ỨNG DỤNG CAD CAM TRONG MAY MẶC VÀ THỜI TRANG
I/Giới thiệu về ngành may mặc và Cad Cam:
Tự động hóa tưng phần giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về quan hệ kinh doanh
cũng như là quan hệ ứng dụng kỹ thuật và công việc tại nơi làm việc.Công nghệ
may mặc đóng vai trò hết sức quan trọng đối với giới kinh doanh,đặc biệt là những
nước mới công nghiệp hóa.Việc xuất khẩu áo quần từ những quốc gia này đã gia
tăng nhanh chóng trong suốt thời kỳ hậu chiến.Lúc này trên thế giới đã diễn ra
những cuộc cạnh tranh khốc l iệt, mỗi một quốc gia phải cố gắng cung cấp hàng
hóa với giá thấp nhất, dẫn đến sự sụt giảm tiền luơng của công nhân.
Thực tế, việc giảm tiền lưong bị tác động bới nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất
là do việc áp dụng các microelecrics (sự tập trung trong EOCD và chế độ bảo vệ
mậu dịch cũng góp phần tác động đến hiện tuợng này).
Dây chuyền sản xuất quần áo đòi hỏi nhiều thao tác bằng tay do đặc tính của
nguyên liệu, Trong hơn 50 năm, công nghệ may mặc thời trang chủ yếu dựa vào
các công nhân lành nghề và máy may thủ công,Ở đây, "lành nghề" có nghĩa là có
kinh nghiệm chứ ko phải là có kiến thức về lĩnh vực này.Công nghệ sản xuất này
dẫn đến sự ra đời của quá nhiều công ty nhỏ, sự cạnh trnah giữa các công ty này
cang khốc liệt hơn.Công nghiệp may mặ và vải sợi là nguồn cung cấp việc làm lớn
thứ ba trên thế giới,nó tạo công ăn việc làm cho những người Do Thái cũng như
những Người phụ nữ nhập cư.Từ này 1971 đén năm 1988 đã có thêm nhiều việc
làm hơn trong ngành công nghiệp may mặc.
Trong số các mặt hàng, việc nhập khẩu dã đáp ứng trên 50% nhu cầu tiêu thụ nội
địa, nhưng con số trung bình vẫn là 14%,nguy cơ thật nghiệp ngày càng cao hơn ở
Mỹ và Canada, một phần cũng do hậu quả của việc tự động hóa và việc gia tăng
hàng nhập khẩu.Tình trạng thất nghiệp này chủ yếu xảy ra ở các nhà máy, công ty
đã duợc công doàn hóa,tổ chức ILG đã mất hơn 100,000 thành viên trong giai
đoạn từ 1980 1990, ở Octorario, đã có hơn 42 nhà máy đóng cửa từ năm 1988
1993
Nhưng tình trạng này một phần đã được hàng trăm nhà thầu nhỏ giải quyết bằng
cách sử dụng phưong thức lao động khoán ( ăn theo sản phẩm), chủ yếu là các phụ
nữ nhập cư những phụ nữ này sẽ làm việc ở nhà.
II/Thực trang Cad Cam trong ngành dệt may và thời trang ở Việt Nam:
Đối với công ty lớn có đơn hàng xuất khẩu đa số đã đầu tư hệ thống CAD/CAM để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Nhưng trong quá trình sử dụng còn giới hạn.Theo
một cán bộ kĩ thuật công ty may Bắc Giang giải thích thì bên mình chủ yếu nhận
rập mẫu từ phía khách hàng về kiểm tra thông số rồi sản xuất.Tương tự,công ty
may Việt Hưng cũng nhận rập mẫu từ phía đối tác để đưa vào sản xuất.Rất ít khi
khách hàng giao thông số cho phía công ty tự sản xuất.
Măt hàng nội địa đơn giản về mẫu mã,chủng loại nên được ứng dụng hệ thống
CAD/CAM nhiều hơn trong sản xuất.Nhiều đơn vị đã đẩy mạnh từ khâu thiết kế
sản phẩm đến khâu giác sơ đồ rồi đưa vào sản xuất.tuy vậy vẫn còn áp dụng hình
thức thiết kế rập bằng tay,nhập rập thông qua bảng số hóa. Cách này tốn nhiều thời
gian vì phải qua khâu trung gian
Và có một điều nghịch lí là thường những công ty lớn liên doanh với nớc
ngoài,trưởng phòng kĩ thuật là người nước ngoài.Điều đó chứng tỏ chúng ta chưa
làm chủ được công nghệ.Đối với công ty,xí nghiệp nhỏ đầu tư một hệ thống
CAD/CAM hoàn chỉnh thì quả là quá sức của họ.Bởi một hệ thống có xuất sứ từ Ý
và phần mềm bản quyền chi phí ít nhất trên 300 triệu đồng.Cho nên việc CAD
CAM bị bỏ ngỏ.Hoặc có đầu tư nhưng không đồng bộ.Đầu tư phần mềm nhưng
trang thiết bị thiếu dẫn tới phải sử dụng dịch vụ in ấn,nhập rập.Quá trình này làm
chậm tiến độ sản xuất và phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ.
