Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo khoa học: "XÂY DỰNG TRANG WEB E - LEARNING PHỤC VỤ CHO ĐÀO TẠO TÍN CHỈ TẠI KHOA CNTT" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.84 KB, 6 trang )


XÂY DỰNG TRANG WEB E - LEARNING
PHỤC VỤ CHO ĐÀO TẠO TÍN CHỈ TẠI KHOA CNTT


Ths. HOÀNG QUANG HUY
Bộ môn Mạng và các Hệ thống thông tin
Khoa Công nghệ thông tin
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Bài báo trình bày tóm tắt quá trình xây dựng trang Web E - learning cho khoa
CNTT bao gồm cả quá trình xây dựng bài giảng điện tử và bài thi trắc nghiệm trực tuyến môn học
Hệ điều hành. Kết quả có thể áp dụng cho những môn học khác, hình thành tập các bài giảng điện
tử phục vụ cho đào tạo tín chỉ tại Khoa CNTT.
Summary: The paper briefly presents the process of building an E-learning website for
Faculty of Information Technology, including building electronic lectures and online tests for the
Operration System course. The result can be applied to other courses, forming a collection of
electronic lectures in service for credit - based education at Faculty of Information and
Technology.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều nhà chuyên môn cho rằng E - learning - phương pháp giáo dục đào tạo mới được
đánh giá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ 21. Ưu điểm nổi trội của E - Learning so với
các phương pháp giáo dục truyền thống là việc tạo ra một môi trường học tập mở và tính chất
tái sử dụng các đơn vị tri thức (learning object). Với công nghệ này, quá trình dạy và học sẽ
hiệu quả và nhanh chóng hơn, giúp giảm khoảng 60% chi phí, đồng thời giảm thời gian đào tạo
20 - 40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống. E - learning chuyển tải nội dung phong
phú, ấn tượng và dễ hiểu thông qua trang web, bảo đảm chất lượng đào tạo qua những phần mềm
quản lý [1].
Chính vì vậy, E - learning đang được rất nhiều người học quan tâm và theo học đồng thời
đáp ứng được yêu cầu đào tạo tín chỉ – một xu hướng mới hiện nay. Bài báo này trình bày quá
trình xây dựng trang web E - learning cho khoa CNTT sử dụng phần mềm nguồn mở Moodle


cũng như quá trình xây dựng một khoá học minh họa là môn học Hệ điều hành.
II. NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về E - learning
E - learning (electronic learning - học điện tử): Thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứng
dụng và quá trình, như học qua Web, học qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số. Trong đó
bao gồm việc phân phối nội dung các khoá học tới học viên qua Internet, mạng intranet/extranet
(LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình tương tác, CD - ROM và các
loại học liệu điện tử khác [2].



Hình 1. Mô hình E - learning
- Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện
truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ các bài giảng được tạo bởi các phần mềm như
Reload, eXe…
- Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương
tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học trên website, học
qua đĩa CD - Rom multimedia…
- Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền
thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến
độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua mạng Internet
- Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua
phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, Forum trên
mạng,…
Tóm lại E - learning được hiểu một cách chung nhất là Quá trình học thông qua các
phương tiện điện tử. Ngày nay với sự hội tụ của máy tính và truyền thông E - learning được
hiểu một cách trực tiếp hơn là quá trình học thông qua mạng Internet và công nghệ Web.
Đối với học viên:
• Hệ thống E - learning hỗ trợ học theo khả năng cá nhân, theo thời gian biểu tự lập nên
học viên có thể chọn phương pháp học thích hợp cho riêng mình. Học viên có thể chủ động thay

đổi tốc độ học cho phù hợp với bản thân, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Bên cạnh
đó, khả năng tương tác, trao đổi với nhiều người khác cũng giúp việc học tập có hiệu quả hơn.
Đối với giáo viên:
• Giáo viên có thể theo dõi học viên dễ dàng. E - learning cho phép dữ liệu được tự động
lưu lại trên máy chủ, thông tin này có thể được thay đổi về phía người truy cập vào khóa học.
Giáo viên có thể đánh giá các học viên thông qua cách trả lời các câu hỏi kiểm tra và thời gian
trả lời những câu hỏi đó. Điều này cũng giúp giáo viên đánh giá một cách công bằng học lực
của mỗi học viên.


2. Kiến trúc hệ thống E - learning

Hình 2. Kiến trúc hệ thống E - learning
Trong đó:
* Học tập sẽ dựa trên mạng Internet là chủ yếu, thông qua World Wide Web (WWW).
* Hệ thống E - learning sẽ được tích hợp vào portal của trường học hoặc doanh nghiệp.
Như vậy hệ thống E - learning sẽ phải tương tác tốt với các hệ thống khác trong trường học như
hệ thống quản lý sinh viên, hệ thống quản lý giáo viên, lịch giảng dạy… cũng như các hệ thống
của doanh nghiệp như là ERP, HR…
* Một thành phần rất quan trọng của hệ thống chính là hệ thống quản lý học tập (LMS-
Learning Management System), gồm nhiều module khác nhau, giúp cho quá trình học tập trên
mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của mạng Internet ví dụ như:
Diễn đàn để trao đổi ý kiến giữa các thành viên của một lớp, Module khảo sát lấy ý kiến của
mọi người về một vấn đề nào đó, Module kiểm tra và đánh giá, Module chat trực tuyến, Module
phát video và audio trực truyến, Module Flash …
Để xây dựng được một hệ thống như vậy trên thế giới có nhiều giải pháp, nhiều phần mềm
nhưng ở đây tác giả chọn phần mềm Moodle vì:
- Moodle là một phần mềm mã mở: giúp trường đại học không phụ thuộc vào một phần
mềm thương mại nào đó.
- Moodle hỗ trợ chuẩn SCORM: SCORM là một trong các thành tựu lớn nhất mà cộng

