Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ thấp ở lai châu bằng công nghệ viễn thám và GIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.51 KB, 17 trang )

Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố nhiệt
độ thấp ở Lai Châu bằng công nghệ viễn
thám và GIS

Trần Thị Tâm

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Bản đồ, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý
Mã số: 60 44 76
Người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Văn Khảm
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu có liên quan phục vụ công tác
nghiên cứu. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện hình thành và mức độ ảnh hưởng của
nhiệt độ thấp đến cây cao su. Xây dựng các bản đồ chuyên đề nhiệt độ thấp bằng
công nghệ viễn thám và GIS tỉnh Lai Châu, tỷ lệ 1/50.000. Đề xuất vùng an toàn
nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất cao su tỉnh Lai Châu.

Keywords: Hệ thông tin địa lý; Xây dựng bản đồ; Cây cao su; Công nghệ viễn
thám; Quy hoạch đất trồng; Bản đồ phân bố nhiệt độ thấp

Content
MỞ ĐẦU
Lai Châu là một tỉnh miền núi phía Bắc được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển
cây công nghiệp dài ngày nhất là cây cao su, nhưng điều kiện thời tiết cực đoan nơi đây là
một thách thức không nhỏ đối với sự sinh trưởng và phát triển của loại cây này. Nhiệt độ
thấp là hiện tượng rất nguy hại đối với cây trồng, trong đó sự sinh trưởng, phát triển, hình
thành năng suất và hiệu quả kinh tế của các cây dài ngày phụ thuộc rất nhiều vào sự tác
động của nhiệt độ thấp. Tác hại nghiêm trọng của các đợt nhiệt độ thấp đối với các mô
hình trồng các cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cao su ở vùng Tây Bắc nói chung và
Lai Châu nói riêng trong những năm gần đây đã góp phần minh chứng vai trò và ảnh


hưởng của nó.
Cao su khá “khó tính” trong việc lựa chọn đất, điều kiện khí hậu để có năng suất và
chất lượng mủ tốt, cây phải được trồng ở những nơi có độ dốc dưới 30 độ, tầng đất canh
tác dày hơn 1m, độ cao không quá 700m so với mực nước biển, điều kiện khí tượng khí
hậu thuận lợi. Nhiệt độ thấp vào mùa đông là yếu tố khống chế quan trọng nhất, ảnh hưởng
đến sống còn của vườn cây trồng mới và kiến thiết cơ bản, ảnh hưởng bất lợi đến sinh
trưởng và sản lượng. Vào mùa đông có nơi đến 70-80% diện tích cao su bị hại do lạnh.
Nhìn vào những yếu tố này đã thấy việc tìm đất cho cao su ở Lai Châu không hề đơn giản.
Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp -
nông thôn và miền núi, cao su di nhập lên vùng Tây Bắc trong sự hy vọng của người dân
cũng như lãnh đạo các cấp. Thời gian đầu, cây phát triển tương đối tốt và ổn định, nhưng
sau đó gặp phải sự khắc nghiệt của thời tiết Tây Bắc. Nhiệt độ thấp đã làm cho một bộ
phận diện tích cây cao su bị chết. Sau nhiều năm liền mất trắng, từ sự háo hức ban đầu,
người dân chán nản và bỏ mặc cao su.
Nhận thấy sự thiệt hại to lớn đối với sản xuất cao su chủ yếu do điều kiện thời tiết – khí
hậu mà đặc biệt là nhiệt độ thấp gây ra, một số tỉnh vùng Tây Bắc đã quan tâm đầu tư
nghiên cứu, điều tra khảo sát tình hình nhiệt độ thấp nhằm có những biện pháp phòng tránh
và quy hoạch thích hợp. Những nghiên cứu đã góp phần không nhỏ trong việc phục vụ sản
xuất và phát triển các cây trồng nói chung và cây công nghiệp nói riêng trong đó có cao su.
Song trước đây các nghiên cứu được tiến hành trong điều kiện số liệu và kỹ thuật tính toán
còn nhiều hạn chế, việc nghiên cứu đánh giá chủ yếu chỉ tập trung khai thác số liệu của các
trạm, trại và cơ quan nghiên cứu của ngành nông nghiệp, các trạm khí tượng thủy văn
(KTTV), khí tượng nông nghiệp (KTNN), mà chưa có nghiên cứu nào có điều kiện được
thu nhận dữ liễu và tính toán từ các công nghệ và mô hình tiên tiến như: hệ thống thông tin
địa lý (GIS), viễn thám (RS), hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vì vậy kết quả thu được còn
hạn chế.
Ngày nay kỹ thuật viễn thám đã chụp được bề mặt trái đất với độ phân giải rất cao cả
về không gian, thời gian và phổ. Với ưu thế của mình viễn thám có thể xác định được kịp
thời và chi tiết diễn biến từng điểm cụ thể của bề mặt trái đất. Trong nhiều trường hợp số
liệu viễn thám là loại thông tin duy nhất được dùng để phân tích, bổ sung, cung cấp mảng

