Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo khoa học: "XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MỚI" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.8 KB, 6 trang )



CT
1

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MỚI
ÁP DỤNG CHO MÔN HỌC SỨC BỀN VẬT LIỆU

GS. TS. VŨ ĐÌNH LAI
TS. LƯƠNG XUÂN BÍNH
ThS. VŨ VĂN THÀNH
Bộ môn Sức bền Vật liệu
Khoa Công trình
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Kiểm tra đánh giá môn học là một khâu quan trọng của quá trình dạy-học. Cải
tiến phương pháp kiểm tra đánh giá có ý nghĩa lớn giúp nâng cao chất lượng dạy-học. Phương
pháp trắc nghiệm khách quan đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các môn học khoa học
xã hội. Đối với các môn học khoa học kỹ thuật, ứng dụng của phương pháp này vẫn còn hạn
chế. Trong bài báo này, các tác giả xây dựng lý luận về đề tài trắc nghiệm nhằm nâng cao độ
chính xác trong việc đánh giá môn học bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan; xây dựng
công cụ chế tác bộ đề trắc nghiệm khách quan trên máy tính; áp dụng kết quả nghiên cứu vào
môn học Sức bền vật liệu.
Summary: Assessment plays an important part in teaching-learning process. The
improvement of testing methods is meaningful towards enhancing the quality of teaching-
learning process. Objective tests have been widely applied to social science subjects. For
technical science subjects, the application of the objective test is still restricted. In this paper,
the authors will propose the methodology on the objective test aiming at enhancing the
accuracy ofthe tests; establishing a tool-kit to produce question sheets on computer; applying
research results to Mechanics of Materials subject.
I. TỔNG QUAN


Một vài năm gần đây, trong ngành giáo dục đào tạo phương pháp kiểm tra kiến thức bằng
trắc nghiệm khách quan được nhắc tới rất nhiều và đã được áp dụng rộng rãi ở các kỳ thi phổ
thông. Ở bậc đại học, chưa thấy đặt vấn đề một cách rộng rãi. Hiện nay các bộ môn vẫn thực
hiện hai cách kiểm tra truyền thống: kiểm tra viết và vấn đáp. Trong trường Đại học GTVT có
bộ môn thuộc Khoa Lý luận Chính trị đã áp dụng phương pháp “trắc nghiệm tự luận” do Vụ Đại
học và Sau Đại học hướng dẫn. Phương pháp này có ưu nhược điểm gì chưa được bàn, nhưng
đối với các môn khoa học tự nhiên, chúng tôi thấy không thể áp dụng được.
Về phần chủ quan Bộ môn Sức bền Vật liệu (SBVL), tình hình hiện nay của bộ môn cũng
thấy cần phải có một phương pháp kiểm tra gọn và nhanh để giải quyết khối lượng sinh viên
ngày càng đông, trong khi đó yêu cầu đánh giá của nhà trường lại cao hơn trước.
Theo [1], người ta phân phương pháp trắc nghiệm khách quan thành: Trắc nghiệm cổ điển
và trắc nghiệm hiện đại.
Ở cả hai phương pháp này, ngoài độ giá trị là tất yếu chung cho cả hai thì sự phân biệt theo
chúng tôi là ở độ tin cậy, hay là độ chính xác trong việc đo lường kiến thức thông qua câu hỏi
trắc nghiệm. Phương pháp thứ nhất với yêu cầu không cao của độ chính xác, phù hợp với việc


T
CT
1

đánh giá trong tiến trình học tập, thí dụ đánh giá giữa học kỳ. Phương pháp thứ hai với việc
chuẩn bị và đánh giá, chỉnh sửa lâu dài chỉ thích hợp với các kỳ kiểm tra cuối môn hoặc cuối
khóa.
Ở đây, chúng tôi hướng xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm theo phương pháp thứ nhất, có cải
tiến.
II. MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH
Phương pháp trắc nghiệm khách quan theo kiểu cổ điển đã có từ lâu nên việc áp dụng có
thể rất dễ dàng. Tuy nhiên vì nhận thấy nhược điểm của phương pháp hiện có là mức độ đánh
giá chính xác còn thấp, nền cần phải nghiên cứu thêm về mặt lý luận để tìm ra giải pháp trắc

