Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ứng dụng gis vào việc xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm nha phu, vịnh bình cang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 71 trang )

i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực tập tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp
đỡ từ nhiều phía.
Qua đây, cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.s Phan Minh Thụ – công tác
tại Viện Hải Dương Học, k.s Nguyễn Minh Đức – Khoa Nuôi trồng Thủy sản đã
trực tiếp hướng dẫn tôi.
Đồ án sử dụng nguồn dữ liệu của đề tài VAST07.04/11-12: “Đánh giá sức tải
môi trường một số đầm, vịnh ven bờ Nam Trung Bộ phục vụ quy hoạch phát triển
nuôi trồng thủy sản và du lịch” của Th.s Nguyễn Hữu Huân – công tác tại Viện Hải
Dương Học. Nhân đây, cho tôi gửi lời cảm ơn đến Th.s Nguyễn Hữu Huân.
Xin cảm ơn cô chú ở phòng Sinh thái Môi trường – Viện Hải Dương Học và
thầy cô Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Đại Học Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi
thực tập trong môi trường nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp.
Và lời cảm ơn đến gia đình, những người bạn luôn bên cạnh động viên tôi.
Qua quá trình thực tập tôi đã trao dồi thêm nhiều kiến thức, nâng cao kỹ
năng thực hành, ngày càng hoàn thiện bản thân, giúp tôi thêm tự tin và yêu nghề.
Kết quả đạt được có thể còn nhỏ, nhưng là sự nổ lực không ngừng của tôi
trong suốt quá trình thực tập. Mong được sự đón nhận và góp ý chân thành của thầy
cô và các bạn để tôi có thể rút kinh nghiệm và tiếp tục phát huy trong tương lai.

Nha Trang, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Tuyết



ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: TỔNG QUAN 3
1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Ứng dụng của GIS 4
1.2. Dầu mỏ 5
1.2.1. Phân loại dầu mỏ 5
1.2.2. Đặc tả quá trình tràn dầu 7
1.2.2.1. Quá trình hoà tan: 7
1.2.2.2. Quá trình lan toả: 7
1.2.2.3. Quá trình bay hơi: 7
1.2.2.4. Quá trình khuếch tán: 8
1.2.2.5. Quá trình hoà tan: 8
1.2.2.6. Quá trình nhũ tương: 9
1.2.2.7. Quá trình lắng kết: 9
1.2.2.8. Quá trình oxy hoá: 9
1.2.2.9. Quá trình phân huỷ sinh học: 10
1.2.3. Sự tương tác dầu tràn với đường bờ 10
1.3. Tình hình sự cố tràn dầu 11
1.3.1. Trên thế giới 11
1.3.2. Tại Việt Nam 14
1.4. Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu 16
iii


1.4.1. Tác động đến hệ sinh thái biển và ven bờ 17
1.4.2. Tác động đến kinh tế-xã hội 20
1.4.3. Tác động đến sức khỏe con người 22
1.5. Nghiên cứu về ứng phó tràn dầu 23
1.5.1. Tổng quan về bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu 24
1.5.1.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu24
1.5.1.2. Nội dung bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với dầu tràn 24
1.5.2. Ứng dụng GIS vào xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với sự
cố tràn dầu 25
1.5.3. Vấn đề nghiên cứu tại đầm Nha Phu - vịnh Bình Cang………… 25
Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 27
2.1.1. Đối tượng 27
2.1.2. Thời gian 27
2.1.3. Địa điểm 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 28
2.2.2. Các bước lập bản đồ chuyên đề 29
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 30
2.2.4. Phương pháp lập chỉ số nhạy cảm môi trường (ESI) 31
2.2.4.1. Chỉ số nhạy cảm của các loại đường bờ………………………33
2.2.4.2. Chỉ số nhạy cảm tài nguyên ven biển và gần bờ…………… 36
2.2.4.3. Chỉ số nhạy cảm hoạt động kinh tế………………………… 38
2.2.4.4. Chỉ số nhạy cảm tài nguyên phi sinh vật…………………… 39
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Điều kiện tự nhiên của Đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang 40
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 40
3.1.2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng. 40
3.1.3. Đặc điểm thủy văn. 42

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 44
iv

3.3. Điều kiện môi trường và nguồn lợi 48
3.3.1. Đặc điểm môi trường 48
3.3.2. Mức độ đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu 50
3.4. Xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu tại đầm Nha Phu –
vịnh Bình Cang 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

v

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Số vụ tràn dầu và lượng tràn dầu từ năm 1970 đến nay 12
Bảng 1.2: Thống kê nguyên nhân tràn dầu trên thế giới (1974-2003) 14
Bảng 1.3: Các sự cố tràn dầu lớn ở Việt Nam từ năm 1990 đến 2004 14
Bảng 1.4: Lượng dầu thải vào biển (Tấn) 15
Bảng 1.5: Phân loại mức độ nhạy cảm môi trường vùng ven bờ 19
Bảng 1.6: Mức độ nhạy cảm tương đối của môi trường sống với dầu 20
Bảng 1.7: Độ nhạy của các loại ngư cụ đối với các tác động của dầu tràn 21
Bảng 1.8: Độ nhạy của các loại phương thức nuôi với tác động dầu tràn 21
Bảng 2.1: Chỉ số nhạy cảm của các loại đường bờ 34
Bảng 2.2: Chỉ số nhạy cảm môi trường của đường bờ 35
Bảng 2.3: Chỉ số nhạy cảm tài nguyên ven bờ 37
Bảng 2.4: Chỉ số nhạy cảm đối với nguồn tài nguyên sinh học gần bờ. 38
Bảng 2.5: Chỉ số nhạy cảm hoạt động kinh tế xã hội 38
Bảng 2.6: Chỉ số nhạy cảm tài nguyên phi sinh vật. 29
Bảng 3.1: Giá trị nhiệt độ, lượng mưa, số ngày nắng và độ ẩm trung bình nhiều

năm vào từ năm 2001- 2010. 41
Bảng 3.2: Tốc độ gió ở Nha Phu – Bình Cang 42
Bảng 3.3: Phân phối dòng chảy năm của sông Dinh 43
Bảng 3.4: Diện tích, dân số, mật độ dân số các xã quanh khu vực nghiên. 45
Bảng 3.5: Diện tích đất năm 2010 của các phường, xã quanh đầm Nha Phu 46
Bảng 3.6: Tình hình kinh tế của các xã phường quanh khu vực nghiên cứu 47
Bảng 3.7: Chất lượng môi trường nước đầm Nha Phu (2005) 48
Bảng 3.8: Thành phần nước thải tại một số cống ở Tân Thủy – Ninh Lộc 49
Bảng 3.9: Số lượng loài thực vật Phù du theo các nhóm tảo 50
Bảng 3.10: Thành phần động vật nổi 51
Bảng 3.11: Mật độ, sinh lượng và độ phủ của cỏ biển ở Hòn Lao(đầm Nha Phu).53
Bảng 3.12: Kết quả chỉ số nhạy cảm tương đối của các phân đoạn 56
vi

