NHẠC LÍ: SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG
A/ MỤC TIÊU:
- Qua bài hát, Hs biết thêm một làn điệu dân ca của dân tộc Hrê
(Tây Nguyên), và biết được sự phong phú, độc đáo của nền ca
nhạc dân gian các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- Tập hát đúng giai điệu, biết hát luyến âm 3 nốt nhạc.
- Hs có khái niệm sơ lược về Quãng trong âm nhạc, phân biệt
quãng giai điệu và quãng hoà âm.
B/PHƯƠNG PHÁP:
- Luyện tập, truyền khẩu, vấn đáp, thuyết tr
ình.
C/ CHUẨN BỊ:
- Gv: đàn organ, máy cát-sét, băng mẫu bài hát Đi cắt lúa. Tranh
ảnh, một số bài hát dân ca Tây Nguyên.
- Hs: đọc thuộc lời bài hát Đi cắt lúa.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I/ Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.
- Cho lớp hát một bài hát tập thể.
II/ Kiểm tra bài củ:
- Lồng ghép trong giờ dạy.
III/ Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
- Gv giới thiệu bài:
- Gv hát trích đoạn 1-2 bài hát
dân ca Tây Nguyên: Bạn ơi
lắng nghe (dân ca Bana), Ru
em (dân ca Xê-đăng).
- Hs nghe và cảm nhận.
- Gv hỏi: (?) Kể tên các dân tộc
sống ở Tây Nguyên mà em biết?
- Hs: Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, Xơ-
đăng, Hrê, Cơ-ho
- Gv giới thiệu:
I. Nội dung 1:Học hát:
Đi cắt lúa.
( Dân ca Hrê)
- Giới thiệu bài.
Người Tây Nguyên yêu thích ca
hát, nhảy múa. Mỗi dân tộc đều có nền
ca nhạc phong phú, đậm đà bản sắc
dân tộc.
- Gv đàn và hát mẫu.
- Hs nghe.
- Gv đàn mẫu luyện thanh.
- Hs luyện thanh theo mẫu.
- Gv hướng dẫn Hs phân tích bài
hát:
(?) Bài hát gồm mấy câu?
Chia thành hai câu dài, có
nhạc điệu giống nhau, câu 2
phát triển của câu 1(có thể chia
thành 4 câu ngắn).
- Gv lưu ý các tiếng phải hát
luyến với 3 nốt nhạc: hát, ấm,
sướng. Tiếng “ê ”là tiếng đệm
Bài dân ca Đi cắt lúa của dân tộc
Hrê là một bài hát ngắn gọn, mạch lạc,
tính chất hồn nhiên, trong sáng.
- Nghe hát mẫu.
- Luyện thanh.
- Phân tích bài hát.
- Tập hát.
trong dân ca Tây Nguyên.
- Gv tập hát từng câu, mỗi câu
đàn giai điệu 3-4 lần, sau đó Hs
hát.
- Hs thực hiện, kiểm tra một vài
Hs.
- Gv hướng dẫn Hs hát đầy đủ
cả bài, lưu ý nhịp lấy đà và chổ
đảo phách ở nhịp 3-4 và nhịp
11-12.
- Hs hát kết hợp vỗ tay theo
phách.
- Gv đàn giai điệu, Hs hát cả bài
3-4 lần.
- Hs luyện tập theo tổ, nhóm.
- Gv chỉ định nhóm Hs hát tốp
ca. (Thể hiện tính chất sôi
nổi, hào hứng).
- Trình bày bài hát ở mức độ hoàn
chỉnh.
II. Nội dung 2: Nhạc lí:
Sơ lược về Quãng
1. Khái niệm: Quãng là khoảng cách
về cao độ giữa hai âm (nốt nhạc) vang
lên lần lượt hoặc cùng một lúc.
- Gv ghi bảng.
- Gv hỏi: (?) Quãng (từ Hán
Việt) có nghĩa là gì? ( Khoảng
cách)
(?) Quãng trong âm nhạc
là gì?
- Gv đàn các quãng giai điệu và
quãng hoà âm.
- Hs nghe và phân biệt.
- Gv cho Hs đọc quãng giai điệu
và hoà âm: Nửa lớp đọc âm Đô,
nửa lớp đọc âm Son (đọc lần
lượt và đọc cùng một lúc).
- Gv hỏi: (?) Âm cơ bản là
những âm nào, có mấy bậc âm
cơ bản?
- Hs: Â m không bị thăng hoặc
- Quãng giai điệu.
- Quãng hoà âm.
Âm thấp là âm gốc, âm cao là âm
ngọn.
2.Gọi tên Quãng: Tên quãng là số bậc
âm cơ bản được tính từ âm gốc tới âm
ngọn.
- Quãng 1, quãng 2
- Quãng lớn hơn quãng 8: Quãng 9,
quãng 10
giáng, có 7 bậc.
- Gv cho Hs gọi tên một số
quãng: Quãng 3,5,7,10 , có âm
gốc tìm âm ngọn
- Gv luyện tập cho Hs phân biệt
quãng hoà âm và quãng giai
điệu, đọc tên quãng, tìm tên
quãng nhanh nhất.
IV/ Củng cố bài:
- Hs nam hát đối đáp với Hs nữ bài hát Đi cắt lúa.
- Hs gọi tên quãng theo ví dụ Gv ghi trên bảng.
V/ Dặn dò:
- Gv yêu cầu Hs về nhà học thuộc giai điệu và lời ca bài hát, hát
có sắc thái vui tươi, sôi nổi.
- Chép nhạc và lời bài hát vào vở.
- Làm bài tập số 2 ở sgk.
- Chuẩn bị bài TĐN số 6: Đọc đúng tên nốt nhạc.