Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo y học: "ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỎNG DO ĐIÖN TẠI VIÖN BỎNG QUỐC GIA" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.08 KB, 6 trang )

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỎNG DO ĐIÖN
TẠI VIÖN BỎNG QUỐC GIA

Hồ Hữu Phước*, Nghiêm Đình Phàn*
Lê Năm**; Nguyễn Trường Giang*
TãM T¾T
Qua nghiên cứu 122 bệnh nhân (BN) bỏng do điện vào khám và điều trị tại Khoa Bỏng
người lớn, Viện Bỏng Quốc gia từ 7 - 2009 đến 6 - 2010, thấy: nam chiếm 93,44%. Nguyên
nhân chủ yếu do tai nạn lao động (85,26%) và hầu hết BN ở độ tuổi lao động.
* Từ khóa: Bỏng điện; Đặc điểm lâm sàng.

CLINICAL FEATURES OF ELECTRICAL BURN
AT NATIONAL INSTITUTE OF BURN
SUMMARY
The study was carried out on 122 patients with burn injuries caused by electricity, who
current examinated and treated at Adult Burn Department of National Institute of Burns from
July, 2009 to June, 2010. The result of the study showed that: most of them were men (93.44%).
Major causes occured in work (85.26%) and all most patients were at the working age.
* Key words: Electrical burn; Clinical features.

ĐÆT VÊN ĐÒ


Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển
công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nhu cầu
sử dụng điện ngày càng tăng, tỷ lệ bỏng do
điện cũng tăng. Theo Lê Thế Trung (1992),
bỏng điện chiếm 4 - 7% trong những năm
80 của thế kỷ XX [3]. Theo Nguyễn Quang
Hùng (1998) là 7,95% ở những năm 90 [1].
Theo Đỗ Lương Tuấn, những năm đầu


thế kỷ XXI, tỷ lệ này là 10 - 13,2% trong tổng
s
ố các BN bỏng [4]. Trong 3 năm trở lại
đây, số lượng BN bỏng điện không ngừng
tăng do sự chủ quan của người dân và công
tác an toàn lao động không được chú ý.
Đặc điểm


tổn thương bỏng do điện rất nặng và hậu
quả để lại cho BN và xã hội rất lớn. Vì thế
chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp
phần cho công tác điều trị, dự phòng và
thông báo kịp thời về tỷ lệ gia tăng của
bỏng do điện trong giai đoạn hiện nay.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIªN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ lâm sàng
122 BN bỏng do điện được khám và điều trị
tại Khoa Bỏng người lớn, Viện Bỏng Quốc
gia từ 7 - 2009 đến 6 - 2010.

* BÖnh viÖn 103
** ViÖn Báng Quèc gia
Ph¶n biÖn khoa häc: PGS. TS. NguyÔn Gia TiÕn
2. Phương pháp nghiên cứu.
Tìm hiểu đối tượng, hoàn cảnh bị bỏng qua hỏi người nhà, đồng nghiệp, nhân viên y tế
hộ tống BN, thời gian vào viện sau khi bị bỏng.

Xác định điểm vào, điểm ra của dòng điện trên cơ thể qua hỏi, thăm khám toàn thân và tại
chỗ.
Chẩn đoán diện tích, độ sâu tổn thương bỏng theo phương pháp đang áp dụng tại Viện
Bỏng Quốc gia.
Phân bố theo vùng tổn thương bỏng.
Cắt cụt chi thể khi không còn khả năng bảo tồn do tổn thương hay hoại tử thứ phát.

