Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

VIÊM RUỘT THỪA CẤP ( Acute Appendicitis) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.06 KB, 23 trang )

VIÊM RUỘT THỪA CẤP
( Acute Appendicitis)


I - ĐẠI CƯƠNG:
Viêm ruột thừa cấp ( VRTC) là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, chiếm
40-60% tổng số cấp cứu bụng.
1/ Giải phẫu của ruột thừa:
- Bình thường MT và RT nằm ở hố chậu phải, ở trẻ em và phụ nữ có thai có thể
hơi cao.Bất thường: có thể gặp ở dưới gan,trong chậu hông bé,ở hố chậu trái.
- Gốc RT ở chỗ tụm lại của 3 dải dọc cơ của manh tràng (phía trong,dưới góc hồi
manh tràng 3-4 cm) .Cú thể ở sau MT hoặc cỏc vị trớ khỏc.
- Hỡnh dỏng: hỡnh ống, như con giun . ĐK = 5mm, dài 7 - 12 cm, gốc dính vào
MT, ngọn tự do, có một mạc treo, treo RT vào góc hồi manh tràng.
- Mạch máu nuôi RT là ngành cùng của đ/m
hồi - manh - đại - trùng tràng. Đi trong mạc treo RT.
- Cấu trỳc: cú khoảng 150 - 200 nang Lympho
trong lớp hạ niờm Þ phản ứng viêm mạnh. Ở người trung tuổi trở đi nó giảm
mạnh, có khi chỉ cũn một nửa.
+ Vị trí của RT thay đổi theo từng người:
- Tại hố chậu phải ( HCP) ở giữa mạch máu chậu phải.
- Bên phải hố chậu bé.
- Ở HCP hướng tới mỏm nhô xương cùng.
- Sau manh tràng- trong hoặc ngoài ổ phúc mạc.
- Tại góc dưới nơi gặp của hồi – manh tràng, RT ở trước hoặc sau hồi tràng.
- Ở mặt ngoài của manh tràng.
- Ở hố chậu bé.
- Dọc theo mào chậu.
- Dưới bờ sườn phải ( ít gặp).
- Ở hố chậu trái ( người đảo lộ phủ tạng).
- Không có RT ( rất hiếm).



2/ Bệnh sinh của viêm ruột thừa:
Nguyên nhân thường gặp của VRTC là lòng của RT bị bít lại ( chiếm 90%): do
sỏi, dị vật, giun, do tổ chức lympho ở lớp niêm mạc phát triển mạnh ( gặp ở trẻ
em). ở người già VRTC là một biểu hiện của K manh tràng và cả RT.
II - TRIỆU CHỨNG:
1/ Cơ năng:
- Đau bụng: Khu trú vùng HCP ( thường gặp đau vùng thượng vị trước rồi lan
xuống khu trú vùng HCP ), với tính chất đau liên tục, âm ỉ, tăng dần ( đây là triệu
chứng quan trọng để theo dõi VRTC khi các triệu chứng chưa rỏ).có thể đau quặn,
đau như xé, đau rát, không lan xuyên.
- RLTH: Nôn, buồn nôn, bụng ậm ạch khó chịu.
- Bí trung đại tiện, hoặc đại tiện lỏng.
- Không rối loạn kinh nguyệt, không ra máu âm đạo, không có khí hư( ở phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ)
- Toàn thân: sốt nhẹ ( sốt cao khi có VFM ), môi se, lưỡi bẩn, mạch nhanh.
2/ Thực thể: khám tại HCP:
+ Thường thấy phản ứng thành bụng HCP rỏ ở những người bình thường. Không
rỏ ở những người đã dùng thuốc giảm đau, người có thành bụng nhẻo ( đẻ nhiều).
+ Khám các điểm đau: điểm Mac burney ( là T/C quan trọng), Lanz, Clado, sau
trên mào chậu.
+ Làm các dấu hiệu:
- DH Schotkin – Blumberg (+) khi có VFM: ấn vào điểm Mac burney từ từ cho tới
khi BN đau, thả ra nhanh thì BN đau tăng.
- DH Rowsing: ấn hố chậu trái-> BN đau ở hố chậu phải.
- DH Siskovski: BN nằm nghiêng sang trái -> BN đau ở hố chậu phải.
- DH Obraso: Bn nằm ngữa chân duỗi thẳng, tay trái ấn nhẹ vùng HCP đến khi BN
thấy đau thì dữ nguyên, tay phải dở cẳng chân phải gấp đùi vào bụng. Trong VRT
sau manh tràng thì đau tăng.
3/ Cận lâm sàng:

