Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
LỜI MỞ ĐẦU
Tục ngữ có câu “ Học đi đôi với hành, với tinh thần đó nên bước vào năm hai
học chuyên ngành Sư phạm Địa Lý ở trường Đại Học Cần Thơ. Chúng em được
trường tổ chức cho đi học tập ngoài thực tế có thể kiểm chứng lại những kiến thức
đã được học trên giảng đường.
Có thể nói thiên nhiên có nhiều giới hạn mà có thể được đánh giá tốt nhất ngoài
thực tế. Các cấu trúc địa chất, các yếu tố địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, thổ
nhưỡng và một số kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội …Nhưng yếu tố đó không
được thiết kế trong bài giảng, máy tính, sổ tay.
Mục đích chính của chuyến đi này là nhằm giúp cho sinh viên ngành Địa Lý
nắm vững những kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên phân theo vùng, khu vực,
sự phân hóa lãnh thổ và các nguyên tắc phân vùng lãnh thổ để có thể học tốt các
môn chuyên ngành và trang bị kiến thức nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu sau này.
Trong 10 ngày đi thực tế vừa qua từ ngày 03/02/2009 – 12/02/2009, chúng em
vượt qua hơn 2000km qua nhiều vùng khác nhau từ đồng bằng san bán bình
nguyên, Cao nguyên, đến lòng chảo, thung lũng, vùng duyên hải,… Chuyến đi thực
tế vừa qua đã cho chúng em học tập được nhiều điều bổ ích, thú vị trong việc học
tập các môn: Địa lý tự nhiên 1,2,3; Địa chất, Kinh tế xã hội đại cương…
Qua chuyến đi chúng em chân thành cám ơn trường Đại Học Cần Thơ, Khoa
Sư Phạm, các thầy cô trong bộ môn Địa Lý – Du Lịch đã tổ chức cho chúng em đi
thực tế lần này. Nhân đây chúng em cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô đã trực
tiếp hướng dẫn đoàn thực tế vừa qua:
Thầy Lê Đình Quế, phụ trách phần Địa Lý Tự Nhiên
Thầy Huỳnh Tương Ái, phụ trách phần Địa Lý Kinh Tế
Cám ơn các thầy đã nhiệt tình hướng dẫn chúng em để chúng em có được
những kiến thức quý báu làm hành trang vào đời sau này ra giảng dạy.
1
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
Phần I: Khái Quát về Chuyến đi
2
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
Phần II: Khái quát chung về Tp. Đà Lạt
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên
cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên:
393,29 km².Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch
nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis
Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những
người khác sự mát mẻ". Đà Lạt được mệnh danh là : thành phố hoa, thành phố tình
yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù, đặc biệt nhất là biệt danh : thành
phố ma.
Hình 1: Bản đồ hành chình tỉnh Lâm Đồng.
(Nguồn:www.vietecon.org)
I. Đặc điểm tự nhiên
1. Lịch sử hình thành
Cao nguyên Lang Biang trước năm 1893 là địa bàn cư trú của các tộc
người Thượng. Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung
Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ông vẫn không thực
hiện được ý định của mình. Vào hai năm 1880 và 1881, bác sĩ hải quân Paul Néis và
3
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng người
Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, và họ được coi là hai nhà thám hiểm
đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lang Biang. Hành trình của Paul Néis và Albert
Septans mở đường cho nhiều chuyến đi khác như A. Gautier (năm 1882), L. Nouet
(1882), thiếu tá Humann (1884).
Ngày 3 tháng 8 năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám
hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi
này bất thành. Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersin thực hiện một cuộc
thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk để đến Stung Treng,
nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phận Campuchia).
Tháng 1-1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de
Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người
Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Yersin còn
phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi...
Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893, Yersin đã thực hiện ba chuyến đi
quan trọng. Và 15h30 ngày 21 tháng 6, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang
Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt "3h30: grand plateau dénudé
mamelonné" (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô).
Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để
xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư
hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm
1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên
Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều
dưỡng ở đây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh
Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh
Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn kiện chính thức
thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố
Đà Lạt sau này.
4
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
Ngày 20 tháng 4 năm 1916, vua Duy Tân đã ra đạo dụ thành lập thị tứ, tức
thị xã (centre urbain) Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này được Khâm sứ J.E.
Charles chuẩn y ngày 30 tháng 5 năm 1916.
Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường
từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt
phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng.
Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập
trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến
cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên
hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân.
Ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y
đạo dụ ngày 11 tháng 10 cùng năm của vua Khải Định về việc thành lập thành phố
(commune- thành phố loại 2) Đà Lạt cùng với việc tỉnh Đồng Nai Thượng được tái
lập. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương, Nha giám đốc
các sở nghỉ mát Lâm Viên và du lịch Nam Trung Kỳ được thành lập. Đứng đầu
thành phố là một viên Đốc lý, đại diện của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1928
chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. Năm 1936 một Hội đồng thành
phố được bầu ra. Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên (Lang Bian)
mới tái lập. Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.
Trong thời gian Thế chiến thứ hai, những người Pháp không thể về chính
quốc nên họ tập trung lên nghỉ ở Đà Lạt. Nhiều nhu cầu rau ăn, hoa quả của người
Pháp cũng được Đà Lạt cung cấp.
Ngày 10 tháng 11 năm 1950, Bảo Đại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị
xã Đà Lạt.
Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat), năm 1953, thị xã Đà
Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km², dân số: 25.041
người.
5
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người
di cư từ Bắc vào Nam. Dưới chính quyền miền Nam, Đà Lạt được phát triển như
một trung tâm giáo dục và khoa học.
Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức. Thị xã Đà Lạt có 10
khu phố.
Nhiều trường học và trung tâm nghiên cứu được thành lập: Viện Đại học Đà
Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), trường
Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)... Các
công trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do
các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện được xây dựng... Đà Lạt
cũng là một điểm hấp dẫn với giới văn nghệ sĩ.
Sau 1975, với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền miền Nam,
nhưng được bổ sung bởi lượng cán bộ và quận đội miền Bắc, dân số Đà Lạt ổn định
ở con số khoảng 86 ngàn người. Du lịch Đà Lạt hầu như bị lãng quên. Những năm
cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa
chữa, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành
phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ hội được tổ chức.
Cuối năm 1975 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam quyết định Đà Lạt sẽ trở thành 1 trong 4 thành phố trực thuộc Trung
ương, nhưng ngay sau đó đã điều chỉnh lại. Tháng 2 năm 1976 Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất tỉnh Tuyên
Đức, tỉnh Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt thành tỉnh Lâm Đồng. Thị xã Đà Lạt trở
thành thành phố tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng.
2. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm
Đồng. Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông
6
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai
huyện Lâm Hà và Đức Trọng.
Hình 2: Một gốc TP Đà Lạt-Tỉnh Lâm Đồng hôm nay
(Nguồn: www.simplevietnam.com)
3. Địa hình
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
• Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm
các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100m, lượn sóng nhấp nhô,
độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500m.
• Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng
1.700m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai
núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709m). Ở phía
Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao
2.169m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim)
đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú
(1.644m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng
Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632m).
Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700m đột ngột đổ xuống các
cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900m.
7
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc
tính của miền khí hậu ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa
bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C. Chính những cánh rừng Thông giúp
cho Đà Lạt thêm phần mát mẻ.
Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ
tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá.
Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.
Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi
vào vì sườn đông không có núi che chắn.