KÕT QU¶ NGHIªN CỨU

1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi và giới.
NAM NỮ TỔNG
TUỔI
n % n % n %
< 16 1 0,82 0 0 1 0,82
17 - 60 109 89,34 7 5,74 106 95,80
> 60 4 3,28 1 0,82 5 4,10
Tổng 114 93,44 8 6,56 122 100

Độ tuổi từ 17 - 60 gặp nhiều nhất (106 BN = 95,80%), chủ yếu là nam giới (93,44%).
* Phân bố hoàn cảnh bị bỏng:
- Sửa chữa điện: 16 BN (13,12%).
- Xây dựng trên cao gần đường điện cao thế: 36 BN (29,50%).
- Cầm tấm kim loại gần đường điện cao thế: 31 BN (25,41%).
- Câu cá: 17 BN (13,93%).
- Lắp đặt ăng ten thu tín hiệu truyền hình: 19 BN (15,58%).
- Lái xe dưới đường điện cao thế: 2 BN (1,64%).
- Gỡ diều vướng trên đường điệ
n cao thế: 1 BN (0,82%).
Hoàn cảnh bị bỏng do điện rất đa dạng, chiếm tỷ lệ cao nhất là xây dựng trên cao gần

đường điện cao thế (29,50%) và cầm tấm kim loại gần đường điện cao thế (25,41%).
Hoàn cảnh đặc trưng của Việt Nam là lắp đặt ăngten thu tín hiệu truyền hình (15,58%).
85.26%
14.74%
Tai nạn lao động
Tai nạn sinh hoạt

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tai nạn bỏng trong lao động và trong sinh hoạt.

Chủ yếu do điện cao thế và phần lớn gặp trong tai nạn lao động (85,26%).
* Thời gian từ khi bị bỏng đến khi vào viện:
- < 6 giờ: 7 BN (5,74%); từ 6 - 24 giờ: 19 BN (15,58%); từ 1 - 3 ngày: 56 BN (45,9%); ≥
3
ngày: 40 BN (32,78%).
- BN vào viện chủ yếu từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 (78,68%).
2. Lâm sàng và diễn biến tại chỗ tổn thương bỏng do điện
* Tỷ lệ diện tích bỏng chung:
- < 5%: 41 BN (31,15%); từ 6 - 10%: 66 BN (54,1%); từ 11 - 20%: 11 BN (9,02%); từ 21 -
30%: 2 BN (3,27%); từ 31 - 40%: 1 BN (1,64%); > 40%: 1 BN (0,82%).
- Tổn thương bỏng do điện thường có diện tích không lớn, hầu hết < 10%. BN có diện
tích bỏng chung 6 - 10% diện tích cơ thể (DTCT) chiếm tỷ lệ cao nhất (54,10%).
- BN có diện tích bỏ
ng chung > 40% DTCT chỉ chiếm 0,82%.
* Tỷ lệ diện tích bỏng sâu :
- Từ 1 - 5%: 83 BN (73,45%); từ 6 - 10%: 21 BN (18,59%); từ 11 - 20%: 11 BN (6,20%); từ
21 - 30%: 2 BN (0,88%); > 30%: 1 BN (0,88%).
- Hầu hết BN bỏng do điện (đặc biệt do điện cao thế) đều có bỏng sâu (96,7%).
- BN có diện tích bỏng sâu 1 - 5% DTCT là chủ yếu (73,45%).
* Phân bố độ tổn thương nông, sâu của bỏng do điện:
- Bỏng nông: 4 BN (3,28%); bỏng nông, sâu kết hợp: 43 BN (35,24%); bỏng sâu: 75 BN

(61,48%).
- Phần lớn BN bị bỏng sâu (61,48%), kết hợp vớ
i bỏng nông thì số BN có thương tổn
bỏng sâu là 85,26%.
Bảng 2: Mức độ sâu của tổn thương bỏng.
MỨC ĐỘ SÂU n %
Độ I, II, III 37 30,33
Độ IV 113 92,62
Độ V Hoại tử gân cơ 84 68,85
Hoại tử xương khớp 73 59,83
Hoại tử mạch máu
thần kinh
67 54,91