đồng E - Learning đạt được trong nhiều năm qua, đảm bảo tính kế thừa và tái sử dụng được các
tài nguyên.
- Moodle là miễn phí.
Hiện tại Moodle có 461.224 thành viên đăng ký chính thức tại trang chủ, gần 50.000
website trên thế giới với website từ 193 nước khác nhau, lớn nhất là Open University với hơn
41.305 người học và 19.223 khóa học. Tại Việt Nam có khoảng 166 website sử dụng Moodle
trong đó có rất nhiều các trường đại học. Moodle đã hỗ trợ hơn 70 ngôn ngữ trong đó có tiếng
Việt.


Moodle là một hệ thống quản lý khoá học (Courses Management System) bao gồm quản lý
các khoá học, quản lý học viên và quản lý website có khả năng tùy biến cao, được hỗ trợ tích
cực bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục [3].
3. Xây dựng trang E - learning
Trong năm học 2007 - 2008 khoa CNTT đã thực hiện việc chuyển từ đào tạo niên chế sang
đào tạo theo tín chỉ. Điều này đã dẫn đến các yêu cầu mới cho việc giảng dạy, học tập cũng như
quản lý đào tạo. Trang elearning ra đời với các chức năng sau:















E – learning
Quản lý Tài Nguyên
Quản lý Khóa Học
Góc nội dung
File, văn bản
Website
Quản lý Hoạt Động
Diễn đàn, chát
Bài học
Bài tập lớn
SCORM
Đề thi
Quản lý Học Viên
Quản lý theo nhóm
Quản lý điểm
Quản lý truy cập
Quản lý sự kiện
Hình 3. Sơ đồ chức năng trang E - learning









Trang chủ website E - learning khoa CNTT Các môn học trong Bộ môn Mạng và các HTTT
Hình 4. Trang E - learning Khoa CNTT


4. Xây dựng bài giảng điện tử và bài thi trực tuyến
Sử dụng các công cụ như Reload, eXe để tạo và đóng gói bài giảng môn học Hệ điều hành
theo chuẩn SCORM. Trong phạm vi bài báo không cho phép trình bày chi tiết quá trình xây
dựng nhưng có thể nói đây là những công cụ rất tốt để tạo bài giảng điện tử, bao gồm:
- Các slide (dưới dạng ppt, pdf )
- Các trang html, các file audio, video, flash, SCORM package…








Giao diện đăng nhập vào môn học Trang chủ của môn học Hệ điều hành






Bài thi kết thúc học kỳ Kết quả bài thi được tự động hiển thị









Kiểm tra thông tin về người học Bảng điểm của môn học
Hình 5. Học và thi trực tuyến môn Hệ điều hành

Để tạo bài thi trực tuyến ta có thể dùng trực tiếp Moodle hoặc các phần mềm khác như
Reload, Hot Potato Bài thi trực tuyến sẽ được thực hiện thông qua mạng Internet hoặc mạng
LAN (ở đây là mạng LAN trên phòng máy). Bài thi dưới dạng trắc nghiệm bao gồm các dạng
câu hỏi như:
- Đúng, sai
- Nhiều lựa chọn, một đáp án; Nhiều lựa chọn, nhiều đáp án
- Điền vào chỗ trống; Ghép (so khớp)
- Tính toán, số, mô tả (tự điền đáp án)
Sau khi người học làm bài test ta có thể biết được ngay kết quả và có thể xuất ra, lưu dưới
các dạng file khác nhau như exel, text, html…
Việc tiến hành kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ được thực hiện thông qua mạng LAN; việc chấm
điểm được thực hiện bằng máy; giáo viên chỉ việc công bố điểm của học phần trên mạng, tiết
kiệm rất nhiều thời gian và chính xác [6].
III. KẾT LUẬN
1. Trang Web E - learing hiện đang được sử dụng tại khoa CNTT
(
đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình đào tạo nhất là khi khoa
đang triển khai đào tạo tín chỉ: giúp cho giáo viên có thể cung cấp bài giảng một cách linh hoạt,
nội dung phong phú; học viên có thể học mọi lúc, mọi nơi không phụ thuộc vào thời gian lên
lớp, có thể tự đánh giá được quá trình học của mình. Trang web đã được dùng và đánh giá tốt
qua 2 học kỳ I và II năm học 2007-2008 với một số môn học như Hệ điều hành, Kiến trúc máy
tính, Mạng máy tính
2. Trang Web E - learing cần được tiếp tục phát triển và tuỳ biến sao cho sử dụng hết các
ưu điểm của hệ thống E - learing như Moodle, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đào tạo cụ thể
của khoa, của trường.
Vì khuôn khổ có hạn của bài báo, phần trình bày chi tiết có thể được xem trên phần hướng

dẫn trên trang web elearning của khoa CNTT.

Tài liệu tham khảo

[1].
/>[2]. />[3]. />[4]. Oreilly Press, Using Moodle, 7/2005
[5]. William H. Rice IV, Moodle E-learning Course Development, 4/2006
[6].


×