+ XN máu: BC tăng (> 10), N tăng(>75%), CTBC chuyển trái.
+ Siêu âm:
- Kích thước RT lớn hơn bình thường, đường kính RT > 1cm( bình thường: 0,6-
0,8cm)
- Có hình bia ở mặt cắt ngang SA qua RT:
- Có hình ngón tay đi găng ở mặt cắt dọc SA qua RT:
- HCP có dịch.
- DH đè ép đầu dò SA bệnh nhân đau. ấn đầu dò RT không xẹp xuống.
+ XQ: Để chẩn đoán phân biệt với tắc ruột ( có mức nước mức hơi); phân biệt với
sỏi niệu quản
Trong VRTC củng có mức nước mức hơi nhỏ ở manh tràng.
4/ Các thể lâm sàng:
4.1/ Thể thông thường điển hình:
4.2/ Thể lâm sàng theo vị trí:
+ VRTC sau manh tràng:
- Tiến triển chậm, điểm đau ở nhiều vị trí, đau nhiều ở sau mào chậu, dễ hình
thành ổ áp xe nhất là thể sau FM thành. Bụng có triệu chứng tương tự viêm cơ đáy
chậu phải.
- Điều trị: Mổ cắt RT ngược dòng.
. Thể dưới thanh mạc: bóc RT kiểu bóc vỏ.
. Thê sau manh tràng: rạch mạc Told phải lật manh tràng lên
+ VRTC dưới gan: Bệnh cảnh lâm sàng giống viêm túi mật cấp.
+ VRTC ở chậu hông bé: riêng ở phụ nữ dễ nhầm với viêm phần phụ và các triệu
chứng kích thích bàng quang( mót đái, đái nhiều lần), kích thích trực tràng ( mót
rặn, đại tiện)
+ VRTC ở giữa các quai ruột: đau bụng quanh rốn, triệu chứng tắc ruột, bán tắc
ruột; kèm theo sốt.
+ VRTC ở trong túi thoát vị( hiếm gặp):
+ VRTC ở hố chậu trái ( đảo lộn phủ tạng):
4.2/ Thể theo tuổi:

+ VRTC ở trẻ em ( thường gặp ở trẻ từ 2 tuổi trở lên): tiến triển nhanh, đột ngột.
+ VRTC ở người già: thường không tương xứng giữe lâm sàng và GPBL ( vì SĐK
giảm, thành bụng nhẻo); thường gặp 2 thể:
- Thể bán tắc ruột + sốt
- Thể giả u.
4.3/ Theo cơ địa:
+ VRTC ở phụ nữ có thai:
- 3 tháng đầu hay nhầm với bệnh lý sản phụ khoa.
- Các tháng sau thai to đẩy RT lên cao; muốn thăm khám cho BN nằm nghiêng trái
để khám HCP, hoặc đẩy tử cung từ trái sang phải thấy đau HCP.
- Điều trị: chú ý sử dụng thuốc.
IV - CHẨN ĐOÁN:
1/ Chẩn đoán xác định:
+ Đau bụng: khu trú vùng HCP, với tính chất đau liên tục, âm ỉ, tăng dần ( có thể
đau quặn, đau như xé, đau rát).
+ Có điểm đau khu trú: : điểm Mac burney
+ Có phản ứng cơ thành bụng HCP:
+ Có H/C nhiễm khuẩn: sốt, môi se, lưỡi bẩn, mạch nhanh, BC tăng, N tăng,
CTBC chuyển trái.
+ Siêu âm: có hình ảnh VRTC:
- Kích thước RT lớn hơn bình thường, đường kính RT > 1cm( bình thường: 0,6-
0,8cm)
- Có hình bia ở mặt cắt ngang SA qua RT:
- Có hình ngón tay đi găng ở mặt cắt dọc SA qua RT:
- HCP có dịch.
- DH đè ép đầu dò SA bệnh nhân đau. ấn đầu dò RT không xẹp xuống
=> Ví dụ:
+ TTBA:
- BN Nữ 18 tuổi, Xuất hiện bệnh h thứ 25 với biểu hiện đau khu trú HCF, âm ỉ
tăng dần, không lan xuyên, buồn nôn, không nôn, không rối loạn đại tiện, không

