ e
ngại, không đủ tự tin khi học lúc này. Còn
Động cơ bên trong, (“intrinsic motivation”),
bao gồm một vài yếu tố: điều kiện vật chất
(trang thiết bị), phương pháp giảng dạy, giáo
viên (trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm,
phẩm chất người thày, v.v.). Đây là yếu tố
quan trọng nhất tác động đến động cơ bên
trong của người học. Ngoài ra, các yếu tố
khác như sự thi đua giữa những người học, áp
lực thách thức đối với từng người học cũng
góp phần tạo nên động cơ học tập cao.
Trong một nghiên cứu về cộng đồng
người học, Mayo (2003: 16) nhận xét thấy
rằng với các hoạt động nhóm trong lớp, nếu
người học được tự hình thành nhóm riêng của
mình thì họ sẽ tham gia tự nguyện và tích cực
hơn. Ông cũng đồng ý với quan điểm của
Roschelle và Teasley (1995) là cần tạo ra một
sự tham gia bình đẳng, cùng có lợi của từng
cá nhân trong nhóm hoạt động, thay vì chỉ là
sự chia sẻ lao động (“labor-sharing”).
Giao bài tập về nhà (BTVN) cũng là một
trong những hoạt động giúp hình thành và
tăng cường khả năng học tập chủ động, độc
lập của sinh viên. Trong một nghiên cứu tiến
hành tại Niigata University of International
and Information Studies (NUIS), hai giảng
viên Mathew Warwick và David Jefferey đã
giao BTVN cho sinh viên của họ hàng ngày,
với khối lượng tăng dần theo từng năm.
Nhưng làm thế nào để sinh viên có thái độ
tích cực đối với BTVN là việc không dễ dàng.
Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu của họ
cũng rất đáng để chúng ta tham khảo. Chẳng
hạn như: Phải làm cho sinh viên thấy rõ mối
quan hệ mật thiết, hữu cơ giữa các hoạt động
trên lớp và BTVN; Phải duy trì hoạt động này
liên tục, thường xuyên, tạo thành thói quen
tích cực; Phải đầu tư thích đáng vào các
BTVN, có nghĩa là cần chọn các BTVN phù
hợp, hữu dụng, thay vì giao bài tùy tiện.
(Warwick & Jefferey, 2003: 28-32).
Trên đây, chúng tôi giới thiệu một số
quan điểm, nhận xét, đề xuất của các nhà
nghiên cứu khác nhau nhằm dẫn chứng cho ý
kiến rằng vấn đề hình thành và đẩy mạnh
động cơ, thái độ học tập chủ động của người
học đã được bàn luận từ lâu và rất nhiều rồi.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụng các biện
pháp đó lại phụ thuộc vào từng hoàn cảnh,
môi trường học tập, đối tượng dạy và học tại
từng cơ sở giáo dục.
Trong khuôn khổ của một bài báo, chúng
tôi chỉ giới hạn đề tài nghiên cứu ở phạm vi tìm
hiểu việc sinh viên tham gia vào các hoạt động
học tập trên lớp như thế nào bằng cách dự giờ
của các giảng viên khác. Đây là đợt hoạt động
chuyên môn mà Bộ môn Anh văn đã tiến hành
trong tháng 3 và tháng 4 năm 2008. Những
phân tích, đánh giá thực trạng, cùng với kinh
nghiệm giảng dạy lâu năm của bản thân sẽ là
cơ sở để chúng tôi đưa ra các đề xuất, nhằm rèn
luyện khả năng tư duy độc lập của sinh viên,
tạo ra một thái độ tích cực, một không khí học
tập sôi nổi, chủ động trong giờ học.