Hoại tử đến mô tạng 1 0,82

Bỏng sâu độ V chiếm tỷ lệ cao: bỏng gân, cơ 68,85%; xương khớp 59,83%; mạch máu -
thần kinh 54,91%; 1 trường hợp tổn thương tới tổ chức não.
* Vị trí tổn thương bỏng do điện :
- Vùng đầu, mặt, cổ: 14 BN (11,48%).
- Thân trước và thân sau: 17 BN (13,93%).
- Chi trên: 91 BN (74,60%).
- Chi dưới: 93 BN (76,23%).
- Sinh dục: 3 BN (2,46%).
- Bỏng do điện thường gây tổn thương ở chi thể.
* Cung dòng điện khi vào cơ thể:
- Chi trên - chi trên: 12 BN (9,84%).
- Chi trên - chi dưới: 72 BN (59,10%).
- Chi dưới - chi dưới: 7 BN (5,73%).
- Đầu, mặt, cổ - chi trên: 9 BN (7,34%).

- Đầu, mặt, cổ - chi dưới: 5 BN (4,10%).
- Thân - chi trên: 8 BN (6,55%).
- Thân - chi dưới: 9 BN (7,34%).
Cung đường di dòng điện khi vào cơ thể rất đa dạng, tuy nhiên, chiếm chủ yếu là cung
chi trên - chi dưới (63,93%).
* Diễn biến tại chỗ tổn thương bỏng:
- Hoại tử, phải cắt lọc hoại tử: 118 BN (96,72%).
- Hoại tử, phải cắt cụt chi: 27 BN (22,13%).
- Chèn ép, phải rạch giải phóng chèn ép: 14 BN (11,48%).
Tỷ lệ cắt cụ
t chi thể trong bỏng do điện rất cao (22,13%).


BÀN LUẬN

Tai nạn bỏng do điện có xu hướng ngày càng tăng, chủ yếu trong độ tuổi lao động
(85,26%) và chủ yếu là nam giới (93,44%). Đa số BN bị bỏng do điện là bỏng điện cao thế,
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lao động, do không hiểu biết hoặc chủ quan về các nguy
cơ cũng như mức độ nguy hiểm khi ở gần đường dây cao thế (xây nhà trên cao, kéo cáp
điện thoạ
i, cáp truyền hình…). 36 BN xây dựng trên cao và 31 BN cầm tấm kim loại gần
đường điện cao thế. Điều này cũng phù hợp với hoàn cảnh thực tế nam giới tham gia phần
lớn các lao động nặng nhọc như xây dựng trên cao, kéo cáp truyền hình, cáp điện, cáp điện
thoại hoặc các đặc thù của nam giới như câu cá, chỉnh ăng ten gần đường điện cao thế…
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhiều tác giả trong và ngoài nước [1, 5, 6].
Ngay sau khi bị tai nạn bỏng do điện, thường xảy ra tình trạng sốc điện với biểu hiện
ngừng tim, hô hấp. Khi được cấp cứu qua khỏi, tổn thương tại chỗ dễ nhận biết là nốt phỏ
ng
hình thành trên da, hoặc các đám hoại tử có kèm theo rối loạn hoặc mất cảm giác vùng bị
bỏng. Tổn thương nông hay sâu và diện tích bỏng rộng hay hẹp phụ thuộc vào 6 yếu tố ảnh