đái buốt, đái dắt, không rối loạn kinh nguyệt, không chảy máu âm đạo, không có
khí hư.
- Khám thấy:
- XN: CTM, SA, XQ
+ Chẩn đoán:VRTC giờ thứ 25, thể thông thường điển hình
2/ Chẩn đoán phân biệt:
2.1/ Nhóm bệnh ngay góc hồi manh tràng:
+ Lồng ruột hồi manh tràng
+ Thủng manh tràng do lỵ Amip.
+ Thủng hồi tràng do thương hàn.
+ Viêm túi thừa Meckel.
+ Lao góc hồi manh tràng.
+ Bệnh Crohn.
+ Viêm đại tràng mạn.
2.2/ Nhóm bệnh xa góc hồi – manh tràng:
- Thủng dạ dày( bít).
- Viêm túy mật hoại tử.
- Viêm tụy cấp.
- Nhồi máu cơ tim thể bụng.
- Viêm phổi thùy ở trẻ nhỏ.
- Viêm dạ dày cấp.
2.3/ Nhóm bệnh sau góc hồi manh tràng.
+ Tiết niệu:
- Viêm đường tiết niệu phải.
- Sỏi niệu quản phải: , đau quặn từng cơn. SA có sỏi, XN nước tiểu có HC, BC
- Sỏi thận phải.
- Cơn đau quặn thận phải.
+ Viêm- áp xe cơ thắt lưng chậu.
2.4/ Bệnh sản phụ khoa:
- Viêm phần phụ.

- Chữa ngoài tử cung vỡ.
- U nang buồng trứng xoắn.
- Dọa sẩy thai.
V - TIẾN TRIỂN – BIẾN CHỨNG:
1 – Tiến triển:
VRT -> vỡ RT-> VFM 1 thì, 2 thì, 3 thì, 4 thì.
VFM 1 thì: VRT vỡ -> VFMRT.
VRT 2 thì: VRT -> có khoảng nghỉ ( khỏi giả tạo) vỡ -> VFMRT
VRT 3 thì: VRT vỡ-> áp xe RT ->áp xe RT vỡ -> VFMRT.
VRT 4 thì: VRT -> đám quánh RT -> áp xe hóa ->áp xe hóa vỡ -> VFMRT
Phân biệt giữa áp xe RT và đám quánh RT:
* Áp xe RT

+ Hình thành: Viêm RT vỡ mủ, được mạc nối, quai ruột bao bọc khu trú lại ổ mủ,
tạo thành ổ áp xe. Người ta cò gọi là VRT khu trú.
+ Triệu chứng: Toàn thân có sốt cao, dao động,
Sờ thấy khối ranh giới rỏ, mật độ mềm, bề mặt nhẳn, ấn vào đau chói. Có tính chất
sưng, nóng, đỏ đau
+ XN:
- CTM: BC tăng cao, N tăng
- SA: ổ loãng âm, ranh giới rỏ, có vỏ bọc , trong ổ có hình hạt cafê ( là phần ruột
hoại tử).
+ Tiến triển: Vỡ mủ -> VFM, vỡ ra ngoài gây rò mủ ra ngoài thành bụng.
+ Điều trị: Mổ dẫn lưu ổ mủ ngoài FM theo đường Roux hoặc chọc hút dưới
hướng dẫn của SA.
Kết hợp với kháng sinh

* Đám quánh RT
+ Hình thành: VRT do SĐK tốt, RT chưa vỡ mủ được mạc nối, quai ruột bao bọc
thành một đám gọi là đám quánh RT.

