Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án Lịch sử lớp 7 : Tên bài dạy : CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN. docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.98 KB, 4 trang )

CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN
DÂN.
A. Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức:
- Đời sống cơ cực của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới
triều Nguyễn là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ hàng trăm
cuộc nổi dậy trên khắp cả nước.
2/. Kỹ năng:
Hiểu được triều đại nào để cho dân đói khổ thì tất yếu sẽ có đấu
tranh của nhân dân chống lại triều đại đó.
3/. Tư tưởng:
- Xác định trên lược đồ địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn.
B. Phương tiện dạy học:
Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc đấu tranh lớn của nhân dân
chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XX.
C. Thết kế bài học:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
- Chính sách kinh tế của triều đình nhà Nguyễn?
III. Bài mới:
- Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập nhưng
chưa quan tâm đến đời sống của nhân dân, xóa bỏ những chính
sách tiến bộ của triều Tây Sơn. Những chính sách bảo thủ đó đã
ảnh hưởng đến đời sống nhân dân như thế nào và họ đã phản
ứng ra sao?
Phương pháp Nội dung KTBS

HS đọc phần 1 SGK.
-Đời sống nhân dân ta như thế
nào? biểu hiện như thế nào?



HS đọc đoạn trích nhận xét về
chính quyền phong kiến nhà
Nguyễn.


1/. Đời sống nhân dân dưới
triều Nguyễn
-Đời sống nhân dân (nhất là
nông dân ngày càng cực khổ.
-Địa chủ hào lý cướp ruộng đất.
-Quan lại tham nhũng, tô thuế
nặng nề, bệnh dịch, đói khát
hoành hành khắp nơi.
2/. Các cuộc khởi nghĩa:

-Thái độ của nhân dân đối với
chính quyền phong kiến nhà
Nguyễn?
GV trình bày trên bản đồ các
cuộc khởi nghĩa và cho HS dựa
vào SGK lập bảng thống kê theo
mẫu.(Chia theo theo nhóm để
trình bày các cuộc khởi nghĩa)

-Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa:
-Địa bàn hoạt động:
-Lực lượng tham gia
-Thời gian hoạt động
-Kết quả:



a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành
(1821 - 1827)
- Căn cứ (Trà Lũ) Nam Định.
- Năm 1827 quân triều trình bao
vây khởi nghĩa bị đàn áp.
b. Khởi nghĩa Nông Văn Vân
(1833 - 1835)
- Địa bàn: miền núi việt Bắc.
- Năm 1835 khởi nghĩa bị dập
tắt.
c. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi
(1833 - 1835)
- Địa bàn: 6 tỉnh nam kỳ.
- 1835 cuộc khởi nghĩa bị dập
tắt.
d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát
(1854-1856)
- Địa bàn: Hà Nội.
- 1856 khởi nghĩa bị dập tắt.


IV. Củng cố - luyện tập:
Tóm tắt những nét chính về các cuộc khởi nghĩa nửa đầu thế kỷ
XIX?
V. Dặn dò:
Học bài.làm bài tập &soạn bài 28
D. Rút kinh nghiệm:


×