nghiệm có độ chính xác cao hơn. Vì vậy chúng tôi đề xuất “phương pháp trắc nghiệm mới”.
Vì sản phẩm của việc nghiên cứu là bộ đề kiểm tra trắc nghiệm và phiếu đáp án nên chúng
tôi đã thực hiện theo các bước dưới đây:
- Thử nghiệm dạng phiếu đề thi để chọn dạng thích hợp.
- Thử nghiệm ở một số lớp dạng đã chọn gồm đề thi và phiếu đáp án.
- Lấy ý kiến sinh viên và rút kinh nghiệm.
- Soạn bộ đề thi (nội dung).
- Chế bản và làm phiếu đáp án để chấm.
III. NHỮNG KẾT QUẢ LÝ LUẬN ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã phải tìm hiểu qua một số thông tin hạn chế. Về
phía Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không có hướng dẫn gì ngoài tài liệu [1] mới xuất bản gần
đây, chỉ có hướng dẫn về trắc nghiệm tự luận đã nói ở trên. Sau một thời gian thử nghiệm một
vài phương án, về cơ bản chúng tôi vẫn sử dụng mẫu thông dụng nhưng đã có cải tiến dựa vào
lập luận có cơ sở khoa học.
Chúng ta đều biết rõ để xây dựng được những tư liệu dùng để kiểm tra trắc nghiệm, ngoài
việc đảm bảo nội dung môn học, số lượng đề và cách đặt câu hỏi, một vấn đề mà các thầy cô
giáo cũng như các nhà quản lý giáo dục đều quan tâm, đó là làm cách nào để đánh giá đúng
trình độ người học thông qua trắc nghiệm khách quan.
Nếu phương pháp kiểm tra bằng tự luận (kiểm tra viết) cho phép sai số là 0,5 điểm trong
thang điểm 10 tức là 5% thì phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm có 4 phương án trả lời
cho sai số là bao nhiêu? Có thỏa đáng và khuyến khích việc học tập của sinh viên không?
Để giải đáp câu hỏi này, trong nghiên cứu đề tài, các tác giả đã đề xuất một số khái niệm
mới là số lựa chọn và một công thức quan hệ giữa kiến thức của sinh viên với điểm đạt được
liên quan đến số lựa chọn. Bộ đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan mà bộ môn đã hoàn thành là
bước đầu dựa vào kết quả nghiên cứu này.
3.1. Số lựa chọn (c)
Theo phương thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan truyền thống với mỗi câu hỏi người ta
đưa ra 4 phương án trả lời A, B, C, D để sinh viên chỉ lựa chọn một trong 4 phương án ấy. Ta
gọi số lựa chọn ở đây là 4. Như ở phần 2 sẽ chứng minh, nếu số lựa chọn càng lớn thì xác suất
đúng ngẫu nhiên càng thấp, độ chính xác đánh giá sinh viên càng cao.

Theo phương thức truyền thống thì số lựa chọn bằng số phương án. Chúng tôi đề xuất vẫn
giữ số lượng phương án A, B, C, D (4 phương án) như cũ nhưng phối hợp các phương án để có


CT
1

số lựa chọn nhiều hơn. Cộng tổ hợp các phương án, nhiều nhất có thể đạt số lựa chọn là 16. Đó
là các tổ hợp ghi ở bảng 1.
Số lựa chọn nhiều nhất c = 16. Tuy nhiên như ở dưới sẽ phân tích nếu dừng ở tổ hợp 2
phương án đúng thì c = 11, độ chính xác đánh giá đã khá tốt, tương đương với kiểm tra tự luận
(với điểm đạt yêu cầu 5/10). Trong bộ đề thi SBVL phần 1 và phần 2, bộ môn chỉ mới lấy c = 5
(1 và 2 của bảng 1).
3.2. Công thức KIDI (KIến thức - ĐIểm)
Dưới đây xây dựng công thức quan hệ giữa kiến thức thí sinh và điểm đạt được.
Bảng 1. Các phương án và số lựa chọn
1 Không phương án nào đúng 1
2 Một phương án đúng A,B, C, D 4 5
3 Tổ hợp hai phương án đúng A+B, A+C, A+D, B+C, B+D, C+D 6
11
4 Tổ hợp 3 phương án đúng A+B+C, A+B+D, A+C+D, B+C+D 4
5 Tổ hợp 4 phương án đúng A+B+C+D 1
16
Nếu đặt: k là hệ số kiến thức của thí sinh,
d là tỉ số điểm thí sinh đạt được,
c là số lựa chọn,
thì quan hệ giữa kiến thức và điểm đạt được như sau:
k =
1
c

