Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN TRÁNH TẮC NGHẼN ỨNG DỤNG TRONG MẠNG THÔNG TIN BĂNG RỘNG ATM" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.45 KB, 7 trang )




CT 2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phương pháp truyền dẫn không đồng bộ
(ATM) là một chìa khoá công nghệ cho việc
tích hợp đa dịch vụ trong các mạng tốc độ
cao. Diễn đàn ATM đã định ra các loại dịch
vụ liên quan tới việc quản lý lưu lượng trong
mạng ATM. Các loại dịch vụ này có thể chia
tổng quát thành hai loại cơ bản: dịch vụ bảo
đảm và dịch vụ nỗ lực tốt nhất tuỳ thuộc vào
cách chúng yêu cầu sự thực hiện đảm bảo từ
mạng. Các ứng dụng của dịch vụ bảo đảm
điển hình gồm có âm thanh hội nghị, thoại,
truyền hình hội nghị, đo lường từ xa, truyền
hình theo yêu cầu, trò chơi hoạt tính nhiều
lớp, đào tạo từ xa. Lớp các dịch vụ này lại
được chia thành lớp con dịch vụ tốc độ bít
không đổi (CBR) và lớp con dịch vụ bít thay
đổi (VBR). Mỗi ứng dụng CBR tạo ra dòng
lưu lượng các tế bào không thay đổi và mong
đợi phía thu sẽ nhận dòng tế bào này với giá
trị trễ tế bào biến đổi nhỏ. Lớp con VBR được
mô hình bởi các ứng dụng mà tạo ra lưu lượng
dạng cụm nhiều hơn là các dòng lưu lượng
bằng phẳng, đồng thời chúng mong đợi rằng
mạng sẽ mang lưu lượng dạng cụm của chúng
với sự trễ tối thiểu. Ngoài ra, diễn đàn ATM


cũng chia các dịch vụ nỗ lực tốt nhất thành hai
lớp nhỏ hơn gọi là dịch vụ tốc độ bít không
xác định (UBR) và dịch vụ tốc độ bit có sẵn
(ABR). Lớp dịch vụ UBR đi liền với dịch vụ
hiện tại trên internet. Dịch vụ ABR được đảm
bảo tốc độ mất tế bào bằng 0 nếu như các
nguồn tuân theo các tín hiệu điều khiển lưu
lượng biến đổi một cách linh hoạt từ phía
mạng. Mạng sẽ sử dụng tế bào quản lý tài
MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN TRÁNH TẮC NGHẼN
ỨNG DỤNG TRONG MẠNG THÔNG TIN BĂNG RỘNG ATM

ThS. TRẦN XUÂN TRƯỜNG
Liên Bộ môn Điện – Điện tử - Cơ sở II
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Bài viết này trình bày một số kỹ thuật điều khiển trong việc thiết kế bộ điều
khiển nghẽn cho các lưu lượng ABR trong mạng ATM. Chúng tôi sử dụng phương pháp hồi
tiếp dựa trên tốc độ để điều khiển lưu lượng mà ở đó các nguồn sẽ điều chỉnh tốc độ truyền
của chúng phù hợp với các thông tin phản hồi từ các nút mạng. Cụ thể, tác giả sẽ đưa ra các
phương pháp điểm cực, điều khiển tối ưu và logic mờ để thiết kế bộ điều khiển tốc độ tường
minh. Các bộ điều khiển này có thể được ứng dụng cho mạng thông tin băng rộng ATM vì nó
đạt được những chỉ tiêu về trạng thái ổn định và đáp ứng quá độ tốt.
Summary: In this paper we present control techniques for the designing a congestion
controller in ATM networks for available bit rate (ABR) load. We use rate based feedback
diagram to control traffic where sources adjust their rate in response to feedback imformation
from the network node. We provide pole placement, optimal control and fuzzy logic method to
design an explicit rate controller. These methods can be applicabe for ATM broadband
networks owing to their good transient and steady state performance.