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.2: Tương tác giữa dần và đường bờ: dầu bám bờ (Trái) và dầu rời bờ (Phải)
10
Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm của tổng số dầu tràn trong mỗi thập kỷ từ 1970 đến 2009
12
Hình 1.3: Biến động sự cố tràn dầu (trên 700 tấn) từ 1970 đến 2011 13
Hình 1.4:Số lượng và công suất tàu thuyền khai thác thủy sản ở Việt Nam 15
Hình 2.1: Đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang 27
Hình 2.2: Sơ đồ khối nghiên cứu 28
Hình 2.3: Các bước xây dựng bản đồ nhạy cảm 29
Hình 2.4 : Các bước sử lý ảnh bằng phần mềm GIS 30
Hình 3.1: Phân bố dòng chảy tầng mặt trung bình tháng 7 44
Hình 3.2: Phân bố dòng chảy tầng mặt trung bình tháng 11 44
Hình 3.3: Khu vực xung quanh đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang 45
Hình 3.4: Bản đồ phân bố Rừng ngập mặn 52

Hình 3.5: Bản đồ phân bố Thảm cỏ biển 53
Hình 3.6: Bản đồ phân chia địa hình 54
Hình 3.7: Bản đồ phân bố hệ thực vật 54
Hình 3.8: Bản đồ phân chia khu vực nuôi trồng thủy sản 55
Hình 3.9: Bản đồ phân chia hoạt động kinh tế 55
Hình 3.10: Bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang
56
vii

KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BP: Bristish Petroleum
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường
DO: Dầu dieseel
ESI: Environment Sensitivity Index
FO: Dầu mazut
GESAMP: Group of Experts on the Scientific Aspects of Marine
Environmental Protection
GIS: Geographic Information System
HST: Hệ sinh thái
ITOPF: The International Tanker Owners Pollution Federation Limite
MTB: Môi trường biển
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
NOAA: National Oceanic and Atmospheric Administration
PI: Piority Index
QCVN: Quy chuẩn việt nam
SCTD: Sự cố tràn dầu
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
WF: Weighting Factor


1

LỜI MỞ ĐẦU

Đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang nằm ở phía Bắc thành phố Nha Trang. Hệ
sinh thái ở đầm rất đa dạng, như: rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển…, đóng
vai trò quan trọng đối với nguồn lợi thủy sinh vật. Những hệ sinh thái này khá nhạy
cảm, bất cứ tác động nào từ bên ngoài cũng có thể gây tổn thương và làm mất cân
bằng hệ sinh thái.
Ngoài các tác động cực đoan của tự nhiên, phát triển kinh tế biển cũng làm
tổn thương đến tài nguyên và môi trường biển như các hoạt động khai thác thủy sản,
nuôi trồng thủy sản và giao thông vận tải biển trong đó có ô nhiễm dầu. Sự cố tràn
dầu và ô nhiễm dầu gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và môi trường như: gây
suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, thiệt hại về giá trị kinh tế và ảnh
hưởng nhiều mặt của đời sống xã hội, dân sinh (Bùi Đại Dũng, 2009).
Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã xảy ra khoảng 5 vụ tràn dầu nghiêm
trọng tại các cảng biển lớn và khoảng 12 vụ tràn dầu trên các tuyến giao thông thủy
nội địa gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường khu vực xảy ra tai nạn. Ở hầu hết
các cảng biển, hàm lượng dầu trong nước tầng mặt vượt quá tiêu chuẩn cho phép
đối với nước biển ven bờ và cho mọi mục đích sử dụng. Hàm lượng dầu trong nước
mặt gấp khoảng 2 – 7 lần quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT: 0,1mg/lít)
(Ngô Kim Định và Trần Thị Thu Vân, 2012). Trong khi chi phí khắc phục cho sự cố
tràn dầu rất lớn, tốn nhiều thời gian công sức nhưng vẫn không giải quyết triệt để
những mối nguy hại tiềm tàng.
Tuy sự cố tràn dầu chưa ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực đầm Nha Phu –
vịnh Bình Cang, nhưng nếu xảy ra sự cố tràn dầu ở các khu vực lân cận như cảng
Nha Trang, cảng Vân Phong thì khu vực này sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Trong khi
đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang chưa có phương án ứng cứu cũng như đánh giá
mức độ tổn thất về sinh thái và kinh tế khi xảy ra sự cố tràn dầu. Tổn thất có thể
giảm thiểu nếu có biện pháp ứng cứu kịp thời và hợp lý [6]. Để xây dựng kế hoạch

ứng cứu khi xảy ra sự cố tràn dầu, bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với sự cố tràn dầu
2

có vị trí quan trọng. Dựa vào bản đồ này, các nhà quản lý có thể xây dựng thứ tự ưu
tiên để thực thi các biện pháp kỹ thuật trong ứng phó sự cố tràn dầu. Trong bối cảnh
đó, đề tài: “Ứng dụng GIS vào việc xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn
dầu ở đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang” thực sự đáp ứng nhu cầu cấp thiết của
phát triển kinh tế vùng ven bờ.
Nội dung nghiên cứu:
 Điều tra, xây dựng các lớp thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở
vùng nghiên cứu bằng phương pháp GIS.
 Xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm với tràn dầu ở đầm Nha Phu – vịnh
Bình Cang.
Mục tiêu đề tài:
Xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm ứng phó sự cố tràn dầu ở đầm Nha Phu
– vịnh Bình Cang làm cơ sở cảnh báo tai biến môi trường, giúp người sử dụng có
thể lựa chọn đưa ra phương án một cách nhanh chóng khi xảy ra sự cố tràn dầu và
góp phần giảm nguy hại khi có sự cố tràn dầu xảy ra.
Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài:
Kết quả của việc tổng hợp những thông tin về tài nguyên, môi trường và hiện
trạng kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu cũng như các thông tin về đặc điểm hình
thái, địa mạo đường bờ và những hệ sinh thái cần chú ý bảo vệ, sẽ là cơ sở khoa học
cho công tác đánh giá tác động môi trường sau này, khi các hoạt động của các
ngành công nghiệp dầu khí, thủy hải sản, du lịch phát triển nhanh tại thủy vực đầm
Nha Phu – vịnh Bình Cang.
Và vì thế việc phân vùng đường bờ nhạy cảm môi trường đối với các tai biến
về dầu tràn theo qua điểm về sinh thái, tài nguyên, kinh tế xã hội từ đó đề nghị các
khu vực cần ưu tiên bảo vệ là một công cụ không thể thiếu trong chiến lược quản lý
biển và kế hoạch ứng cứu sự cố dầu tràn của thủy vực.
3