II. KHÁI QUÁT ĐỐI TƯỢNG VÀ BỐI CẢNH
HỌC TIẾNG ANH TẠI ĐH GTVT
CNTT-
CB
2.1. Đối tượng học Tiếng Anh
Đối tượng nghiên cứu đề cập trong báo
cáo này là sinh viên năm thứ nhất và năm thứ
hai hệ chính quy. Trình độ Tiếng Anh đầu vào
của các em rất thấp, hầu hết đã học Tiếng Anh
ở phổ thông, nhưng giành phần lớn thời gian
để luyện thi đại học. Qua tìm hiểu thực tế,
môn Tiếng Anh ít được chú trọng (trừ các em
thi khối D), thậm chí kết quả thi học kỳ hay
thi tốt nghiệp được nâng đỡ. Với sinh viên
nông thôn hay vùng hẻo lánh, trình độ Tiếng
Anh của các em còn tồi tệ hơn nữa do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan.
2.2. Bối cảnh học tiếng Anh
Với thời lượng dành cho môn Tiếng Anh
cơ bản là 150 tiết theo chương trình phân bổ
của nhà trường, sinh viên chính quy học hai
kỳ TACB với giáo trình New English do bộ
môn tự biên tập, chỉnh lý. Sau hai học kỳ, yêu
cầu sinh viên đạt được trình độ đầu B Tiếng
Anh để có thể theo học được Tiếng Anh
chuyên ngành ở học kỳ tiếp theo.
Trên thực tế, số sinh viên đạt được trình
độ như yêu cầu là không nhiều. Qua trao đổi,
tìm hiểu với các giáo viên đứng lớp và các
sinh viên, chúng tôi thấy có một số nguyên
nhân cả khách quan và chủ quan như sau:
- Đại đa số sinh viên không đánh giá
đúng mức tầm quan trọng của Tiếng Anh đối
với việc học tập của họ bây giờ và công việc
của họ sau này. Họ cho là ngành giao thông
không có nhiều cơ hội, công việc buộc họ
phải dùng đến Tiếng Anh. Do đó, thái độ học
tập đối phó là phổ biến.
- Số giờ quy định cho các học phần Tiếng
Anh là rất hạn chế, nhất là đối với trình độ
Tiếng Anh đầu vào rất thấp như sinh viên
Giao thông (như đã nêu ở trên).
- Điều kiện vật chất chưa phù hợp cho
các lớp ngoại ngữ. Một số phòng học quá
rộng, hoặc quá ồn (các phòng ở A5 và A8).
Giáo trình học tiếng đang ở giai đoạn chỉnh
sửa, chưa hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu
của sinh viên Giao thông (mà việc này không
dễ chút nào).
CNTT-CB
- Số sinh viên của mỗi lớp, dù đã tách
lớp, vẫn còn cao, khoảng 35-45 sinh viên, với
trình độ Tiếng Anh không đồng đều.
- Những bất cập trên cũng là những
nguyên nhân gây khó khăn cho người dạy: rất
khó tìm một giáo trình, một phương pháp hợp
lý, vừa thỏa mãn được yêu cầu của người học,
vừa đáp ứng được yêu cầu đầu ra của môn
học. Điều này đòi hỏi giáo viên phải rất vững
chuyên môn, rất năng động, linh hoạt trong
việc áp dụng các phương pháp giảng dạy khác
nhau, tùy theo đối tượng, tùy theo thời điểm.
Tất cả những nguyên nhân nêu trên đây
cũng đã phần nào lý giải cho những yếu kém
còn tồn tại trong một số giờ giảng mà chúng
tôi sẽ trình bày ở phần tiếp theo. Đồng thời,
những giải pháp linh hoạt xuất hiện trong
nhiều giờ giảng khác sẽ là những gợi ý cho
việc khắc phục những tồn tại đó.
III. THỰC TRẠNG VIỆC SINH VIÊN THAM
GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG GIỜ
HỌC
Như đã nêu ở trên, trong báo cáo này
chúng tôi không định đánh giá các giờ giảng
của giáo viên, mà chỉ quan sát, nhận xét
chúng từ góc độ sinh viên tham gia vào các
hoạt động học tập trên lớp như thế nào. Do
vậy, chúng tôi liệt kê các hoạt động này theo
hai nhóm: Nhóm những hoạt động có tác động
tích cực tới việc hình thành và đẩy mạnh khả
năng học tập chủ động và độc lập của sinh
viên; và nhóm thứ hai là những hoạt động mà
chúng tôi cho rằng đã gây cản trở, hoặc làm
hạn chế sự tham gia của sinh viên.