hưởng đến tổn thương bỏng do điện.
BN sau khi bị bỏng thường được sơ cứu và chuyển đến Viện Bỏng Quốc gia từ ngày thứ
nhất đến ngày thứ 3 sau bỏng (45,90%), diện tích bỏ
ng chung 6 - 10% DTCT chiếm 54,10%,
phần lớn BN có diện tích bỏng < 10% DTCT (84,25%) [5].
Đặc điểm của bỏng do điện là có điểm vào và điểm ra trên cơ thể, điểm vào thường gặp là
chi trên, điểm ra là chi dưới nối đất (trong nghiên cứu này chi trên 91/122 BN, chi dưới
93/122 BN). Đa số các tác giả đều có nhận định tương tự, một số tác giả thông báo tỷ lệ tổn
thương tay - chân chiếm 100%. Tổn thương bỏng do
điện thường là bỏng sâu (118/122 BN).
Khó tránh khỏi hoại tử thứ phát, do vậy việc đánh giá và tiên lượng tổn thương rất khó khăn
[2].
Bỏng do điện rất nghiêm trọng, là thách thức lớn trong việc điều trị cả ở giai đoạn cấp
cũng như quá trình phục hồi chức năng. Trong bỏng do điện, bỏng chi thể là chủ yếu và tỷ lệ
cắt cụt cao. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ cắt cụt 22,13% (trong đó 1 BN cắt cụt 2 đùi, 1 BN
cắt cụt 2 cẳng chân, 1 BN cắt cụt 2 cẳng tay và 1 BN cắt cụt 1 cánh tay và cẳng tay). Để
theo dõi và chỉ định cắt cụt đúng, các tác giả đề nghị mổ thăm dò sớm trong 48 giờ đầu để
đánh giá tổn thương khoang sâu của chi thể. Chúng tôi nhận thấy những chi có biểu hiện
chèn ép khoang khi có biểu hiện rối loạn vận
động, cảm giác, nề, lạnh, tím ở bàn tay, bàn
chân. Giảm hoặc mất mạch ngoại vi, siêu âm mạch thấy dòng giảm hoặc mất, chỉ định rạch
chèn ép khoang cấp cứu ngay để giải phóng chèn ép và kiểm tra mức độ tổn thương vùng
sâu. Trước và sau mổ, đánh giá mức độ cải thiện tuần hoàn bằng kiểm tra mạch ngoại vi và
đo độ bão hòa O
2
(đo SpO
2
ngọn chi) [2, 5].
Bỏng điện mặc dù tỷ lệ không cao so với những tai nạn bỏng nói chung, nhưng điều trị
rất phức tạp. Chính vì vậy, trong công tác điều trị BN bỏng do điện, ngoài việc điều trị tổn

thương kết hợp nếu có, người thầy thuốc cần hiểu sâu về đặc điểm và cơ chế tổn thương
và điề
u trị tích cực, toàn diện, kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

KÕT LUËN

Qua nghiên cứu đặc điểm dịch tễ lâm sàng 122 BN bỏng do điện tại Khoa Bỏng người
lớn, Viện Bỏng Quốc gia từ 7 - 2009 đến 6 - 2010, chúng tôi nhận thấy:
Bỏng do điện gặp chủ yếu ở nam giới (93,44%) và trong độ tuổi lao động (85,26%), hoàn
cảnh bị bỏng thường do không hiểu biết và chủ quan khi lao động gần đường điện cao thế.
Bỏng do điện có đặc tr
ưng là có điểm vào và điểm ra trên cơ thể tổn thương, thường là
bỏng sâu (118/122 BN) và diện tích bỏng chung < 10% DTCT (84,25%).
Bỏng rất hay gặp ở chi thể với tổn thương phức tạp, tỷ lệ cắt cụt cao (27/122 BN =
22,13%) gây tàn phế và di chứng sau bỏng nặng nề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Quang Hùng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị ngoại khoa bỏng do luồng điện.
Luận án Tiến sỹ Y học. Hà Nội. 1998.
2. Nguyễn Như Lâm. Đánh giá biến đổi nồng độ creatinin kinase huyết thanh ở BN bỏng điện. Báo
cáo Hội nghị khoa học toàn quốc Bỏng và phẫu thuật tạo hình. Tạp chí Y học thực hành. 2009, số 652
+ 653, tr.57-61.
3. Lê Thế Trung. Bỏng do đi
ện. Tạp chí Bỏng. 1992, số 3, tr.11-16.
4. Đỗ Lương Tuấn. Tình hình bỏng điện tại Viện Bỏng Quốc gia. Báo cáo tai nạn thương tích -
thực trạng và giải pháp. Hà Nội. 2002, tr.246-251.
5. Đỗ Lương Tuấn. Nghiên cứu điều trị phẫu thuật bỏng sâu vùng cổ tay trước do điện cao thế.
Luận án Tiến sỹ Y học. Hà Nội. 2008.
6. Emma A., Fredrik R.M. Burn in Sweden: An analysis of 24,538 cases during the period 1987 -

2004. Burns. 2007, Vol 33, p.335.

×