CT 2

nguyên RM để thông tin tới nguồn ABR về
băng thông có sẵn hiện tại nơi cổ nút chai trên
các đường truyền của chúng. Nếu nguồn tuân
thủ tín hiệu này nó sẽ đảm bảo sự mất tế bào
bằng 0. Tuy nhiên mạng cũng không cần đảm
bảo về giới hạn độ trễ hay băng thông trung
bình (chỉ bảo đảm tại băng thông tối thiểu).
Dịch vụ ABR khác với VBR ở chỗ, VBR
không cần thay đổi hành vi của nó thích ứng
với các tín hiệu mạng bởi vì tài nguyên dự trữ
cho nguồn loại này đủ để đảm bảo rằng giới
hạn về chỉ tiêu của nó được thoả mãn. Ở đây
ta sẽ bàn tới sự quản lý lưu lượng ABR khi sử
dụng các tế bào RM.
Trong mạng B - ISDN, thuật ngữ điều
khiển lưu lượng và điều khiển nghẽn diễn tả
những khía cạnh khác nhau của các hoạt động
ATM. Nghẽn được xác định là một điều kiện
tồn tại ở lớp ATM trong các phần tử mạng
như các nút chuyển mạch hay các tuyến
truyền dẫn mà tại đó mạng không đáp ứng
được trạng thái và sự thoả thuận của đối
tượng. Ngược lại điều khiển lưu lượng được
xác định như tập các hành động thực hiện bởi

mạng để tránh nghẽn. Do sự thăng giáng
thống kê không thể đoán được của dòng lưu
lượng của các dịch vụ đa truyền thông, nghẽn
mạng vẫn có thể xuất hiện thậm trí cả khi đã
được trang bị các bộ điều khiển chấp nhận đấu
nối. Để tránh được thông số chất lượng dịch
vụ (QOS) xuống cấp nghiêm trọng trong
khoảng nghẽn ngắn hạn, ta cần cung cấp một
bộ điều khiển nghẽn thích hợp. Đây cũng
chính là lý do để ta nghiên cứu và ứng dụng
các bộ điều khiển nghẽn hiệu quả cho mạng
thông tin băng rộng ATM.
II. NGUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN NGHẼN CHO
CÁC DỊCH VỤ ABR
Diễn đàn ATM đã áp dụng sơ đồ điều
khiển nghẽn vòng kín hồi tiếp dựa trên tốc độ.
Mỗi nguồn sẽ gửi tế bào quản lý tài nguyên
(RM) một cách định kỳ cùng với yêu cầu về
sự phân bố tốc độ truyền dẫn cụ thể trong
khoảng thời gian kế tiếp. Mỗi phần tử mạng
(hay server) sẽ tính tốc độ phân bố của nguồn
theo quy luật công bằng max-min. Nó ghi tốc
độ này trên tế bào RM đang quay lại trở về
nguồn. Tại nguồn, tốc độ trên tế bào RM được
sử dụng để chỉnh sửa tốc độ truyền của nó
một cách linh hoạt. Nguồn gửi xen các tế bào
dữ liệu cùng với các tế bào RM theo quy luật
cứ một tế bào RM cho mỗi cụm NRM tế bào
dữ liệu, trong đó NRM là một tham số của sơ
đồ. Tế bào RM chứa một tốc độ tường minh