3.1. Những hoạt động tích cực do giáo
viên dẫn dắt
3.1.1. Ôn lại bài cũ
- Sinh viên xung phong hoặc được chỉ
định ngẫu nhiên lên trình bày BTVN trên
bảng (ngôn ngữ viết).
- Hướng dẫn hoạt động nhóm theo một
chủ đề hay một tình huống có liên quan đến
bài cũ. Từng nhóm trả lời câu hỏi của giáo
viên hoặc trình bày phương án trả lời (ngôn
ngữ nói).
- Giáo viên nhắc lại mẫu câu đã học, rồi gọi
từng cặp sinh viên lên bảng dịch sang Tiếng
Anh các câu giáo viên đọc (ngôn ngữ viết).
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, một
nhóm đặt câu hỏi/ đưa ra một vế của câu, nhóm
kia trả lời/ hoàn chỉnh câu (ngôn ngữ nói).
- Giáo viên đặt câu hỏi theo mẫu và chỉ định
ngẫu nhiên sinh viên để trả lời (ngôn ngữ nói).
- Giáo viên đưa ra hình vẽ (mô tả người,
vật, hành động), yêu cầu cả lớp đọc to từ gọi
tên hình vẽ đó ra, trong lúc hai sinh viên khác
viết từ đó lên bảng (kết hợp cả ngôn ngữ nói
và viết).
3.1.2. Giảng nội dung mới
Ngữ pháp
- Hướng dẫn sinh viên làm bài tập trong
sách, rồi dẫn dắt để sinh viên tự rút ra quy tắc.
Sau đó, giáo viên nhắc lại và trình bày rõ trên
bảng, kèm theo ví dụ minh họa (nói + viết)
- Yêu cấu sinh viên trình bày lại cấu tạo
thì theo dạng mẫu hóa trên bảng. Sinh viên tự
nhắc và chữa cho nhau trước khi giáo viên
khẳng định lại. Sau đó, giáo viên yêu cầu sinh
viên đặt câu theo mẫu viết vào vở, và chỉ định
một vài sinh viên đọc to ví dụ trước lớp. Giáo
viên phân tích lỗi và gợi ý chữa, nếu sai (nói +
viết)
Đọc hiểu
- Giáo viên làm rõ các chỉ dẫn. Sinh viên
đọc thầm và làm bài tập theo cặp trong
khoảng thời gian quy định. Sau đó, sinh viên
viết câu trả lời lên bảng, giáo viên chữa và
giải thích (nói)
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để sinh viên
đoán nội dung từ tiêu đề. Sinh viên đọc từng đoạn
trong khi giáo viên ghi lại những từ phát âm sai
trên bảng để luyện sau. Tiếp theo, sinh viên thảo
luận trong từng nhóm để tìm câu trả lời cho các
bài tập. Nhóm trưởng có nhiệm vụ ghi lại câu trả
lời và trình bày trước lớp. Các nhóm khác nghe
và chỉnh sửa, nếu sai, trong khi giáo viên ghi lại
câu trả lời trên bảng (nói + viết)
CNTT-
CB
Nghe hiểu
- Giáo viên đưa ra tranh ảnh hoặc tiêu đề,
yêu cầu sinh viên nhớ lại hay củng cố vốn từ
liên quan và nói to các từ đó để giáo viên ghi
lại trên bảng. Sau đó, giáo viên làm rõ yêu cầu
của bài tập, rồi bật băng ba lần để sinh viên
nghe và làm bài tập. Cuối cùng, kiểm tra các
và chữa câu trả lời bằng cách tua băng và
dừng lại ở đoạn có thông tin tương ứng.
