Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giáo án Vật lý lớp 9 : Tên bài dạy : THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH: CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU, NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN. ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.7 KB, 9 trang )

THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC
HÀNH: CHẾ TẠO NAM CHÂM
VĨNH CỬU, NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH
CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN.

A.MỤC TIÊU:
-Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết
cách nhận biết một vật có phải là nam châm hay không.
-Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của
ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy
trong ống dây.
-Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc
thực hành, biết sử lý và báo cáo kết quả TH theo mẫu, có
tinh thần hợp tác với các bạn trong nhóm.
-Rèn kỹ năng làm TH và báo cáo TH.
B.CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm HS:
-Nguồn điên: Máy bién áp hạ áp.
-2 đoạn dây dẫn, 1 bằng thép, 1 bằng đồng dài 3,5cm, Ф =
0,4mm.
-Cuộn dây A khoảng 200 vòng, dây dẫn có Ф = 0,2mm,
quấn sẵn trên một ống nhựa có đường kính cỡ 1cm. Cuộn
này dùng để nạp từ.
-Cuộn dây B khoảng 300 vòng, dây dẫn có Ф = 0,2mm,
quấn sẵn trên một ống nhựa chia thành 2 phần, đường kính
cỡ 4-5cm. Cuộn này dùng để kiểm tra từ đã nạp.
-1 công tắc Sợi chỉ nhỏ.
-Mẫu báo cáo TH: Phô tô cho mỗi HS.
C.PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệm.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.*ỔN ĐỊNH:
(1 phút)


*HOẠT ĐỘNG 1: CHUẨN BỊ THỰC HÀNH.(5
phút)
-GV kiểm tra phẩn trả lời câu
hỏi của HS, hướng dẫn HS
-HS cả lớp tham gia thảo
luận các câu hỏi của phần 1.
thảo luận các câu hỏi đó.

-GV nêu tóm tắt yêu cầu của
tiết học là TH chế tạo nam
châm, nghiệm lại từ tính của
ống dây có dòng điện.
-Giao dụng cụ TN cho các
nhóm.
Trả lời câu hỏi trong SGK
(tr. 81)
-HS nắm được yêu cầu của
tiết học.

-Các nhóm nhận dụng cụ
TH.
*HOẠT ĐỘNG 2: TH CHẾ TẠO NAM CHÂM
VĨNH CỬU. (15 phút)
-Yêu cầu cá nhân HS nghiên
cứu phần 1. Chế tạo nam
châm vĩnh cửu (SGK-tr.80).
-Gọi 1, 2 HS nêu tóm tắt các
bước thực hiện.




-HS:…

+Nối hai đầu ống dây A với
nguồn điện 3V.
+Đặt đồng thời đoạn dây
thép và đồng dọc trong lòng
ống dây, đóng công tắc điện
khoảng 2 phút.






-GV yêu cầu HS TH theo
nhóm, theo dõi nhắc nhở,
uốn nắn hoạt động của HS
các nhóm.
-Dành thời gian cho HS ghi
chép kết quả vào báo cáo
TH.
+Mở công tắc, lấy các đoạn
kim loại ra khỏi ống dây.
+Thử từ tính để xác định
xem đoạn kim loại nào đã trở
thành nam châm.
+Xác định tên cực của nam
châm, dùng bút dạ đánh dấu
tên cực.

-HS tiến hành TH theo nhóm
theo các bước đã nêu ở trên.
-Ghi chép kết quả TH, viết
vào bảng 1 của báo cáo TH.
*HOẠT ĐỘNG 3: NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG
DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN.(15 phút)
-Tương tự hoạt động 2:
+GV cho HS nghiên cứu
phần 2. Nghiệm lại từ tính
-Cá nhân HS nghiên cứu
phần 2 trong SGK. Nêu được
tóm tắt các bước TH cho
của ống dây có dòng điện
chạy qua.
+GV vẽ hình 29.2 lên bảng,
yêu cầu HS nêu tóm tắt các
bước TH.


+Yêu cầu HS TH theo nhóm,
GV kiểm tra, giúp đỡ HS.
phần 2:
+Đặt ống dây B nằm ngang,
luồn qua lỗ tròn để treo nam
châm vừa chế tạo ở phần 1.
Xoay ống dây sao cho nam
châm nằm song song với mặt
phẳng của các vòng dây.
+Đóng mạch điện.
+Quan sát hiện tượng, nhận

xét.
+Kiểm tra kết quả thu được.
-TH theo nhóm. Tự mình ghi
kết quả vào báo cáo TH.
*TỔNG KẾT TH-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.(10 phút)
-GV dành thời gian cho HS
thu dọn dụng cụ, hoàn chỉnh
báo cáo TH.
-Thu báo cáo TH của HS.
-HS thu dọn dụng cụ TH,
làm vệ sinh lớp học, nộp báo
cáo TH.
-Nêu nhận xét tiết TH về các
mặt của từng nhóm:
+Thái độ học tập.
+Kết quả TH.
*ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
1.Trả lời câu hỏi.
C1: Làm thế nào để cho một thanh thép nhiễm từ?
-Đặt thanh thép trong từ trường của nam châm, của dòng
điện (1 chiều).
C2:Có những cách nào để nhận biết chiếc kim bằng thép
đã bị nhiễm từ hay chưa?
-Treo kim thăng bằng trên một sợi dây không xoắn xem
nó có chỉ hướng Nam -Bắc hay không hoặc đưa kim lại gần
các mạt sắt xem kim có hút mạt sắt hay không…
C3: Nêu cách xác định tên từ cực của 1 ống dây có dòng
điện chạy qua và chiều dòng điện trong các vòng dây bằng
một kim nam châm.
-Đặt kim nam châm vào trong lòng và gần một đầu ống

dây. Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm mả xác
định chiều các đường sức từ trong lòng ống dây. Từ đó xác
định tên từ cực của ống dây. Sau đó, dùng quy tắc nắm tay
phải để xác định chiều dòng điện chạy trong các vòng của
ống dây.
2.Kết quả chế tạo nam châm vĩnh cửu.
Bảng 1:
Thử nam châm. Sau khi
đứng cân bằng, đoạn dây
dẫn nằm theo phương nào?

Kết quả

Lần TN
Thời
gian
làm
nhiễm
từ(phút)

Lần 1 Lần 2 Lần 3
Đoạn
dây nào
đã thành
nam
châm
vĩnh
cửu?
Với đoạn
dây đồng

2 phút
Với đoạn
dây thép
2 phút
Nam-
Bắc
Nam-
Bắc
Nam-
Bắc
Thép.
3.Kết quả nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện
Đặt nam châm vào trong lòng ống dây
Bảng 2:


Nhận xét

Lần TN
Có hiện
tượng gì xảy
ra với nam
châm khi
đóng công
tắc K?
Đầu nào của
ống dây là từ
cực bắc?
Dùng mũi tên
cong để kí

hiệu chiều
dòng diện
chạy trong
các vòng dây
ở một đầu
nhất định.
1
Nam châm
quay và nằm
dọc theo trục
ống dây
Đầu ống dây
gần từ cực
bắc của nam
châm.

I
2
(đổi cực
nguồn điện)
Nam châm
quay và nằm
dọc theo trục
ống dây
Đầu ống dây
gần từ cực
Bắc của nam
châm.

I

Trong đó: 3 điểm ý thức, 7 điểm TH (Câu 1: 3 điểm,
câu 2: 2 điểm, câu 3: 2 điểm)
*Hướng dẫn về nhà:
Ôn lại quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
E.RÚT KINH NGHIỆM.
…………………………………………………………………
…………………

×