+ T/C: không sốt hoặc sốt nhẹ
Sờ thấy khối ranh giới không rỏ ràng, mật độ cứng chắc, bề mặt gồ ghề, cứng như
mo cau, ấn không đau. Không có sưng, nóng, đỏ đau.
+ XN:
- CTM: BC bt, tăng nhẹ, N bt.
- SA: hình ảnh hổn hợp âm.
+ Tiến triển: thành áp xe hóa hoặc tan đám quánh.
+Điều trị: Cho một đợt kháng sinh, sau 6 tháng đám quánh tan thì đến mổ cắt bỏ
ruột thừa.
2 – Biến chứng:
nếu không được mổ kịp thời sẽ dẫn tới một số b/c sau:
1. Viêm phúc mạc ruột thừa: do RT bị vỡ mủ chảy ở khắp ổ bụng gây viêm phúc
mạc biểu hiện h/c.
- NTNĐ rõ: BN đau khắp ổ bụng, bí trung đại tiện, chướng bụng do liệt ruột, có
phản ứng cơ khắp ổ bụng dấu hiệu Blumberg (+).
Thăm túi cùng Douglas đau
Xử trí: PT cấp cứu theo nguyên tắc:
- Vô cảm: Gây mê phải có mềm cơ tốt nhất là gây mê nội khí quản đường mổ rộng
rữa đường trắng giữa.
- Cắt ruột thừa, lau rửa ổ bụng.
- Đóng bụng một lớp, để hở da hoặc để chỉ chờ hoặc khâu thưa.
- Kháng sinh TM phổ rộng liều cao, kết hợp kháng sinh đề phòng áp xe tồn dư sau
mổ hoặc nhiễm trùng vết mổ.
- Chống dính bằng vận động sớm trong điều kiện có thể.
2. áp xe RT: Trên cơ sở VRTC, sau 3 ngày lâm sàng BN vẫn đau bụng và sốt cao,
sờ nắn HCP có 1 khối với đặc điểm danh giới rõ, không di động, bề mặt nhẵn, mật
độ tăng, ấn vào có điểm đau chói.
- XN máu: BC tăng, N chuyển trái.
- SA có ổ loãng âm ở HCP
- Xử trí: Cho kháng sinh mạnh, đúng liểu dưới hướng dẫn của kháng sinh đồ

- Dẫn lưu ổ mủ ra ngoài phúc mạc theo đường Roux hoặc chọc dẫn lưu mủ dưới
hướng dẫn của siêu âm.
3. Đám quánh ruột thừa:
- VRTC sau 3 ngày không đau bụng hoặc còn đau ít, sốt giảm rồi không sốt: sờ ở
HCP: có 1 khối mật độ cứng ranh giới không rõ, cảm giác như sờ vào mo cau,
không di động, mặt nhẵn ấn đau nhẹ
SA ruột thừa thấy hình ảnh tăng âm ở hố chậu phải hoặc thấy hình ảnh ruột thừa.
* Xử trí: Dùng kháng sinh.
- Điều trị bảo tồn.
- TD đề phòng đám quánh áp xe hoá
- Hẹn 6 tháng sau khi đám quanh tan sẽ mổ cắt RT.
Đây là b/c duy nhất của VRTC không phải mổ.
VI - ĐIỀU TRỊ:
1/ VRTC chưa vỡ:
- Chỉ định mổ càng sớm càng tốt ngay sau khi chẩn đoán VRTC.
- Cần bổ sung dịch thể trước và trong khi mổ.
- Kháng sinh phổ rộng dưới dạng tiêm bắt hoặc tĩnh mạch để giảm nguy cơ nhiễm
khuẩn.
- Đặt ống thông hút dịch dạ dày- tá tràng để chuẩn bị mổ nếu dùng gây mê.
- Vô cảm: gây mê hoặc gây tê tùy theo tình trạng bệnh nhân.
- Đường rạch: đường Mac-Burney. Dài 6-12cm ( )
2- Kỷ thuật cắt RT điển hình: Mổ cắt RT mở ( Open Appendetomy):
2.1-Chuẩn bị bệnh nhân:
- Tư thế BN : nằm ngửa, đầu hơi thấp hơn chân. Nghiêng trái nếu có thai .
- PTV đứng bên phải BN, phụ 1bên đối diện.
- Vô cảm: Tiền mê + gây tê ngoài màng cứng hoặc tại chỗ. Gây mê khi đã có
biến chứng.
2.2-Các thì mổ:
Thì 1: Mở thành bụng.
- Rạch da theo đường Mac Burney 6 - 8 cm.