Chương I: TỔNG QUAN

1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
1.1.1. Khái niệm
Hệ thông tin địa lý (GIS) là một công cụ thu thập, lưu trữ, truy lục thông tin
theo ý muốn, chuyển đổi và hiển thị thông tin không gian từ thế giới thực theo
những mục đích cụ thể (Burrough và McDonnell, 1998). Để thực hiện các chức
năng này, các dữ liệu nhập vào GIS phải bao gồm thông tin về vị trí không gian rõ
ràng của một thực thể cũng như các thuộc tính của chúng .
GIS là một công cụ quan trọng trong thiết lập kế hoạch và quá trình đưa ra
quyết định. GIS sử dụng rộng trong quy hoạch đô thị, nông nghiệp, những hệ thống
ứng phó khẩn cấp, quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng như xã hội và khoa học
trong thời gian rất dài (Burrough và McDonnell, 1998). Ưu điểm mạnh nhất của
GIS là cho phép thực hiện phân tích phức tạp về dữ liệu không gian, bằng cách liên
kết thông tin định vị đến những thuộc tính và cho phép lấy thông tin nhiều lớp phủ
với các nguồn thông tin khác nhau.
GIS có 3 thành phần quan trọng: phần cứng máy tính, tập hợp các dữ liệu
phần mềm ứng dụng và một bối cảnh tổ chức thích hợp bao gồm kỹ năng thao tác
của con người [27], [28].
Phần cứng nói chung của GIS bao gồm: máy tính và các thiết bị ngoại vi
khác. Máy tính có một đĩa cứng để lưu trữ dữ liệu và các chương trình và các thiết
bị khác để lưu trữ có thể được phục vụ thông qua một mạng lưới, bởi băng cát xét
kỹ thuật số, đĩa CD-ROM quang học Bộ số hóa của một máy quét (thiết bị đầu
vào) được sử dụng để chuyển đổi bản đồ và tài liệu thành các dạng kỹ thuật số. Máy
vẽ, máy in hay bất kỳ loại thiết bị hiển thị (thiết bị đầu ra) được sử dụng để trình
bày kết quả của việc sử lý dữ liệu. Máy tính và thiết bị ngoại vi được kiểm soát bởi
người sử dụng.
4


Phần mềm GIS có thể chia thành 05 nhóm chức năng, dữ liệu đầu vào và
trình bày số, dữ liệu chuyển đổi và tương tác với người sử dụng.
Kỹ thuật hệ thống con của GIS điều hành theo cách thức mà ở đó, thông tin
địa lý có thể xử lý nhưng người sử dụng không thể đảm bảo rằng tất cả kỹ thuật này
sẽ được sử dụng hiệu quả và cho kết quả như dự kiến. Trong một số trường hợp cụ
thể, một trong số chúng có thể cung cấp cho các kết quả dự kiến. Chúng có mối
quan hệ phức tạp và tương tác với nhau [27], [28].
1.1.2. Ứng dụng của GIS
GIS bắt đầu được xây dựng ở Canada từ những năm 60 của thế kỷ XX và đã
được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn thế giới. Sau khi vệ tinh
quan sát trái đất Landsat đầu tiên được phóng vào năm 1972, các dữ liệu viễn thám
được xem là nguồn thông tin đầu vào quan trọng của GIS nhờ những tiến bộ về kỹ
thuật của nó (Phạm Văn Cự, 2007). Ngoài những đặc điểm riêng mang tính đặc thù,
điểm tương đồng giữa kỹ thuật viễn thám và GIS là quản lý các lớp thông tin dạng
raster. Các lớp thông tin này có thể chồng lớp, tính toán và phân tích thông tin như
các lớp thông tin GIS thông thường (Nguyễn Tác An và Tống Phước Hoàng Sơn,
2004).
Việc sử dụng GIS cho nhiều mục đích khác nhau đã trở nên rất phổ biến trên
toàn thế giới trong khoảng 30 năm trở lại đây. Hiện nay, nhu cầu ứng dụng công
nghệ GIS trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu, khai thác sử dụng, quản lý tài nguyên
thiên nhiên và môi trường ngày càng gia tăng không những trong phạm vi quốc gia
mà cả phạm vi quốc tế . Tiềm năng của kỹ thuật GIS có thể chỉ ra cho các nhà khoa
học và các nhà hoạch định chính sách các phương án lựa chọn có tính chiến lược về
sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường [5].
 Trong ngành môi trường: GIS được sử dụng để đánh giá môi trường, khả
năng phân tích của GIS được dùng để mô hình hóa các tiến trình xói mòn đất
sự lan truyền ô nhiễm trong môi trường khí hay nước, hoặc sự phản ứng của
một lưu vực sông dưới sự ảnh hưởng của một trận mưa lớn.
5


 Trong ngành khí tượng thủy văn: GIS là một hệ thống đáp ứng nhanh, phục
vụ chống thiên tai như lũ quét ở vùng hạ lưu, xác định tâm bão, dự đoán các
luồng chảy, xác định mức độ ngập lụt, từ đó đưa ra các biện pháp phòng
chống kịp thời.
 Trong ngành nông nghiệp: GIS giúp giám sát thu hoạch, quản lý sử dụng đất,
dự báo về hàng hoá, nghiên cứu về đất trồng, kế hoạch tưới tiêu, kiểm tra
nguồn nước.
 Trong ngành dịch vụ tài chính: GIS là công cụ đánh giá rủi ro và mục đích
bảo hiểm, xác định với độ chính xác cao hơn những khu vực có độ rủi ro lớn
nhất hay thấp nhất. Lĩnh vực này đòi hỏi những dữ liệu cơ sở khác nhau như
là hình thức vi phạm luật pháp, địa chất học, thời tiết và giá trị tài sản.
 Trong ngành y tế: GIS có thể được sử dụng như là một công cụ nghiên cứu
dịch bệnh để phân tích nguyên nhân bộc phát và lây lan bệnh tật trong cộng
đồng.
 Trong ngành giao thông: GIS có khả năng ứng dụng đáng kể trong lĩnh vực
vận tải. Việc lập kế hoạch và duy trì cở sở hạ tầng giao thông rõ ràng là một
ứng dụng thiết thực, nhưng giờ đây có sự quan tâm đến một lĩnh vực mới là
ứng dụng định vị trong vận tải hàng hải, và hải đồ điện tử.
1.2. Dầu mỏ
1.2.1. Phân loại dầu mỏ
Dầu mỏ có thể phân loại theo xuất xứ và thành phần, mức độ nguyên thủy,
công dụng, tính chất lý-hóa-sinh và theo xuất xứ địa lý…của nó (Nguyễn Hữu
Nhân, 2004).
Xét theo xuất xứ và thành phần, thì có 02 loại dầu mỏ căn bản là: dầu thô và
các dầu thành phần (dầu công ghiệp, dầu thương phẩm). Các danh từ dầu mỏ thô và
các dầu thành phần được gọi bởi tên chung là dầu.
Dầu thô là chất lỏng hỗn hợp từ nhiều ngăn cấu trúc hữu cơ, trong đó các tổ
hợp hydrocacbon chiếm tỷ lệ áp đảo. Dầu thô tồn tại dưới lòng đất, được xem là sản
6


