Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tiểu luận công dân : Tài nguyên thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 39 trang )

Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
Đặt vấn đề
“Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của
cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người".Tài nguyên là đối
tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình
tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng
tăng.Đất đai, rừng và nước cung cấp những yếu tố sản xuất thiết yếu. Cũng
như máy móc và nhà cửa, trong quá trình sử dụng tài nguyên bị hao mòn và có
thể mất hoàn toàn nếu không được tái tạo. Tài nguyên thiên nhiên còn có vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ con người và của cải vật chất khỏi những tác
động xấu của các chất ô nhiễm và độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất.
Nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, vì vậy nếu không có cách
khai thác và sử dụng hợp lí( kể cả tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái
tạo) thì một ngày nào đó cũng sẽ cạn kiệt.
Phần I:Các loại tài nguyên:
Người ta phân loại tài nguyên như sau:
- Theo quan hệ với con người ta chia tài nguyên làm hai lọai là: Tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên xã hội.
+ Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể
hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín
ngưỡng của các cộng đồng người. Tài nguyên xã hội có được là do mối quan hệ xã hội.
Ví dụ cô giáo chủ nhiệm bán bảo hiểm cho phụ huynh tốt hơn người thường. Mối quan
hệ cô giáo có được với phụ huynh của học trò cô là tài nguyên xã hội.
1
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
2
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
3
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất


Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
+ Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật
liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời
sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Tài nguyên thiên
nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo.
4
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên bị cạn kiệt:
5
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều loại tài
nguyên. Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều loại tài nguyên giá trị cao trước
đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm được phương pháp chế biến hiệu quả hơn, hoặc
được thay thế bằng loại khác. Vai trò và giá trị của tài nguyên thông tin, văn hoá lịch sử đang
tăng lên.
- Theo phương thức và khả năng tái tạo ta chia tài nguyên làm hai lọai : Tài nguyên tái tạo,
tài nguyên không tái tạo.
+ Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên
biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di
sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.
6
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
+ Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc
tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng
không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài
nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...
7

Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
+ Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi
sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau
khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các
loài sinh vật quý hiếm.
8
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
9
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
Phần II: KHÁI QUÁT TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VIỆT NAM
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc.
1)Tài nguyên đất:
• Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất thường có 2 nghĩa: đất đai-nơi
ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng- mặt bằng để sản xuất nông
lâm nghiệp
• Đất đai là một nghĩa khác của tài nguyên đất, xác định điều kiện cần thiết cho việc xây
dựng các công trình hạ tầng cơ sở như: nhà ở, giao thong, mặt bằng sản xuất công
nghiệp. Giá trị của đất đai được xác định bởi các điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế
và xây dựng.
• Thổ nhưỡng: là vật thể thiên nhiên có cấu tạo phân lớp đạc biệt, hình thành do kết
quả tác động của 5 yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời gian. Giá trị
của thổ nhưỡng được tính bằng số lượng diện tích(ha/km2) và độ phì(độ màu mỡ
thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực)
*Thổ nhưỡng:

- Các thành phần chính:
+ Các hạt khoáng chất: 40%
+Nước: 30%
+Không khí: 20%
+Humin(mùn): 5%
-Cấu trúc hình thái theo chiều từ trên xuống của phẫu diện: 6 tầng
(1) Tầng thảm mục và rễ cỏ: được phân hủy ở mức độ khác nhau
(2) Tầng mùn: thường có màu thẫm hơn, tập trung chất hữu cơ và chất đinh dưỡng của đất
(3) Tầng rửa trôi: do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới
(4) Tầng tích tụ: chứa các chất hòa tan và hạt sét bị rủa trôi ở tầng trên
(5) Tầng đá mẹ: bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá
10
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
(6) Tầng đá gốc: chưa bị phong hóa hoặc biến đổi
-Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp
-Các quá trình hình thành đất: 3 nhóm
(1) Quá trình phong hóa
(2) Quá trình tích lũy và biến đổi chat hữu cơ trong đất
(3) Quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất
Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên, diện tích đất đã sử dụng vào các mục đích kinh
tế - xã hội là 18,881 triệu ha, chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp
chiếm 22,20% diện tích đất tự nhiên và 38,92% diện tích đất đang sử dụng. Hiện còn 14,217
triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm 43,96% quỹ đất tự nhiên. Vị trí và địa hình đặc biệt làm
cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng và
phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ Ðông sang Tây. Cả nước có
14 nhóm đất là:
Cồn cát và cát ven biển: 502.045 ha
Đất mặn: 991.202 ha
Đất phèn: 2.140.306 ha