- Mở cân cơ chéo lớn theo hướng rạch da.
- Tách cơ chéo bé và cơ ngang theo theo thớ.
- Dùng 2 kìm kẹp nâng mạc ngang, FM lên, mở 2 lớp này cùng lúc theo hướng mở
cơ chéo bé.
- Kẹp giữ mép PM ở 4 góc vết mổ.Banh rộng vết mổ.Cầm máu ,che phủ bảo vệ
vết mổ.
Thì 2 : Tìm MT và RT, khám xét
- Nâng thành bụng, tìm đáy manh tràng, sẽ thấy ruột thừa lộ ra. Kẹp 1 kìm vào
mạc treo RT.
- Nâng kìm khám xét , đánh giá tình trạng RT. Không cầm trực tiếp vào RT.
Thì 3 : Cắt ruột thừa
- Giải phóng mạc treo RT từ ngọn đến gốc (bằng 1 trong 2 cách thông dụng )
- Kẹp gốc RT bằng 1 kìm cứng, sau đó buộc bằng 1 mối chỉ lin thay kìm, buộc
đúng ngấn kìm.
- Khâu1mối túi xung quanh gốc RT, cách gốc 1 cm
- Kẹp kìm cứng thứ 2 ở phía ngoài mối chỉ đã buộc gốc 5mm.
- Dùng dao có chấm Iốt cả ở lưỡi và cán dao, cắt RT dưới kìm thứ 2, chấm iốt vào
mỏm cụt RT
- Buộc mối túi vùi mỏm cụt RT. Khâu tăng cường nếu chưa kín.
- Kiểm tra 3 - 4 quai tiểu tràng gần góc hồi manh tràng xem có túi bịt Meckel
không, nếu có ( 1-2 % dân số) phải cắt bỏ
Thì 4: Đóng vết mổ
- Lau bụng.Kiểm tra cầm máu bổ sung, kiểm tra dụng cụ, săng gạc tránh để quên
trong bụng BN.
- Tháo bỏ săng bảo vệ vết mổ, kẹp 4 kìm giữ lại mép PM. Đóng vết mổ theo lớp.
- Thông thường đóng 3 lớp : Từ PM ® cơ chéo bé = 1lớp, mối rời,chỉ catgut. Cân
cơ chéo lớn 1 lớp = chỉ Perlon, da 1lớp = chỉ lin.
- Có thể đóng 4 lớp. Khi đó lớp trong cùng tách PM riêng thành 1 lớp, khâu mối
túi = chỉ catgut, từ MN cơ chéo bé khâu 1 lớp = chỉ catgut. 2 lớp ngoài như cũ.
- Khi nghi ngờ RT viêm đã có biến chứng: mở thành bụng theo một hướng từ da

vào tới PM.Khi đóng có thể đóng 2 lớp kín nếu chưa viêm, hoặc để hở da
Appendicectomy by Dr. N. Radhakrishnan
[YOUTUBE]

2.3-Ruột thừa quặt ngược sau manh tràng.
- Bình thường: Manh tràng không dính
- Khi dính, cần phải rạch mạc Told phía ngoài MT lật MT lên để khám xét RT.Xử
lý như bình thường nếu RT không dính. Nếu RT dính xử trí như dưới đây.
2.4- Ruột thừa dính :
-Nếu nó dính vào thành bụng sau: Cắt RT ngược dòng: Buộc gốc, khâu mối túi,
kẹp cắt, vùi mỏm cụt rồi mới giải phóng mạc treo từ gốc tới ngọn.
- Nếu nó dính vào manh tràng, bóc tách sợ thủng manh tràng thì cắt RT dưới bao
(bóc vỏ chuối).
2.5- Áp xe ruột thừa.
- Vị trí ổ áp xe có thể gặp ở: HCP, sau MT, ở trong chậu hông bé.
- Nguyên tắc chung: Dẫn lưu mủ ngoài PM. Ngoài 6 tháng sau mới được cắt RT.
- Đường mổ dẫn lưu: HCP - đường Roux. Sau MT
- Đường trên mào chậu phải. Trong chậu hông - DL qua trực tràng hoặc âm đạo.
2.6- Viêm phúc mạc ruột thừa:
- VPM khu trú : HCP có dịch quánh, thối, RT căng to doạ vỡ, mạc treo phù nề,
dính, có giả mạc: Xử trí: hút dịch, lấy giả mạc,, cắt RT , vùi mỏm cụt nếu được,
lau rửa kỹ ổ bụng, đặt dẫn lưu đáy MT và Douglas, đóng bụng, để hở da
- Viêm PM ruột thừa toàn bộ: Ổ bụng nhiều dịch trắng đục hoặc xanh đen, rất
thối, tiểu tràng căng to, viêm đỏ, có thể dính vào nhau, có giả mạc bám. RT thủng
hoặc vỡ thành nhiều mảnh
- Hút mủ, dịch, lấy hết mảnh vỡ RT, giả mạc, lau rửa sơ bộ sau đó tìm buộc gốc
RT , cắt bỏ phần còn lại, khâu vùi kỹ mỏm cụt nếu được.
Nếu thành MT và mỏm cụt RT mủn không vùi được thì phải dẫn lưu MT. Sau đó
rửa ổ bụng thật kĩ, nhiều lần bằng HTM 0,9% (4 - 5 lít), dẫn lưu Douglas, đôi
khi thêm cả dẫn lưu HCP. Đóng bụng 1 lớp để hở da. Có thể khâu chỉ chờ.