(ER) là tốc độ mà nguồn sẽ gửi ngay trong
thời điểm tương lai kế tiếp. Khi một phần tử
mạng nhận tế bào RM, nó tính băng thông
chia sẻ của nguồn theo một vài phương pháp
nào đó (không xác định theo tiêu chuẩn). Một
vài thuật toán đã được phát triển để tính băng
thông của nguồn được chia sẻ công bằng. Nếu
giá trị chia sẻ là nhỏ hơn tốc độ yêu cầu của
nguồn thì nó sẽ giảm giá trị của trường ER.
Ngoài ra, trong tế bào RM còn có một bit để
lựa chọn các phần tử mạng hoặc theo trực tiếp
hướng tới (từ nguồn tới đích) hay các phần tử
mạng theo hướng về (từ đích tới nguồn). Phần
tử mạng sẽ chỉnh lại giá trị ER chỉ trên hướng
đi thích hợp của tế bào. Khi tế bào RM đi tới
và đi về hai lần trên mạch ảo từ nguồn tới đích
và trở lại nguồn, nó sẽ được phần tử mạng lựa
chọn để giảm giá trị ER trong tế bào RM đó
tới giá trị nhỏ nhất được phân bố, chia sẻ dọc
theo đường truyền. Do đó, nguồn sẽ phát hiện
ra băng tần được chia sẻ của nó theo hướng
tới hoặc hướng ngược lại sau mỗi chu kỳ di
chuyển của tế bào RM. Trong khoảng thời
gian thiết lập cuộc gọi, mạng đảm bảo cung
cấp cho nguồn tốc độ tế bào cho phép (ACR)
không nhỏ hơn tốc độ tế bào cực tiểu (MCR).



CT 2


Nguồn thông báo cho mạng về tốc độ của nó,
tốc độ này không bao giờ vượt quá tốc độ tế
bào đỉnh (PCR). Hơn nữa, ngay sau khi thiết
lập gọi, mạng cho phép nguồn gửi dữ liệu tại
một tốc độ được gọi là tốc độ khởi đầu (ICR).
Tại một thời điểm đã cho thì nguồn sẽ gửi dữ
liệu vào trong mạng. Mỗi tế bào RM trở lại
với giá trị mới của ER, nguồn sẽ thay đổi tốc
độ cho phép (ACR) của nó tương ứng với
trường ER trong tế bào RM nhận được theo
cách sau:
Nếu ER > ACR thì ACR = ACR + RIF*PCR
Ngược lại, nếu ER<= ACR thì ACR = ER
Nếu tốc độ tường minh ER là lớn hơn
tốc độ cho phép ACR thì ACR được tăng lên
bởi tích của tốc độ tế bào đỉnh (PCR) và hệ số
tăng tốc độ (RIF). Ngược lại nếu tốc độ này là
nhỏ hơn ACR thì ACR sẽ được giảm xuống
ER. Sơ đồ điều khiển tốc độ hướng tới tường
minh (EFRC) được thiết kế để liên kết với các
phần tử trong mạng đã không quá phức tạp để
xử lý tế bào RM. Thay vì khi các phần tử này
bị nghẽn, chúng thiết lập bit trong các tế bào
tiêu chuẩn ATM được gọi là bit chỉ thị nghẽn
hướng tới tường minh (EFCI), vì vậy cuối của
mạch ảo thông qua phần tử mạng bị nghẽn sẽ
nhận được một dòng của các tế bào với các
giá trị bit EFCI được thiết lập. Khi nút nguồn
gửi một tế bào RM, nút đích trả lại tế bào về

nguồn sẽ sao chép giá trị của bit EFCI cuối
cùng nhận được trong việc chị thị nghẽn trên
tế bào RM, vì vậy khi tế bào RM trở lại nó
không chỉ mang giá trị tốc độ tường minh mà
còn có giá trị mới nhất của bit chỉ thị nghẽn
EFCI. Nguồn sẽ sử dụng các giá trị này để
điều chỉnh tốc độ truyền dẫn cho phép (ACR)
như sau:
Nếu bit chỉ thị CI là 0
Nếu ER > ACR thì ACR = ACR +RIF* PCR
Nếu ER<= ACR thì ACR = ER
Nếu bit chỉ thị CI là 1
ACR = ACR(1-RDF)
Nếu ER <= ACR thì ACR =ER
Nếu bit CI không thiết lập (CI là 0) thì
hành vi của nguồn thực hiện giống như trước
đây. Ngược lại nếu bit CI là 1 thì nguồn sẽ
giảm theo hệ số của ACR. Nếu giá trị này vẫn
còn lớn hơn giá trị ER, nó sẽ giảm tốc độ tới
giá trị ER. Sơ đồ EFRC này đã được nghiên
cứu trong nhiều công trình. Nó đã được đưa ra
để đáp ứng về khả năng chia sẻ độ rộng băng
thông công bằng giữa các nguồn cạnh tranh.
Điều khiển nghẽn có thể được xem như một
vấn đề thích ứng lưu lượng cho phép đối với
tài nguyên mạng. Trong các thuật ngữ của
điều khiển hồi tiếp, điều này có thể được xem
như quá trình thích ứng đầu ra với đầu vào
của một hệ thống động. Nhiều nhà nghiên cứu
đã phát triển các thuật toán điều khiển hồi tiếp

