Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng kháng sinh part 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.77 KB, 5 trang )


1

kháng sinh
ThS.BSCKII Nguyễn Hồng Hà
ThS Nguyễn Văn Dũng
mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, ngời học phải có khả năng:
1. Trình bày đợc các nguyên tắc sử dụng kháng sinh
2. Trình bày đợc đặc điểm của một số kháng sinh hay sử dụng
3. Trình bày đợc các biện pháp chống lại tình trạng kháng kháng sinh
nội dung
I. Đại cơng
Việc tìm ra kháng sinh trong thế kỷ XX là một trong những tiến bộ khoa học
bậc nhất trong y học, có lợi ích to lớn với sức khỏe con ngời.
Do qua trình sử dụng rộng rãi, có khi lạm dụng kháng sinh nên các vi khuẩn
nhanh chóng sinh ra các chủng kháng kháng sinh dẫn đến khó khăn trong điều
trị các bệnh nhiễm khuẩn
Vì vậy cùng với việc phát minh ra các kháng sinh mới có hiệu quả, chúng ta
cần phải sử dụng kháng sinh hợp lý để tránh hiện tợng vi khuẩn kháng kháng
sinh.
1. Định nghĩa
Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hoá học bán
tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự
phát triển hoặc diệt đợc vi khuẩn
2. Cơ chế tác dụng của kháng sinh

Hình 1: Sơ đồ cơ chế tác động của các họ kháng sinh chính

2



Hình 2: Kháng sinh ức chế quá trình tổng hợp protein
3. Phổ tác dụng của kháng sinh
Do kháng sinh có tác dụng theo cơ chế đặc hiệu nên mỗi kháng sinh chỉ có tác
dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định gọi là phổ kháng khuẩn của kháng
sinh.
4. Tác dụng trên vi khuẩn
Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gọi là kháng sinh kìm khuẩn,
kháng sinh huỷ hoại vĩnh viễn đợc vi khuẩn gọi là kháng sinh diệt khuẩn.
Tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn thờng phụ thuộc vào nồng độ.
Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC)
Tỷ lệ =
Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu (MIC)
Khi tỷ lệ > 4 kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn. Khi tỷ lệ gần bằng 1 kháng
sinh đợc xếp vào loại diệt khuẩn.
II. Nguyên tắc chọn kháng sinh
1. Dựa trên các biểu hiện lâm sàng
- Đối với các trờng hợp nhiễm trùng nặng, cấp tính kháng sinh đợc chỉ định
Ví dụ: Viêm màng não mủ, viêm nội tâm mạc, bệnh nhân sốt hạ bạch cầu,
nhiễm trùng đe doạ đến tính mạng
- Kháng sinh đợc chỉ định cho các nhiễm trùng địa phơng: Viêm phổi,
nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng vết thơng, viêm mô tế bào
- Kháng sinh không đợc chỉ định trong: Nhiễm trùng đờng hô hấp trên do
virut không biến chứng, cúm không biến chứng.
- Kháng sinh có thể trì hoãn cho nhiễm trùng nhẹ đến khi có kết quả cấy vi
khuẩn.

3

2. Trớc khi chỉ định kháng sinh, các mẫu bệnh phẩm cần đợc thu thập,

nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
- Nhuộm Gram: Dịch ở vết thơng, dịch cơ thể có thể giúp ta xác định đợc
tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Gram (+) hay Gram (-).
- Phải nuôi cấy vi khuẩn trớc khi chỉ định kháng sinh (máu, nớc tiểu, mủ )
- Khi phân lập đợc vi khuẩn phải tiến hành làm kháng sinh đồ để xác định
mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với các loại kháng sinh.
3. Xác định vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng.
Thờng lựa chọn kháng sinh dựa trên kinh nghiệm lâm sàng:
- Điểm nhiễm trùng
Ví dụ: Sinh dục tiết niệu, phổi hoặc đờng mật là vi khuẩn Gram (+), Gram
(-) hay vi khuẩn kị khí
Nhiễm trùng đờng tiết niệu soi nớc tiểu thấy cầu khuẩn Gram (+) cần điều
trị Enterococcus. Viêm phổi cộng đồng soi đờm thấy song cầu Gram (+) phải
điều trị kháng sinh tác dụng với phế cầu.
- Tuổi: Giúp cho chẩn đoán vi khuẩn thờng gặp
Ví dụ: Trong viêm màng não mủ ở ngời già, biểu hiện nhiễm trùng không
điển hình, triệu chứng kín đáo, có khi không sốt, tỷ lệ tử vong cao. Vì thế đối
với ngời già phải dùng kháng sinh phổ rộng và dùng sớm, theo dõi cẩn thận
tác dụng phụ của thuốc là điều rất quan trọng.
- Nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện:
Thờng do trực khuẩn Gram (-) kháng với nhiều loại kháng sinh, tụ cầu vàng
kháng methicillin (MRSA), cầu khuẩn đờng ruột kháng vancomycin (VRE),
phế cầu kháng penicillin.
- Nhiễm trùng nặng: Kháng sinh nên bắt đầu ngay, cần phối hợp kháng sinh
hoặc kháng sinh phổ rộng.
- Các thông tin về nuôi cấy lần trớc giúp cho lựa chọn kháng sinh trong khi
chờ đợi kết quả nuôi cấy.
4. Chọn kháng sinh tốt nhất cho vi khuẩn trên mỗi bệnh nhân.
- Dựa vào bảng thuốc lựa chọn đầu tiên và thuốc thay thế
- Kháng sinh có gây dị ứng cho bệnh nhân không. Hỏi tiền sử dị ứng và thử

test
- Kháng sinh có đến đợc ổ nhiễm khuẩn không, đặc biệt là viêm màng não
mủ, viêm xơng, viêm tiền liệt tuyến.
- Tác dụng phụ, một số thuốc chống chỉ định:
- Kháng sinh diệt khuẩn

