SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
Trường THPT Hùng Vương
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 NĂM HỌC 2010 -2011
MÔN VẬT LÝ 11 NC
Họ và tên học sinh:
Lớp: 11A
Mã đề 135
I/ Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Lực Lo-ren xơ tác dụng lên hạt điện tích q chuyển động trong từ trường đều có giá trị lớn nhất khi :
A. Hạt chuyển động vuông góc với các đường sức từ B. Hạt chuyển động dọc theo với các đường sức từ
C. Hạt chuyển động hợp với các đường sức từ một góc 45
0
D. Hạt chuyển động ngược chiều với các đường sức từ
Câu 2: Từ trường là dạng vật chất tồn tại:
A. Xung quanh chất như Fe, Mn, Co… B. Xung quanh hạt mang điện chuyển động
C. Xung quanh dây dẫn điện D. Xung quanh hạt mang điện
Câu 3: Độ từ thiên là
A. góc lệch giữa kinh tuyến từ và vĩ tuyến địa lý B. góc lệch giữa kinh tuyến từ và mặt phẳng nằm ngang
C. góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý
D. góc lệch giữa kinh tuyến từ và mặt phẳng xích đạo của trái đất
Câu 4: Chọn câu sai . Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên một khung dây có dòng điện đặt trong từ trường đều
A. tỉ lệ thuận với diện tích của khung.
B. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung song song với đường sức từ.
C. phụ thuộc vào cường độ dòng điện trong khung.
D. có giá trị lớn nhất khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ.
Câu 5: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng vuông góc
với dây dẫn và đối xứng nhau qua dây dẫn. Chọn kết luận không đúng:
A. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau B. Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau
C. M và N nằm trên cùng một đường sức từ D. Véctơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau
Câu 6: Đường sức từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng có dạng là:
A. Các đuờng tròn hay elip tùy theo cuờng độ dòng điện.B. Các đường tròn đồng tâm
C. Các đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn D. Các đường cong bất kỳ
Câu 7: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn trùng với hai trục tọa độ vuông góc Oxy. Dòng điện qua dây Ox và Oy lần lượt
là I
1
và I
2
có chiều cùng chiều với chiều dương của hai trục tọa độ và có độ lớn I
1
= 2 I
2
. Chọn câu sai :
A. Những điểm có cảm ứng từ bằng 0 nằm trên đường thẳng y = 2x.
B. Những điểm có cảm ứng từ bằng 0 nằm trên đường thẳng y = x/2.
C. Cảm ứng từ tại những điểm nằm trên trục Ox tỉ lệ nghịch với tọa độ x của nó.
D. Cảm ứng từ tại những điểm nằm trên trục Oy tỉ lệ nghịch với tọa độ y của nó.
Câu 8: Chọn phát biểu không đúng. Lực từ là lực tương tác:
A. Giữa nam châm và điện tích đứng yên. B. Giữa nam châm và dòng điện
C. Giữa nam châm và điện tích chuyển động D. Giữa hai nam châm
Câu 9: Từ trường tại điểm M do dòng điện thứ nhất gây ra có vectơ cảm ứng từ
1
B
, do dòng điện thứ hai gây ra có
vectơ cảm ứng từ
2
B , hai vectơ
1
B và
2
B có hướng vuông góc với nhau. Độ lớn cảm ứng từ tổng hợp được xác định
theo công thức:
A. B = B
1
- B
2
. B. B = B
1
+ B
2
. C. B = B
2
– B
1
. D. B =
2
2
2
1
BB
Câu 10: Nếu tăng cường độ dòng điện trong ống dây thì các đường cảm ứng từ của nó sẽ:
A. không thay đổi. B. gần nhau hơn.
C. thưa ra hơn. D. lúc gần nhau hơn, lúc thưa ra
Câu 11: Hai dây dẫn thẳng dài đặt song song và đồng phẳng có cường độ dòng điện I
1
= I
2
= 25 (A). Khoảng cách hai
dây dẫn 5cm. Lực từ tác dụng lên mỗi mét dây dẫn I
1
có độ lớn là:
A. 1,5.10
-3
N B. 0,5.10
-3
N C. 2,5.10
-3
N D. 5.10
-3
N
Câu 12: Hình vẽ N là cực Bắc S là cực Nam của nam châm hình chữ U. AB là
đoạn dây có dòng điện nằm ngang. Lực từ tác dụng lên đoạn dây AB có:
A. Phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới. B. Phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên trên
C. Phương nằm ngang, chiều hướng từ trong ra ngoài D. Phương nằm ngang, chiều hướng từ ngoài vào trong
Phiếu trả lời phần trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp
án
S
N
B
A
B
II/ Phần tự luận (4 điểm)
Bài 1: Hai vòng dây có cùng bán kính R = 10cm đặt đồng tâm sao cho hai mặt phẳng vòng dây vuông góc nhau.
Cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây lần lượt là 10(A) và 7,5(A). Tính độ lớn cảm ứng từ tại tâm của 2 vòng
dây. (Cho
2
= 10)
Bài 2: Một hạt mang điện có điện tích q = 2µC, khối lượng m = 2.10
-12
kg, bay với vận tốc ban đầu v = 5.10
5
(m/s)
theo phương vuông góc với đường sức từ của từ trường đều, độ lớn cảm ứng từ B = 0,02(T). Bỏ qua tác dụng của
trọng lực. Tính bán kính quỹ đạo tròn của hạt.
Bài giải
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….