cho việc điều khiển nghẽn áp dụng cho các
mạng chuyển mạch gói. Các kết quả chỉ ra
rằng dưới những điều kiện về độ lợi điều
khiển lựa chọn thích hợp thì sự ổn định trong
hoạt động của mạng chuyển mạch gói với bộ
điều khiển nghẽn hồi tiếp là có thể được.
III. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC HIỆN
Theo [6], Low đã chỉ ra rằng đối với các
mục đích điều khiển luồng, ta có thể phải
quan sát tất cả các nút, đặc biệt là nút cổ chai.
Chúng ta thấy điều khiển luồng giống như quá
trình thích ứng tốc độ với thời gian trễ. Nút cổ
chai sẽ xoá dữ liệu từ bộ đệm của nó tại các
dịch vụ có tốc độ thay đổi. Nguồn sẽ phải
thích ứng tốc độ này để bộ đệm tại nút chuyển
mạch (server) không tràn hay thấp quá mức.
Vấn đề xẩy ra là chúng ta có thể biết tốc độ
dòng chảy hiện tại của nút cổ chai chỉ sau một



CT 2

thời gian trễ và tốc độ mới của nguồn sẽ gây
ảnh hưởng chỉ sau một thời gian trễ khác. Mô
hình giả định ở đây cho mạng là giống như
mô hình đã cho trong [4]. Tức là, chúng ta giả
sử rằng lưu lượng ABR trong mạng có thể
được mô hình như một quá trình thay đổi có
trước. Chúng ta quan tâm đến việc tính toán

tốc độ tường minh R tại chuyển mạch dựa trên
sự chiếm giữ bộ đệm (chiều dài hàng đợi) tại
cổng ra của chuyển mạch. Từ đó nguyên nhân
của việc thắt nút chai là do giới hạn dung
lượng tại cổng ra, sơ đồ điều khiển ABR sẽ
giải thích mối quan hệ với một cổng ra cụ thể.
Chiều dài hàng đợi cần quan tâm chính là tổng
của các tế bào ABR mà đang đợi tại các hàng
đợi đầu vào biến đổi, sẵn sàng được chuyển
mạch tới cổng ra Q. Nếu ta chia thời gian
thành các khe và mỗi một khe có độ dài là T
s

ms. Ta biểu diễn các tế bào hàng đợi đầu ra là
Q(n). Gọi f
q
(n) và C
q
(n) tương ứng là số các tế
bào đến tại hàng đợi đầu ra và dung lượng có
sẵn cho dịch vụ ABR tại cổng ra trong khoảng
khe thời gian (n, n+1). Chú ý rằng f
q
và C
q

biểu diễn cho tốc độ nghĩa là số các tế bào
trong mỗi khoảng lấy mẫu T
s
. Chúng ta có thể

viết f
q
(n) như sau :




D
1i
qiqq
)i1n(R*)n(l)n(U)n(
(1)
Ở đây, U
q
(n) là tổng tốc độ (độ rộng
băng) của các đấu nối bị thắt nút chai ở đâu đó
nhưng được tạo tuyến qua cổng ra này. l
i
(n) là
số số các kết nối bị thắt nút chai tại cổng ra
với thời gian trễ quanh mạng bằng với khe
thời gian i được đo trong T
s
> D là thời gian
trễ quanh mạng lớn nhất giữa các đấu nối
được tạo tuyến qua cổng ra này, R
q
(n+1) là
tốc độ tường minh được tính tại chuyển mạch
tại khoảng thời gian n đối với khe ( n, n+1).