phẩm chuyển hóa của các sinh vật hóa thạch (chủ yếu là sinh vật biển). Ngoài thành
phần chính là hydrocacbon, trong dầu thô còn tồn tại nhiều loại hợp chất khác cấu
tạo từ lưu huỳnh, ôxy, nitơ, photpho, các kim loại … Cấu tạo hóa học của dầu thô
biến thiên trong khoảng rộng (tùy thuộc vào điều kiện hình thành mỏ dầu), do đó
chúng nổi trên mặt nước. Các thành phần cấu tạo mạch thẳng (alkanes) ít tan trong
nước, trong khi đó các thành phần với cấu trúc vòng (aromatics) dễ tan trong nước
hơn. Mức độ tan trong nước tỷ lệ nghịch với phân tử lượng của các thành phần tạo
nên hỗn hợp [16].
Dầu thành phẩm là các sản phẩm do ngành công nghiệp hóa dầu tạo ra với
nguyên liệu chính là dầu thô và một số chất phụ gia khác, chủ yếu để làm nhiên
liệu, bôi trơn và nén thủy lực … Tính chất cơ-lý-hóa-sinh của dầu thành phẩm biến
đổi trong phạm vi hẹp hơn dầu thô nhưng vẫn còn rất rộng đối với việc lập mô hình
toán. Vì vậy, dầu mỏ thành phẩm cũng rất đa dạng.
Xét theo mức độ nguyên thủy, có thể phân biệt ra hai loại dầu mỏ: dầu mỏ
gốc và dầu mỏ phong hóa .
Dầu mỏ gốc được hiểu là dầu mỏ chưa tràn ra môi trường (còn ở trong các
mỏ dầu nằm dưới đất hay trong bồn chứa), chưa bị môi trường tác động đến làm
biến dạng các tính chất của nó. Chúng còn được gọi là nguyên dầu.
Dầu mỏ phong hóa là dầu mỏ (bao gồm cả dầu thô và dầu thành phẩm) đã
tràn ra ngoài môi trường tự nhiên, tương tác với môi trường dẫn đến sự thay đổi các
tính chất cơ – hóa – lý – sinh theo thời gian và không gian.
Ngoài ra, dầu có thể phân loại theo tỷ trọng (dầu nhẹ, dầu nặng), theo công
năng (dầu DO dầu FO, xăng, nhớt…), theo xuất xứ địa lý (dầu “Bạch Hổ”, dầu Biển
Bắc, dầu Ả Rập) [16].
Tùy theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ
1.148 tỉ thùng (barral) (BP Statistical Review, 2004) đến 1.260 tỉ thùng (Oeldorado,
2004 của ExxonMobil).
Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ
tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4 - 5 tỷ tấn, trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000
tỷ m

3
(Trần Khánh Tùng, 2004).
7

1.2.2. Đặc tả quá trình tràn dầu
Khi một vụ tràn dầu xảy ra, dầu nhanh chóng lan toả trên mặt nước. Các
thành phần của dầu sẽ kết hợp với các thành phần có trong nước, cùng với các điều
kiện về sóng, gió, dòng chảy. Quá trình biến đổi của dầu trên theo thời gian như: sự
bay hơi, sự nhũ tương, sự phân tán, sự hoà tan gọi là “quá trình phong hóa dầu”[19].
1.2.2.1. Quá trình hoà tan:
Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ là chất lỏng có độ hòa tan rất thấp trong nước,
đặc biệt là nước biển [1]. Do đó, khi khối dầu rơi vào nước sẽ xảy ra hiện tượng
chảy lan trên bề mặt nước. Quá trình này được chú ý đặc biệt nhằm ứng cứu sự cố
tràn dầu hiệu quả. Trong điều kiện tĩnh, 1 tấn dầu có thể lan phủ kín 12 km
2
mặt
nước, một giọt dầu (½

g) tạo ra một màng dầu 20 m
2
với độ dày 0.001 mm, có khả
năng làm bẩn 1 tấn nước [19].
1.2.2.2. Quá trình lan toả:
Dầu lan từ nguồn ra phía có bề mặt lớn nhất, sau đó thì tiếp tục lan chảy vô
hướng. Khi tạo thành màng đủ mỏng, màng sẽ bị vỡ dần ra thành những màng có
diện tích nhỏ hơn và trên bề mặt dầu xuất hiện các vệt không có dầu.
Do các quá trình bốc hơi, hoà tan mà mật độ, độ nhớt tăng, sức căng bề mặt
giảm dần cho đến khi độ dày của lớp dầu đạt cực tiểu thì quá trình chảy lan chấm
dứt.
Trường hợp không có yếu tố nhiễu thì dầu lan toả thành một vòng tròn, bao

phủ một diện tích tối đa là S
max
= R
max
2

Trong thực tế thì quá trình chảy lan trên biển chịu tác động lớn bởi các yếu tố
sóng, gió và thuỷ triều [19].
1.2.2.3. Quá trình bay hơi:
Song song với quá trình lan toả, dầu bốc hơi tuỳ thuộc vào nhiệt độ sôi và áp
suất riêng phần của hydro và cacbon trong dầu mỏ cũng như các điều kiện bên
ngoài: nhiệt độ, sóng, tốc độ gió và diện tích tiếp xúc giữa dầu và không khí. Các
hydro và cacbon có nhiệt độ sôi càng thấp thì có tốc độ bay hơi càng cao. Ở điều
8