Đất phù sa: 2.936.413 ha
Đất lầy và than bùn: 71.796 ha
Đất xãm bạc màu: 2.481.987 ha
Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn: 34.234 ha
Đất đen: 237.602 ha
Đất đỏ vàng: 15.815.790 ha
Đất mùn vàng đỏ trên núi: 2.976.313 ha
Đất mùn trên núi cao: 280.714 ha
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: 330.814 ha
Đất xói mòn trơ sỏi đá: 505.298 ha
Các loại đất khác va đất chưa điều tra: 3.651.586 ha
Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của cả nước khoảng từ 10-11 triệu ha,
diện tích đã được sử dụng chỉ có 6, 9 triệu ha; trong đó 5,6 triệu ha là đất trồng cây hàng
năm (lúa: 4, 144 triệu ha; màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 1, 245 triệu ha) và 1, 3 triệu ha
là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm khác (cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu, cam, chanh,
quít...).
11
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
12
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.

* Những thách thức của tài nguyên đất
(1) Trên thế giới
Số liệu thống kê năm 1980:
-Tổng diện tích 14.777 triệu ha với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất
không phủ băng.
-Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là
đất cư trú và đầm lầy.

-Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác 1.500 triệu ha.
-Tỉ lệ đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 36%
-Nguyên nhân dẫn đến việc chưa khai thác hết diện tích đất có khả năng canh tác bao gồm:
thiếu nước, khí hậu không phù hợp thiếu vốn đầu tư.
-Tài nguyên đất trên thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, bạc màu,
nhiễm mặn, nhiễm phèn, ô nhiễm đất và biến đổi khí hậu.
-Hiện nay, 10% đất có tiềm năng nông nghiệp đang bị sa mạc hóa, tốc độ dịch chuyển ranh
giới sang sa mạc Shahara là 100m/năm, tương ứng với sự gia tăng diện tích sa mạc là
100.000 ha/năm
-Diện tích đất đang bị thoái hóa của Trung quốc là 280 triệu ha, chiếm 30% diện tích lãnh
thổ, bao gồm 36,37 triệu ha đất đồi bị xói mòn nặng, 6,67 triệu ha bị chua mặn, 4 triệu ha
úng lầy
-Ấn Độ hàng năm bị mất khoảng 3,7 triệu ha đất canh tác do các nguyên nhân trên
(2) Tại Việt Nam
-Diện tích tự nhiên: khoảng 33 triệu ha – Đứng thứ 58 trên thế giới
-Dân số đông – Đứng thứ 13/205 quốc gia
->Tỉ lệ đất bình quân đầu người: 0,51
-Diện tích đất nông nghiệp: 6,9 triệu ha = 21% S tự nhiên
-> Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người là 0,4 ha
13
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
Hiện tại chỉ còn 0,1 ha/người. Đây là chỉ tiêu thấp nhất thếu giới, nhỏ hơn thế giới 12 lần
( TG: 1,2 ha/người)
-Theo vùng đồi núi, loại đất tốt đáng kể nhất là đất đỏ bazan, chiếm 7,2% tổng diện tích.
Theo vùng đồng bằng, loại đất tốt nhất là đất phù sa, chiếm 8,7 % tổng diện tích.
-Nếu cộng them một số diện tích tốt của đất khác thì VN có khoảng 20% S đất tốt. Còn lại là
các loại đất có nhiều trở ngại cho sản xuất như quá dốc, khô hạn,úng, mặn, phèn….
* Ô nhiễm đất
-Các tác nhân gây ô nhiễm: tác nhân hóa học, tác nhân sinh học, tác nhân vật lí.

14
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất
Tìm hiểu: Tài nguyên thiên nhiên.
2)Tài nguyên nước:
Nếu xét chung trong cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú,
chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích
đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới.
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường,
quyết định sự tồn tại, Phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra
tai họa cho con người và môi trường.Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao
trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.345 con sông có chiều dài trên 10 km, mật độ
trung bình từ 1,5 – 2 km sông/1 km
2
diện tích, cứ đi dọc bờ biển khoảng 20 km lại gặp một
cửa sông. Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853
km
3
, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km
3
. Tỉ trọng nước
bên ngoài chảy vào nước ta tương đối lớn, tới 60% so với tổng lượng nước sông toàn quốc,
riêng đối với sông Cửu Long là 90%.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng
lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước; sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5
km3 (14,9%); hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng
lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%); các hệ thống sông Kỳ
Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%); các sông còn lại là 94,5

km3 (11,1%).
15
Tổ 2- Lớp 10A4-Trường THPT Thạch Thất

×