số liệu thiếu hụt, nhất là ở các vùng khó tiếp cận. Viễn thám (RS) kết hợp với hệ thống
thông tin địa lý (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) có thể xây dựng được những bản
đồ hiện trạng với độ chính xác cao đi cùng với nhiều thông tin hữu ích khác mà bản đồ
thông thường không thể có. Vì vậy, việc sử dụng các thông tin viễn thám và công nghệ
GIS, GPS kết hợp với các quan trắc thu được từ bề mặt sẽ đáp ứng một cách khách quan
các thông tin cần thiết như thời gian, phạm vi, mức độ và vị trí của các yếu tố khí tượng
thủy văn (KTTV), khí tượng nông nghiệp (KTNN) đáp ứng kịp thời và đa dạng các số liệu
phục vụ cho công tác nghiên cứu đánh giá và dự báo KTTV, KTNN mà đặc biệt là phục vụ
cho công tác giám sát và cảnh báo tác hại của thiên tai trong đó có nhiệt độ thấp để có các
biện pháp quy hoạch, phòng tránh kịp thời.
Trước những ưu thế rõ rệt của viễn thám, công nghệ GIS và nhu cầu cấp bách trong
việc quy hoạch phát triển cây cao su bền vững, phòng tránh những tác hại của hiện tượng
thời tiết cực đoan đặc biệt là nhiệt độ thấp có hại gây ra, vì vậy việc lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch trồng cây cao
su ở tỉnh Lai Châu bằng công nghệ viễn thám và GIS” là hết sức cấp thiết.
Các nội dung nghiên cứu của đề tài được xây dựng trên hệ thống tổng hợp, mà nền tảng
là công nghệ viễn thám và GIS cả phần cứng và phần mềm. Đây là một sản phẩm khoa học
công nghệ hiện đại, thể hiện rõ nét ứng dụng công nghệ tiên tiến kết hợp kiến thức chuyên
môn đa ngành vào công tác quản lý, giám sát thiên tai mà trước mắt là nhiệt độ thấp phục
vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển cao su nói riêng ở Lai Châu, vì
vậy đề tài có tính khoa học và tính thực tiễn cao.
1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá được nguy cơ và mức độ tác hại của nhiệt độ thấp đối với cây cao su ở
Lai Châu.
- Xây dựng được các bản đồ chuyên đề về nhiệt độ thấp tác động đến cây cao su
bằng công nghệ viễn thám và GIS.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Điều tra, khảo sát và thu thập dữ liệu có liên quan phục vụ công tác nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá điều kiện hình thành và mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ
thấp đến cây cao su.

- Xây dựng các bản đồ chuyên đề nhiệt độ thấp bằng công nghệ viễn thám và
GIS tỉnh Lai Châu, tỷ lệ 1/50.000.
- Đề xuất vùng an toàn nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất cao
su tỉnh Lai Châu.

3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Tỉnh Lai Châu
- Phạm vi khoa học: Nghiên cứu về điều kiện nhiệt độ thấp đối với sức chịu đựng
của cây cao su ở Lai Châu.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
*) Quan điểm nghiên cứu:
- Quan điểm hệ thống: Đối tượng nghiên cứu (cao su) sẽ được coi là một
chỉnh thể tự nhiên, các hiện tượng chịu ảnh hưởng của một tập hợp các yếu tố tự
nhiên.
- Quan điểm tổng hợp: Là nền tảng để quản lý thống nhất các hợp phần tự
nhiên.
- Quan điểm tiếp cận ứng dụng công nghệ hiện đại: Công nghệ hiện đại đang
phát triển nhanh và mạnh, đặc biệt là công nghệ viễn thám, GIS và các ứng dụng
của nó trong phát triển của các chuyên ngành.
- Quan điểm kế thừa các tài liệu đã có: Tài liệu đã có bao gồm các cơ sở dữ
liệu vùng nghiên cứu, cơ sở dữ liệu GIS phục vụ phân vùng. Các kết quả nghiên
cứu của các đề tài, dự án đã được tiến hành trước đây. Cách tiếp cận này cho phép
tận dụng nhiều số liệu tốt đã có, giảm chi phí điều tra khảo sát bổ sung và giúp cho
so sánh tài liệu lịch sử để đánh giá hiện tại.
- Quan điểm mô hình hoá các hiện tượng vật lý của các đối tượng để đưa vào
các mô hình tự động hoá tính toán.
*) Phương pháp nghiên cứu:
- Các phương pháp xử lý ảnh viễn thám.
- Phương pháp bản đồ
- Phương pháp thống kê áp dụng trong khí tượng - khí hậu, khí hậu nông

nghiệp.
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Các phương pháp nghiên cứu đánh giá điều kiện tài nguyên khí tượng thủy
văn bằng các thông tin viễn thám đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
- Công nghệ GIS trong việc chuyển đổi lưới toạ độ, thành lập cơ sở dữ liệu,
các bản đồ số hoá.
- Phương pháp chuyên gia, tư vấn.
5. Nội dung nghiên cứu
5.1. Đặc điểm khí hậu Lai Châu
Khí hậu Lai Châu là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh và ít mưa, có
sương muối. Mùa hè nóng, mưa nhiều. Nửa cuối mùa đông là thời kì khô nóng chuyển tiếp
sang mùa hè. Khí hậu Lai Châu được phân hoá thành 2 tiểu vùng có khí hậu rõ rệt là vùng
thấp như Bình Lư, Tam Đường, Than Uyên và vùng cao nguyên như Sìn Hồ, Phong Thổ
5.2. Đặc điểm sinh thái cây cao su
Đất đai: Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới
ẩm, thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp: dưới 200m. Càng lên cao thì
nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh không thuận lợi cho cây cao su. Bình
độ lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là: vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có
thể trồng cao su ở độ cao đến 500–600m.
Độ dốc: Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với độ
dốc 8 - 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói mòn. Độ dốc liên
quan đến độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh, khiến các chất dinh
dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên đất
dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương,
đường đồng mức…. Hơn nữa, các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó
khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến.
Độ sâu tầng đất: độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế
nếu độ sâu tầng đất là 0,8 - 2m thì vẫn có thể trồng được, độ pH trong đất thích hợp cho
cây cao su là 4,5- 5,5, giới hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5 - 7,0. Đất trồng cao su
phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0 - 30cm) tổi thiểu là 20%, ở lớp đất sâu hơn (>30cm) tối