Luyện nói
- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài, cho
thời gian sinh viên chuẩn bị và sau đó chỉ định
sinh viên đứng lên trình bày (viết + nói).
Có thể thấy trong phần trình bày trên đây
là các bài giảng đang cố gắng áp dụng phương
pháp Communicative Language Teaching
(CLT). Đây là phương pháp dạy tiên tiến, có
khả năng lôi kéo sinh viên tham gia vào các
hoạt động học tập trên lớp. Việc vận dụng có
sự thay đổi, thích ứng với đối tượng học. Cụ
thể, bất cứ hoạt động nào mà có kết hợp cả
hình thức nói và viết thì sẽ buộc sinh viên
phải động não nhiều hơn, và sinh viên có trình
độ yếu hơn cũng có thể theo dõi được bài.
Khuyến khích sinh viên xung phong, hay chỉ
định ngẫu nhiên sinh viên lên bảng làm bài
hoặc trả lời câu hỏi tạo ra sự bình đẳng trong
một môi trường, thay vì chỉ tập trung gọi một
số em khá hơn (để đỡ mất thời gian, và cả …
đỡ bức xúc!). Gây sức ép về mặt thời gian một
cách hợp lý giúp sinh viên buộc phải suy nghĩ
tích cực hơn.
Cũng cần nói thêm là qua quan sát thực
tế, chúng tôi thấy các hoạt động luyện nói hay
viết thực hiện riêng biệt là rất ít. Thông
thường, chúng chỉ được lồng ghép trong các
giờ học đọc hiểu và nghe. Điều này cũng dễ
hiểu vì giáo trình hiện nay có rất ít bài tập cho
hai kỹ năng này. Vả lại, thời gian hạn hẹp
cũng là yếu tố làm hạn chế các hoạt động có
thể tiến hành trên lớp. Đây chỉ là những nhận
xét lý giải cho sự thiếu vắng các hoạt động
luyện kỹ năng viết trên lớp.
3.2. Những hoạt động chưa lôi kéo
được nhiều sinh viên tham gia
3.2.1. Ôn lại bài cũ
- Giáo viên gọi sinh viên đọc câu trả lời
cho BTVN trong khi giáo viên miệng sửa, tay
viết lại câu trả lời đúng trên bảng.
3.2.2. Giảng nội dung mới
Ngữ pháp
- Giáo viên trình bày mẫu câu, cấu tạo thì
trên bảng để sinh viên chép vào vở.
- Giáo viên đọc chính tả cho sinh viên
chép các quy tắc.
- Giáo viên không viết cấu trúc, cấu tạo
thì trên bảng, nhưng hướng dẫn phần
Summary ở cuối bài và dịch cho sinh viên
nghe (thậm chí, sinh viên còn chưa kịp đọc)
- Giáo viên so sánh cách dùng giữa các
thì của động từ, giữa các loại mệnh đề, v.v.
mà không cần sinh viên phải tự động não tìm
ra sự khác biệt.
- Giáo viên giới thiệu các cấu trúc ngữ
pháp mới bằng hình thức nói, mà không mẫu
hóa và ghi lại trên bảng. Sau đó, giáo viên lại
yêu cầu sinh viên dịch sang Tiếng Anh các
câu theo mẫu tương ứng.
Đọc hiểu
- Yêu cầu sinh viên đọc trước bài khóa ở
nhà.
- Giải thích tất cả các từ, ngữ sinh viên
hỏi trước khi làm bài tập.
- Dịch bài khóa trước khi yêu cầu sinh
viên trả lời câu hỏi.
CNTT-CB
- Cùng làm bài tập với sinh viên: giáo
viên vừa đọc câu hỏi vừa viết câu trả lời trên
bảng trong lúc sinh viên (một số ít) lao xao
nói đáp án.
- Yêu cầu sinh viên làm bài tập theo cặp,
nhưng không giải thích rõ cách làm và cũng
không khống chế thời gian.