- Phải mổ dưới gây mê + dãn cơ
3- Cắt RT nội soi: Laparoscopic Appendectomy:
+ Phương pháp vô cảm: gây mê nội khí quản.
+ Các vị trí đặt Trocar ( hình vẻ):
+ Ưu điểm :
- Giảm đau sau mổ.
- Người bệnh trở về bình thường sau 3 - 4 ngày.
- Thẩm mỹ.
- Khả năng thăm dò ổ bụng tốt.
- Kinh tế.
+ B/C: Ngoài các biến chứng thông thường: chảy máu, áp xe dư thì còn có các
biến chứng:
- Thủng ĐM, ruột do chọc Trocar.
- Bơm khí vào ổ bụng có thể gây suy hô hấp.
Laparoscopic Appendectomy
[YOUTUBE]
4 - Cắt bỏ túi bịt Meckel:
- Túi bịt Meckel là di tích của ống noãn hoàng.( Ống Vitellin)
- Vị trí: ở chỗ giáp nối giữa hỗng và hồi tràng. Cách góc hồi manh tràng 70 -
80cm.
- Khi bị viêm: bệnh cảnh, diễn biến và tác hại giống nh* viêm RT.
- Kỹ thuật cắt bỏ:
+ Nếu cổ túi nhỏ như gốc ruột thừa - kẹp 1kìm cứng, cắt ngoài kìm, khâu bịt lỗ túi.
Sau đó khâu vùi lớp thứ 2 bằng các mối khâu rời hoặc vắt.
+ Nếu cổ túi to hình nón - kẹp cắt bỏ cổ túi theo hình chêm, nối 2 mép cắt với
nhau = khâu 2 lớp
+ Nếu thành ruột cạnh cổ túi bị tổn thương - cắt đoạn ruột , nối ruột tận - tận 2 lớp.
* Chú ý:Khi mổ nếu RT không viêm củng phải cắt RT.
VI - CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG


A.Tai biến:
- Chảy máu khi giải phóng mạc treo RT.
- Máu tụ manh tràng.
- Tổn thương MT, hồi tràng
B. Biến chứng:
+ Biến chứng sớm:
- Chảy máu: do tuột chỉ mạch máu mạc treo RT ® gây chảy máu trong ổ bụng.
Máu có thể chảy ra ở thành bụng gây tụ máu.
- VPM sau mổ: do rò phân ở mỏm ruột thừa cũng có khi sai sót kỹ thuật làm tổn
thương manh tràng
- Áp xe tồn dư Douglas, áp xe dưới cơ hoành do lau ổ bụng không sạch và dẫn
lưu không triệt để.
- Nhiễm khuẩn vết mổ: nếu nhiễm khuẩn nặng có thể làm toác vết mổ, làm lộ quai
ruột.
- Rò manh tràng ra ngoài thành bụng
-Viêm tắc tĩnh mạch mạc treo
- Viêm phổi, viêm đường tiết niệu.
- Tắc ruột sớm sau mổ.
- Viêm tắc tĩnh mạch gánh nhiễm khuẩn huyết.
- Tắc mạch mạc treo tràng do kẹp banh ĐM mạc treo RT nên có thể hình thành
cục máu di động gây tắc.
+ Biến chứng muộn:
- Tắc ruột sau mổ: do dính, do dây chằng, do xoắn.
Chủ yếu do dính dây chằng tắc ruột. Tắc ruột sau mổ VRTC là nguyên nhân hàng
đầu so với tất cả các nguyên nhân gây tắc ruột sau mổ khác. Tắc ruột sau mổ
VRTC có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ± sau 15 – 20 năm thậm chí 30 năm sau.
Ngoài ra còn 1 số b/c khác: thoát vị thành bụng, sổ bụng sau mổ.
- Thoát vị vết mổ.
- Sổ bụng.


×