thiểu là 25%. Đất nơi có mùa khô kéo dài, thì thành phần sét phải đạt 30 - 40%. Ở các
vùng khí hậu khô, đất có tỉ lệ sét từ 20 - 25% (đất cát pha sét) được xem là giới hạn cho
cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích
hợp cho việc trồng cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ
cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất.
Nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường
trong khoảng nhiệt độ 22-30
0
C và khoảng nhiệt độ tối thích là 22-28
0
C (nhiệt độ 25
0
C là
nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa). Ở nhiệt độ này, môi trường sẽ mát dịu
vào buổi sáng sớm (1giờ – 5giờ), giúp cây sản xuất mủ cao nhất. Các vùng đất trồng cao su
hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20-28
0
C.
Nhiệt độ thấp hơn 18
0
C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh
trưởng của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 10
0
C, hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn, đối
với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài.
Nhiệt độ thấp hơn 5
0
C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây
chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 30
0

C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khai thác, làm
giảm năng suất mủ. Nhiệt độ mà cao hơn 40
0
C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn
đến cây chết.
Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng
mưa 1800- 2500mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 – 150 ngày/năm. Ẩm độ không
khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên 75%, đồng
thời ẩm độ không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai
thác. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng.
Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều
thì năng suất càng giảm.
Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công
nghiệp khác như: tiêu, cà phê…. Tuy nhiên, cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống
không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm thì
không thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên
4 – 5 tháng.
Khả năng chịu úng: Cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy nhiên, tuỳ
thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu khoảng 30
- 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và bong
vỏ nên không cạo mủ được nữa.
5.3. Đặc trưng nhiệt độ thấp có hại cho cây cao su
Để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự sinh trưởng, phát triển và hình
thành năng suất cao su tỉnh Lai Châu, trên cơ sở các ngưỡng nhiệt độ thấp có hại đối với
loại cây này (bảng 2.4), tác giả tiến hành đánh giá các đặc trưng nhiệt độ thấp trên chuỗi số
liệu được xem xét, bao gồm các đặc trưng:
- Khả năng xuất hiện nhiệt độ thấp theo các ngưỡng.
- Ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ các ngưỡng theo các suất bảo đảm.
5.3.1. Ngưỡng nhiệt độ thấp có hại cho cây cao su
Các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể thực vật (quá trình quang hợp, vận

chuyển chất dinh dưỡng ) chỉ có thể diễn ra ở một ngưỡng nhiệt độ nhất định.
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và hình thành
năng suất của cây trồng. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều có ảnh hưởng xấu đến
cây trồng, khi nhiệt độ đạt đến ngưỡng giới hạn so với sức chịu đựng của cây
trồng thì cây trồng ngừng hẳn sinh trưởng và phát dục, khi nhiệt độ tiếp tục giảm
xuống hoặc tiếp tục tăng lên cao vượt qua ngưỡng giới hạn đó thì thực vật sẽ chết
từng bộ phận hoặc chết hoàn toàn
Bảng 1. Ngưỡng nhiệt độ thấp có hại cho cây cao su
Ngưỡng nhiệt độ
thấp (
0
C)
Mức độ gây hại
T ≤ 10
0C

Ngưỡng nhiệt độ làm hạt cao su mất sức nảy mầm hoàn toàn,
đối với cây cao su ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao
đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài
T ≤ 5
0C

Ngưỡng nhiệt độ cây cao su sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt,
đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết
5.3.2. Khả năng xuất hiện nhiệt độ thấp theo các ngưỡng
Từ chuỗi số liệu quan trắc, kết quả tính toán các đặc trưng của các cấp nhiệt độ có
hại cho cây cao su nhận thấy:
- Ở đai độ cao dưới 300m: Với ngưỡng nhiệt độ dưới 5
0
C xảy ra trong các tháng

chính đông (tháng XII, tháng I), tần suất xuất hiện năm là 18%. Để đánh giá mức độ khắc
nghiệt của nhiệt độ thấp theo chỉ tiêu tổng số lần xuất hiện trong năm, thì trung bình 1 năm
chỉ có 0.6 ngày xảy ra, như vậy mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp dưới 5
0
C ở đai cao
này là không đáng kể. Nhiệt độ dưới 10
0
C xảy ra ở tất cả các tháng trong mùa đông, trung
bình 1 năm có 8.86 ngày, tập trung nhiều vào tháng XII (3.67 ngày) và tháng I (2.22 ngày),
các tháng khác chỉ từ 0.31 ngày đến 1.1 ngày, tần suất xuất hiện nhiệt độ tối thấp năm dưới
10
0
C là 85%, tuy khả năng xuất hiện cao, nhưng số ngày xảy ra không nhiều và không liên
tục vì vậy cũng không ảnh hưởng lớn đến cây trồng.
- Ở đai độ cao từ 300 - 600m: đã bắt đầu xuất hiện nhiệt độ dưới 2
0
C tuy nhiên tần
suất xuất hiện năm là rất thấp (8%). Nhiệt độ tối thấp dưới 5
0
C có thể xảy ra bất cứ lúc nào
trong mùa đông, trung bình hàng năm có 1.62 ngày nhiệt độ xuống dưới 5
0
C. Ở ngưỡng
nhiệt độ dưới 10
0
C không chỉ xuất hiện ở trong các tháng mùa đông mà còn xuất hiện ở
tháng chuyển tiếp (tháng IV), trung bình hàng năm có 15.41 ngày trong đó tháng XII có
6.98 ngày và tháng I là 4.15 ngày, tần suất xuất hiện nhiệt độ tối thấp năm dưới 10
0
C là