Phương trình bộ đệm đối với hàng đợi
cửa ra có thể được viết như sau :



 )n(C)n()n(QSat)1n(Q
qqB

(2)
Trong đó, B là dung lượng bộ nhớ trong
trường hợp tải lưu lượng đối xứng tại tất cả các
hàng đợi cửa vào; C
q
là tốc độ dịch vụ tại chuyển
mạch mà có thể đạt được từ bộ điều khiển chấp
nhận đấu nối và hàm Sat
B
(x) có dạng:









kháchoptruongcác
0nêuB
0nêu0

)(Sat
B
(3)
Phương trình cho quá trình tính toán tốc
độ tường minh tại chuyển mạch được cho bởi:



)n(U)n(RSat)1n(R
q)n(Cq
q
 (4)
Ở đây, U(n) là giá trị điều khiển tuỳ
thuộc vào các kỹ thuật điều khiển khác nhau.
Trong phần sau, ta coi l
i
(n), U
q
(n) và
C
q
(n) là các hằng số. Giả thiết này có thể biện
hộ nếu như các tham số này biến đổi một cách
chậm chạp khi so với hằng số thời gian của hệ
thống vòng kín. Trong việc thiết kế hệ thống
điều khiển và việc nghiên cứu tính ổn định
cục bộ, chúng ta quan sát phần tuyến tính của
phương trình động học bằng cách bỏ đi phần
phi tuyến bão hoà một cách đơn giản. Phương
trình kết quả có dạng:




D
0i
'
qi
C)iln(Rl)n(Q)1n(Q
(5)
Trong đó : - C’
q
= C
q
- U
q
là băng thông
có sẵn đối với việc chia sẻ bởi tất cả các đấu
nối bị thắt cổ chai.
R
q
(n+1) = R
q
(n) + U(n) (6)



CT 2

Trong phần tiếp theo, ta sẽ mô tả các kỹ
thuật không gian trạng thái và kỹ thuật lô gíc

mờ cho việc thiết kế hàm điều khiển U(n) để
tính toán tốc độ tường minh R
q
(n). Để áp dụng
kỹ thuật không gian trạng thái, chúng ta cần
chuyển đổi các phương trình (5) và (6) dưới
dạng phương trình trạng thái. Bằng việc định
nghĩa véc tơ trạng thái rời rạc:
   
   






































dnR)1d(nR
dnR)2d(nR
.
.
.
)dn(R)1n(R
)dn(R)n(R
q)1n(Q
q)n(Q
)n(X
0
0
(7)

Khi đó phương trình (5) và (6) được viết
dưới dạng phương trình trạng thái như sau:
X(n+1) = AX(n) + BU(n) (8)
Trong đó:
B = [l
0
, 0, 1, 0, 0]

(10)
Chú ý rằng trong trường hợp hàng đợi
mạch ảo, tất cả các giá trị l
i
= 0 khi i =
0,1,…,D - 1. Ma trận A sẽ thay đổi nếu các
đấu nối được thêm vào hay bỏ đi. q
0
là giá trị
đặt của bộ đệm mà có giá trị đủ nhỏ để tối
thiểu thời gian trễ quá độ nhưng cũng đủ lớn
để đảm bảo lưu lượng mạng là khả dụng.
IV. THIẾT KẾ CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN
NGHẼN HỒI TIẾP ỨNG DỤNG TRONG
MẠNG ATM
1. Quá trình thiết kế theo phương
pháp điểm cực
Trạng thái điều khiển hồi tiếp U= -K X
(n)

khi chỉ có độ lợi là hằng số, ta có thể tìm
được đối với trường hợp trong đó các điểm

cực của hệ thống được chỉ định giá trị. Mục
đích của điều khiển là thay đổi trạng thái ban
đầu X
0
tới trạng thái X
(n)
= 0. Phương trình
đặc tính vòng kín có dạng:
ZI-(A-BK)=0=Z
n
+
n
Z
n-1
+
n-1
Z
n-2
+ +
1
(11)
Phương trình đặc tính mong muốn được
tìm ra từ các giá trị riêng (các điểm cực)
n

