Nhiễm khuẩn niệu ở bệnh nhân u phì đại lành
tính tuyến tiền liệt kết hợp sỏi bàng quang
Đỗ Ngọc Thể *
Trần Văn Hinh **
Trương Thanh Tùng
***
Tóm tắt
46 bệnh nhân (BN) có u phì đại lành tính tuyến
tiền liệt (UPĐLTTTL) kết hợp với sỏi bàng quang
(BQ) điều trị tại Khoa Tiết niệu, Bệnh viện 103 từ
tháng 01 - 2007 đến 12 - 2007.
12/46 BN (26,10%) nhiễm khuẩn niệu (NKN), các
chủng vi khuẩn gặp:
E.coli 5/12 BN (41,66%); Enterococus 4/12 BN
(33,33%); Staphylococus 2/12 BN (16,66%);
P.aeruginosa 1/12 BN (8,3%).
Tỷ lệ NKN ở nhóm BN có bí đái cao hơn nhóm
không bí đái (p < 0,05), tỷ lệ NKN ở nhóm BN có
sỏi BQ nhiều viên cao hơn nhóm BN có sỏi 1 viên (p
< 0,05).
* Từ khoá: Tuyến tiền liệt; U phì đại lành tính
tuyến tiền liệt; Nhiễm khuẩn niệu.
Urinary tract infection in patients with
benign prostatic hyperplasia combined
with bladder stones
Do Ngoc The
Tran Van Hinh
Truong Thanh Tung
Summary
We studied 46 patients with benign prostatic
hyperplasia (BPH) in combination with bladder
stones underwent operation in the Department of
Urology of 103 Hospital from 01 - 2007 to 12- 2007.
We revealed that the urinary tract infections
(UTIs) were in 12 patients. Species of bacteria were
found:
E.coli in 1/12 patients (41.66%); Enterococcus
4/12 patients (33.33%); Staphylococcus 2/12
patients (16.66%); P.aeruginosa 1/12 patients
(8.3%).
The rate of UTI is higher in urinary retention
group than in non-retention one (p < 0.05), it is also
higher in mutiple bladder stones group than in
single bladder stone one.
* Key words: Prostate; Benign prostatic
hyperplasia; Urinary tract infection.
* Bệnh viện TWQĐ 108
** Bệnh viện 103
*** Bệnh viện 354
Phản biện khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Mùi
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
5
Đặt vấn đề
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt là bệnh hay gặp ở
nam giới cao tuổi, tỷ lệ BN UPĐLTTTL ngày càng gia
tăng. UPĐLTTTL nếu không được theo dõi và điều trị
kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng, trong đó có 3 biến
chứng hay gặp đi kèm với nhau là sỏi BQ, NKN và bí
đái… Khi UPĐLTTTL có NKN, nếu không điều trị kịp
thời, hoặc không biết mà phẫu thuật sẽ gây nhiều biến
chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, thậm chí tử
vong.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng NKN ở BN
UPĐLTTTL kết hợp với sỏi BQ rút ra phương pháp
điều trị có hiệu quả và an toàn hơn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu.
- 46 BN được chẩn đoán xác định UPĐLTTTL kết
hợp với sỏi BQ bằng khám lâm sàng, chụp hệ tiết niệu,
siêu âm BQ và tuyến tiền liệt được phẫu thuật tại Khoa
Tiết niệu, Bệnh viện 103 từ năm 2002 đến 2008.
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
6
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Cách lấy nước tiểu cấy khuẩn niệu theo 2 phương
pháp:
. Với BN chưa bí đái, lấy nước tiểu giữa dòng theo
khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (1985).
. Với BN đã bí đái, lấy nước tiểu theo phương pháp
Berggust: kẹp ống thông tiểu, sát trùng ống thông và
dùng xilanh vô trùng chọc vào ống thông tiểu sát miệng
sáo, hút nước tiểu làm xét nghiệm.
- Tiêu chuẩn đánh giá NKN theo tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế Thế giới (1985).
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học
Kết quả nghiên cứu
1. Tỷ lệ NKN và các vi khuẩn hay gặp.
12/46 BN (26,10%) cấy khuẩn nước tiểu có NKN.
* Vi khuẩn gặp trong các trường hợp cấy nước tiểu
dương tính: Enterococus: 4 BN (5,48%); Staphylococus:
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
7
2 BN (2,74%); E.coli: 5 BN (41,66%); P.aeruginosa: 1
BN (1,37%).
2. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn niệu liên quan tới số lượng
sỏi BQ.
Bảng 1: Phân loại vi khuẩn niệu liên quan tới số lượng
sỏi BQ.
Số BN có sỏi BQ
Vi khuẩn niệu
1 viên Nhiều
viên
p
Enterococus 1
(8,3%)
3 (25%)
<
0,05
Staphylococus
0 2
(16,7%)
<
0,001
E.coli 2
(16,7%)
3 (25%)
<
0,05
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
8
P. aeruginosa
0 1
(8,3%)
<
0,001
Tổng 3 (25%)
9 (75%)
Nhóm BN sỏi nhiều viên có tỷ lệ NKN cao hơn nhóm
BN sỏi 1 viên có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
3. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn niệu liên quan tình trạng
bí đái.