kiện bình thường thì các thành phần của dầu có nhiệt độ sôi thấp hơn 200
o
C sẽ bay
hơi trong vòng 24 giờ. Các sản phẩm nhẹ như dầu hoả, gasoil có thể bay hơi hết
trong vài giờ. Các loại dầu thô nhẹ bay hơi khoảng 40 %, còn dầu thô nặng hoặc
dầu nặng thì ít bay hơi, thậm chí không bay hơi. Tốc độ bay hơi giảm dầu theo thời
gian, làm giảm khối lượng dầu, giảm khả năng bốc cháy và tính độc hại, đồng thời
quá trình bay hơi cũng tăng độ nhớt và tỉ trọng của phần dầu còn lại, làm cho tốc độ
lan toả giảm [16], [19].
1.2.2.4. Quá trình khuếch tán:
Đây là quá trình xảy ra sự xáo trộn giữa nước và dầu. Các vệt dầu chịu tác
động của sóng, gió, dòng chảy tạo thành các hạt dầu có kích thước khác nhau, trong
đó có các hạt đủ nhỏ và đủ bền có thể trộn tương đối bền vào khối nước. Điều này
làm diện tích bề mặt hạt dầu tăng lên, kích thích sự lắng đọng dầu xuống đáy hoặc
giúp cho khả năng tiếp xúc của hạt dầu với các tác nhân oxi hoá, phân huỷ dầu tăng,

thúc đẩy quá trình phân huỷ dầu.
Hiện tượng trên thường xảy ra ở những nơi sóng vỗ và phụ thuộc vào bản
chất dầu, độ dày lớp dầu cũng như tình trạng biển. Trong điều kiện thường, các hạt
dầu nhẹ có độ nhớt nhỏ có thể phân tán hết trong một ít ngày, trong khi đó các loại
dầu có độ nhớt lớn hoặc loại nhũ tương dầu nước ít bị phân tán [16], [19].
1.2.2.5. Quá trình hoà tan:
Sự hoà tan của dầu vào nước chỉ giới hạn ở những thành phần nhẹ. Tốc độc
hoà tan phụ thuộc vào thành phần dầu, mức độ lan truyền, nhiệt độ cũng như khả
năng khuếch tán dầu. Dầu FO ít hoà tan trong nước. Dễ hoà tan nhất trong nước là
xăng và kerosen. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, hàm lượng dầu hoà tan trong
nước luôn không vượt quá một phần triệu tức 1 mg/l.
Quá trình hoà tan cũng làm tăng khả năng phân huỷ sinh học của dầu. Song
đây chính là yếu tố làm tăng tính độc của dầu đối với nước, gây mùi, đầu độc hệ
sinh thái động thực vật trong nước, đặc biệt đối với động vật, dầu thấm trực tiếp và
từ từ vào cơ thể sinh vật dẫn đến sự suy giảm chất lượng thực phẩm [16], [19].
9

1.2.2.6. Quá trình nhũ tương:
Đây là quá trình tạo thành các hạt keo giữa dầu và nước hoặc nước và dầu.
Keo dầu nước: là hạt keo có vỏ là dầu, nhân là nước; là các hạt dầu ngậm nước làm
tăng thể tích khối dầu 3 – 4 lần. Các hạt khá bền, khó vỡ ra để tách lại nước. Loại
keo đó có độ nhớt rất lớn, khả năng bám dính cao, gây cản trở cho công tác thu
gom, khó làm sạch bờ biển.
Keo nước dầu: hạt keo có vỏ là nước, nhân là dầu; được tạo ra do các hạt dầu
có độ nhớt cao dưới tác động lâu của sóng biển, nhất là các loại sóng vỡ. Loại keo
này kém bền vững hơn và dễ tách nước hơn.
Nhũ tương hoá phụ thuộc vào tốc độ gió và loại dầu. Gió cấp 3, 4 sau 1 – 2
giờ tạo ra khác nhiều các hạt nhữ tương dầu nước. Dầu có độ nhớt cao thì dễ tạo ra
nhũ tương dầu nước. Nhũ tương hoá làm giảm tốc độ phân huỷ và phong hoá dầu.
Nó cũng làm tăng khối lượng chất ô nhiễm và làm tăng số việc phải làm để phòng

chống ô nhiễm [16], [19].
1.2.2.7. Quá trình lắng kết:
Do tỉ trọng nhỏ hơn 1 nên dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thường nổi lên mặt
nước mà không tự chìm xuống đáy. Các loại nhũ tương sau khi hấp thụ các vật chất
hoặc cơ thể sinh vật có thể trở nên nặng hơn nước rồi chìm dần. Cũng có một số hạt
lơ lửng, hấp thụ tiếp các hạt phân tán rồi chìm dần lắng đọng xuống đáy. Trong đó
cũng xảy ra quá trình đóng vón tức là quá trình tích tụ nhiều hạt nhỏ thành mảng
lớn.
Quá trình lắng đọng làm giảm hàm lượng dầu có trong nước, làm nước tăng
DO nhanh hơn nhưng nó sẽ làm hại hệ sinh thái đáy. Hơn nữa, sau lắng đọng, dầu
vẫn có thể lại nổi lên mặt nước do tác động của các yếu tố đáy, gây ra ô nhiễm lâu
dài cho vùng nước [1].
1.2.2.8. Quá trình oxy hoá:
Các hydrocacbon trong dầu khá bền vững với oxy. Nhưng trong thực tế, dầu
mỏ tồn tại trong nước hoặc trong không khí vẫn bị oxy hoá một phần ánh sáng mặt
10

trời và quá trình xúc tác sinh học tạo thành các hydropeoxit rồi thành các sản phẩm
khác. Sản phẩm quá trình rất đa dạng như: axit andehit, ceton, peroxit, superoxit[19]
1.2.2.9. Quá trình phân huỷ sinh học:
Có nhiều chủng thuỷ sinh vật khác nhau có khả năng tiêu thụ một đoạn nào
đó. Mỗi loại vi sinh chỉ có khả năng phân huỷ một nhóm hydrocacbon cụ thể nào
đó. Tuy nhiên, trong nước sông có rất nhiều chủng vi khuẩn. Do đó, rất ít loại
hydrocacbon có thể chống lại sự phân huỷ này [19].
Các vi sinh vật có thể phân huỷ 0.03 – 0.50 g dầu/ngày đêm/m
2
. Khi dầu rơi
xuống nước, chủng vi sinh vật hoạt động mạnh. Quá trình khuếch tán xảy ra tốt thì
quá trình ăn dầu cũng xảy ra mạnh. Điều kiện các vi sinh ăn dầu có thể phát triển
được là phải có oxy. Do đó, ở trên mặt nước dầu dễ bị phân huỷ vi sinh, còn khi

chìm xuống đáy thì khó bị phân huỷ theo kiểu này.
Khả năng phân huỷ sinh học phụ thuộc vào các yếu tố:
 Thành phần của dầu: thành phần dầu ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của vi
sinh. Các vi sinh ăn dầu hoạt động mạnh nhất là những vi sinh tiêu thụ được
phân đoạn có nhiệt độ sôi từ 40 – 200
o
C
 Diện tích dầu trải trên mặt nước: diện tích càng rộng khả năng dầu bị phân
huỷ vi sinh càng mạnh.
 Nhiệt độ môi trường: nhiệt độ càng cao quá trình phân huỷ càng nhanh [16].
1.2.3. Sự tương tác dầu tràn với đường bờ
Sự tương tác giữa đường bờ và dầu là quá trình cơ-lý-hóa xảy ra khi dầu tiếp
xúc với các bề mặt bờ sông/biển có tính chất cơ giới và mái dốc khác nhau [16].
Hình 1.1: Tương tác giữa dầu và đường bờ: dầu bám bờ (Trái) và dầu rời bờ (Phải)
(Nguyễn Hữu Nhân, 2004)
11