94%, tuy năm nào hầu như cũng xảy ra, nhưng số ngày xảy ra không nhiều và không tập
trung vì vậy cũng không ảnh hưởng lớn đến cao su.
- Ở độ cao 600 - 800m: đã bắt đầu xuất hiện nhiệt độ dưới 0
0
C nhưng với tần suất
thấp (5%), trung bình hàng năm chỉ có 0.09 ngày. Ở ngưỡng nhiệt độ dưới 2
0
C, tần suất
năm là 15%, trung bình năm chỉ có 0.34 ngày. Nhiệt độ tối thấp dưới 5
0
C có thể xảy ra bất
cứ lúc nào trong mùa đông, với tần suất năm là 52%, trung bình năm có 2.16 ngày. Ở độ
cao này, năm nào cũng có ít nhất một ngày xuất hiện nhiệt độ tối thấp dưới 10
0
C, thời gian
xuất hiện kéo dài cả sang tháng IV và tháng X, trung bình hàng năm có 28.16 ngày, trong
đó tháng XII là 9.65 ngày và tháng I là 9.79 ngày.
- Ở độ cao 800 - 1000m: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là -0.4
0
C, xảy ra vào tháng
XII/1982 tại Tam Đường. Trung bình 1 năm có 0.08 ngày có nhiệt độ dưới 0
0
C, với tần
suất năm là 6%. Ở ngưỡng nhiệt độ dưới 2
0
C, tần suất năm là 15%, trung bình năm chỉ có
0.45 ngày,. Nhiệt độ tối thấp dưới 5
0
C có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong mùa đông, hàng
năm có 5.41 ngày, với tần suất xuất hiện là 73%. Ở độ cao này năm nào cũng có ngày xuất

hiện nhiệt độ tối thấp dưới 10
0
C, thời gian xuất hiện kéo dài cả sang tháng IV, và tháng X,
trung bình hàng năm có 45.2 ngày trong đó tháng XII có 14.28 ngày và tháng I là 14.25
ngày.
- Ở độ cao 1000 - 1500m: trung bình 1 năm có 0.03 ngày có nhiệt độ dưới 0
0
C. Ở
ngưỡng nhiệt độ dưới 2
0
C, tần suất xuất hiện năm là 45%, trung bình năm có 1.1 ngày xuất
hiện. Nhiệt độ tối thấp dưới 5
0
C đã xuất hiện ở trong tháng chuyển tiếp (tháng IV), với tần
suất năm là 97%, hàng năm có 7.41 ngày. Ở độ cao này năm nào cũng có ít nhất một ngày
xuất hiện nhiệt độ tối thấp dưới 10
0
C, thời gian xuất hiện kéo dài cả sang cả 2 tháng
chuyển tiếp (tháng IV, tháng X), trung bình hàng năm có 46.93 ngày, trong đó tháng XII là
13.86 ngày và tháng I là 13.69 ngày.
- Ở độ cao trên 1500m: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối năm là -3.3
0
C, xảy ra vào tháng
XII/1999 tại Shìn Hồ. Ở độ cao này nhiệt độ tối thấp dưới 0
0
C xuất hiện ở hầu hết các
tháng trong mùa đông, xác suất xuất hiện là 36% năm, trung bình 1 năm có 1.25 ngày có
nhiệt độ dưới 0
0
C. Ở ngưỡng nhiệt độ dưới 2

0
C không chỉ xảy ra trong mùa đông mà còn
xuất hiện trong cả tháng tháng X, với tần suất xuất hiện là 82% năm, trung bình năm có
4.96 ngày có nhiệt độ thấp ở ngưỡng này. Nhiệt độ tối thấp dưới 5
0
C xuất hiện bất cứ lúc
nào từ tháng IX năm trước đến tháng IV năm sau, 100% số năm quan trắc đều thấy nhiệt
độ tối thấp dưới 5
0
C, trung bình hàng năm có 20.18 ngày. Ở ngưỡng nhiệt độ dưới 10
0
C,
thời gian xuất hiện xảy ra bất cứ lúc nàoi từ tháng IX năm trước đến tháng V năm sau,
trung bình hàng năm có 98.46 ngày, trong đó gần như toàn bộ số ngày ở 2 tháng chính
đông (tháng XII, tháng I) đều có nhiệt độ tối thấp ở ngưỡng nhiệt độ này.
Bảng 2. Số ngày trung bình nhiều năm của các ngưỡng nhiệt độ
theo các đai độ cao khác nhau (Đơn vị: ngày)
Đai
độ cao
(m)
Ngưỡng
nhiệt
độ (
0
C)
I
II
III
IV
V


IX
X
XI
XII
Tổng
năm
<300
5
0.24








0.36
0.60
10
2.22
0.98
0.31




1.10
0.59

3.67
8.86
300
- 600
≤ 5
0.43
0.14
0.07




0.04
0.04
0.89
1.62
≤ 10
4.15
2.26
0.58
0.04



0.04
1.37
6.98
15.41
600
-800

≤ 5
0.57
0.10
0.06





0.19
1.24
2.16
10
9.79
4.74
1.56
0.04



0.14
2.24
9.65
28.16
800
- 1000
≤ 5
2.02
0.96
0.19






0.07
2.16
5.41
≤ 10
14.25
8.70
3.89
0.28



0.24
3.56
14.28
45.20
1000
≤ 5
2.86
1.59
0.76
0.03






2.17
7.41
- 1500
≤ 10
13.69
8.72
5.69
0.55



0.31
4.10
13.86
46.93
>
1500m
≤ 5
5.86
2.68
0.89
0.04


0.04
0.29
1.54
8.86
20.18

≤ 10
26.00
18.93
8.86
0.75
0.11

0.57
3.89
13.71
25.64
98.46




Bảng 3. Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối thấp năm
theo các ngưỡng nhiệt độ ở các đai độ cao (Đơn vị: %)
Đai độ cao
(m)
Ngưỡng nhiệt độ (
0
C)
≤ 5
≤ 10
< 300
18
85
300 - 600
41