Bảng 2:
Nhóm
Bí
đái
Không
bí đái
Tổng
NKN 9 3 12
Không
NKN
4 30 34
Tổng 13
33 46
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
9
Nhóm bí đái có tỷ lệ NKN cao hơn nhóm không bí đái
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
4. Tính nhạy cảm của vi khuẩn với một số loại
kháng sinh.
Bảng 3:
Ceftr
iazo
n
Cefo
taxi
m
Pefla
cin
Loại
vi
khuẩn
N
hạ
y
Kh
án
g
N
hạ
y
Kh
án
g
N
hạ
y
Kh
án
g
Entero
cocus
3
1
2
2
3
1
Staphyl
ococus
0
2
0
2
0
2
E.coli 4
1
3
2
4
1
P. 0
1
0
1
0
1
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
10
aerugi
nosa
Tổng
7
5
5
7
5
5
Vi khuẩn Staphylococus và P. aeruginosa đã kháng lại
với những kháng sinh thông thường cefotaxim,
ceftriazon, peflacin. Enterococus, E.coli còn nhạy cảm
với kháng sinh này.
Các kháng sinh thông thường đã bị những vi khuẩn
này kháng ở mức cao: ampicillin (70 - 90%); bactrim
(67 - 80%); cephalothin (70 - 80%); augmentin (40%).
Trái lại, tỷ lệ nhạy cảm với các kháng sinh mới như
netromycin, ceftriaxon, amikacin còn tương đối tốt.
5. Điều trị.
Những BN có NKN này được điều trị theo kháng sinh
đồ, khi nhiễm khuẩn tiết niệu ổn định mới can thiệp nội
soi. Sau mổ, pha betadin vào dung dịch NaCl 0,9% rửa
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
11
BQ trong 2 - 3 ngày. Về hậu phẫu: không có trường hợp
nào biến chứng NKN hay nhiễm khuẩn huyết.
Bàn luận
1. Tỷ lệ NKN và các vi khuẩn hay gặp.
12/46 BN (26,10%) bị NKN, đây là biến chứng hay
gặp trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt, tỷ lệ nhiễm
khuẩn trong các nghiên cứu dao động từ 15 - 50%. Theo
Grabe M, BN bị nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm tỷ lệ khá
cao (40 - 62%), đặc biệt BN có dẫn lưu BQ, tỷ lệ này có
khi lên tới 92%. Tỷ lệ NKN của các tác giả trong nước
cũng trong giới hạn: Nguyễn Anh Tuấn 18%, Nguyễn
Phú Việt 14,4%, Nguyễn Kim Trung 64%.
5/12 BN (41,66%) bị nhiễm E. coli. E.coli hay gặp
nhất trong NKN nói chung.
2. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn niệu liên quan tới số lượng
sỏi BQ và tình trạng bí đái.
Nhóm BN sỏi nhiều viên có tỷ lệ NKN cao hơn nhóm
sỏi 1 viên có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), điều này có
thể do sỏi nhiều viên với quá trình bệnh lý diễn biến dài
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
12
ngày, sỏi nhiều viên là biến chứng của bệnh
UPĐLTTTL, sỏi gây cọ sát nhiều, nên tỷ lệ nhiễm
khuẩn cao hơn. Trong đó sỏi 1 viên có thể là biến chứng
của sỏi (có thể từ thận rơi xuống) nên tỷ lệ NKN thấp
hơn.
Nhóm bí đái có tỷ lệ NKN cao hơn nhóm không bí đái
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo Trần Đức Hoè,
tỷ lệ NKN ở những BN có bí đái bao giờ cũng cao hơn
nhóm không bí đái và > 90% đầu ống thông tiểu của BN
bí đái do UPĐLTTTL có mọc vi khuẩn.
Một trong những nguyên nhân nhóm bí đái có tỷ lệ
NKN cao là quá trình đặt thông tiểu nhiều khi không
bảo đảm vô trùng, gây nhiễm trùng bệnh viện. NKN là
bệnh hay gặp trong các bệnh lý nhiễm trùng bệnh viện.
Các vi khuẩn vào hệ tiết niệu gây NKN có thể từ dụng
cụ can thiệp hay đặt vào hệ tiết niệu qua đường thủ
thuật, ngoài ra còn do tay và găng của phẫu thuật viên
không vô trùng, dụng cụ đặt thông tiểu, trong đó hay
gặp nhất từ catheter hay thông tiểu.
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
13
Tỷ lệ NKN do nhiễm trùng bệnh viện chiếm một tỷ lệ
đáng kể. Nghiên cứu của Israel tiến hành trong bệnh
viện ở 702 BN nhiễm khuẩn huyết, BN gặp NKN là
33,9%. Tại Thái Lan, trong tổng số 1255 BN được xác
định là nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ NKN là 17%.
3. Tính nhạy cảm của vi khuẩn với một số loại
kháng sinh.
