Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

02050000934

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.22 KB, 13 trang )

Phạm trù lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó
đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Việt Nam hiện nay


Nguyễn Thị Lan Minh


Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS. ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn: TS. Lê Trọng Hanh
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Trình bày cơ sở hình thành quan niệm Lễ của Khổng Tử. Phân tích phạm
trù Lễ và các phạm trù trong mối tương quan với phạm trù Lễ. Trình bày các nội
dung cơ bản trong phạm trù Lễ của Khổng Tử. Phân tích thực trạng đạo đức học sinh
ở Việt Nam hiện nay. Đưa ra ý nghĩa của Lễ đối với việc giáo dục đạo đức học sinh
ở Việt Nam và một số kiến nghị cho sự nghiệp giáo dục đạo đức học sinh hiện nay.

Keywords. Triết học; Tư tưởng Khổng Tử; Triết học phương Đông; Giáo dục đạo
đức; Lễ

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, tư tưởng của Khổng Tử có một vị trí rất đặc biệt. Sự đặc
biệt ấy không chỉ bởi những giá trị đặc sắc trong nội dung tư tưởng và tầm ảnh hưởng của nó
đối với thời đại nó ra đời mà còn bởi tư tưởng Khổng Tử đã sống một cuộc sống lâu bền và
rất riêng, vượt qua khuôn khổ một thời đại, một quốc gia. Tư tưởng Khổng Tử nói riêng và tư
tưởng nho giáo nói chung đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến trong suốt tiến


trình phát triển qua các triều đại phong kiến ở Trung Hoa và nhiều nước Á Đông khác trong
đó có Việt Nam.
Với một hệ thống những quan điểm về thế giới và đặc biệt là quan điểm nhân sinh thể
hiện trong quan niệm về chính trị xã hội và luân lý đạo đức, Khổng Tử là người đã đặt nền
móng cho sự phát triển của Nho học trong lịch sử Trung Hoa. Quan điểm về Lễ là một trong
những nội dung chủ yếu trong quan niệm về chính trị xã hội, luân lý đạo đức của Khổng Tử.
Trong học thuyết về chính trị - xã hội của Khổng Tử, Lễ được hiểu theo nhiều khía cạnh khác
nhau nhưng dù ở khía cạnh nào nó cũng không vượt ra khỏi mục đích tối cao nhằm giải quyết
một vấn đề lớn của thời đại ông là bình ổn xã hội. Khổng Tử muốn khôi phục Lễ để thực hiện
điều Nhân nhằm bình ổn xã hội loạn lạc để quay trở lại như thời Tây Chu. Tất nhiên, từ Lễ
trong nền giáo dục phong kiến đến Lễ trong nền giáo dục hiện đại đã có rất nhiều biến đổi
nhưng ở bất kỳ thời đại nào cũng có những giá trị được bảo tồn. Bởi vậy, hoàn toàn không
ngẫu nhiên khi người Trung Hoa suy tôn Khổng Tử là “Vạn thế sư biểu” (thầy của muôn
đời).
Trong quá trình du nhập vào Việt Nam tư tưởng của Khổng Tử và Nho giáo từ chỗ bị đối
xử thiếu thiện cảm do đi theo gót chân của kẻ xâm lược dần dần nó đã hòa nhập vào đời sống
cộng đồng bởi những nét tương đồng và không ngừng thay đổi thích ứng với văn hóa bản địa.
Người Việt đã sớm tiếp biến tư tưởng Khổng Tử không chỉ bởi sự giao thoa văn hóa tự nhiên
mà còn bởi sự ủng hộ và tiếp sức của giai cấp phong kiến Việt Nam qua nhiều triều đại. Tư
tưởng Khổng Tử và Nho giáo, trong đó có tư tưởng về Lễ cũng như chính Khổng Tử và nhiều
danh nho khác sớm chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong nền giáo dục phong kiến và đời
sống tinh thần của người Việt Nam.
Trong những năm gần đây cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, nền giáo dục Việt Nam cũng có những bước chuyển mình quan trọng và đạt được một
số thành tựu nhất định. Tuy nhiên cùng với quá trình ấy cũng đã đưa đến một số thay đổi tiêu
cực trong các quan hệ xã hội. Một bộ phận học sinh có hành vi và suy nghĩ lệch lạc gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường giáo dục và báo hiệu một sự suy thoái về đạo đức và lối sống. Ở
một nền văn hóa tương đối đậm chất nho học như Việt Nam thì điều đó càng khó chấp nhận
vì nó đi ngược lại với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, Kính
trên nhường dưới. Để phát triển một thế hệ mới trong tương lai làm chủ đất nước và thực hiện