94
600 - 800
52
100
800 - 1000
73
100
1000 - 1500
97
100
> 1500
100
100

5.3.3. Ngày bắt đầu và kết thúc các cấp nhiệt độ thấp theo các đai độ cao
Để xác định khoảng thời gian an toàn trong năm đối với các ngưỡng nhiệt độ thấp
có hại cho cao su ở Lai Châu, thông qua chuỗi số liệu quan trắc, tác giả đã tính toán ngày
bắt đầu và kết thúc các ngưỡng nhiệt độ với các suất bảo đảm khác nhau. Kết quả cho thấy
(bảng 2.7):
- Ở các khu vực độ cao dưới 300m: ngày có nhiệt độ dưới 5
0
C là rất ít, xảy ra vào
một số ngày cuối tháng XII và đầu tháng I, vì vậy ngày bắt đầu và kết thúc ngưỡng nhiệt
độ này cũng chỉ tập trung vào một vài ngày trên. Đối với ngưỡng nhiệt độ dưới 10
0
C, ngày
bắt đầu với suất bảo đảm 5% là ngày 16/11, nghĩa là trong 100 năm thì có 5 năm có nhiệt
độ dưới 10
0
C xảy ra trước 16/11 và 95 năm xảy ra sau 16/11. Với suất bản đảm 50% thì

ngày bắt đầu là 15/12, và suất bảo đảm 95% là ngày 20/1. Cũng tương tự đối với ngày kết
thúc của ngưỡng nhiệt độ dưới 10
0
C, ngày kết thúc tương ứng với các suất bảo đảm 5%,
50% và 95% lần lượt là 30/12; 6/2 và 9/3.
- Ở độ cao từ 300-600m: ngày bắt đầu của ngưỡng nhiệt độ dưới 5
0
C với suất bảo
đảm 5% xảy ra vào ngày 24/11; với suất bảo đảm 50% xảy ra vào ngày 20/12; và suất bảo
đảm 95% xảy ra vào ngày 23/1. Tương tự ngày kết thúc với suất bảo đảm 5%, 50% và 95%
tương ứng là 10/12; 15/1 và 2/3. Theo suất bảo đảm ngày bắt đầu 5% và kết thúc 95%, đối
với ngưỡng nhiệt độ 10
0
C thì thời gian an toàn để trồng cao su là sau 29/3 đến trước 8/11.
- Ở độ cao từ 600-800m: cũng tương tự như các khu vực khác. Kết quả tính toán
ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ các ngưỡng cho thấy: thời gian an toàn của ngày bắt đầu
(với suất bảo đảm 5%) và ngày kết thúc (suất bảo đảm 95%) của ngưỡng nhiệt độ dưới 5
0
C
là 24/11 và 24/2. Và với ngưỡng nhiệt độ dưới 10
0
C, ngày bắt đầu với suất bảo đảm 5% là
30/10 và kết thúc 95% là ngày 3/4.
- Ở độ cao từ 800-1000m: thời gian bắt đầu, kết thúc ngưỡng nhiệt độ có hại khi
gieo trồng cao su (ngưỡng dưới 10
o
C) là ngày 19/10 (ngày bắt đầu với suất bảo đảm 5%)
và ngày 15/4 (ngày kết thúc với suất bảo đảm 95%).
- Ở độ cao từ 1000m - 1500m: Đối với cấp nhiệt độ 10
0

C, để đảm bảo thời gian an
toàn nên gieo trồng cao su trong khoảng từ sau ngày 22/4 và đến trước ngày 14/10.
- Ở độ cao trên 1500m: so với các vành đai khác, vành đai trên 1500m khoảng thời
gian an toàn trong năm khi gieo trồng cao su bị thu hẹp. Thời gian nhiệt độ bắt đầu ảnh
hưởng đến cây cao su là từ ngày 2/10 đến ngày 20/4.


Bảng 4. Suất bảo đảm ngày bắt đầu và kết thúc của các ngưỡng nhiệt độ
theo các đai độ cao
Đai độ
cao (m)
Ngưỡng
nhiệt độ
(
0
C)
Bắt đầu -
Kết thúc
Suất bảo đảm (%)
5
20
50
80
95
< 300
10
BD
16/11
04/12
15/12

02/01
20/01
KT
30/12
21/01
06/02
19/02
09/03
300 - 600
5
BD
24/11
06/12
20/12
05/01
23/01
KT
10/12
26/12
15/01
06/02
02/03
10
BD
08/11
22/11
03/12
23/12
13/01
KT

26/12
02/02
18/02
05/03
29/03
600 -800
5
BD
24/11
04/12
16/12
29/12
12/01
KT
26/12
08/01
22/01
08/02
24/02
10
BD
30/10
14/11
30/11
13/12
28/12
KT
27/01
18/02
05/03

17/03
03/04
800 - 1000
5
BD
28/11
07/12
18/12
30/12
11/01
KT
04/01
19/01
07/02
27/02
19/03
10
BD
19/10
02/11
14/11
23/11
11/12
KT
27/02
09/03
23/03
01/04
15/04
1000 -1500