Tóm lại,thực tế việc ứng dụng vào sản xuất may mặc ở Việt Nam vẫn còn yếu về
nhân lực và trang thiết bị.
Trong tương lai,vấn đề có vẻ sáng sủa hơn khi ông Nguyễn Chương-giám đốc kinh
doanh công ty may Shirley Asia Of Hollywood cho biết công ty đang lập kế hoạch
đầu tư một hệ thống CAD/CAM hoàn chỉnh để nâng cao hiệu quả sản xuất.Đây là
tín hiệu vui báo hiệu nghành công nghiệp may Việt Nam đang chuyển hướng sang
chuyên nghiệp hóa.
Xem xét tổng thể những khó khăn trong việc ƯD CNTT vào sản xuất may mặc ở
Việt Nam có thể nêu một vài nguyên nhân sau:
Thứ nhất,nhân lực của chúng ta tuy đông về số nhưng yếu về chất
lượng.Điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng công nghệ.CAD CAM
luôn đổi mới từng ngày.tuy nhiên chương trình học của sinh viên không theo
kịp.Đơn cử như trường Cao Đẳng Nghề tp Hồ Chí Minh đầu tư hẳn một hệ
thống Lectra hoàn chỉnh mà người học chỉ học chay không được thực hành trên
máy. Ngoài ra còn có các trung tâm dạy sử dụng phần mềm chuyên nghành may
mặc là rất hiếm.Cụ thể thành phố Hồ Chí Minh có hai,Tiền Giang một và Hưng
Yên một.Đây chính là nguyên nhân dẫn tới CAD CAM vào may mặc ở Việt
Nam chưa rộng.
Hai là trang thiết bị chưa đầu tư chưa thỏa đáng.Trang thiết bị chắp vá dẫn
tới hiệu quả sản xuất thấp,chi phí bảo trì sửa chữa lớn làm nản lòng nhà quản
lí Ở đây cũng nên xem xét lại nhà cung cấp dịch vụ CAD CAM ứng dụng vào
nghành may mặc.Có công ty mua phần mềm bản quyền và thiết bị tới 20.000 $
nhưng khi bị lỗi thì phải kêu taxi tới rước nhân viên bảo hành.Ông giám đốc
than thở:”thôi thì mình cần người ta mà.Chứ hư hỏng hệ thống một ngày cũng
đủ phiền phức cho công ty rồi!"
-Những khó khăn trên hoàn toàn có thể khắc phục bằng những giải pháp tích
cực sau:
Đối với các trường dạy ngành công nghệ may và thiết kế thời trang nên liên kết với
doang nghiệp cung cấp sản phẩm ƯD CNTT để nhận hỗ trợ,cập nhật các phần
mềm mới.Hiện nay có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tài trợ cho các trường như
công ty CP Kĩ Thuật Công Nghệ Nhất Tín.Các trường nhận tài trợ như ĐH Sư
phạm kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh,trường đào tạo dệt may và thời trang Quốc
Thảo,trường đại học Tiền Giang…Đối với công ty nên xem xét quy mô sản xuất để
đầu tư cho phù hợp.Bạn nên chọn một nhà cung cấp uy tín tư vấn và đầu tư theo
hướng hoàn thiện dần.Song song,với trang thiết bị nhà quản lí cũng nên đầu tư vào
đào tạo nhân lực.Bởi máy móc chỉ làm theo lệnh của con người.
May mặc Việt Nam sẽ khởi sắc nếu chúng ta ƯD CNTT ngay từ bây giờ.
III/ Tầm quan trọng của ứng dụng Cad Cam trong ngành may mặc và thời
trang
+Tầm quan trọng của Cad cam trong may mặc và thời trang:
-Thông thường hệ thống CAD – CAM nghĩa là ở nơi nào thông tin có thể được sắp
xếp tại các giai đoạn thiết kế và sau đó đầu ra tới quá trình sản xuất. Ba đặc trưng
của bất kỳ hệ thống CAD – CAM nào đó là : Tính linh hoạt, năng suất và khả năng
lưu trữ.