thành công sự nghiệp phát triển đất nước bên cạnh việc giáo dục tri thức khoa học thì giáo
dục đạo đức có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tư tưởng của Khổng Tử nói chung và quan điểm về Lễ nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong
việc giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay.
Với những giá trị đã được thẩm định, phát triển qua thực tiễn nhiều thế kỷ cùng với sự
tiếp biến linh hoạt và cho vào Lễ một hơi thở của thời đại thì nó hoàn toàn có thể giúp khôi
phục và định hình một nhân cách chuẩn đối với học sinh, đặc biệt là với một bộ phận học
sinh lệch chuẩn hiện nay ở nước ta.
Với những suy nghĩ đó, tôi đã làm luận văn cao học với đề tài: “Phạm trù Lễ của Khổng
Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu
Nho giáo nói chung và phạm trù Lễ trong triết học của Khổng Tử nói riêng là đối tượng
nghiên cứu đang thu hút nhiều ngành khoa học nghiên cứu trong nhiều thế kỷ qua cho tới
hiện nay, như: triết học, văn hóa học, sử học, tôn giáo học, giáo dục học, đạo đức học… Có
thể khái quát kết quả nghiên cứu đó theo ba hướng sau:
Hướng thứ nhất, các công trình nghiên cứu về Khổng Tử trong tổng thể nền văn hóa
Trung Quốc. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thể kể đến các tác phẩm như: “Sử ký”
của Tư Mã Thiên, Nxb Văn học, Hà Nội, xuất bản năm 1988; “Lịch sử văn minh và các triều
đại Trung Quốc”, được biên soạn năm 2004 bởi TS. Dương Ngọc Dũng - Nhà nghiên cứu
Anh Minh, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ C hí Minh; “Lịch sử văn minh Trung Hoa” của sử
gia lớn nhất thời hiện đại Will Durant, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội (dịch giả Nguyễn
Hiến Lê), 2004; “Đại cương triết học sử Trung Quốc”, của nhà triết học Phùng Hữu Lan
(Fung Yu-Lan), Nxb Thanh niên, Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội (người dịch
Nguyễn Văn Dương), xuất bản năm 1999; “Nho giáo Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Tôn
Nhan, Nxb Văn hóa thông tin, năm 2005; “Lịch sử triết học phương Đông”, của GS. Nguyễn
Đăng Thục, Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội, xuất bản năm 2006; “Đạo đức phương Đông cổ
đại”, của PGS. Vũ Tình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản 1998… Các công trình
nghiên cứu đã trình bày một cách khái quát về tư tưởng triết học Khổng Tử, trong đó có tư
tưởng về Lễ của ông tổ Nho giáo để khắc họa chân dung một con người, một nhân cách, một
đại biểu văn hóa.