5
BD
01/12
11/12
25/12
19/01
06/02
KT
15/01
03/02
24/02
09/03
22/03
10
BD
14/10
31/10
17/11
21/11
08/12
KT
22/02
13/03
29/03
05/04
22/04
>1500
5
BD
02/11

14/11
29/11
17/12
07/01
KT
22/01
04/02
19/02
07/03
23/03
10
BD
02/10
17/10
02/11
12/11
18/11
KT
09/03
21/03
30/03
09/04
20/04

5.3.4. Đánh giá mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp đối với cây cao su
khi nhiệt độ xuống dưới 10
0
C cây cao su sẽ bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và
chết nếu nhiệt độ này kéo dài. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu và thực tế trồng cao su ở các
tỉnh Tây Bắc cho thấy: cây cao su ngừng sinh trưởng, phát triển khi nhiệt độ tối thấp xuống

dưới 10
0
C và kéo dài liên tục trong 3 ngày trở lên (gọi là đợt rét hại đối với cao su) .
Trên cơ sở số liệu nhiều năm, tác giả đã tính toán số đợt rét hại đối với cao su, kết
quá tính toán được thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 5. Các đợt rét hại đối với cây cao su theo các đai độ cao ( Đơn vị: đợt)
Đai độ cao
Số đợt có T
min
<10
o
C
3 ngày liên tục
< 300m
1.6
300 - 600m
2.9
600 - 800m
6.3
800 - 1000m
10.8
1000 - 1500m
18.2
> 1500m
24.6
Để đánh giá mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp tới sự sinh trưởng, phát triển của
cao su, tác giả đã sử dụng chỉ tiêu đợt rét hại, số đợt rét hại trong năm càng nhiều mức độ
khắc nghiệt càng lớn. Căn cứ thực tiễn các đợt rét hại đối với cao su ở Lai Châu, tác giả đã
phân ngưỡng mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp đối với cao su (bảng 6).
Bảng 6. Phân ngưỡng mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp

đối với cây cao su
Số đợt có T
min
<10
o
C
3 ngày liên tục
Mức độ khắc nghiệt
0.0 - 2.0
Không ảnh hưởng
2.1 – 4.0
Ảnh hưởng nhẹ
4.0 - 6.0
Ảnh hưởng trung bình
6.0 - 8.0
Ảnh hưởng nặng
> 8.0
Ảnh hưởng rất nặng

5.3.5. Tính toán nhiệt độ lớp phủ bề mặt từ ảnh MODIS và NOAA
Nhiệt độ lớp phủ bề mặt LST được tính toán theo sơ đồ sau:

Hình 1. Sơ đồ tính toán LST
Dữ liệu ảnh viễn thám sau khi được thu nhận sẽ tiến hành các bước tiền xử lý ảnh như:
hiệu chỉnh khí quyển, hiệu chỉnh hình học, tích hợp toạ độ địa lý về lưới chiếu UTM,
WGS-84 và loại bỏ mây. Sau đó tiến hành tính toán các thông số liên quan như hệ số phát
xạ, nhiệt độ sáng, hàm lượng hơi nước trong khí quyển. Các thông số này sẽ được đưa vào
các thuật toán để tự động tính toán nhiệt độ lớp phủ bề mặt.
Các thuật toán được xây dựng hàm tính bằng ngôn ngữ IDL trong phần mềm ENVI,
nhiệt độ bề mặt lớp phủ (LST) được tính bằng band math trong chương trình ENVI . Dưới

đây là kết quả các bản đồ LST được tính từ ảnh MODIS và NOAA (hình 2).
Ảnh MODIS,
NOAA
Xử lý số liệ u gồ m:
chuyể n đổi hệ tọ a
độ,
Lọ c nhiễ u, lọ c mây
Hệ số phát xạ bề mặ t
Hà m lượng hơi nước W
Các thuậ t toán tính LST
LST


a) Theo ảnh MODIS
b) Theo ảnh NOAA
Hình 2. Nhiệt độ bề mặt lớp phủ LST theo ảnh MODIS và NOAA
(đêm 9/2/2010)
Từ hình 2 nhận thấy, kết quả LST từ ảnh MODIS và NOAA có giờ chụp của 2 vệ
tinh gần trùng nhau cho kết quả LST là khá tương đồng. Xét tại một vị trí trên bản đồ, các
giá trị LST theo ảnh MODIS và NOAA hầu hết đều có cùng cấp thang mầu.
5.3.6. Tính toán nhiệt độ không khí tối thấp từ giá trị LST
Để nội suy các yếu tố khí tượng thủy văn, trong đó có nhiệt độ không khí
tối thấp, trước đây thường sử dụng một số phương pháp thống kê truyền thống như:
phương pháp nghịch đảo khoảng cách, phương pháp nội suy đa thức, phương pháp nội suy
tối ưu, phương pháp tính toán theo vị trí địa lý và độ cao địa hình…Tuy nhiên, do mạng
lưới trạm thưa thớt, đặc biệt là vùng miền núi sự phân bố các yếu tố khí tượng khá phức
tạp, nên các phương pháp nội suy này mức độ chính xác không cao.
Với sự ưu việt của công nghệ viễn thám như đã trình bày ở trên, các ảnh vệ tinh có
thể cho biết giá trị từng điểm ảnh tương ứng với độ phân giải. Trên cơ sở các giá trị LST
được tính toán từ ảnh MODIS và NOAA với độ phân giải khoảng 1km x 1 km, có nghĩa là