, ,,,
321

(Z-
1

)( Z-
2
) (Z-
n
)=Z
n
+
n
Z
n-1
+ +
2
Z+
1

(12)
Các thành phần của K
được tìm thấy bằng các hệ
số phương trình (11) và (12).
Phương pháp thay thế được
biểu thị như sau : Từ các hệ
số phương trình đặc tính
vòng hở:
ZI - A)= 0 = Z
n
+ a
n
Z
n - 1
+ a

n - 1
Z
n - 2
+ + a
1
(13)
Từ ma trận M có dạng:
)9(
110.00000
101.00000


10.010000
10 01000
10 00100
10 00100
00 00001
)ll()ll( )ll()ll(l12
A
1DD2D1D23121














































CT 2


























1 aaaa


0 1a
0 1aa
0 01a
0 001
M
4432
n
n1n
n

(14)
Mặt khác, ma trận có tính điều khiển S có
dạng:
S = [B AB A
2
B . . A
n-1
B]
(15)
Từ đó, K được tính bằng:
K = [(MS’)
-1
( - a)]

(16)
Trong đó, dấu “ ’ ” biểu diễn toán hạng
chuyển vị ma trận;  và a là các véc tơ có

dạng:
 = [
n

n-1
. . 
1
] và a = [a
n
a
n-1
. . a
1
]
Để K có nghiệm, ma trận S phải có hạng
là n. Điều này không dễ để thực hiện khi cỡ
của ma trận A là lớn bởi vì việc lựa chọn giá
trị riêng liên quan tới lỗi và phép thử quan sát
được trong khi kết quả của hệ thống là thoả
mãn từ quan điểm của đáp ứng động. Quá
trình lựa chọn các giá trị riêng theo yêu cầu
trong kỹ thuật điểm cực bao hàm việc cân đối
giữa chất lượng và giá thành của bộ điều
khiển.
2. Phương pháp thiết kế bộ điều khiển
tối ưu
Trong điều khiển tối ưu thì bộ điều khiển
được thực hiện để cho quá trình cân đối tốt
nhất giữa chất lượng và giá thành của hệ
thống. Một dạng chuẩn hoá đó là tìm hàm

điều khiển U(n) mà có thể làm tối thiểu giá trị
bình phương chỉ số chất lượng J dưới dạng:







0n
''
)n(RU)n(U)n(Q)n(
2
1
J (17)
Trong đó Q và R là hai giá trị xác định
dương. Hàm điều khiển U(n) mà có thể tối
thiểu giá trị J được cho bởi:
U(n) = - K x(n),
ở đây: K = (R + B

SB)
-1
B

SA và S là nghiệm
của phương trình ma trận Riccati:
S = Q + A

SA – A


SB(R + B

SB)
-1
B

SA
(18)
Đã có một số công cụ để giải phương
trình Riccati này, ví dụ như trong Matlab có
thể sử dụng lệnh DLQR trong đó cho A, B, Q
và R là các tham số đầu vào và các ma trận
sinh K, S và E. E là một véc tơ các điểm cực
vòng kín mà chúng là các giá trị riêng của
(A -B K). Trong nghiên cứu này thì Q được
chọn là một ma trận chéo với phần tử đầu tiên
là khác 0 và các phần tử khác là 0 và R là đại
lượng vô hướng.
3. Phương pháp thiết kế bộ điều khiển
theo lôgíc mờ
Hiện nay các hệ thống logic mờ đã được
ứng dụng rộng rãi để điều khiển các hệ thống
phi tuyến, thay đổi theo thời gian và khó xác
định mô hình, trong đó chúng có thể cung cấp
giải pháp đơn giản và hiệu quả. Bộ điều khiển
lôgíc mờ có ba khối chức năng: bộ mờ hoá, bộ
giải mờ và bộ suy diễn mờ dựa trên các luật