Hướng thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu tư tưởng Khổng Tử trong dòng phát triển
của lịch sử triết học Trung Quốc. Trong dòng nghiên cứu này có thể kể đến những công trình
tiêu biểu như: “Đại cương triết học Trung Quốc” của Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Nxb Cao
Thơm, Sài Gòn, năm 1966; “Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc” do Doãn Chính chủ
biên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 1999; Lịch sử triết học sử Trung Quốc (2 tập) của tiến sĩ
Phùng Hữu Lan (Feng You Lan), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2006;... Các công trình
nghiên cứu này đã trình bày, phân tích một cách sâu sắc triết học Khổng Tử trong tiến trình
lịch sử triết học. Hơn nữa, các công trình này tập trung phân tích các học thuyết về chính trị,
xã hội của Khổng Tử, ít nhiều có đề cập đến phạm trù Lễ trong mối tương quan đến các phạm
trù đạo đức trong “ngũ thường” như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Trong thời gian gần đây, đã xuất hiện tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử triết học
Trung Quốc là “Từ điển triết học Trung Quốc” của PGS. TS. Doãn Chính, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, xuất bản vào năm 2009; tác phẩm này trình bày, phân tích một cách sâu sắc
những vấn đề như: nội dung các học thuyết trong triết học của Khổng Tử; lịch sử hình thành,
phát triển và sự biến đổi của phạm trù Lễ trong tiến trình lịch sử, nguyên nhân sự ra đời của
Lễ cũng như ý nghĩa, công dụng Lễ... Tuy nhiên, do đặc trưng của thể loại Từ điển và do khối
lượng kiến thức đồ sộ mà tác phẩm đề cập đến, nên tác giả đành hạn chế phần phân tích nội
dung của Lễ.
Hướng thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết của các tác giả chuyên
nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu riêng về Lễ trong triết học Khổng Tử, như: “Lễ Ký - kinh
điển về việc lễ” của tác giả Nhữ Nguyên, Nxb Đồng Nai, Biên Hòa, 1996; “Kinh lễ”, do
Nguyễn Tôn Nhan biên dịch và giới thiệu, Nxb Văn học, năm 1996; “Tứ Thư”, Dịch giả
Đoàn Trung Còn, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2006;… Những công trình nghiên cứu này biên dịch
phần nguyên bản chữ Hán, đồng thời các nhà nghiên cứu, dịch thuật cũng cố gắng bằng kiến
thức uyên thâm của mình phân tích, thuyết minh một số nội dung nhằm giúp độc giả hiểu
được phần lớn tinh thần của tác phẩm.
Nhìn chung, mỗi công trình nghiên cứu tiếp cận theo một hướng khác nhau, nhưng chưa có
công trình nghiên cứu nào được coi là có cái nhìn toàn diện về phạm trù Lễ trong triết học của
Khổng Tử, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng biệt hoặc trình bày một cách có hệ thống
nội dung của Lễ, chưa có công trình nào đánh giá hết những giá trị, hạn chế của tư tưởng về Lễ

của Khổng Tử, cũng như đề ra phương pháp vận dụng những bài học lịch sử đó vào việc hoạch
định chính sách, biện pháp giáo dục đạo đức học sinh hiện nay.
Để có cái nhìn toàn điện về đạo đức, lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, trên cơ
sở nghiên cứu tư tưởng và quan điểm của Đảng, tác giả tham khảo, kế thừa những công trình
khảo sát, thống kê, nghiên cứu về thanh niên, về đạo đức, lối sống của thanh thiếu niên Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Những công trình này đã phản ánh thực trạng về tình hình đạo
đức, lối sống của thanh thiêu niên Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường đang phát triển.
Có thể khẳng định đây là những công trình nghiên cứu chuyên sâu của những nhà khoa học,
những công dân đang trăn trở về những biến động trong lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã
hội. Có thể kể đến:
“Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay”, do Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên),
Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2008. Nhóm tác giả đã trình bày quan niệm chung về
chuẩn mực đạo đức theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phân
tích các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống con người Việt Nam; đồng thời phân tích các
tác động của nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến sự vận động biến đổi
các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay.
ThS. Phạm Tấn Xuân Tước, PGS TS. Huỳnh Thị Gấm (2008), “Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh vào giáo dục đạo đức cho sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội. Công trình trình bày Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách
mạng, lối sống mới cho thanh niên; phân tích thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên; thực
trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên; đề ra các nhóm giải pháp về giáo dục
đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Công trình “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” công bố ngày 26
tháng 8 năm 2005. Tính cho đến nay, đây là cuộc điều tra về vị thành niên và thanh niên lớn
nhất, toàn diện nhất ở Việt Nam, là nguồn thông tin bổ ích, đáng tin cậy về tình trạng sức
khỏe, đời sống xã hội, thái độ, hoài bão của thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay.
Đây là các công trình rất công phu, mỗi tác giả lại có cái nhìn chuyên sâu về từng khía
cạnh của đời sống thanh niên hiện nay và từ đó đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao
đạo đức xã hội. Song, các tác phẩm còn dừng lại ở những giải pháp ở tầm vĩ mô, chung
chung mang tính định hướng mà chưa thực sự cụ thể, phù hợp để xây dựng những chuẩn mực