1dc


(1)
Thật vậy, khi dự kiểm tra trắc nghiệm, điểm sinh viên đạt được là dN, trong đó N là số
điểm tối đa (10 hoặc 20 ). Trong số điểm đạt được ấy có một phần do kiến thức riêng của sinh
viên tạo ra và một phần do đánh dấu ngẫu nhiên trên phiếu mà đạt.
kN +
c
N)k1( 
(2)
Từ quan hệ
dN = kN +
c
N)k1( 
(3)
ta rút ra được:
k =
1
c
1dc


(4)
Hiện nay, các môn học đều quy định điểm đạt tối
thiểu (điểm sàn hay điểm đạt yêu cầu) là 5 (5/10) tức là
d = 5. Bảng 2 là các số liệu trình bày theo công thức
KIDI.
Bảng 2
d c k

0,5 4 0,33
0,5 5 0,38
0,5 11 0,45
0,5 16 0,47



T
CT
1

Phân tích bảng trên đây ta thấy nếu lấy số lựa chọn bằng số phương án (c = 4) thì kiến thức
thực của thí sinh khi đạt yêu cầu là quá thấp (k = 0,33). Nếu lấy số lựa chọn là 5 thì kiến thức
thực cao hơn một chút (k = 0,38).
Ta cũng thấy nếu lấy c = 11 thì k = 0,45 tức là sự đánh giá đó đạt độ chính xác của kiểm tra
viết. Tuy nhiên trong áp dụng phương pháp này vào môn Sức bền Vật liệu, chúng tôi mới chỉ
lấy c = 5.
Thực ra độ chính xác trong việc đo lường kiến thức thí sinh thông qua phương pháp trắc
nghiệm khách quan không chỉ phụ thuộc số lựa chọn c mà còn phụ thuộc số câu hỏi trong một
đề thi. Nếu số câu hỏi càng nhiều thì độ chính xác càng cao.
Hiện nay các đề trắc nghiệm quốc gia thường
có từ 40 đến 60 câu hỏi, đề trắc nghiệm SBVL
giữa học kỳ có 20 câu hỏi.
Vậy số lượng bao nhiêu câu hỏi thì có thể đạt
được độ chính xác mong muốn? Chúng tôi thấy
cần nghiên cứu thêm. Ở đây chỉ xin nêu một kết
quả trắc nghiệm chúng tôi đã áp một đáp án bất kỳ
vào các phiếu trả lời bất kỳ (có số lựa chọn 5) của
một đề trắc nghiệm chỉ có 10 câu hỏi. Số lượng phiếu là 544. Kết quả thu được như trong
bảng 3.

Như vậy, nếu đề trắc nghiệm chỉ có 10 câu hỏi thì có 7% sinh viên có kiến thức bằng 0 có
thể đạt điểm từ 5 trở lên đến 7.
IV. XÂY DỰNG CÔNG CỤ CHẾ TÁC ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
TRÊN MÁY TÍNH
4.1. Sự cần thiết
Các phiếu đề thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) được tạo thành bằng cách gieo các câu
hỏi một cách ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi ban đầu vào các ô định sẵn trên phiếu. Mỗi lần
gieo ngẫu nhiên sẽ cho một xêri phiếu đề thi. Khối lượng công việc này là rất lớn, khó thực hiện
được bằng thủ công. Hơn nữa việc thực hiện thủ công sẽ khó đảm bảo tính ngẫu nhiên cho các
phiếu câu hỏi do những sai sót chủ quan mang lại. Do vậy, cần thiết phải xây dựng một công cụ
chế tác phiếu câu hỏi TNKQ trên máy tính. Bên cạnh ý nghĩa trên, công cụ này còn cho phép
thay mới dễ dàng các xêri câu hỏi thường xuyên để đảm bảo tính bảo mật cũng như tính cập
nhật thông tin cho bộ đề thi TNKQ.
4.2. Lựa chọn phần mềm ứng dụng
Tiêu chí lựa chọn phần mềm ứng dụng để xây dựng công cụ chế bộ đề thi TNKQ là:
a) Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của việc chế tác các phiếu đề thi TNKQ từ
một ngân hàng câu hỏi ban đầu.
b) Phần mềm có tính phổ thông, đơn giản, thân thiện với mọi đối tượng người dùng.
c) Không đòi hỏi mất nhiều thời gian cũng như những kỹ xảo phức tạp trong lập trình tin
học để phù hợp với đông đảo giáo viên, không phải là những chuyên gia về công nghệ thông tin.
Trên cơ sở đó, các tác giả đi đến lựa chọn phần mềm Microsoft Excel để xây dựng công cụ
chế tác bộ đề thi TNKQ.
Bảng 3
Điểm Tỷ lệ (%) Điểm Tỷ lệ (%)
0 6,3 4 10,3
1 25,2 5 5,1
2 28,3 6 1,7
3 22,9 7 0,2