mỗi 1 km
2

có một giá trị nhiệt độ. Tuy nhiên, giá trị điểm ảnh này là giá trị lớp phủ bề mặt
chưa phải là giá trị nhiệt độ không khí. Vì vậy, giá trị LST cần được chuyển đổi sang giá trị
nhiệt độ không khí tương ứng với các giá trị thu được tại các trạm quan trắc, để thống nhất
trong quá trình tính toán, và dễ dàng trong việc sử dụng các dữ liệu sau này phục vụ các
nội dung nghiên cứu của đề tài, nhất là phục vụ mô hình giám sát và canh báo sương muối.
Theo các nghiên cứu trước đây, biến trình nhiệt độ bề mặt đất và nhiệt độ không khí
thường có quan hệ tốt với nhau. Do vậy, đề tài đã xây dựng mối quan hệ giữa nhiệt độ
không khí tối thấp được quan trắc tại các trạm khí tượng và giá trị LST được nội suy từ ảnh
viễn thám, để tính toán nhiệt độ không khí tối thấp từ giá trị LST nhằm đưa ra được bộ dữ
liệu nhiệt độ tối thấp với độ phân giải cao, để hỗ trợ xây dựng các bản đồ đặc trưng nhiệt
độ thấp.
Trên cơ sở tọa độ của các trạm khí tượng và bản đồ LST thu được từ ảnh viễn thám
từ năm 2000 đến 2009 trong vùng nghiên cứu, đã chiết xuất giá trị LST tại vị trí có trạm
khí tượng tương ứng. Từ giá trị nhiệt độ tối thấp T
min
tại các điểm quan trắc và giá trị LST
được chiết suất tại các vị trí tương ứng với điểm quan trắc, đã xây dựng được các phương
trình hồi quy nhiệt độ không khí tối thấp cho từng ảnh. Hệ số tương quan giữa LST và
nhiệt độ không khí là khá cao, R đều vượt ngưỡng 0.9 điều đó chứng tỏ nhiệt độ và LST có
mối quan hệ tốt, vì vậy phương pháp nội suy là đáng tin cậy.
6. Kết quả tính toán
Các bản đồ về đặc trưng nhiệt độ thấp ở Lai Châu được xây dựng trên cơ sở bản đồ
nền địa hình, hành chính, thuỷ hệ, rừng, hiện trạng sử dụng đất, đất và các dữ liệu quan trắc
từ các trạm kết hợp với tư liệu ảnh vệ tinh được xử lý và nội suy theo các phương pháp đã
nêu ở trên. Một phần không thể thiếu của cơ sở dữ liệu trong quá trình thành lập các bản đồ
là số liệu khảo sát thực địa. Sau khi xác định các đối tượng bằng tư liệu ảnh vệ tinh, ta cần
dữ liệu khảo sát thực địa để tăng tính chính xác và tính hiện thời của bản đồ nghiên cứu.

Dữ liệu thực địa gồm có bản đồ các đối tượng được xác định trực tiếp trong quá trình thực
địa và một bảng biểu miêu tả hình thái, tính chất các đối tượng đó. Tuân thủ các nguyên tắc
xây dựng bản đồ trên nền GIS như đã trình bày ở trên và theo sơ đồ khối trong việc thực
hiện xây dựng bản đồ chuyên đề. Bản đồ được được biên tập phù hợp với tỷ lệ và đáp ứng
các yêu cầu kỹ thuật của quy phạm thành lập bản đồ chuyên đề. Các bản đồ về đặc trưng
nhiệt độ thấp bao gồm:
Bản đồ phân bố thời gian xuất hiện nhiệt độ thấp có hại cho cao su:
Bản đồ này thể hiện diễn biến nhiệt độ tối thấp <=10
0
C là ngưỡng nhiệt độ bắt đầu
ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây cao su.



Bản đồ ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ thấp có hại cho cây cao su
Suất bảo đảm ngày bắt đầu, kết thúc nhiệt độ thấp là tổng các giá trị xác suất (%)
của ngày bắt đầu, kết thúc nhiệt độ thấp lớn hơn (đối với ngày bắt đầu), nhỏ hơn (đối với
ngày kết thúc) một ngày nhất định. Qua suất bảo đảm có thể biết khả năng dao động của
ngày xuất hiện nhiệt độ thấp tương ứng với suất bảo đảm sớm hơn hoặc muộn hơn ngày
nào đó so với trung bình nhiều năm (so với chuẩn).
Bản đồ ngày bắt đầu, ngày kết thúc nhiệt độ thấp ứng với mỗi suất bảo đảm thể
hiện khả năng xuất hiện ngày bắt đầu hoặc ngày kết thúc nhiệt độ thấp đối với từng khu
vực cụ thể trên bản đồ. Ví dụ tại khu vực Sìn Hồ ngày bắt đầu nhiệt độ thấp với suất bảo
đảm 80% là ngày 2 tháng 1, có nghĩa là tại khu vực Sìn Hồ trong 10 năm có đến 8 năm
nhiệt độ thấp xảy ra trước ngày 2 tháng 1.



Bản đồ phân bố mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đối với cao su:
Dựa trên dữ liệu nhiệt độ không khí tối thấp từ các trạm quan trắc kết hợp ảnh vệ

tinh MODIS, NOAA, ứng dụng công nghệ viễn thám và công nghệ GIS để thành lập bản
đồ phân bố nhiệt độ thấp theo các mức ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây cao su.
Bản đồ thể hiện khả năng xuất hiện số đợt có 3 ngày liên tục nhiệt độ tối thấp <=
10
0
C, là ngưỡng nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây cao su.