đạo đức cho từng nhóm bộ phận những người Việt Nam, chưa xây dựng được chương trình,
biện pháp giáo dục đạo đức hiệu quả cho đối tượng thanh thiếu niên.
Một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ triết học đã được bảo vệ xoay quanh vấn đề con
người, mẫu người, đạo làm người và vấn đề giáo dục đào tạo con người theo những nguyên tắc
chuẩn mực đạo đức của nho giáo như: “Tìm hiểu mẫu người quân tử qua hai tác phẩm “Luận
Ngữ” và “Mạnh Tử” của Nguyễn Xuân Lộc, “Quan niệm của Nho giáo nguyên thủy về con
người qua các mối quan hệ thân - nhà - nước- thiên hạ” của Trần Đình Thảo, “Quan niệm của
Khổng Tử về giáo dục” của Nguyễn Bá Cường, “Quan niệm của Khổng Tử về con người và
giáo dục đào tạo con người” của Nguyễn Thị Tuyết Mai… Mặc dù các luận văn, luận án đều có
phạm vi nghiên cứu cụ thể của từng đề tài xong các tác giả ở những mức độ nhất định đã đề cập
đến tư tưởng về lễ trong quan hệ mật thiết với các phạm trù đạo đức khác góp phần hình thành
nên tính toàn vẹn của mẫu người lý tưởng mà Nho giáo muốn xây dựng.
Với thái độ trân trọng những thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trước đã cung cấp
nhiều kiến thức về phạm trù Lễ cũng như đạo đức, lối sống xã hội vô cùng bổ ích và có giá
trị, tôi đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc và trung thực nguồn tư liệu quý báu đó trong quá
trình thực hiện luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích

̀
viê
̣
c nghiên cư
́
u co
́

̣
thống tư tươ
̉

ng cu
̉
a khô
̉
ng Tư
̉
về Lê
̃
, luâ
̣
n văn đa
́
nh gia
́
như
̃
ng
giá trị, hạn chế và rút ra bài học lịch sử của nó cùng những kiến nghị đối vơ
́
i sư
̣
nghiê
̣
p giáo
dục đạo đức học sinh Việt Nam hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nêu trên luận văn sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Trình bày cơ sở hình thành quan niệm Lễ của Khổng Tử
- Phân tích phạm trù Lễ và các phạm trù trong mối tương quan với phạm trù Lễ.

- Trình bày các nội dung cơ bản trong phạm trù Lễ của Khổng Tử.
- Phân tích thực trạng đạo đức học sinh ở Việt Nam hiện nay
- Đưa ra ý nghĩa của Lễ đối với việc giáo dục đạo đức học sinh ở Việt Nam và một số
kiến nghị cho sự nghiệp giáo dục đạo đức học sinh hiện nay.
4. Đối tượng và pha
̣
m vi nghiên cư
́
u của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu Phạm trù Lễ của Khổng Tử để từ đó rút ra ý nghĩa của Lễ
đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Triết học Nho giáo nguyên thủy bao gồm rất nhiều vấn đề như con người, chính trị - xã
hội, giáo dục… nhưng ở đây luận văn chỉ nghiên cứu về phạm trù Lễ của Khổng Tử và ý
nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức học sinh ở Việt Nam hiện nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng - chủ nghĩa duy vật
lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta về vấn đề đạo đức.
Luận văn sử dụng các phương pháp như lịch sử - lôgic, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn
dịch…
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn đã làm rõ hơn những nội dung trong quan niệm về Lễ của Khổng Tử và từ đó
làm rõ vai trò quan trọng trong tư tưởng Lễ của Khổng Tử đối với việc giáo dục đạo đức cho
học sinh hiện nay.
- Luận văn góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm lý luận và phương pháp giáo dục đạo
đức con người qua tìm hiểu Lễ trong triết học Trung Quốc cổ đại nói chung và trong triết học
Khổng Tử nói riêng.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học và đạo

đức trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung học phổ thông… ở
nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn bao gồm 2 chương,
7 tiết:
Chương 1: Quan niệm Lễ của Khổng Tử
Chương 2: Ý nghĩa của Lễ trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay.