Nghe hiểu
- Yêu cầu sinh viên nghe băng ngay,
không có chỉ dẫn hay thực hiện bất cứ hoạt
động khởi động nào.
- Kiểm tra bài tập nghe bằng cách đặt câu
hỏi và nhắc lại câu trả lời của sinh viên nào đó
trong đám đông (không chỉ định cụ thể)
Luyện nói
Như đã nêu ở 3.1, các hoạt động luyện nói
đa phần là các hoạt động lồng ghép với các kỹ
năng khác. Chẳng hạn như; cả lớp đọc từ mới
theo giáo viên, hoặc một vài cá nhân đọc từ,
bài khóa để giáo viên chữa lỗi phát âm; giáo
viên hỏi và gọi một vài sinh viên trả lời; hay
yêu cầu sinh viên đặt câu bằng hình thức nói.
Qua quan sát thực giảng và phân tích,
chúng tôi thấy có một số hạn chế trong các
hoạt động trên đây:
+ Thời gian nói của giáo viên trên lớp
quá nhiều. Có những quãng thời gian 20-30
phút, sinh viên hầu như chỉ ngồi nghe và chép.
(Liệu sinh viên có ngồi yên lặng được
không?).
+ Có xu hướng làm hộ sinh viên nhiều
việc mà đáng ra họ phải làm, như viết câu trả
lời trên bảng, tự phân tích mẫu câu, v.v. (Sinh
viên ỷ lại, thụ động).
+ Ngại áp dụng CLT, hay không dành đủ
thời gian để sinh viên làm bài tập hoặc tự suy
nghĩ trước khi giáo viên đưa ra đáp án.
Nguyên nhân chủ yếu là vì sợ mất thời gian.
+ Thiếu những chỉ dẫn kịp thời và cần
thiết trước khi yêu cầu sinh viên làm bài.
(Sinh viên lúng túng, sợ mắc lỗi).
Tất cả những hạn chế này, theo chúng
tôi, đã hình thành một thói quen ỷ lại, thụ
động trong một bộ phận sinh viên. Từ đó dẫn
đến việc sinh viên lười động não, ngại tham
gia vào các hoạt động trên lớp, vơi dần sự
hứng thú đối với môn học và cũng khó duy trì
được việc học tự giác, chủ động ở nhà, nói gì
đến khả năng tư duy độc lập.
IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Dựa trên những nghiên cứu thực địa của
các nhà giáo dục, các nhà ngôn ngữ và những
nhận xét rút ra từ thực trạng giờ giảng Tiếng
Anh tại ĐH GTVT, chúng tôi xin đưa ra một
số giải pháp cải thiện tình hình sau:
- Tận dụng các cơ hội để áp dụng CLT
một cách linh hoạt, nhất là khi giảng ngữ pháp
và luyện Đọc hiểu. CLT có thể mất thời gian
lúc mới vận dụng, nhưng khi sinh viên đã
quen với phương pháp này và hình thành thói
quen tư duy độc lập thì họ sẽ tự giác và chủ
động nhiều hơn. Ví dụ: với kỹ năng Đọc hiểu
và Nghe hiểu, tạo điều kiện để sinh viên rèn
khả năng phán đoán, suy diễn, quét lấy ý
chính, ý cụ thể, v.v. Dịch bài khóa chỉ là bước
sau cùng, khi đã làm xong bài tập Đọc hiểu.
- Cần thiết phải gây sức ép thỏa đáng cho
sinh viên trong giờ học, về thời gian và công
việc. Chẳng hạn, khống chế thời gian cho một
số loại bài tập cần tập trung cao độ; khuyến
khích sinh viên xung phong, kết hợp với chỉ
định ngẫu nhiên, buộc tất cả các sinh viên đều
phải tham gia vào các hoạt động trên lớp;
thường xuyên giao BTVN có hướng dẫn, có
kiểm tra, kèm theo các biện pháp cương
quyết, thống nhất (lấy điểm, trừ điểm, yêu cầu
làm lại, v.v.) để sinh viên buộc phải phấn đấu
và ganh đua với nhau.