CT
1

4.3. Thiết kế cấu trúc phiếu thi TNKQ
Mỗi phiếu thi TNKQ bao gồm các thông số tĩnh (không thay đổi) như: tên môn học, số
hiệu học phần, các thông tin chỉ dẫn; và các thông số động (thay đổi) như xêri, các câu hỏi. Mẫu
phiếu thi TNKQ được thể hiện trong hình 1. Trong đó mỗi phiếu được bố trí 10 câu hỏi với 4
phương án trả lời gieo vào 10 ô tương ứng. Bên cạnh các ô câu hỏi là các ô số thứ tự câu hỏi để
quản lý các câu hỏi trong phiếu. Để quản lý phiếu câu hỏi, xêri gồm 2 phần: phần chữ và phần
số. Phần chữ để ký hiệu loại xêri và phần số để chỉ số thứ tự của phiếu câu hỏi trong cùng một
loại xêri. Để thuận tiện cho việc gieo ngẫu nhiên các câu hỏi cũng như tự động hóa phát sinh mã
thứ tự câu hỏi, các ô câu hỏi được bố trí thành hai cột với cách đánh số thứ tự theo trình tự từ
trên xuống dưới, từ trái qua phải.
Cần chú ý rằng khi cấu trúc một phiếu trắc nghiệm các câu hỏi thuộc các chương (5
chương) được xáo trộn ngẫu nhiên. Nếu các chương không được rải đều thì sẽ phải xáo trộn lại.

Hình 1. Phiếu thi TNKQ
4.4. Thiết kế phiếu trả lời TNKQ
Chi tiết phiếu trả lời TNKQ được thể hiện trong hình 2. Trong đó đặc biệt chú ý phần
hướng dẫn sơ bộ cách trả lời TNKQ. Phần hướng dẫn thực hành phải được giáo viên phụ trách
căn dặn, phổ biến chi tiết trước khi thi.
4.5. Thiết kế phiếu đáp án để chấm
Phiếu đáp án của các xêri được thiết kế cùng kích thước với phiếu trả lời, đáp án được
khoanh tròn (hình 3).


T
CT
1


Phiếu đáp án được in trên giấy plastic trong suốt. Khi chấm chỉ cần áp vào phiếu trả lời để
đánh giá .

Hình 2. Phiếu trả lời TNKQ

V. KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã:
i) Xây dựng được lý luận về phương pháp TNKQ
để nâng cao độ chính xác kiểm tra đánh giá môn học.
ii) Xây dựng được công cụ chế tác bộ đề thi
TNKQ trên máy tính.
iii) Áp dụng thành công phương pháp TNKQ mới
cho môn học Sức bền Vật liệu.
Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý là mỗi
phương pháp trắc nghiệm đều có ưu nhược điểm nhất
định, để nâng cao được chất lượng quá trình dạy-học,
cần thiết phải kết hợp nhiều phương pháp trắc nghiệm.

Tài liệu tham khảo
[1]. Lâm Quang Thiệp. Trắc nghiệm và ứng dụng, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008
Hình 3. Phiếu đáp án TNKQ

×