Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mục đích của siêu âm trong thai kỳ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.42 KB, 3 trang )

Mục đích của siêu âm trong thai kỳ
Trong 10 tuần đầu của thai kỳ, siêu âm đầu rò (tương
tự khám phụ khoa) được tiến hành. Qua phương pháp
này, phôi thai thậm chí chỉ dài một vài mm sẽ được
hiển thị trên màn hình.


Trong các giai đoạn tiếp theo, siêu âm được thực hiện
bằng việc quét máy trên bụng bầu. Gel dành cho việc
siêu âm được thoa trên da; sau đó, đầu máy siêu âm
được quét qua – quét lại cho đến khi bào thai và nhau
thai được hiển thị. Thông thường, thai phụ và người
chồng có thể xem xét quá trình quét trên màn hình.

- Trong giai đoạn đầu (thường trước 14 tuần), siêu
âm kiểm tra xem thai nhi còn sống hay không; kiểm
tra đơn thai hay đa thai. Một số bất thường bào thai
cũng được phát hiện ở giai đoạn này (11-14 tuần,
kiểm tra nếp gấp gáy thai nhi giúp tính toán nguy cơ
thai có bất thường nhiễm sắc thể).

- Từ tuần 18 trở đi, siêu âm kiểm tra thai chi tiết hơn.
Hầu hết các hệ thống cơ quan bên trong thai nhi đều
được kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình
thường. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận,
cánh tay và chân có thể được nhìn thấy.

- Từ 30 tuần trở đi, siêu âm được sử dụng để ước tính
như thế nào là bé đang phát triển tốt. Khá khó khăn
để phán đoán chính xác về điều này nhưng nó thường
là hữu ích nếu người mẹ từng sinh con nhẹ cân hoặc


có chứng bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của con
như tiền sản giật.

- Dây rốn cũng được kiểm tra xem nó có hoạt động
tốt đủ vận chuyển dinh dưỡng và oxy cho bào thai
không.

- Siêu âm còn kiểm tra vị trí nhau thai xem nhau thai
nằm có bất thường không.

Siêu âm và mức độ gây hại cho thai nhi

Không có bằng chứng khoa học để kết luận siêu âm
gây hại cho thai nhi.
Theo M&B

×