CT 2

mờ. Bộ mờ hoá sẽ thực hiện quá trình mờ hoá
mỗi biến ngôn ngữ đầu vào sang thuật ngữ,
ngôn ngữ mờ được thực hiện bằng tập các hàm
thuộc. Bộ giải mờ sẽ diễn tả một biến ngôn ngữ
đầu ra của hành động điều khiển bằng tập khái
niệm được đặc trưng bởi tập các hàm thuộc và
cho một phương pháp chuyển đổi tập khái
niệm sang các hành động điều khiển không
phải là mờ. Các tham số và luật của bộ điều
khiển lưu lượng mờ tìm thấy từ các phương
pháp điều khiển nghẽn đã có. Một số tác giả đã
giới thiệu hướng nghiên cứu mờ để cung cấp
giải pháp thực hiện linh hoạt và mang lại chất
lượng cao đối với việc quản lý hàng đợi trong
mạng ATM. Ở đây chỉ đưa ra một cách tóm tắt
về việc thiết kế bộ điều khiển nghẽn mờ dựa
trên chiều dài hàng đợi (sử dụng trong kỹ thuật
hai giá trị ngưỡng) và đồng thời dựa trên tốc độ
thay đổi hàng đợi Q(n) (sự khác nhau giữa tốc
độ đến và tốc độ dịch vụ). Các thuật ngữ “gần
rỗng” và “gần đầy” được sử dụng để mô tả
Q(n), thuật ngữ “dương” và “âm” mô tả cho
Q(n) và thuật ngữ “giảm”, “không thay đổi”,
“tăng” để mô tả cho hành động điều khiển đầu
ra. Các hàm thuộc hình thang được sử dụng
cho đầu ra. Trọng tâm của phương pháp đưa ra
được sử dụng để tính toán hành động điều

khiển rõ. Các luật như nếu Q là gần rỗng và
Q là dương thì hành động điều khiển là
“tăng” được sử dụng cho tập các luật mờ. Bộ
điều khiển nghẽn mờ được mô phỏng và kết
quả ban đầu chỉ ra rằng chất lượng bộ điều
khiển nghẽn mờ là có thể so sánh với các
phương pháp điều khiển thông thường. Các kết
quả hoàn chỉnh được ấn bản trong các nghiên
cứu khác.
V. KẾT LUẬN
Trong bài này, chúng tôi đã trình bày các
phương pháp cho việc thiết kế bộ điều khiển
nghẽn ABR đối với các mạng tốc độ cao sử
dụng điều khiển luồng vòng kín dựa trên tốc
độ. Ba kỹ thuật điều khiển được đưa ra để áp
dụng khi thiết kế bộ điều khiển nghẽn ABR là
phương pháp điểm cực, điều khiển tối ưu và
phương pháp dùng lô gíc mờ. Đặc biệt các
phương pháp đã chỉ ra cách để làm sao thiết
kế bộ điều khiển tốc độ tường minh. Các bộ
điều khiển này có thể ứng dụng hữu ích cho
các mạng chuyển mạch gói nói chung, đồng
thời chúng rất thích ứng với các mạng băng
rộng tốc độ cao dùng công nghệ ATM.

Tài liệu tham khảo
[1]. The ATM forum traffic manegement
specification version 4.0 [online],
fpt://fpt.atmforum.com/pub/approved-specs/af-tm.
[2]. S. Kalyanaraman, “ Traffic manegement for

the available bit rate service in asynchronous
transfer mode (ATM) networks,” Ph.D.
dissertation, Dept. of Computer and Information
Science, The Ohio State Univ., 1997.
[3]. S.Keshav, An Engineering Approach to
Computer networking, Reading, MA : Addison
wesley, 1997.
[4]. A. Kolarov and G. Ramamurthy, “ A control
theoretic appoach to the design of closed loop rate
based flow control for high speed ATM networks,”
IEEE infocom, April 1997.
[5]. H.J.Zimmerman, “Fuzzy set theory and its
applications,” 2
nd
Ed., New York, Kluwer, 1991.
[6]. S. Low, “Traffic manegement of ATM
networks,” Ph.D. thesis, U.C. Berkeley,1992

×