- Luôn tự xác định vị trí giáo viên là
người trợ giúp (‘facilitator’)_ đứng bên lề tiến
trình để dẫn dắt chứ không đi trước, dẫn đầu.
Do vậy, cần tạo nhiều cơ hội để sinh viên tự
trình bày, tự tìm câu trả lời bằng hình thức
nói, đồng thời viết lên bảng để các sinh viên
khác, nhất là những sinh viên kém hơn, chậm
hơn, có thể nắm bắt kịp. Tạo điều kiện để sinh
viên được hỏi lại giáo viên khi chưa rõ, hay
đặt những câu hỏi gợi ý để sinh viên tự phân
tích, tự tìm hiểu. Sau đó, giáo viên sẽ là người
cuối cùng làm rõ, khẳng định lại vấn đề. Luôn
nhắc với sinh viên rằng họ đang học cho chính
họ, giáo viên sẽ không đưa ra sự giúp đỡ nếu
bản thân sinh viên không cảm thấy cần thiết,
để họ chủ động hơn trong học tập. Khuyến
khích sự hỗ trợ của các sinh viên khác bằng
hình thức bài tập theo cặp, theo nhóm để họ
nhớ rằng “Học thày không tày học bạn”, nhất
là khi cần họ chữa bài tập cho nhau trước khi
cần sự trợ giúp của giáo viên.
CNTT-
CB
- Ngoài ra, giáo viên cần đa dạng các
phương pháp, linh hoạt các dạng bài tập,
không bắt buộc phải bám sát cứng nhắc theo
giáo trình. Để cân đối quỹ thời gian có hạn, có
thể chuyển một số bài tập trên lớp thành
BTVN, thậm chí thay đổi hoặc lược bỏ những
phần không cần thiết. Bổ sung thêm các kiến
thức hỗ trợ khác như sử dụng từ điển như thế
nào, dấu câu trong Tiếng Anh, văn hóa bản
ngữ, v.v. nhằm làm sinh động thêm bài giảng.
V. KẾT LUẬN
Thành ngữ Tiếng Anh có câu: “There is
a will, there is a way” (tương đương với “Có
chí thì nên”). Bất cứ vấn đề gì cũng có thể tìm
được cách giải quyết, miễn là chúng ta chịu
khó động não và kiên định trong quá trình
thực hiện. Với tình trạng nhiều sinh viên thiếu
tự giác, thụ động, ỷ lại trong học tập như hiện
nay, trách nhiệm của người thày càng nặng nề
hơn. Một thái độ buông xuôi, hoặc không đủ
kiên nhẫn, hay quá ‘chiều’ sinh viên cũng góp
phần làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.
Báo cáo này trình bày kết quả quan sát,
phân tích sự tham gia của sinh viên vào các
hoạt động học tập trên lớp. Kết hợp với cơ sở
lý thuyết của các công trình nghiên cứu đã có
về vấn đề này, chúng tôi đưa ra những giải
pháp cụ thể cho các giờ học trên lớp, nhằm
tăng cường khả năng học tập tự giác, độc lập
của sinh viên. Một khi sinh viên thấy hứng thú
với giờ học, thấy không thể ỷ lại vào giáo viên,
vào bạn học thì họ buộc phải động não tích cực
hơn. Dần dần họ sẽ hình thành một thái độ học
tập đúng đắn, một phương pháp học hiệu quả
‘học một biết mười’, và họ sẽ chủ động hơn
trong giờ học và cả khi học tập ở nhà.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nunan, D. Language Teaching Methodology.
Prentice Hall. 1991.
[2]. Harmer, J. The Practice of English Language
Teaching. Longman. 1991.
[3]. Mayo, D. Discovering the Classroom
Community. Action Research in Action. RELC
Portfolio Series 8. 2003.
[4]. Warwick, M & Jefferey, D. The Missing Link:
Homework. Action Research in Action. RELC♦