Có 3 khả năng xảy ra: (1) Khi gặp dầu, bờ sẽ hút và thấm 100 % lượng dầu
tiếp xúc và không nhả ra nữa (tại đây ta cho điều kiện biên hấp thụ dầu); (2) Khi
gặp dầu, bờ sẽ không dính dầu và 100 % lượng dầu tới sẽ được trả lại cho nước (tại
đây ta cho điều kiện phản xạ); và (3) Khi gặp bờ, dầu sẽ bám lên mặt đáy bờ cho tới
khi đạt trạng thái bão hòa và sẽ bị rửa sạch từ từ theo luật exponemt đối với thời
gian, sự quay trở lại nước xảy ra khi triều dâng và gió đẩy ra, và dầu sẽ thoát ra cả
trên mặt lẫn trong tầng sâu [16].
1.3. Tình hình sự cố tràn dầu
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về các sản phẩm của ngành dầu khí càng
tăng vì nó là nguyên liệu đặc biệt quan trọng trong giao thông vận tải, và các ngành
công nghiệp. Sự phát triển của ngành dầu khí kéo theo nguy cơ ô nhiễm môi trường
do dầu tràn càng lớn.
Sự cố tràn dầu có thể xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai

thác, vận chuyển chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng
[19].
Sự cố tràn dầu hiện nay đang là mối nguy hại với các quốc gia ven biển. Dầu
tràn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, hệ sinh thái, nền kinh tế và nhiều mặt của
đời sống xã hội (Bùi Đại Dũng, 2009). Chi phí khắc phục sự cố thường rất lớn tùy
theo mức độ nghiêm trọng nhưng vẫn để lại những mối nguy hại tiềm tàng khi xử lý
không triệt để.
1.3.1. Trên thế giới
Bắt đầu từ năm 1974, cơ quan quốc tế ITOPF đã lập ra cơ sở dữ liệu về các
sự cố tràn dầu trên toàn thế giới (trừ các vụ tràn dầu do chiến tranh).
Dựa vào lượng dầu tràn, các sự cố tràn dầu được chia theo lượng dầu tràn
thành 3 loại: loại nhỏ < 7 tấn; loại vừa 7  700 tấn; loại lớn >700 tấn. Từ tháng 1/
1970 đến tháng 12/ 2003, đã có 10.000 sự cố tràn dầu trong đó phần lớn (84 %) là
các vụ tràn dầu nhỏ, lượng dầu tràn < 7 tấn (Bảng 1.1, Hình 1.3). Thông tin về sự cố
tràn dầu thường lấy từ báo chí, hồ sơ chạy tàu và khai thác cảng, báo cáo kỹ thật của
12

các chuyên gia và các cơ quan bảo hiểm. Báo chí thường quan tâm đến các vụ tràn
dầu lớn (do va chạm, cháy nổ, mắc cạn, chìm tàu…), trong khi đó các báo cáo
chuyên môn thường mô tả về các sự cố tràn dầu nhỏ do sai lầm trong các khai thác
vận hành các thiết bị kỹ thuật [16]. Tổng lượng dầu tràn ra môi trường do dự cố tràn
dầu cũng giảm theo thời gian.
Bảng 1.1: Số vụ tràn dầu và lượng dầu tràn từ năm 1970 đến nay
Năm Số vụ tràn dầu từ
7  700 tấn
Số vụ tràn dầu
> 700 tấn
Lượng dầu tràn
A1970  1979
542 245 3,166,000

1980 1989
361 93 1,177,000
1990  1999
283 78 1,137,000
2000  2009
149 33 211,000
2010  2011
8 5 13,000
Tổng cộng
(Nguồn: ITOPF, 2011)
Số lượng các sự cố tràn dầu nhỏ (<7 tấn) là rất lớn (Bảng 1.1). Theo các đánh
giá của các chuyên gia, chính các sự cố tràn dầu nhỏ mới là nguồn ô nhiễm dầu
chính đối với môi trường biển (MTB). Số vụ sự cố tràn dầu theo thế giới giảm theo
thời gian là nhờ các nước phát triển sử dụng phần lớn lượng dầu của thế giới đã có
biện pháp khống chế sự cố tràn dầu. Tuy nhiên, nhiều khu vực thuộc các nước đang
phát triển, tình hình diễn biến theo chiều ngược lại, trong đó có Việt Nam (Nguyễn
Hữu Nhân, 2004).

Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm của tổng số dầu tràn trong mỗi thập kỷ từ 1970 – 2009
(Nguồn: ITOPF, 2011)
13


Số sự cố tràn dầu lớn (> 700 tấn) trên thế giới cũng giảm liên tục theo thời
gian (Hình 1.3). Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trung bình mỗi năm có 25 vụ,
trong khi đó vào các năm 2005 đến 2010, mỗi năm chỉ có từ 3 đến 4 vụ.