4

Trong nhiễm trùng nhẹ và cơ địa bệnh nhân tốt, kháng sinh diệt khuẩn và kìm
khuẩn có tác dụng nh nhau. Tuy nhiên trong nhiễm trùng nặng, đe doạ tính
mạng đặc biệt bệnh nhân kiệt bạch cầu bị viêm nội tâm mạc, viêm màng não
thì kháng sinh diệt khuẩn rất cần thiết.
Các kháng sinh diệt khuẩn: Nhóm lactam, aminoglycosid, vancomycin,
fluoroquinolon, aztreonam, metronidazol.
- Giá thành của kháng sinh
Giá kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí nằm viện
5. Phối hợp kháng sinh.
- Chỉ định phối hợp kháng sinh khi:
Trong những trờng hợp nặng đe dọa tính mạng
Nhiễm nhiều loại vi khuẩn
Cơ địa ngời bệnh giảm sức đề kháng (kiệt bạch cầu, giảm miễn dịch,
bệnh có sẵn )
Nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc và nhiễm trùng bệnh viện.
- Bất lợi của phối hợp kháng sinh
Tăng nguy cơ dị ứng và độc tính
Tăng nguy cơ xâm nhập các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc
Có khả năng hạn chế tác dụng của thuốc: thuốc này có thể làm giảm tác
dụng của thuốc kia: tetracyclin - penicillin
Giá thành cao
6. Dựa vào yếu tố cơ địa bệnh nhân

6.1. Yếu tố gen: Bệnh nhân bị thiếu G6PD dễ bị tan máu khi dùng sulfonamid,
nitrofurantoin và chloramphenicol
6.2. Phụ nữ có thai và cho con bú
- Tránh những thuốc có nguy cơ gây độc cho thai
- Các kháng sinh qua rau thai
Các kháng sinh đợc coi là an toàn cho phụ nữ có thai gồm: penicillin,
cephalosporin, erythromycin, aztreonam
Kháng sinh khi sử dụng cần thận trọng: Aminoglycosides, vancomycine,
clindamycine, imipenem, trimethoprim, nitrofurantoin.
Kháng sinh chống chỉ định cho phụ nữ có thai: Chloramphenicol,
erythromycin, tetracyclin, fluoroquinolon, metronidazol, sulfonamid,
ticarcillin

5

Kháng sinh dùng trong thời kỳ cho con bú: Các kháng sinh chống chỉ định
nh trong thời kỳ có thai.
6.3. Chức năng thận
- Suy thận có thể không ảnh hởng đến lựa chọn kháng sinh nhng ảnh hởng
đến liều lợng kháng sinh.
- Các kháng sinh gây độc cho thận cần theo dõi creatinin 2 - 4 ngày/lần
- Liều kháng sinh thải qua thận phải đợc thay đổi dựa trên độ thanh thải của
creatinin.
- ở ngời suy thận đợc lọc thận không cần giảm liều kháng sinh và dùng
kháng sinh xa lần lọc thận
6.4. Chức năng gan
Bệnh nhân có suy chức năng gan cần giảm liều cho những kháng sinh chuyển
hóa và đào thải qua gan. Tránh sử dụng kháng sinh độc tính với gan và tăng
men gan
7. Đờng sử dụng kháng sinh

- Kháng sinh đờng tĩnh mạch thích hợp cho nhiễm trùng nặng để đạt nồng độ
cao trong máu.
- Truyền tĩnh mạch liên tục hay tiêm tĩnh mạch theo giờ
- Kháng sinh đờng uống: Dùng cho bệnh nhân ngoại trú, nhiễm trùng khu trú
hay sau giai đoạn điều trị đờng tiêm.
8. Liều lợng
Liều lợng phù hợp để giảm nguy cơ tác dụng phụ, đạt nồng độ ở điểm nhiễm
khuẩn và giá thành điều trị hợp lý.
9. Cần thay đổi kháng sinh điều trị ban đầu sau khi có kết quả nuôi cấy
và kháng sinh đồ
- Nếu kháng sinh đợc chọn còn nhạy cảm và có tác dụng thì tiếp tục duy trì
cho đủ liệu trình.
- Ưu tiên chọn kháng sinh phổ hẹp theo kháng sinh đồ vì nó làm giảm nguy cơ
xâm nhập, bội nhiễm các vi khuẩn kháng thuốc và chọn lọc vi khuẩn kháng.
Tiếp tục theo dõi hiệu quả điều trị trên lâm sàng
- Trong trờng hợp cấy âm tính:
Xem chẩn đoán đã hợp lý cha
Vi khuẩn không điển hình gây viêm phổi
Nhiễm vi khuẩn kị khí
Sốt không do bệnh nhiễm khuẩn

×