- Công dụng của hệ thống CAD – CAM là tăng cường thêm các chức năng vừa
thêm từ khả năng lập kế hoạch dàn trải cơ bản tạo ra tất cả các kích cỡ khác nhau
của sản phẩm may, một quá trình xử lý được hiểu là phát triển mẫu (grading). Máy
tính có thể phát triển mẫu tiết kiệm được một lượng thời gian rất lớn với độ chính
xác 100 %.
- Tính đáp ứng nhanh : Nhu cầu ngành công nghiệp may đối với hệ thống
CAD – CAM đã được phát triển để đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi từ phía các nhà
sản xuất. Tối thiểu hóa các lợi nhuận của họ và tạo ra sự cạnh tranh mà họ yêu cầu
các nhà cung cấp sản xuất sản phẩm nhanh và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Ngành công nghiệp dệt may hiện nay đang được tăng cường trước đòi hỏi của thị
trường, có nghĩa là cần thay đổi về kiểu mẫu, kích cỡ, chất liệu và đóng gói đáp
ứng cho hiệu quả cạnh tranh cao.
- CAD – CAM là một con đường đáp ứng nhanh trước nhu cầu của thị trường mà
nó phân phối với chất lượng bảo hành cao. Nó xác định chắc chắn lợi nhuận cao
nhất từ công nghệ, một chuỗi các bước cần thiết để cài đặt hệ thống đúng giá với
đúng yêu cầu đòi hỏi. CAD – CAM sẽ tạo ra lợi nhuận thương mại trong chính bản
thân nó nhờ sự đào tạo về công nghệ. Việc sử dụng CAD – CAM tăng cường
nhanh sự chấp nhận hoạt động thiết kế đang điều khiển nhiều phần mềm và thiết bị
mới và nó làm tăng chất lượng máy in và màn hình. Các nhà thiết kế có thể sử
dụng CAD trong việc sản xuất đa màu, lặp lại các mảnh mẫu riêng biệt và tạo ra
những sự thay đổi lớn và rất tiết kiệm thời gian.
IV/ Các phần mềm ứng dụng CAD CAM trong may mặc :ở đây em xin giới
thiệu một phần mềm CAD CAM được ứng dụng trong may mặc và thời trang:
Accumark:
• Trong lĩnh vực cung cấp hệ CAD cho ngành dệt may, công ty Gerber
Technology đã giới thiệu với thị trường Việt Nam phần mềm Accumark hỗ
trợ công tác chuẩn bị mẫu mã, sơ đồ phục vụ sản xuất một cách tối ưu.Từ
Việt Tiến là công ty may đầu tiên đầu tư hơn 10 hệ Accumark vào phục vụ
sản xuất, hiện đã có trên 150 hệ trong cả nước.
• Hệ Accumark gồm ba phần chính (có giá khoảng 25.000-40.000 USD tuỳ
cấu hình):
- Phần mềm Accumark.
- Bảng số hóa (Digitizer)
- Máy vẽ sơ đồ (Plotter)
Việc huấn luyện sử dụng cơ bản hệ ACCUMARK chỉ mất khoảng 7-10 ngày, với
yêu cầu không cần nhiều kiến thức về máy tính. Không yêu cầu cao về kỹ năng, kỹ
xảo của người sử dụng; họ chỉ đơn giản biến đổi ngôn ngữ công nghệ may thành
ngôn ngữ máy tính nhờ phần mềm thông minh với giao diện thân thiện, hệ thống
menu tiện lợi và hiệu quả.
Một hệ ACCUMARK tối thiểu chỉ cần một người thao tác, tiết kiệm không gian
lưu trữ sơ đồ, các chi phí cho giấy và phụ liệu Hệ thống được thiết kế công
nghiệp, có thể làm việc liên tục 2 ca/ ngày.
"Doanh nghiệp may nào chưa đầu tư hệ thống giác sơ đồ, coi như đã chậm chân
trong cuộc cạnh tranh về lĩnh vực may công nghiệp!".
Có đúng vậy không, và làm sao chọn đúng các hệ thống CAD/CAM để triển khai
việc giác sơ đồ, kể cả trải và cắt vải tự động một cách hiệu quả nhất?