Hình 1.3: Biến động sự cố tràn dầu (trên 700 tấn) từ 1970 đến 2011.
(Nguồn: ITOPF, 2011)
Ngày 20/4/2010, giàn khoan Deepwater Horizon của công ty dầu khí Bristish

Petroleum (BP) nằm cách bờ biển bang Louisiana 50 dặm đã đột ngột phát nổ và
chìm xuống biển. Đây là sự cố tràn dầu lớn nhất từ trước tới nay tại Mỹ. Trong
vòng 86 ngày kể từ khi vụ nổ xảy ra giàn khoan Deepwater Horizon, gần 200 triệu
gallon dầu thô, hàng chục triệu gallon khí tự nhiên và 1,8 triệu gallon tấn hóa chất
chưa rõ nguồn gốc đã tràn vào vùng biển phía bắc vịnh Mexico gây ra một thảm họa
sinh thái nghiêm trọng cho khu vực rộng hơn 1.500 km
2
, ảnh hưởng tới việc kinh
doanh của hàng loạt ngành kinh tế biển. Hãng BP, chủ khai khoan giàn khoan này,
đã phải mất hơn 3 tháng để bịt được lổ hổng rò rỉ từ giếng dầu, chi phí thiệt hại lên
tới 4 tỷ USD. Hãng dầu khí BP đã chấp nhận đền bù 7,8 tỷ USD cho các công ty tư
nhân của Mỹ cũng như các cá nhân chịu thiệt hại trong vụ tràn dầu này. Tuy nhiên,
theo các nhà khoa học những thảm họa do sự cố tràn dầu này gây ra vẫn là mối đe
dọa chưa biết bao giờ mới có thể khắc phục được [33]
Tràn dầu là một sự cố không dự đoán trước được, có nhiều nguyên nhân gây
ra sự cố tràn dầu. Đa số sự cố tràn dầu là do tổ hợp nhiều yếu tố. Các chuyên gia đã
14

tách ra 2 nhóm nguyên nhân: nhóm thứ nhất thuộc sai lầm trong thao tác và nhóm
thứ hai do các tai nạn (Bảng 1.2). Phần lớn sự cố xảy ra tại các điểm bơm/rót dầu
(kho, cảng, bến tàu) và đa phần đây là các sự cố loại nhỏ (91% dưới 7 tấn); Các sự
cố do va chạm, tàu mắc cạn và hư vỏ thường gây ra những sự cố tràn dầu lớn, gây
tác động môi trường nghiêm trọng [16].
Bảng 1.2: Thống kê nguyên nhân tràn dầu trên thế giới (1974-2003) [16]

<7 tấn 7-700 tấn >700 tấn Tổng số vụ
Do thao tác sai
Bơm/rót dầu lên/xuống tàu 2812 326 30 3168
Thao tác trong kho dầu 548 26 0 574
Các thao tác khác 1177 55 0 1232

Do tai nạn
Va chạm 167 274 95 536
Tàu mắc cạn 228 212 114 554
Cháy nổ 85 11 29 125
Không rõ nguyên nhân 2175 143 24 2342
Tổng cộng 7764 1135 335 9234
1.3.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về sự cố tràn dầu. Trước
năm 1990, không có thông tin về các sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn lớn 100 tấn ở
Việt Nam. Từ năm 1992 đến nay, đã ghi nhận được nhiều sự cố tràn dầu lớn, gây
hậu quả nghiêm trọng. Một số vụ tràn dầu điển hình trình bày ở Bảng 1.3 với loại
dầu chính gây ra sự cố là DO và FO.
Bảng 1.3: Các sự cố tràn dầu lớn ở Việt Nam từ năm 1990 đến 2004.[16]
STT Loại dầu Năm Vị trí Lượng (tấn)
1 DO 1994 Cảng Cát Lái, tp Hồ Chí Minh 1700
2 DO 2003 Cảng VITC, tp Hồ Chí Minh 388
3 DO 2002 Phao số 0, Vũng Tàu 200
4 DO 1992 Gần cảng Quy Nhơn, Bình Định 180 (ước tính)
5 DO 1996 Cảng Lái Cát, tp Hồ Chí Minh 177
6 FO 1999 Đảo Lý Sơn, Quãng Ngãi 150 (ước tính)
7 FO 1994 Sông Tắc Rối, tp Hồ Chí Minh 137
8 DO 1997 Cát Lái, tp Hồ Chí Minh 117
9 FO 1999 Mỏ Đại Hùng, Vũng Tàu 105

15

Nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu chủ yếu là do hoạt động giao thông vận
tải biển và nghề cá. Số lượng tàu thuyền và công suất càng lớn thì mối đe dọa về sự
cố tràn dầu càng lớn vì hậu quả để lại càng khó khắc phục (Hình 1.4).
Bảng 1.4: Lượng dầu thải vào biển (Tấn)

Năm


Nguyên nhân

1995

2000

Hoạt động cảng

450

600

Sự cố hàng hải

500

1.500

Sự cố tàu chở dầu

3.500

7.500

(Nguồn: Báo cáo quốc gia của ô nhiễm biển, 2004).

Hình 1.4: Số lượng và công suất tàu thuyền khai thác thủy sản ở Việt Nam

(Nguồn: Trung tâm tin học thủy sản, 2008).
Hàng năm, có khoảng 100 vụ tai nạn và các sự cố tràn dầu đã xảy ra trên
vùng biển Việt Nam. Thống kê từ năm 2000 đến sáu tháng đầu năm 2005 cho thấy
vùng biển Việt Nam đã xảy ra 497 tai nạn hàng hải, trong đó có 126 trường hợp sự
cố lớn và nghiêm trọng (Lê Văn Anh và cs, 2009).
Có nhiều nguồn ô nhiễm, nhưng chiếm một tỷ lệ lớn là các nguồn ô nhiễm từ
đất liền [3]. Trong tổng số 10.010 tấn dầu ô nhiễm trong năm 1995, số lượng ô
nhiễm dầu từ đất liền là 5.300 tấn. Theo kết quả theo dõi, nồng độ dầu trung bình tại
cửa sông của Hạ Long - biển Hải Phòng trong nước là 0.26 (mg/L) và tại Vũng Tàu
là trung bình 0,29 (mg/L). Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, nồng độ dầu trong nước thay đổi
từ 0,14mg/l đến 0.52 (mg/L) đều vượt quá giới hạn của Tiêu chuẩn Việt Nam (Báo
16

cáo quốc gia của ô nhiễm biển, 2004). Ở Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ riêng năm
1994 đã có hơn 2100 tấn dầu tràn ra môi trường.
Sự cố tràn dầu ngày càng tăng đã ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế, xã hội và
sinh thái môi trường của nhiều quốc gia. Đặc biệt, trường hợp ô nhiễm dầu nghiêm
trọng nhất không rõ nguồn trên biển Việt Nam ở những tháng đầu năm 2007 đã gây
ra ảnh hưởng xấu trong đời sống xã hội nước ta. Sự cố này đã ảnh hưởng hơn 20
tỉnh ven biển trong cả nước. Tính đến ngày 23 tháng 4 năm 2007, tổng lượng dầu
được thu thập trong các tỉnh là 1.721 tấn. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức
hai hội nghị quốc gia với sự hiện diện của các chuyên gia, cơ quan, tổ chức trong
nước và nước ngoài và về các vấn đề ô nhiễm dầu trên biển. Tuy nhiên, câu trả lời
về nguồn gốc của ô nhiễm dầu trên biển vẫn còn bỏ ngỏ (Lê Văn Anh và cs, 2009).
Ứng phó sự cố tràn dầu (SCTD) tại Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao. Việt
Nam đã thành lập được 4 trung tâm ứng phó SCTD khu vực miền Bắc, miền Trung,
miền Nam và tại Vân Phong. Một số cơ sở có dịch vụ ứng phó SCTD như:
Vietsopetro, cảng PTSC, cảng Hải Phòng, Công ty TNHH Đại Minh… Việt Nam có
05 tàu đa năng ứng phó SCTD và một số phao quay, bồn chứa, máy hút, chất phân
tán, chất hấp thụ và các thiết bị phụ trợ như bơm chuyển dầu (Vũ Tuấn Hùng,