Các kháng sinh thông thường đã bị vi khuẩn kháng ở
mức cao: ampicillin (70 - 90%); bactrim (67 - 80%);
cephalothin (70 - 80%); augmentin (40%) (bảng 3). Trái
lại, tỷ lệ nhạy cảm với các kháng sinh mới như
netromycin, ceftriaxon, amikacin còn tương đối tốt, điều
này đã được nhiều tác giả khẳng định: Bhalla (1989),
Nguyễn Bích Thuần (1998).
Kháng thuốc kháng sinh của E.coli: E.coli là vi khuẩn
đứng đầu trong số căn nguyên gây NKN và cũng là vi
khuẩn đa đề kháng với kháng sinh. Nghiên cứu của
Bhalla. P, trên 163 chủng E.coli cho thấy, vi khuẩn
kháng lại ampicillin 75%, tetracyclin 90,2%, bactrim
80,2% còn nhạy cảm với nalidixic acid 94,57%,
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
14
gentamycin 85,2%. 51,2% số chủng đề kháng với cả 3
loại kháng sinh là ampicillin, tetracyclin và bactrim.
Hiện nay, nhiều loại kháng sinh thế hệ mới như nhóm
quinolon, cephalosporin thế hệ 3, 4, mang lại hiệu quả
tốt trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu. Tuy nhiên, đã
xuất hiện một tỷ lệ nhỏ E.coli kháng lại các kháng sinh
này như cefaclor 1,5%, amikacine 4,3%. Kal Gupta
(1999) gặp E.coli và các vi khuẩn phối hợp kháng với
ampicillin, cephalotin, sulfamethoxazol là 20%. Tần
suất kháng kháng sinh của E.coli với trimethoprim hoặc
phối hợp với sulfamethoxazol tăng từ 9% (1992) lên tới
18% (1996). Theo tác giả, tỷ lệ kháng thuốc của vi
khuẩn gây NKN tăng dần. Hoàng Minh Hùng gặp tính
đề kháng kháng sinh của E.coli trong nhiễm khuẩn tiết
niệu với ampicillin, gentamycine, bactrim,
chloramphenicol ở mức 55 - 70%.
5. Điều trị.
Theo chúng tôi nên điều trị nhiễm khuẩn theo kháng
sinh đồ tới khi tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu ổn định
mới can thiệp nội soi điều trị UPĐLTTTL và tán sỏi BQ
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
15
cùng một thì mổ. Sau mổ, pha betadin vào dung dịch
NaCl 0,9% rửa BQ trong 2 - 3 ngày và hậu phẫu, không
có trường hợp nào biến chứng NKN hay nhiễm khuẩn
huyết.
Một số tác giả khác khuyến cáo nếu UPĐLTTTL có
NKN thì dẫn lưu BQ trước, sau đó điều trị kháng sinh,
khi hết nhiễm khuẩn mới phẫu thuật. Đây là một ý kiến
nên áp dụng cho những trường hợp NKN nặng, hay gặp
những chủng vi khuẩn kháng nhiều kháng sinh. Theo
chúng tôi, cần tôn trọng nguyên tắc khi có NKN là
chống chỉ định với phẫu thuật nội soi, nhưng khi NKN
ổn định, có thể tiến hành phẫu thuật được. Tất nhiên làm
thế nào cho NKN ổn định trước phẫu thuật nội soi, điều
trị sau mổ và chăm sóc ra sao là tuỳ kinh nghiệm của
từng tác giả.
Kết luận
UPĐLTTTL kết hợp với sỏi BQ có tỷ lệ NKN là
26,10% (12/46 BN), các chủng vi khuẩn gặp là: E.coli
5/12 BN (41,66%), Enterococus 4/12 BN (33,33%)
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
16
Nhóm BN bí đái có tỷ lệ NKN cao hơn nhóm không bí
đái (p < 0,05), nhóm BN có sỏi BQ nhiều viên có tỷ lệ
NKN cao hơn nhóm BN chỉ có 1 viên sỏi (p < 0,05).
Tài liệu tham khảo
1. Trần Đức Hòe, Trần Đức. U phì đại lành tính tuyến
tiền liệt. NXB Khoa học kỹ thuật. 2006.
2. Ngô Gia Hy. Nhiễm trùng niệu. Bách khoa thư bệnh
học tập 3. NXB từ điển bách khoa. 2000.
3. Trần Văn Hinh, Hoàng Mạnh An. Nhiễm khuẩn
niệu. NXB y học. 2008
4. Trần Văn Hinh. Triệu chứng bệnh học tiết niệu. Tài
liệu giảng dạy đại học và sau đại học. HVQY, Nhà
XBQĐND. 2008
5. Nguyễn Bá Vinh. Nghiên cứu kết quả cắt nội soi
điều trị UPĐLTTTL kết hợp với sỏi bàng quang. Luận
văn Thạc sỹ Y học. HVQY. 2007.
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2009
17
6. Vandepitte J., Engbaek K., Piot P., Heuck C.C.
Basic laboratory procedures in clinical bacteriology.
World Health Organization Geneva. 1991, p.100.
7. WHO. Methods of urine culture. Procedure manual
on basic bacteriology. 1985, 8, pp.10-16.
8. WHO. Methods of urine culture. Procedure manual
on basic bacteriology. 1991.