Quy trình của việc triển khai một đơn hàng cổ điển như sau:
o Từ thiết kế khách đặt hàng hay doanh nghiệp tự thiết kế (design)
o Làm rập chuẩn từ bản thiết kế (pattern design), tức rập mềm.
o Nhảy size (nhảy cỡ - grading) để có bộ rập chuẩn tất cả các size của đơn hàng -
rập cứng.
o Xác định chiều dài sơ đồ tối ưu tiết kiệm nhất bằng cách đặt các bộ rập mềm và
can lên giấy sơ đồ (người thợ giác sơ đồ xoay các rập để rút ngắn sơ đồ nhất có thể
- tức Marker Marking). Công việc này cần lặp đi lặp lại nếu khổ vải thay đổi, và
phải làm cho cả bộ rập.
o Xác định số lượng phải cắt. Chia thành từng bàn cắt có chiều dài, tập thích hợp
với các yếu tố, size, màu sản phẩm, số lượng sản phẩm cần cắt.
o Mỗi bàn cắt được trải ra từ nhiều cuộn vải, theo màu, số lớp và chiều dài đã tính
toán theo từng bản giấy sơ đồ.
o Tiến hành cắt bằng máy cắt tay theo đường vẽ của sơ đồ trên bản giấy sơ đồ.
o Sau khi cắt, tiến hành phân loại theo từng tập (theo từng cây vải đã trải) và bó lại
chuyển cho sản xuất may (Bundling).
Do Phân Xưởng Cắt cần tính toán rất nhiều nên lệ thuộc hoàn toàn vào khả năng
tính toán tổ chức của người điều hành, cũng như vào lương tâm nghề nghiệp của
người làm công tác giác sơ đồ.
Trong khi đó, do ngành may được xem là ngành nghề đơn giản, việc tìm kiếm cán
bộ có đủ năng lực tính toán và nhận thức tầm quan trọng của công tác tổ chức tại
Phân Xưởng Cắt nào phải dễ dàng, nhất là với các xí nghiệp may xuất khẩu loại
lớn (doanh số vài triệu USD/năm), với rất nhiều đơn hàng phải tính toán cân đối
hàng tháng.
Lại một lần nữa, CAD CAM vươn bàn tay vạn năng của mình đến giúp các doanh
nghiệp may vươn lên, trước hết là vượt qua "trận địa then chốt" tại Phân Xưởng
Cắt!
V/Ưu điểm của hệ thống CAD CAM trong ngành may mặc và thời trang:
1-Hệ thống CAD (Thiết kế, nhảy cỡ, giác sơ đồ)
Tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp may lớn đến nay đều nhận thức rõ tầm
quan trọng của việc ứng dụng hệ thống CAD (Computer Aided Design - thiết kế
nhờ máy tính) trong công tác tối ưu hoá sơ đồ cắt.
Đã qua rồi chuyện "dị ứng" với việc giác sơ đồ máy của buổi đầu mới tiếp xúc
(1995-1998). Hồi ấy, rất nhiều cán bộ kỹ thuật cho rằng giác sơ đồ tay vẫn tối ưu
hơn sơ đồ máy, vì bằng chứng là những sơ đồ in sẵn bằng máy của khách nước
ngoài chuyển qua, đến tay công nhân Việt Nam đều có thể rút bớt thêm 1-2% nữa!
Vấn đề là phải biết kết hợp kinh nghiệm của người giác sơ đồ với tính trực quan đồ
hoạ mà hệ thống CAD đem lại. Việc trực tiếp nhìn thấy một cách trực quan cả sơ
đồ, và khả năng dịch chuyển bất kỳ, hay theo quy luật ràng buộc trước, việc thấy
ngay hiệu quả (% vải hữu dụng) sau mỗi thao tác điều chỉnh đúng là các công cụ
tuyệt vời để hỗ trợ cán bộ giác sơ đồ sắp xếp được một sơ đồ tối ưu mà không cần
mất nhiều công sức như phải vẽ lại cả sơ đồ khi muốn điều chỉnh như trước đây.
Trên thị trường Việt Nam hiện có rất nhiều loại phần mềm giác sơ đồ khác nhau,
kể cả Freeware. Mỗi phần mềm đều có những tính năng ưu điểm khác nhau. Các
đại gia vẫn là hai tên tuổi lớn: Gerber Technology (Mỹ) và Lectra (Pháp).