2012). Mặc dù, công tác ứng cứu sự cố tràn dầu đang được quan tâm và đầu tư,
công tác khắc phục hậu quả sau khi sự cố kết thúc cũng có nhiều tiến bộ trong thời
gian gần đây nhưng nhìn chung vẫn còn lúng túng.
1.4. Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu
Sự cố tràn dầu thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng làm ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên nước,
tài nguyên đất trên một khu vực khá rộng, gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế,
đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên
thủy sản[16], [21]. Do đó, nó gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.
17

1.4.1. Tác động đến hệ sinh thái biển và ven bờ
Dầu tràn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các hệ sinh thái (HST) biển và
ven bờ bao gồm:
- Làm chết các loài sinh vật sống ở biển hay ven bờ (trứng, ấu trùng, sinh vật
nhỏ và sinh vật trưởng thành…);
- Làm tổn thương môi trường sống ven bờ (cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san
hô, bãi cát, bãi lầy, bùn…);
- Làm giảm khả năng sinh sản, phát triển và các tác động lâu dài khác lên hệ
sinh thái;
- Gây chết các loài sinh vật làm mồi ăn cho các loại sinh vật khác;
- Hệ sinh thái bờ biển là phần nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra
sự cố tràn dầu;
- Tác động của dầu tràn đối với hệ sinh thái ven bờ biển vùng nhiệt đới có
thể kéo dài trên 10 năm (san hô, rừng ngập mặn, bãi cát…) thậm chí vài thập niên;
- Ngưỡng hàm lượng dầu có thể tác động lệ hệ sinh thái phụ thuộc vào loại
dầu tràn và loại sinh vật;
- Các cá thể nhỏ tuổi nhạy cảm hơn đối với tác động của dầu tràn so với cá
thể trưởng thành.
Trong hệ sinh thái biển, vi sinh vật là loài có thể phân hủy dầu mỏ. Có 25

loài vi sinh vật (tảo, nấm…) có thể phân hủy (ăn) dầu mỏ. Dĩ nhiên, tính chất hóa-lý
của dầu tràn cũng như hình thức tồn tại và phong hóa của nó trong môi trường biển
(màng dầu, nhũ tương dầu…) ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phân hủy dầu mỏ do vi
sinh. Nhiệt độ, ôxy hòa tan, độ mặn, hàm lượng chất dinh dưỡng, pH, dòng chảy, độ
đục cũng tác động đến tốc độ phân hủy dầu mỏ [16].
Tác động của dầu tràn lên hệ sinh thái biển diễn ra theo các cơ chế phức tạp.
Tác động này phụ thuộc vào loại dầu tràn, lượng dầu trong môi trường biển (nồng
độ và khoảng thời gian tồn tại) và quá trình phong hóa của dầu tràn trong môi
trường biển (lượng, chất và hình thức tồn tại). Ở các thủy vực mở và thoáng, dòng
chảy và sự khuyếch tán sẽ nhanh chóng pha loãng lượng dầu tràn, tác động sẽ nhỏ.
18

Ngược lại, vùng gần bờ, trong vịnh kín, trong cảng biển và cửa sông, tác động dầu
tràn lớn hơn (Nguyễn Hữu Nhân, 2004).
Quá trình phục hồi của hệ sinh thái biển cũng phụ thuộc vào loại, lượng và
khoảng thời gian dầu tồn tại trong môi trường biển. Thời gian phục hồi khác nhau
đối với mỗi cá thể [21]. Ví dụ, các loại ốc sò, trai, tảo/rong biển có thể phục hồi sau
vài tháng, trong khi đó, các loài giáp xác như tôm, cua…cần khoảng thời gian lâu
hơn.
Độ độc của dầu là một chủ đề được quan tâm hàng đầu khi nghiên cứu tác
động của dầu lên hệ sinh thái biển. Theo GESAMP (1994), độc nhất là các thành
phần dầu có phân tử lượng nhỏ (C
12,
C
24
) gây hiệu ứng độc rất sâu sắc (gây sốc và
ngộ độc mạnh) bởi vì chúng có tốc độ hòa tan vào nước lớn, dễ xâm nhập vào nội
tạng của sinh vật hơn cá thành phần ít tan trong nước. Do vậy, có sự khác nhau đáng
kể giữa độ độc của dầu gốc và độ độc của dầu đã phong hóa trong môi trường biển.
Khi xác định độ nguy hiểm của dầu tràn trong môi trường biển, điều kiện tồn tại và

phong hóa dầu có thể quan trọng hơn độc tính của dầu theo thành phần hóa học gốc
(vài hóa chất khác cũng vậy) [31].
Nghiên cứu tác động lâu dài của dầu lên hệ sinh thái biển được nghiên cứu
chưa đầy đủ. Thông thường, cần đến 10 năm sau sự cố tràn dầu thì hệ sinh thái mới
có thể tự khôi phục được trạng thái gần như trước sự cố. Tuy nhiên, chu kỳ phục hồi
cần đến vài thập niên. Chim biển thường bị tác động mạnh khi có sự cố tràn dầu,
trong khi vẫn còn nhiều tranh luận về vấn đề tác động dài hạn của dầu đối với chim
biển. Tương tự, tác động dầu lên các động vật hoang dã khác như rùa, rắn…cũng
chưa được nghiên cứu tốt. Sự cố tràn dầu thường có tác động nhỏ đối với con
trưởng thành ở vùng biển khơi [16]. Tuy nhiên, ở vùng nước nông, các nhũ tương
dầu và dầu bám đáy và bờ biển có thể làm chết cá. Các ấu trùng cá đặc biệt nhạy
cảm với dầu mỏ và hầu hết ấu trùng cá tại vùng có sự cố tràn dầu chết [21].
Các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm dầu gây tác động nặng nề lên nhiều hệ sinh
thái nhiệt đới như: rừng ngập mặn,cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các ran
san hô (Đỗ Công Thung, 2007)

×