Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CHÁY BÌA LÁ - Rice leaf bligh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.05 KB, 3 trang )

CHÁY BÌA LÁ - Rice leaf blight

Tên khoa học: Xanthomonas oryzae

Phân bố và tác hại:

Xuất hiện ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan, Việt Nam.

Mức độ hại tuỳ thuộc vào giống. Hại từ lúc đẻ nhánh đến chín.
Nặng nhất ở giai đoạn đẻ nhánh.

Hại ở trên lá đòng làm lá sớm tàn, nhanh chóng bị chết khô, ảnh
hưởng quang hợp, tích luỹ chất khô => năng suất giảm.
[]> Triệu chứng:

Hại từ giai đoạn mạ đến chín, biểu hiện rõ nhất từ giai đoạn đẻ -> trổ
-> chín sữa.

Ở trên mạ hại ở mép lá, mút lá với những vệt dài ngắn khác nhau,
đầu tiên có màu xanh vàng -> nâu vàng (bạc) làm cho lá bị khô.

Ở trên lá hại từ mép lá lan dần vào trong phiến lá hoặc lan thẳng
xuống gân chính của lá. Có một số trường hợp ở ngay giữa phiến lá
sau đó lan theo hình gợn sóng. Mô bệnh xanh tái, vàng lục -> nâu
bạc, khi lá khô có màu xám.

Ranh giới giữa mô bệnh và khoẻ rất rõ có giới hạn theo hình gợn
sóng; đôi khi có màu vàng hoặc đường viền màu nâu sẩm, đường
viền bị đứt quảng. Trong điều kiện T0, H% cao, trên vết bệnh xuất
hiện những giọt dịch nhờn tròn, keo đặc, có màu vàng lục ( đặc
trưng bệnh vi khuẩn ), khi nó rắn cứng lại có màu nâu.



Quy luật biến động:

Vi khuẩn phát sinh phát triển mạnh trong muà mưa, phụ thuộc vào
chế độ phân bón; miền Bắc phát triển trong tất cả các vụ, miền Nam
phát triển trong mùa mưa.

Nhiệt độ thích hợp: 26 – 300C ẩm độ cao, mưa gió mạnh gây hại
nặng ở giai đoạn làm đòng trở đi.

Sự nhiễm bệnh phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa,
biện pháp canh tác, bón phân.

Biện pháp phòng trị:

- Bón vôi giảm bớt nguồn bệnh trong đất.

- Sử dụng giống kháng bệnh.

- Trước khi trồng xử lý hạt bằng chất kháng sinh (Strepomycin,
Falizan 0,3%).

Khi làm mạ chọn chân mạ cao, không bị ngập úng, bón phân cân
đối. Điều chỉnh nước thích hợp, để nước cạn 5 – 10 cm, ngưng bón
N khi bệnh mới xuất hiện.

×