4. Địa chất
Vùng nham Đà Lạt là vùng nham điển hình với nhiều loại đá khác nhau từ
đá macma, đá biến tính, đá trầm tích. Đà Lạt được hình thành từ khi nào thì còn
đang khảo sát. Tuy nhiên nếu đặt Đà Lạt vào khối Nam Trường Sơn ta có thể kết
luận như sau: Đây là vùng trước đây biển hoàn toàn chiếm ngự và nơi đây đáy biển
này các lớp trầm tích lần lượt được tích tụ thành các lớp dày. Sự tích tụ này kéo dài
đến cuối Đệ I nguyên đại hay đệ II nguyên đại thì bị sự tạo sơn tác động. Sự tạo sơn
chính là cơ nguyên tạo ra sự nổi núi của nham Hoa Cương và chính là hậu quả đẩy
lên từ vùng dưới đáy biển thành một cao nguyên như ngày nay. Các chuyển động
tiếp theo làm khối nham cứng chắc này nứt toạc ra, nơi nào yếu nhất của địa hình
thì nham Huyền Vũ trào ra và chiếm các thung lũng sâu. Sự xuất hiện của nham
Huyền Vũ đánh dấu giai đoạn cuối của sự tạo lập vùng và cho ra một số nham biến
tính.
5. Thổ Nhưỡng
Đà Lạt có nhiều loại đá khác nhau nên có nhiều loại đất khác nhau: như
phiến thạch và Hoa Cương thì sinh ra Podzonlic vàng đỏ, Podzonlic nâu đỏ.
8
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
Hình 3: Đất Đỏ Bazan ở Đà Lạt.
(Nguồn: www.blog.360.yahoo.com)
Huyền Vũ thì cho ra đất đỏ nếu thủy cấp sâu hoặc đất đen nếu thủy cấp cạn.
Ngoài ra còn có các loại đất hửu cơ có màu đen dày 50-60cm dưới là một tầng sét
màu trắng, có thủy cấp cạn, PH của đất khoảng 4.5. Cải thiện đất này người ta có
thể bón thêm vôi.
6. Thủy văn
9
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
Nhìn chung hệ thống thủy văn ở đây chủ yếu là hồ và thác. Như hồ Xuân
Hương với vẽ đẹp thơ mộng. Ngoài ra còn có các hồ Đa Thiên, hồ Tuyền Lâm. Các
hồ này được các sông chảy từ trên núi cao chảy xuống cung cấp nước. Các hồ nước
này có giá trị rất lớn cho nông nghiệp và phát triển du lịch.Từ trên đỉnh Langbiang
nhìn xuống chúng ta nhìn thấy hồ Suối Vàng hiện ra như một con Trăn khổng lồ với
những khúc uốn mềm mại. Người ta tận dụng nước của hồ bằng cách xây đập Suối
Vàng. Ở Đà Lạt còn có rất nhiều thác nước như thác Green, thác Datanla…Nhờ
nước ở các hồ và sông cung cấp nên các thác vần được cung cấp cấp đủ nước. Các
thác nước này có phong cạnh rất đẹp nên thu hút rất nhiều khách du lịch.
7. Sinh Vật
Đà lạt có hệ sinh vật rất đa dạng, với rất nhiều chủng loại. Nổi bật nhất ở đây
là những rừng Thông xanh ngát. Tạo cho vùng không khí mát mẽ, thuận lợi cho
phát triển cho trồng rau ôn đới và phát triển du lịch nghĩ dưỡng. Đà Lạt là vùng
trồng rau lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra ở đây còn có rất nhiều động vật các loại. Đà
Lạt còn nổi tiếng là vùng trồng hoa lớn với rất nhiều loài hoa muôn sắc màu. Chính
vì vậy mà Đà Lạt còn được gọi là thành phố Hoa.
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1. Dân số
Dân số Đà Lạt là 188.467 người (2004), mật độ 469 người/km². Trước Thế
10
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
Hình 4: Dân cư tập trung ở trung tâm thành phố .nguồn: (maunauhoctro.com)
chiến thứ hai, dân số Đà Lạt rất ít, ngoài dân cư bản địa chỉ có một số ít người châu
Âu làm công tác. Số người Kinh định cư đầu tiên ở Đà Lạt là những tù nhân,
thay vì phải lưu đày ở Côn Đảo thì bị đưa lên Đà Lạt để khai phá đất hoang,
xây dựng nhà cửa.
Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, các viên chức Pháp không có khả năng trở về
quê hương nên đổ xô lên Đà Lạt nghỉ mát. Dân số tăng nhanh trong thời kỳ này:
13.000 người năm 1940, 20.000 người (1942) và lên đến 25.000 người năm 1944.
Trong thời gian kháng chiến 9 năm (1945-1954) dân số Đà Lạt chựng lại ở vào
khoảng 25.000 người. Vào cuối năm 1954 dân số tăng lên đến 52.000 người và giữa
năm 1955 là 53.390 người do người dân miền Bắc di cư vào Nam. Từ đấy dân số
Đà Lạt tăng 73.290 người vào năm 1965, 89.656 người (1970) và đến năm 1982
dân số Đà Lạt đã vượt qua con số 100.000 người. Năm 1999, dân số Đà Lạt là
129.400 người.
2. Kinh tế
Kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau. Phần lớn diện tích
trồng hoa chuyên nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tập trung tại Đà Lạt. Tổng cộng diện
tích canh tác nông nghiệp của Đà Lạt vào khoảng 9.978 ha. Sản lượng rau hằng năm
vào khoảng 170.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn được xuất khẩu sang các nước
Đông Bắc châu Á và ASEAN. Sản lượng hoa Đà Lạt hằng năm vào khoảng 540
triệu cành, trong đó xuất khẩu vào khoảng 33,3 triệu cành hoa.
3. Kiến trúc
11
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
"Tòa nhà" đầu tiên ở Đà Lạt là một đồn binh lợp lá vào năm 1898, tiếp theo
Hình 5: Biệt thự Đà Lạt.
(Nguồn:www.my.opera.com)
đó là nhà bằng gỗ lợp tôn của viên công sứ Pháp năm 1900. Hotel du Lac mở cửa
vào năm 1907. Năm 1916 người Pháp cho xây dựng thêm Hotel du Langbian
Palace. Đà Lạt thật sự trở thành thành phố khi người Pháp xây dựng thành phố theo
đồ án thiết kế tổng thể của kiến trúc sư Ernest Hébrard. Năm 1933 kiến trúc sư
Pineau trình bày một công trình nghiên cứu chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt. Đến
năm 1940 kiến trúc sư Mondet thiết lập một đồ án mới, quay về với ý tưởng của
Hébrard là bố trí các khu vực hành chánh và dân cư quanh hồ. Thế nhưng dự án này
không được duyệt.
Đà Lạt có nhiều công trình xây dựng đặc sắc, phần nhiều mang đặc trưng
của kiến trúc kiểu Pháp. Trong thời gian vừa qua toàn cảnh kiến trúc đô thị của
thành phố Đà Lạt đã bị phá vỡ vì xây dựng thiếu quy hoạch đồng bộ, lấn chiếm làm
nhà ở và cơi nới, xây cất vô lối ngay trong biệt thự. Nếu so với nhiều thành phố
khác trong cả nước, Đà Lạt vẫn là một thành phố trẻ, nhưng đó lại là một thành phố
có đồ án thiết kế theo kiểu cách phương Tây. Đà Lạt trước kia là một thành phố do
người Pháp xây dựng cho người Pháp, và các đồ án thiết kế đều phải do Phủ toàn
quyền quyết định, các kỹ sư, kiến trúc sư, các đoàn lên Đà Lạt nghiên cứu về việc
12
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
chỉnh trang, xây dựng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và nhất thiết phải có trình độ
chuyên môn giỏi.
