Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo khoa học: "NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.51 KB, 5 trang )


NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN
NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

ThS. NGUYỄN TRUNG HIẾU
Bộ môn Những nguyên lý CB CN Mác Lê nin
Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Hiện nay, thảo luận là phần nội dung mang tính chất bặt buộc trong việc giảng
dạy các môn khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, môn Những nguyên
lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng. Để đạt được hiệu quả khi tiến hành thảo luận,
giảng viên có thể có nhiều phương pháp nhau, trong đó phương pháp thảo luận nhóm thường
được nhiều người lựa chọn.
Summary: At present, discussion is contents nature required in the teaching of science
subjects Mac - Lenin and Thought Ho Chi Minh in general, subjects The basic principles of
the Mac - Lenin in particular. To achieve effective when conducted discussions, teachers can
have many different methods, the methods of discussion groups are often many choices.


MLN-
VTKT

2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thảo luận nhóm là một trong nhiều biện pháp dạy học có thể phát huy được tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của người học trong học tập. Phương pháp này chẳng những giúp người
học tự giác, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức mà còn tạo nên một môi trường thuận lợi để
người học tham gia vào quá trình giao tiếp, hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
II. NỘI DUNG


1. Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháo dạy học đã phát huy được tính tích cực, tự
giác của người học. Phương pháp này đã tạo được một môi trường học tập thuận lợi mà ở đó trí
tuệ tập thể đã được phát huy cũng như vai trò hoạt động xã hội của cá nhân được trải nghiệm. Nếu
như giảng viên là người có tâm huyết được đào tạo tốt, nắm chắc quy trình và có biện pháp tổ
chức thảo luận hữu hiệu thì người dạy có thể phát huy tối đa mặt tích cực của phương pháp này.
* Các bước tiến hành thảo luận nhóm
Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu của cuộc thảo luận.


Thứ hai, xây dựng nội dung thảo luận.
Thứ ba, xây dựng cấu trúc tiến trình thảo luận từng vấn đề.
Thứ tư, dự kiến hệ thống câu hỏi nêu vấn đề và câu hỏi gợi mở sẽ được sử dụng trong quá
trình thảo luận.
Thứ năm, kế hoạch thảo luận cần thông báo cho sinh viên biết trước.
* Một số yêu cầu khi tiến hành thảo luận nhóm
- Chia nội dung bài dạy thành những vấn đề nhỏ có liên kết với nhau.
- Chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ.
- Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư ký.
- Giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, các nhóm.
- Trong mỗi chủ đề thảo luận, nên thực hiện theo quy trình chung của thảo luận.
- Các sản phẩm được giới thiệu và trình bày trước nhóm, lớp.
- Đảm bảo yếu tố cạnh tranh và thi đua trong các nhóm.
- Đảm bảo yếu tố thông tin phản hồi từ các nhóm
MLN-
VTKT
- Giảng viên đóng vai trò trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra.
* Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm:
Đối với sinh viên:
- Là trường học rất tốt về tư duy lôgíc, về cách đào sâu và trau rồi kiến thức.

- Giúp cho sinh viên bước đầu biết nêu và giải quyết vấn đề khoa học, biết phân tích, đánh
giá, nhận xét những nhận định của người khác và bảo vệ ý kiến của mình với những luận cứ
khoa học vững chắc.
- Qua thảo luận nhóm giúp sinh viên hình thành giao tiếp, tổ chức lãnh đạo, khả năng tư
duy, tinh thần hợp tác, trao đổi, giúp đỡ, hoà nhập cộng đồng.
Đối với giảng viên:
- Giúp giảng viên có điều kiện bổ sung và mở rộng những kiến thức.
- Giúp giảng viên đánh giá sự tiếp thu của sinh viên và trình độ tư duy của họ.
- Giảng viên có điều kiện trực tiếp uốn nắn những tri thức sai lệch, không chuẩn xác và
định hướng kiến thức cần thiết cho sinh viên.


- Thảo luận nhóm còn là nơi áp dụng và kiểm nghiệm tính đúng đắn của những phương
pháp và phương thức giảng dạy và học tập có tính đặc thù của môn học, cũng như đối với phần,
chương, mục của bài giảng.
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường Đại học Giao thông
vận tải
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thỏa luận (xêmina) là phần nội dung mang tính
bắt buộc đối với giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và TT Hồ Chí Minh, được áp dụng từ
học kỳ II năm học 2007 - 2008 của Trường Đại học Giao thông vận tải. Và trong dự thảo về
việc giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ được đưa vào giảng
dạy từ học kỳ II của khóa tuyển sinh năm 2008-2009, cũng quy định dành 30% tổng số thời
lượng của môn học cho việc thảo luận và tự học.Tuy nhiên, việc giảng viên tiến hành xêmina
như thế nào? có sử dụng đúng mục đích của giờ xêmina hay không? và nếu có thì hiệu quả sử
dụng của những giờ xêmina ấy như thế nào? Cho đến nay vẫn chưa có những đánh giá xác thực.
Qua thực tế giảng dạy những học kỳ vừa qua, chúng tôi nhận thấy nảy sinh những vấn đề nổi
bật sau:
- Hầu hết giảng viên đều lúng túng trong quá trình tiến hành thảo luận;
- Phần lớn sinh viên khi tham gia vẫn còn bỡ ngỡ và thiếu nhiệt tình, chủ yếu là đối phó;