Đề xuất vùng an toàn nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất cao su ở
Lai Châu
Để có cơ sở khoa học trong việc quy hoạch phát triển cây cao su ở Lai Châu, căn
cứ các kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên, trong đó có việc xây dựng bản đồ phân
bố nhiệt độ thấp, bản đồ phân bố thời gian xuất hiện nhiệt độ thấp dưới 10
0
C. Từ bản đồ
phân bố nhiệt độ thấp này đã tính toán được diện tích vùng an toàn nhiệt độ thấp đối với
cây cao su ở đai cao dưới 600 m cho từng huyện trong tỉnh, đây là đai cao đã được quy
định trong quy trình trồng cao su ở vùng núi phía Bắc.
Tổng diện tích tỉnh Lai Châu ở đai cao dưới 600m là 2089.3 km
2
. Trong đó, diện
tích không bị ảnh hưởng là 502.3 km
2
chiếm 24% , diện tích bị ảnh hưởng nhẹ là 642.9
km
2
chiếm 30.8%, diện tích ảnh hưởng trung bình là 415.4 km
2
chiếm 19.9%, diện tích ảnh
hưởng nặng là 434.4 km
2

chiếm 20.8% và diện tích ảnh hưởng rất nặng là 94.3 km
2
chiếm
4.5%.
Dựa trên số liệu quan trắc và tính toán, tác giả đã thành lập bản đồ phân bố nhiệt độ
thấp, cũng như các kết quả tính toán diện tích đối với từng huyện như sau:









Bảng 7. Diện tích đất tự nhiên có khả năng bị ảnh hưởng của nhiệt độ thấp có hại cho cây cao su ở đai cao dưới 600m tỉnh Lai Châu

References
Tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo phát triển cao su tỉnh Sơn La (2011), "Báo cáo tóm tắt tình hình triển khai
chương trình phát triển cây cao su tỉnh Sơn La", Tài liệu báo cáo đoàn công tác Bộ Khoa
học và Công nghệ, Hà Nội.
2. Nguyễn Duy Chinh và nnk (2006), "Kiểm kê, đánh giá tài nguyên khí hậu Việt Nam",
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Viện khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi
trường, Hà Nội.
3. Công ty Cổ phần cao su Lai Châu II (2011), Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư
phát triển 10.000 ha cao su tại địa bàn tỉnh Lai Châu, Hà Nội.
4. Lại Văn Chuyển, Vương Hải, Nguyễn Trọng Hiệu (1999), "Điều tra khoanh vùng
sương muối gây hại cây cà phê tỉnh Sơn La", Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp tỉnh,
Hà Nội.

5. Đỗ Xuân Lôi (1995), Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
6. L‎ý Văn Nẩu và nnk (1991), Đặc điểm khí hậu tỉnh Lai Châu, Đài Khí
tượng Thuỷ văn Lai Châu, Lai Châu.
7. Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt
Nam, NXB Nông nghiệp KTTV, Hà Nội.
8. Dương văn Khảm (2007), "Ứng dụng ảnh vệ tinh TERRA-AQUAR (MODIS) trong
việc tính toán độ ẩm không khí độ phân giải cao", Hội nghị khoa học Viện KTTV lần thứ 10,
Viện KHKTTV và MT, tr. 34 - 38.
9. Dương Văn Khảm (2009), "Ứng dụng ảnh vệ tinh MODIS trong tính toán nhiệt độ lớp
phủ bề mặt", Tạp chí Khí tượng thủy văn, tr. 50 – 54.
10. Dương Văn Khảm (2011), "Nghiên cứu đặc điểm diễn biến của hiện tượng rét hại khu
vực Tây Bắc và khả năng dự báo", Tạp chí Khí tượng thủy văn, tr. 43 – 48.
11. Doãn Hà Phong, Nguyễn Trường Xuân (2006), "Các phương pháp xử lý ảnh, hiệu
chỉnh hình học ảnh MODIS (TERRA và AQUA)", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa
chất, tr. 92 - 95.
12. Phan Văn Tân (2010), Phương pháp thống kê trong khí hậu, NXB Đại học Quốc gia

17
Hà Nội, Hà Nội.
13. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (2010), Quy trình kỹ thuật trồng cao su ở
vùng núi phía Bắc.
14. Nguyễn Ngọc Thạch (2005), Cơ sở viễn thám, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Viết (2009), Tài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
Tiếng Anh
16. Aho A. V., J. E. Hopcroft, J. D. Ullman (1983), Data Structure and Algorithms.
17. C. Domenikiotis1, M. Spiliotopoulos, E. Kanelou and N. R. Dalezios (2005), Frost
Risk Mapping Using Satellite Data, University of Thessaly Volos, Greece.
18. G. Antolini, V. Marletto (2005), "Frost mapping with NOAA- AVHRR data",

Workshop on climatic analysis and mapping for agriculture, Meteorological Service –
Enviromental Protection and Prevention Agency.
19. Shaohua Zhao, Qiming Qin, Yonghui Yang, Yujiu Xiong, Guoyu Qiu in Earth (2009),
"Comparison of two split window methods forretrieving land surfacetemperature from
MODIS data", EarthSyst.Sci, 118, pp.345–353.
20. Xiangming Xiao et al (2006), "Mapping paddy rice agriculture in South and Southeast
Asia using multi-temporal MODIS images", Remote sensing of Environment 100, pp.95 -
113.
21. Z. Li, H. Liu, L. Xu, J. Ding, and X. Deng (2008), Estimation of Total Atmospheric
Water Vapor Content Using MODIS Channels 31 and 32, Atmospheric Radiation & Satellite
Remote Sensing Lap.

×