Tính dễ sử dụng của hệ thống:
o Giao diện đơn giản, phù hợp với luồng suy nghĩ thông thường của người giác sơ
đồ của doanh nghiệp hiện nay.
o Có những tính năng cần thiết theo yêu cầu của người làm, công tác nhảy cỡ và
giác sơ đồ đáp ứng của doanh nghiệp yêu cầu (do có nhiều loại sản phẩm đặc thù
phải có những tính năng đặc biệt, hay "options". Ví dụ: doanh nghiệp thường làm
hàng vải ca-rô sọc màu thì phần mềm phải có khả năng canh sọc ).
o Phải nhập dữ liệu bằng bàn số hoá (digitizer khổ A0), do đây là cách nhập liệu
nhanh nhất, đơn giản nhất. Đừng tin vào các phương án nhập liệu khác như nhập
bằng scanner, camera vì chỉ làm phức tạp thêm vấn đề mà hiệu quả sử dụng
không cao.
o Đừng quá đặt nặng chức năng giác sơ đồ tự động (theo quảng cáo "nhấn một cái
là máy tự sắp sơ đồ tối ưu"!), vì 90% trường hợp sẽ khó có thể áp dụng các sơ đồ
này vào sản xuất do cắt không được (!), đồng thời cũng do không tối ưu bằng xếp
thủ công các chi tiết trên màn hình máy tính. Chủ yếu, bạn có thể lợi dụng chức
năng giác sơ đồ tự động để tính giá nhanh với khách hàng, hay giúp cho công nhân
mới giác sơ đồ tập làm quen với việc điều chỉnh lại các sơ đồ mà máy tự động sắp.
Tốc độ làm việc của hệ thống:
o Phải mua máy vẽ khổ lớn kèm theo phần mềm CAD để có thể vẽ sơ đồ có kích
thước 100% đem đi cắt được. Tốt nhất là sử dụng máy vẽ vectơ (Plotter), máy cầm
bút bi và vẽ tự động theo sơ đồ đã giác. Không nên dùng các loại máy in phun khổ
lớn vì hai lý do tốc độ và tuổi thọ.
o Chọn máy vẽ có khổ phù hợp với khổ vải phổ biến nhất mà doanh nghiệp bạn
sản xuất. Các giải pháp in trên máy khổ nhỏ rồi dán sơ đồ lại chỉ là giải pháp tạm
thời, không thể áp dụng trong sản xuất lớn.
Khả năng mở rộng của hệ thống:
o Đương nhiên phải chạy trên hệ điều hành Windows 98 trở lên.
o Phải có khả năng nối mạng, đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp cần phát triển
hệ thống sau này.
o Có khả năng chuyển đổi các chuẩn khác nhau (Lectra, GGT, dxf ) để có thể
trao đổi dữ liệu với nhiều đối tượng khách hàng.
2-Hệ thống CAM cho trải và cắt tự động
Hệ thống CAM (Computer Aided Manufacturing -
sản xuất nhờ máy tính) gồm máy trải vải tự động
và máy cắt tự động. Đây là ứng dụng công nghệ
cao nhất hiện nay của ngành may Công nghiệp.
Máy trải và máy cắt là hai thiết bị đầu cuối, có thể liên kết đến tập tin (file của
phần mềm giác sơ đồ) để tự động hoàn toàn công tác trải, cắt.
Về năng suất và sản lượng, có thể kể một ví dụ thực tế tại công Ty Dệt May Thành
Công là đơn vị đầu tư đầy đủ cả hệ thống CAD/CAM hoàn chỉnh: năng suất cắt
thực tế lấy trên máy tính điều khiển cho loại hàng áo thun xuất khẩu: 1001
áo/14'21 (77 lớp; 13áo/lớp), đạt 0,86 giây/sản phẩm (sp), 7000 sp/ca. Trong đó,
thời gian trải là 45 phút; thời gian cắt: 15 phút; công nhân: trải - 2 người, cắt - 1
người. Cùng cắt 150 vạt thân trước, máy cắt tay phải mất 150 giây; trong khi máy
cắt tự động chỉ mất 30 giây. Để trải 355 mét vải, nếu trải tay: 4 công nhân phải mất
90 phút. Trải bằng máy: 2 công nhân chỉ mất 40 phút.
Với quy mô phát triển của các doanh nghiệp may Việt Nam, việc đầu tư hệ thống
CAM trong một tương lai gần sẽ trở nên phổ biến khi quy mô đơn hàng tăng lên,
giá nhân công tăng lên.
Tuy nhiên, khi đầu tư, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ về hệ thống trải vãi phải phù
hợp với loại vải mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng: vải dệt thoi, hay vải đan
kim, có sọc hay không Vải sử dụng phải đồng bộ và có chất lượng (độ co dãn,
màu sắc ) ổn định thì mới phát huy hết hiệu quả của hệ thống này.