Trên đây là những nét khái quát chung về thành phố Đà Lạt. Trong chuyên
sđin thực tế lần này nhóm chúng em được trao nhiệm vụ nghiên cứu về Langbiang,
Chợ Đà Lạt và tộc người Lạch thuộc dân tộc Cơ Ho. Dưới đây chúng em xin được
trình bày các điểm này.
Phần II: Nội dung chính
I. Cao Nguyên Langbiang
1. Vài nét khái quát về cao nguyên Langbiang:
13
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
Cao nguyên Lâm Viên (còn gọi: cao nguyên Lang Biang, cao nguyên Lang
Bian, cao nguyên Đà Lạt, bình sơn Đà Lạt) thuộc Tây Nguyên, Việt Nam với độ cao
trung bình khoảng 1.500 m (4.920 ft). Phía nam cao nguyên có thành phố Đà Lạt.
Phía đông và đông nam dốc xuống thung lũng sông Đa Nhim, tây nam hạ đột ngột
xuống cao nguyên Di Linh. Diện tích khoảng 1.080km². Địa hình đồi núi trập trùng
độ dốc dao động 8-10°. Tại đây có các đỉnh núi cao như Bi Doup (2.287 m), Lang
biang (hay Chư Cang Ca, 2.167 m)... Nước sông trên cao nguyên chảy chậm, những
chỗ bị chặn lại toả rộng thành hồ như hồ Xuân Hương, hồ Đan Kia (Suối Vàng),
thác Cam Ly… rìa cao nguyên có các thác lớn như Pren (Prenn), Gù Gà, Ankrôet...
Phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ phù hợp cho trồng rau và hoa quả ôn
đới quanh năm, có rừng thông ba lá và thông năm lá diện tích lớn.
Hình 6: Núi Langbiang-Cao nguyên Langbiang.
Nguồn: (www.hanhdungtourist.com)
14
Bài thu hoạch thực địa -Địa Lý 1 Nhóm 7
Ở phía bắc cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao
2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim)
đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng).
Ngày nay núi Lang Bian thuộc xã Lát huyện Lạc Dương cách thành
phố Đà Lạt khoảng 12km về phía Bắc. Dãy Langbiang gồm 3 dãy núi chính:
Langbiang, ông Khổng (huyện Lạc Dương), và rặng Bidúp ở Đơn Dương giáp với Thuận Hải.
2. Huyền thoại Langbiang:
Trong các truyền thuyết thần thoại của các dân tộc ít người ở Đà Lạt, ba rặng núi Lang Bian (Lâm Viên– Núi
Bà), Khổng Lồ và Bidúp quan hệ rất mật thiết với nhau. LangBiang ghi dấu một mối tình chung thủy đã đi vào huyền
thoại.
Ngày xưa tại làng La Ngư Thượng (Đà Lạt bây giờ) có chàng K’Lang, tù trưởng bộ tộc Lạt, thương người con
gái tên H’Biang, con tù trưởng người Chil. Sau lần K’Lang cứu H’Biang thoát khỏi nguy hiểm, họ đã đem lòng yêu nhau
nhưng do lời nguyền giữa hai dòng tộc mà H’Biang không thể cưới K’Lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe của hai
bộ tộc, họ vẫn đến với nhau. Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một đỉnh núi cao ngất để sinh sống. Kết thúc câu chuyện,
H’Biang chết do đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’Lang. Đau buồn khôn xiết, K’Lang đã khóc rất
nhiều, nước mắt của chàng tuôn thành
Hình 7: Biểu tượng trên đỉnh Langbiang.
Nguồn:( www.thugian.com)
suối lớn, ngày nay gọi Dankia (Suối Vàng). Sau cái chết của hai người, cha của H’Biang hối hận đứng
ra nhận việc thống nhất các bộ tộc có tên là K’Ho. Ngọn núi cao nơi chàng K’Lang và nàng H’Biang chết được đặt tên là
Langbiang – tên ghép của đôi trai gái để tưởng nhớ đến hai người và tình yêu chung thủy của họ.
15