Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án Hóa Hoc 8: OXIT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.78 KB, 6 trang )

OXIT
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được các khái niệm oxit, sự phân loại oxit và cách gọi
tên oxit.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng lập CTHH của oxit.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập các PTHH có các sản phẩm là oxit.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
-

Bảng phụ, phiếu học tập
-

BBộ bìa có ghi các CTHH để học sinh phân loại oxit
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân.
IV. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp lấy ví dụ minh họa?
2. Nêu định nghĩa sự oxi hóa Cho ví dụ minh họa?
3. Làm bài tập số 2 SGK.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: oxit:
GV: nêu mục tiêu của tiết học
Đưa ra một số oxit
? Em hãy nêu nhận xét của mình
về thành phần của oxit?
? Hãy nêu định nghĩa của oxit?


GV: Phát phiếu học tập
HS hoạt động theo nhóm
Trong các hợp chất sau hợp chất
nào thuộc loại oxit
K2O, CuSO4, Mg(OH)2, H2S,
SO3, Fe2O3, CO2, NaCl, CaO.
Các nhóm báo cáo kết quả
Các nhóm khác bổ sung nếu có




- Định nghĩa: Oxit là những hợp
chất của hai nguyên tố trong đó
có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CaO, Fe2O3, SO3…
GV: Chốt kiến thức

Hoạt động 2: Công thức:
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại
- Qui tắc hóa trị áp dụng với
hợp chất 2 nguyên tố
- Nhắc lại các thành phần của
oxit?
? Em hãy viết công thức chung
của oxit?

Công thức chung: MxOy
Trong đó: M : là các NTHH
x, y là các chỉ số




Hoạt động 3:Phân loại:
GV: Thông báo có 2 loại oxit
? Em hãy cho biết ký hiệu của
một số phi kim thường gặp?
a.

Oxit axit: Thường là oxit của
phi kim và tương ứng với mộy
axit.
? Em hãy lấy ví dụ về 3 oxit
axit ?
GV: Giới thiệu ở bảng phụ các
oxit axit và các axit tương ứng.
? Hãy kể tên các kim loại
thường gặp?
? Em hãy lấy ví dụ về các oxit
bazơ?
GV: Giới thiệu các bazơ tương
ứng với các oxit bazơ.
b.

Oxit bazơ: là oxit của kim loại
và tương ứng với bazơ


Hoạt động 4: Cách gọi tên:
GV: Đưa cách gọi tên oxit.

? Hãy gọi tên các oxit sau:
K2O, ,CaO, MgO, PbO, Na2O
? Vậy với FeO và Fe2O3 thì
gọi như thế nào?
Tên oxit = ten nguyên tố + oxit
+ Oxit bazơ ( Kim loại nhiều hóa
trị)
Tên oxit = tên kim loại ( kèm hóa
trị) + oxit
GV: Đưa qui tắc gọi tên oxit
kim loại có nhiều hóa trị.
GV: Giới thiệu các tiền tố
? Hãy đọc tên các oxit: SO3,
SO2, CO, CO2, N2O5, P2O5
Bài tập: Trong các oxit sau oxit
nào là oxit axit, oxit bazơ?
Na2O, CuO, Ag2O, CO2,
N2O5, SiO2
Gọi tên các oxit đó
HS làm bài tập vào vở.

+ Oxit axit: ( Nhiều hóa trị)
Tên oxit = tên phi kim( tiền tố chỉ
số nguyên tử phi kim) + oxit( có
tiền tố chỉ nguyên tử oxi)




C. Củng cố:

1. Tổ chức trò chơi có các tấm bìa ghi CTHH: CO2, BaO, Fe2O3,
SO2, SO3, CuSO4, NaCl, H2SO4, P2O5, CuO, FeO ( 2 bộ 2 màu)
Bảng phụ ghi tên các oxit
Các nhóm lần lượt dán các miếng bìa vào bảng phụ
GV: Kiểm tra đánh giá bài làm của 2 nhóm
2. Dặn dò: làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×