- Hiệu quả của những giờ thảo luận không cao.
MLN-
VTKT
Có rất nhiều cách thức khác nhau để giảng viên có thể nâng cao hiệu quả của những tiết
thảo luận nhưng theo chúng tôi, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp có nhiều
ưu việt và khả năng thực thi tương đối cao so với các phương pháp khác. Để sử dụng có hiệu
quả phương pháp này trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin,
theo chúng tôi giảng viên cần phải:
2
Thứ nhất, nắm được những nguyên tắc trong việc xây dựng quy trình thảo luận
nhóm, gồm;
- Nguyên tắc đảm bảo được mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên;
- Nguyên tắc đảm bảo được sự kết hợp hài hoà giữa các hình thức dạy học;
- Nguyên tắc đảm bảo được tính hệ thống;
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế;
- Nguyên tắc đảm bảo được tính toàn diện.
Thứ hai, xây dựng quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm.
Chúng tôi cho rằng quy trình này là một hệ thống bao gồm 3 giai đoạn và 10 bước và được
thể hiện ở sơ đồ dưới đây:


Sơ đồ: Tích hợp hoá quá trình dạy học theo
















MLN-
VTKT













Bước Giảng viên giai đoạn
Sinh viên
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
Xác định mục tiêu
bài học
Xây dựng, thiết kế nội
dung bài học
Lựa chọn phương pháp,
phương tiện
Thành lập nhóm,
giao nhiệm vụ
Tổ chức thảo luận theo
cặp
Tổ chức thảo luận
trong nhóm
Tổ chức thảo luận
giữa các nhóm
Trọng tài cố vấn,
kiểm tra
Tổng kết, nhận xét,
đánh giá chung
Giao nhiệm vụ cho bài
học mới
Lập
kế hoạch
thảo luận


Thực hiện nội

dung thảo
luận
Tổng kết
đánh giá
Xác định nhiệm vụ
bài học
Nghiên cứu nội dung
bài học
Lựa chọn phương
pháp, phương tiện
Gia nhập nhóm,
nhận nhiệm vụ, tự
nghiên cứu
Hợp tác với bạn
cùng bàn
Hợp tác với bạn
trong nhóm
Tham gia
thảo luận lớp
Tự kiểm tra,
đánh giá
Tóm tắt, rút ra kết
luận. Kinh nghiệm
Tiếp nhận nhiệm
vụ của bài học


Thứ ba, Chuẩn bị những điều kiện cần thiết thực hiện phương pháp thảo luận nhóm,
bao gồm:
* Điều kiện về cơ sở vật chất

- Phòng học phải rộng rãi, thoáng mát, bàn ghế phải cơ động.
- Số sinh viên trong mỗi lớp phải vừa đủ, không được quá đông.
- Đảm bảo phải có đủ giáo trình học tập và các nguồn tại liệu tham khảo khác.
- Thời khoá biểu cũng phải được sắp xếp sao cho hợp lý.
- Trang thiết bị phải được đảm bảo, phải hiện đại hoá các phương tiện dạy học.
* Điều kiện chuẩn bị của giảng viên:
- Phải lựa chọn được chủ đề thảo luận.
- Biết cách phân chia các nhóm thảo luận
- Biết phân bố thời gian cho mỗi chủ để thảo luận.
- Có khả năng chuyển hoá các tri thức trong giáo trình sang tri thức dưới dạng tình huống.
- Phải biết kết hợp các hình thức học tập của sinh viên trong quá trình thảo luận.
- Phải là người có năng lực tổ chức, điều khiển và dẫn dắt sinh viên thảo luận.
- Phải tạo ra được không khí thoải mái trong tiến trình thảo luận.
- Phải có khả năng điều tiết và xử lý khéo léo các tình huống bất thường diễn ra trong quá
trình thảo luận .
- Phải là người biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
MLN-
VTKT
* Điều kiện đối với sinh viên:
2
- Phải có tính tích cực, nhiệt tình, hăng hái tham gia trong quá trình thảo luận.
- Phải có đầy đủ tài liệu cần thiết phục vụ cho việc học tập bằng thảo luận
- Phải thay đổi thói quen, phương pháp học tập của mình.
- Xác định rõ nhiệm vụ học tập, tự lập kế hoạch học tập cho bản thân.
- Phải tiếp nhận và chuẩn bị tốt kế hoạch thảo luận.
- Khắc phục tâm lý tự ty, e ngại, nhút nhát, dụt dè khi tiến hành thảo luận.
III. KẾT LUẬN
Thảo luận nhóm và sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là một trong những giải pháp tối
ưu để có thể nâng cao hiệu quả thảo luận môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-
Lênin. Để làm được như vậy đòi hỏi sự nỗ lực không những của sinh viên, đặc biệt là sự nhận

thức và sự nhuần nhuyễn về mặt phương pháp của bản thân giảng viên.
Tài liệu tham khảo
[1]. Lê Đức Ngọc. Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
[2]. Vũ Hồng Tiến. Chuyên đề phương pháp giảng dạy KTCT, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2005♦


×