Chương 1
QUAN NIỆM LỄ CỦA KHỔNG TỬ
1.1. Cơ sở hình thành quan niệm Lễ của Khổng Tử
1.1.1. Khổng Tử cuộc đời và sự nghiệp
Khổng Tử là người ấp Châu, làng Xương Bình, nước Lỗ nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn
Đông, Trung Quốc. Khổng Tử sinh vào mùa đông tháng 10 năm Canh Tuất là năm thứ 21 đời
vua Linh Vương nhà Chu, tức là năm 551 trước Công Nguyên. Bà Nhan thị có lên cầu tự trên
núi aNi Khâu, cho nên khi sinh ra ông mới nhân điềm ấy mà đặt tên ông là Khâu, tên tự là
Trọng Ni. Có sách chép rằng trán ông cao và gồ lên cho nên mới đặt tên là Khâu. Khâu nghĩa
là cái gò.
Khổng Tử tôn phù nhà Chu để giảm bớt cái quyền các nước Chư hầu, giữ quyền vua Chư
hầu mà bớt quyền các quan Đại phu. Vì vậy cho nên ông đi chu du khắp thiên hạ mà không
tìm được chỗ nào để thi hành cái đạo của mình.
Cũng bởi vậy nên ông đã chu du nhiều nước song không được trọng dụng. Cuối đời, thấy
thật sự bất lực việc làm chính trị ông về quê dạy học, san định Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc của
cổ nhân, viết sách Xuân Thu để bộc lộ quan điểm của mình. Nhiều quan điểm của ông thể
hiện qua các buổi tọa đàm mà nội dung của nó sau này được trình bày trong “Luận Ngữ” do
học trò của ông chép lại. Sau khi Khổng Tử mất, nhất là qua giải pháp tàn khốc “đốt sách,
chôn nho” của Tần Thủy Hoàng thì sách của Khổng Tử không còn giữ được là bao. Khi đạo
Nho được phục hưng (đời Hán Vũ Đế), sách Nhạc chỉ còn một thiên, được đem ghép vào bộ
“Lễ ký” gọi là thiên “Nhạc ký”. Những sách khác được người đương thời sưu tầm, bổ sung
tạo thành năm kinh là: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu.

1.1.2. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội thời kỳ Xuân Thu
Thời Xuân Thu về mặt kinh tế sức sản xuất đã phát triển. Công cụ sản xuất nhất là công
cụ bằng sắt bắt đầu xuất hiện việc dùng bò kéo cày trở thành phổ biến. Cùng với sự phát triển
của nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán cũng phát đạt hơn trước.
Về chính trị - xã hội, suốt thời Xuân Thu vì mệnh lệnh Thiên tử không được chư hầu tuân
thủ, chế độ tông pháp bị phá bỏ, trật tự lễ nghĩa, cương thường xã hội đảo lộn, đạo đức suy vi
nên các nước chư hầu đua nhau động binh gây chiến tranh thôn tính và tranh giành địa vị của
nhau diễn ra liên miên và vô cùng khốc liệt.
Chính vì vậy trong thời kỳ này đã xuất hiện nhiều học thuyết nhằm tìm cách sửa đổi để
cứu vớt thiên hạ trong đó có học thuyết của khổng Tử, lấy nhân, nghĩa, lễ, trí để dạy người,
lấy cương thường mà hạn chế nhân dục để giữ trật tự ở trong xã hội cho bền vững.
1.2. Khổng Tử bàn về Lễ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×